Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 6 LỚP 1/2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 6 - Từ ngày: 10/10/2022 đến ngày: 14/10/2022
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 10/10 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-HV |
Bài 26: Ph ph Qu qu |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TV-HV |
Bài 26: Ph ph Qu qu |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
TV-HV |
Tập viết |
Bộ đồ dùng |
||
7 |
TV-HV |
Tập viết |
Bộ đồ dùng |
|||
8 |
Luyện tập TV |
|||||
3 11/10 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 27: V v X x |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 27: V v X x |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Luyện tập Toán |
|||||
4 |
Âm nhạc |
|||||
4 12/10 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 28: Y y |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 28: Y y |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Tiếng Anh |
|||||
5 |
HĐTN (2) |
Yêu thương con người |
||||
5 13/10 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 29: Luyện tập chính tả |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 29: Luyện tập chính tả |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TN&XH |
Lớp học của em |
||||
4 |
Đạo đức |
Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị |
Giáo án điện tử |
|||
6 14/10 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 30: Ôn tập và kể chuyện |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 30: Ôn tập và kể chuyện |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
TN&XH |
Lớp học của em |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
|||
7 |
Thư viện |
|||||
8 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp |
TUẦN 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Bài 26: Ph ph Qu qu
I. MỤC TIÊUGiúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm ph, qu; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ph, qu; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ ph, qu; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ ph, qu.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm ph, qu có trong bài học.
- Phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn trong những ngữ cảnh cụ thể.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy doán nội dung tranh minh hoạ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước (thông qua những bức tranh quê
II. CHUẨN BỊ- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm ph, qu; cấu tạo, và cách viết các chữ ph, qu
- Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Lưu ý: Âm đầu qu về bản chất là âm dấu cộng với âm đệm u. Đặt ra ảm đấu qu chỉ là một quy ước, giải pháp sử phạm mang tính nhất thời để tạo thuận lợi cho HS khi học đánh vần.
- Có những hiểu biết về thành phố, nông thôn và những hiểu biết về Thủ đô Hà Nội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS hát chơi trò chơi 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Cả nhà từ phố về thăm quê - GV giúp HS nhận biết tiếng có ph, qu và giới thiệu chữ ghi âm ph, qu 3. Đọc HS luyện đọc âm a. Đọc âm - GV đưa chữ ph lên bảng để giúp HS nhận biết chữ r trong bài học này. - GV đọc mẫu âm ph. - GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm ph, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - Âm qu hướng dẫn tương tự b. Đọc tiếng - GV đọc tiếng mẫu - GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu phố, quê (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng phố, quê. - GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu phố, quê. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. -GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm ph •GV đưa các tiếng chứa âm ph ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm ph). • Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm đang học. • Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm ph đang học. -GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm ph đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng. - GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng. *Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa ph. + GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. Tương tự với âm qu c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: pha trà, phố cổ, quê nhà, quả khế. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn pha trà. - GV nêu yêu cầu nói sự vật trong tranh. GV cho từ pha trà xuất hiện dưới tranh. - HS phân tích và đánh vần pha trà, đọc trơn từ pha trà. - GV thực hiện các bước tương tự đối với phố cổ, quê nhà, quả khế. - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần, d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ - Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV hướng dẫn HS chữ ph, qu. - GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm ph, âm qu và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm ph, âm qu - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. |
- Hs chơi -HS trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs quan sát -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm ph, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. - HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. -HS đọc -Hs lắng nghe và quan sát -Hs lắng nghe -HS phân tích đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS lắng nghe -HS lắng nghe -HS lắng nghe, quan sát - HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). -HS nhận xét -HS quan sát |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ ph, qu HS tô chữ ph, qu (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm ph, âm qu. - GV đọc mẫu cả câu. - GV giải thích nghĩa tử ngữ (nếu cần). - HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV. - HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc: Bà của đi đâu? (ra Thủ đó) Bà cho bé cái gì? (quả quê) Bố đưa bà đi đâu ? (đi phố cố, đi Bờ Hồ). GV có thể hỏi thêm (tuỳ vào khả năng của HS): Thủ đô của nước mình là thành phố nào? (Hà Nội) Theo em hồ được nói đến trong bài là hồ nào? (hố Hoàn Kiếm) . GV tuỳ theo mức độ hiểu biết của HS để chọn câu hỏi phù hợp. - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ nhất? Họ đang làm gì? (Trong tranh này, bạn nhỏ đứng cạnh bố, đang nói lời cảm ơn bác sĩ) Theo em, vì sao bạn ấy cảm ơn bác sĩ? Em nhìn thấy những ai trong tranh thứ hai? Các bạn đang làm gì? (Ai đang giúp ai điều gi?) Theo em, bạn HS nam sẽ nói gì với bạn HS nữ? - Một số (2 - 3) HS nói dựa trên những câu hỏi ở trên. GV: Các em còn nhớ nói lời cảm ơn với bất kì ai khi người đó giúp minh dù là việc nhỏ, - Một số (2 3) HS kể một số tình huống mà các em nói lời cảm ơn với người đã giúp minh. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ph, qu. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. |
- HS tô chữ ph, qu (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thầm . - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. |
.................................................................................................................
Tiết 4: Toán Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Đếm , đọc viết được các số trong phạm vi 10
- So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10
- Gộp và tách được số trong phạm vi 10
2. Phát triển các năng lực chung
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản,
- Biết quan Sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , vật liệu, xúc xắc,....để tổ chức các hoạt động trò chơi trong bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1 : Luyện tập
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
3.LUYỆN TẬP * Bài 1: Tìm số - GV nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh – theo nhóm - Gợi ý HS tìm ra một số để HS hiểu yêu cầu của bài toán và xác định các số còn lại - HS quan sát tranh tìm số - Nêu kết quả BT - GV nhận xét, bổ sung. |
- HS làm việc theo nhóm. - HS theo dõi - HS nêu kết quả: 1,2,3,4,5 |
* Bài 2: Đếm - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS đếm số cá trong mỗi bể và nêu kết quả - HS đếm - Gv nhận xét , kết luận |
- HS quan sát - HS nêu miện - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Nối số với hình tương ứng - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS tìm chậu hoa ghi số là số bông hoa trong mỗi hình. Ví dụ: Chậu ghi số 3 thì ghép với hình có 3 bông hoa. - HS tìm và nối số với hình thích hợp - Gv nhận xét , kết luận |
- HS quan sát - HS tìm và nối số |
* Bài 4: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn quan sát tranh - GV hỏi : Trong tranh có mấy cánh diều? Mấy con thuyền? Mấy cây dừa? . - HS nêu kết quả - Gv nhận xét , kết luận |
- HS quan sát - HS trả lời - HS nêu kết quả: 2 cánh diều, 5 con thuyền, 4 cây dừa. - HS nhận xét bạn |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà tập đếm các đồ vật trong nhà |
|
.................................................................................................................
Tiết 6,7: Tiếng Việt Tập viết .................................................................................................................
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 27: V v X x
I. MỤC TIÊUGiúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm v,x hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;
- Viết đúng các chữ v,x; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ v,x.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm v,x có trong bài học.
- Phát triển vốn từ ngữ và sự hiểu biết thành phố và nông thôn. Biết cách so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thành phố và nóng thôn.
- Cảm nhận được mối liên hệ của mỗi người với quê hương qua đoạn đọc ngắn về chuyến thăm quê của Hà.
II. CHUẨN BỊ
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm v, âm x
- GV cần nắm vũng cấu tạo và cách viết chữ ghi âm v, âm x
- GV cần biết những lỗi chính tả liên quan đến chữ ghi âm , x do đặc điểm phương ngữ. HS Nam Bộ có thể nhầm lẫn v với d; HS miến Bắc có thể nhẫm lẫn x với s.Biết được những địa phương tróng nhiểu dừa như Bến Tre, Bình Định,... nhưng nơi tiêu biểu nhất cho tên gọi "xử sở của dửa" là Bến Tre; có những hiểu biết về sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ ph, qu. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ ph, qu - HS viết chữ ph, qu 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. -GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Hà vẽ xe đạp. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm v, x và giới thiệu chữ ghi âm v, x. 3. Đọc HS luyện đọc âm a. Đọc âm - GV đưa chữ v lên bảng để giúp HS nhận biết chữ v trong bài học. - GV đọc mẫu âm v - GV yêu cầu HS đọc. -Tương tự với âm x b. Đọc tiếng - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm v ở nhóm thứ nhất •GV đưa các tiếng chứa âm v ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm v). • Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm v đang học. • GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm v đang học. + Đọc trơn các tiếng chứa âm v đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm, + GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng. Ghép chữ cái tạo tiếng + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa v. + GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. Tương tự âm x c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu, thị xã -Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ vở vẽ xuất hiện dưới tranh. - Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng vở vẽ, đọc trơn từ vở vẽ. -GV thực hiện các bước tương tự đối với vỉa hè, xe lu, thị xã - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ v , chữ x và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ v , chữ x. - HS viết chữ v, chữ x (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng). - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. |
-Hs chơi -HS viết -Hs trả lời -Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc -Hs quan sát -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm v, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -HS đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS đọc -HS ghép -HS phân tích -HS đọc -HS quan sát -HS nói -HS quan sát -HS phân tích và đánh vần -HS đọc -HS đọc -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ v, chữ x HS tô chữ v, chữ x (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm câu - Tìm tiếng có âm v -GV đọc mẫu - HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - GV giải thích vẽ nội dung đã đọc: Xứ sở của dừa: nơi trồng nhiều dừa (Bến Tre, Phú Yên,...). Có thể đặt thêm các câu hỏi: Em có biết cảy dừa/ quả dừa không? Nó như thế nào?... 7. Nói theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh - GV đặt câu hỏi gợi ý: Hai tranh này vẽ gì? (cảnh thành phố và nông thôn) Em thấy gì trong mỗi tranh? (Tranh thứ nhất có nhiều nhà cao tầng, đường nhựa to và nhiều xe cộ; tranh thứ hai có đường đất, có tráu kéo xe, ao hồ, có người câu cá,..) Cảnh vật trong hai tranh có gì khác nhau? (Cảnh thành phố nhộn nhịp, cảnh nông thôn thanh bình). Với sự gợi ý của GV, có thể trao đổi thêm về thành phố và nông thôn và cuộc sống ở mỗi nơi. - HS chia nhóm thảo luận trả lời từng câu hỏi theo gợi ý của GV sống ở thành phố hay nòng thôn thì đều có những diễu thú vị của nó. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm x, âm v. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. |
- HS tô chữ v, chữ x (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thẩm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS quan sát, nói. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. -HS thực hiện -Hs thực hiện -Hs lắng nghe |
.................................................................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 28: Y y
I. MỤC TIÊUGiúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng các âm y; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm th, ia; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các chữ y; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ y.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm y có trong bài học.
- Biết cách nói lời cảm ơn trong một số tình huống và cách thức cảm ơn.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh thời gian quý hơn vàng bạc, tranh mẹ và Hà ghé nhà di Kha, tranh cảm ơn,..)
I. CHUẨN BỊ- Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm th, ia; cấu tạo và cách viết các chữ th, ia; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm vững quy ước chính tả đối với chữ y và i khi dùng để ghi nguyên âm y, chữ y chỉ đi sau qu, chữ i đi sau các âm còn lại. Riêng đối với tên riêng thi dùng i hay y là theo đúng cách viết của tên riêng đó.
- Biết được sự khảc biệt trong dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa các vùng miền Từ ở cả 3 miễn đều dùng để chỉ em gái của mẹ. Nhưng chị gái của mẹ ở miền Trung và miễn Nam gọi là di, còn ở miền Bắc gọi là bác.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ v, x. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ v, x. - HS viết chữ v, x 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Thời gian quý hơn vàng bạc. - GV giúp HS nhận biết tiếng có âm y và giới thiệu chữ ghi âm y. 3. Đọc HS luyện đọc âm a. Đọc âm - GV đưa chữ y lên bảng để giúp HS nhận biết chữ y trong bài học. - GV đọc mẫu âm y. -GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): quý. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng quý. + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu thu, chia. - Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm y •GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung • Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm y. • GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm y. + Đọc trơn các tiếng chứa các âm y đang học: Một số (3 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cả hai âm y. + HS đọc tất cả các tiếng. - Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa y. + GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ y tá, dã quỳ, đá quý. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ y tá xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần y tá, đọc trơn từ y tá. GV thực hiện các bước tương tự đối với dã quỳ, đá quý - GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ y và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ y. - HS viết chữ y (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. |
-Hs chơi -HS viết -Hs trả lời -Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs quan sát -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm y, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe - Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu quý. - HS đánh vần - Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. -HS đọc -HS quan sát - HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm y. -HS đọc -HS đọc -HS đọc -HS tự tạo -HS phân tích và đánh vần -HS đọc -HS quan sát -HS nói -HS quan sát -HS phân tích đánh vần -HS đọc -Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm - Tìm tiếng có âm y -GV đọc mẫu - HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: + Dì của Hà tên là gì? (Dì của Hà tên là Kha.) + Dì thưởng kể cho Hà nghe về ai? (Dì thường kể cho Hà nghe về bà.) + Theo em vì sao Hà chú ý nghe dì không? (Câu hỏi mở. HS có thể trả lời: Hà chú ý nghe vì dì kể về bà; Hà chú ý nghe vì dì kể chuyện rắt vui;...) - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Em thấy gì trong tranh? Trong tranh, ai đang cảm ơn ai? Anh mắt của người cảm ơn trong hai tranh có gì khác nhau? Theo em, người nào có ảnh mất phủ hợp khi cảm ơn? Qua đó, em ghi nhớ điều gì khi cảm ơn? - GV có thể đặt thêm câu hỏi: Cần ghi nhớ thêm điều gì nữa về cảm ơn? -GV chót một số ý: văn cảm ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là việc nhỏ; cần thể hiện sự chân thành khi cảm ơn. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm y. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. |
- HS tô chữ viết chữ viết thường, chữ cỡ vừa vào vở Tập viết 1, tập một. -HS viết -HS nhận xét - HS đọc thầm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. -Hs lắng nghe |
................................................................................................................Tiết 3: Toán Luyện tập chung
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi về nội dung bức tranh: Bức tranh vẽ gì? - GV: Mỗi con tàu mang các con số , các em hãy tìm con số thích hợp cho toa tàu ở giữa. - HD HS đếm thêm để tìm ra số thích hợp - Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? - GV cho HS làm phần còn lại. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - Vẽ các con tàu - HS đếm và nêu số thích hợp - Làm vào vở BT. - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS nhìn tranh - GV hỏi: ? Trong tranh có mấy ngôi nhà? Mấy cây to? Mấy ông mặt trời? Mấy con trâu?. - Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy vào các ô trống tương ứng? - GV cho HS làm phần còn lại. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - - HS trả lời - Làm vào vở BT. - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đọc lần lượt các số từ 1 đến 10 - GV giới thiệu về bức tranh vẽ chậu hoa, yêu cầu HS đọc số trên hình. Tìm các số còn thiếu và nêu kết quả. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - HS đọc số từ 1 đến 10 -HS tìm số - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 4: Tìm , nhận biết số lượng nhiêu nhất, ít nhất - GV nêu yêu cầu của bài. - HD HS làm: a) GV cho HS đếm số hạt sen ở mỗi cốc, ghi kết quả đếm vào vở so sánh để tìm số lớn nhất b) Hướng dẫn tương tự câu a , tìm số bé nhât. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - HS đếm số hạt sen, ghi kết quả ra vở - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
3/Củng cố, dặn dò .- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Về nhà tập đếm và so sánh các đồ vật trong nhà |
|
................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:- Nhận biết được hành động thể hiện sự yêu thương
- Nêu được ý nghĩa của việc thể hiện hành động yêu thương đối với con người
- Thực hiện được những hành động yêu thương trong một số tình huống giao tiếp thông thường
- Hình thành tình yêu thương, ý thức trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Bài hát có nội dung về tình yêu thương- Các tình huống thẻ hiện hành vi yêu thương gắn bó với đời sống thực tế của HS
- Tranh ảnh, video về các hành vi thể hiện tình yêu thương (nếu có)
2. Học sinh: - Nhớ lại các nội dung đã học về “Yêu thương gia đình” và “Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình” ở môn Đạo đức (nếu đã được học trước”- Nhớ lại những hành vi yêu thương và chưa yêu thương mà các em đã trải nghiệm
- Thẻ mặt cười, mếu
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’ |
KHỞI ĐỘNG -GV tổ chức cho HS nghe 1 bài hát về tình yêu thương -GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống chúng ta rất cần sự yêu thương, làm thế nào để nhận biết và thể hiện tình yêu thương, chúng ta sẽ tìm hiểu qua các hoạt động sau |
-HS tham gia hát -HS chia sẻ |
34’ |
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Nhận biết những hành động thể hiện tình yêu thương -GV yêu cầu HS quan sát tranh/SGK để nhận diện tình huống, trong đó các bạn trong tranh đã thể hiện hành động yêu thương như thế nào -GV phân tích, bổ sung thêm để các em hiểu sâu sắc hơn về những hành vi thể hiện sự yêu thương trong các tranh Hoạt động 2: Chia sẻ về những hành vi yêu thương v Bước 1: Làm việc theo cặp -Yêu cầu HS ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về: +Những hành vi yêu thương mà em đã thể hiện đối với mọi người +Những hành vi yêu thương của gia đình, người khác dành cho các em v Bước 2: Làm việc chung cả lớp -Lấy tinh thần xung phong của một số cặp đôi kết hợp khuyến khích, động viên những HS nhút nhát, thiếu tự tin lên chia sẻ trước lớp -GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch được sau khi tham gia các hoạt động |
-HS lắng nghe, thảo luận nhóm theo yêu cầu -HS theo dõi -HS làm việc theo cặp -HS chia sẻ trước lớp, nhận xét -HS theo dõi, lắng nghe |
2’ |
CỦNG CỐ - DẶN DÒ -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị tiết sau |
-HS lắng nghe |
................................................................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 29: Luyện tập chính tả
I. MỤC TIÊUGiúp HS:
- Nắm vững các quy tắc chính tả để viết đúng các từ ngữ có chửa các âm giống nhau nhưng có chữ viết khác nhau, hay nhẩm lẫn.
- Bước đầu có ý thức viết đúng chính tả
II. CHUẨN BỊ- Nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản:
+ Phân biệt c với k. c vå k đều ghi âm cờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là c (xê).
+ Phân biệt g với gh. g và gh đều ghi âm "gờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê thi viết là gh (gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là g (gờ đơn).
+ Phân biệt ng với nghi ng và nghi đều ghi âm “ngờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với nguyên âm i, e, ê viết là ngh (ngờ kép): khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là ng (ngờ đơn).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - Gv tổ chức trò chơi thi tìm các tiếng bắt đầu từ những âm sau c/ k; g/ gh; ng/ ngh 2. Phân biệt với k. a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). cô cư có cá cổ cỡ cọ kỳ kế kế kẻ ki ke ke - GV yêu cầu HS quan sát hình cá cờ và hình chữ ký, đọc thành tiếng cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá cờ, chữ ký. b. Trả lời câu hỏi: Chữ k di với chữ nào? Chữ c di với chữ nào? GV đưa ra quy tắc: Khi đọc, ta nghe được những tiếng có âm đấu giống nhau (ví dụ cả với kí), nhưng khi viết cần phân biệt c (xê) và k (ca). Quy tắc: k (ca) kết hợp với i, e, ê c. Thực hành: chia nhóm, các nhóm đố nhau. GV yêu cầu một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại. GV quan sát và sửa lỗi. 3. Phân biệt g với gh a. Đọc tiếng: HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). ga gà gõ gỗ gù gử ghe ghi ghi ghé ghế ghe - GV yêu cầu HS quan sát hình gà gô và hình ghế gỏ, đọc thành tiếng (cá nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): gà gỗ, ghế gỗ. b. Trả lời câu hỏi: - Chữ gh (gờ kép - gờ hai chữ) đi với chữ nào? - Chữ g (gờ đơn - gờ một chữ) đi với chữ nào? - GV đưa ra quy tắc: Khi nói, đọc, ta không phân biệt g và gh (vi dụ gà với ghế), nhưng khi viết cần phán biệt g(gờ đơn - gở một chữ) và gh (gờ kép - gờ hai chữ). Quy tắc: gh (gờ kép - gờ hai chữ) kết hợp với i, ê, e; còn g (gờ đơn gờ một chữ) đi với a, o, c. Thực hành: - GV chia nhóm, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đổi lại. GV quan sát và sửa lỗi. |
-Hs chơi -Hs đọc - HS quan sát, đọc. - HS đọc - HS trả lời,Chữ k (ca) đi với chữ i, e, ê ... Chữ c (xê) đi với các chữ khác, -Hs lắng nghe -Hs thực hiện -Hs lắng nghe -Hs đọc - HS quan sát, đọc. Chữ gh (gờ kép gờ hai chữ) đi với chữ i, e, è. Chữ g (gờ đơn – gờ một chữ) đi với các chữ khác. -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe |
TIẾT 2
4. Phân biệt ng với ngh a. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng (cá nhân, nhóm), đọc đồng thanh (cả lớp). ngỏ ngày ngừ gà ngô ngư nghe nghé nghé nghi nghĩ nghệ -GV yêu cầu HS quan sát hình cá ngừ và hinh củ nghệ, đọc thành tiếng (cả nhân), đọc đồng thanh (cả lớp): cá ngừ, củ nghệ. b. HS trả lời câu hỏi: Chữ ngh (ngờ kép - ngờ ba chữ) đi với chữ nào? Chữ ng ngờ đơn - ngờ hai chữ) đi với chữ nào? - GV đưa ra quy tắc: Khi nói/ đọc, ta không phân biệt ng và ngh (vi dụ nghi ngờ), nhưng khi viết cần phân biệt ng ng đơn) và nghi ngờ kép). Quy tắc: ngh (ngờ kép) kết hợp với i , e; còn nghi ngờ đơn) đi với a, o, ô, u, l. c. Thực hành: -GV chia nhóm HS, các nhóm đố nhau. Một bên đọc, một bên viết ra bảng con, sau đó đối lại. - GV quan sát và sửa lỗi. 5. Luyện tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức tìm các từ đúng chính tả để luyện các quy tắc chỉnh tả trên. 6, Củng cố - GV khen ngợi và động viên HS. - GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc chính tả vừa học và nhắc HS về nhà luyện tập thêm. - Lưu ý HS luyện tập quy tắc chính tả trong thực hành giao tiếp và viết sáng tạo. |
-Hs đọc - HS quan sát, đọc. - Chữ ngh (ngở kép ngờ ba chữ) đi với chữ i, e, ê. - Chữ ng (ngờ đơn ngờ hai chữ) đi với a, o, ó, u, ư. -Hs lắng nghe -Hs thực hiện -Hs lắng nghe - HS chơi -Hs lắng nghe |
................................................................................................................
Tiết 3: TN&XH Lớp học của em
I. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ
- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học.
- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học.
- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.
- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô.
II. CHUẨN BỊ
- GV:
+Hình trong SGK phóng to (nếu )
+ Chuẩn bị 2-3 bộ phiếu bìa, mỗi bộ phiếu gồm nhiều tấm bìa nhỏ, trên mỗi tấm bìa ghi tên một số đồ dùng có trong lớp học (bàn GV, bảng đen, đồng hồ)
+ Một số bộ bìa để tổ chức trò chơi
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1. Mở đầu: Khởi động - GV cũng tổ chức cho HS hát bài hát về lớp học: Chúng em là học sinh lớp 1 (Sáng tác Phạm Tuyên) rồi dẫn vào tiết học mới. 2. Hoạt động khám phá- GV hướng dẫn cho HS quan sát các hình trong SGK. - GV đưa ra một số câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết nội dung của hình: + Tên lớp học của Hoa và Minh là gì? + Kể tên các đồ dùng, thiết bị có trong lớp học? + Chúng ta được sắp xếp và trang trí như thế nào? - Khuyến khích HS kể ra những đồ dùng khác, ví dụ: ti vi, máy chiếu, đồ dùng trong góc học tập, tủ đồ dùng, … - Từ đó GV kết luận: Việc trang bị các thiết bị, đồ dùng trong lớp học phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường. Yêu cầu cần đạt: HS nói được tên lớp, địa chỉ lớp học, xác định được vị trí lớp học, biết được các đồ dùng có trong lớp học. 2. Hoạt động thực hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hỏi – đáp về đồ dùng trong lớp học - Chuẩn bị: + 3 quả chuông báo lệnh (mỗi nhóm 1 quả) + Hệ thống câu hỏi: Kể tên 3 đồ dùng trong lớp học, thiết bị treo trên tường; HS trưng bày sản phẩm sáng tạo của mình ở đâu trong lớp học? - Tổ chức chơi: + Chia lớp thành 3 nhóm + Sau khi nghe câu hỏi từ GV, nhóm nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời. Nếu đúng được tính 10 điểm, nếu sai nhóm khác được quyền trả lời + Kết thúc trò chơi, nhóm được nhiều điểm là nhóm thắng cuộc. Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và kể tên được đồ dùng, thiết bị trong lớp học 3. Hoạt động vận dụng - GV cũng đưa ra câu hỏi gợi ý: + Lớp học của Minh và Hoa có những điểm gì khác với lớp của em? +Đồ dùng trong lớp Minh và Hoa có khác với lớp của em không? +Kể tên những đồ dùng khác - GV khuyến khích một vài HS phát biểu về những điểm giống nhau, khác nhau đó. - GV kết luận: Lớp học được trang trí khác nhau nhưng đảm bảo các đồ dùng thiết bị để HS học tập. Các em phải thực hiện việc giữ gìn cẩn thận các đồ dùng, thiết bị đó 4. Đánh giá GV đánh giá về thái độ: HS yêu quý lớp học của mình 5. Hướng dẫn về nhà Kể cho bố mẹ, anh chị về lớp học của mình * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS quan sát - HS thảo luận và trả lời - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét - 2,3 hs trả lời - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - HS theo dõi, nghe luật chơi - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe - 2, 3 HS trả lời, bổ sung, nhận xét - HS trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe - |
................................................................................................................Tiết 4: Đạo đức Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
2. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),… Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên” - GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”. - GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mếm. HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày. 2. Khám phá Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị - GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?” - GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết: + Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu). + Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà. - GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp. 3. Luyện tập Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm - GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao? - HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh. + Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2. + Mặt mếu: việc làm ở tranh 3. - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2. + Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố. + Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ. - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3. + Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời. - GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận. Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị. 4. Vận dụng Hoạt động 1. Xử lí tình huống - GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống, cho HS nhắc lại lời mẹ và chị gái (giai đoạn này HS chưa tự đọc được lời thoại). - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, trao cho nhóm đạo cụ để đóng vai. - GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS). - GV có thể đưa ra thêm các phương án trả lời để HS thảo luận, ví dụ: Tình huống 1: + Con đang xem ti-vi mà mẹ! + Mẹ bảo anh (chị) làm đi! + Con xem xong đã! + Vâng ạ! Con làm ngay ạ! Tình huống 2: + Mặc kệ em! + Chị cứ đi ngủ đi! + Em vẽ xong đã! + Vâng! Em cất ngay đây ạ! - HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao? (Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời. Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép). - HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - GV khen ngợi và chỉnh sửa. Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn… Hoạt động 2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày… nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt. Kết luận: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể. Thông điệp: Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. - HS lắng nghe. - HS quan sát - HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ - HS nêu - HS lắng nghe - HS thảo luận và nêu - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nêu - HS trình bày - HS lắng nghe |
................................................................................................................
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt Bài 30: Ôn tập và kể chuyện
I. MỤC TIÊUGiúp HS:
- Nắm vững cách đọc các âm p, ph, q, v, x, y; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm p, ph, q, v, x, y hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Kiến và dễ mèn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kĩ năng đánh giá tình huống và có ý thức làm việc chăm chì.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm p, ph, q, v, x, y; cấu tạo và cách viết các chữ ghi p, ph, q, v, x, y; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS viết chữ p, ph, q, v, x, y 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ a. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó. b. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học. 3. Đọc câu - GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn -GV yêu cầu tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần (phố, quê, xa,.). - GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu. - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc: Nhà bé ở đâu? Quê bé ở đâu? Xa nhà, bé nhớ ai? Xa quê, bé nhờ ai? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ chia quà trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết -Hs ghép và đọc -Hs trả lời - HS đọc -Hs tìm
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe - HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời -Hs lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Kể chuyện a. Văn bản KIẾN VÀ DẾ MỀN Mùa thu đến, đàn kiến cặm cụi kiếm thức ăn, còn dể nền thì suốt ngày vui chơi. Một ngày, dế mền hỏi kiến: - Sao các bạn làm việc suốt ngày thế? - Chúng tôi tích trữ lương thực đấy Dế mèn tiếp tục rong chơi. Mùa đông đến, dể mèn không kiếm đâu ra thức ăn. Đói quá, nó tìm đến nhà kiến. Đàn kiến đang cùng nhau ăn uống vui vẻ trong ngôi nhà ấm úp. Dế cất lời: - Các bạn kiến ơi, tôi đói quá, cho tôi ăn với! Đàn kiến nhin để mèn, chị kiến lớn nói: - Vào đây cùng ăn với chúng tôi đi! Khi ăn uống xong, chị kiến lớn nhẹ nhàng nói: - Dế mèn ạ, muốn có thức ăn thì phải chăm chỉ lao động. Dế mèn đã hiểu ra. Và khi ta xuân đến, dễ vui vẻ cùng đàn kiến đi kiếm thức ăn, (Theo Truyện cổ tích Nhật Bản) b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời. Đoạn 1: Từ đầu đến tiếp tục rong chơi. GV hỏi HS: 1. Mùa thu đến, đàn kiến làm gi? 2. Còn dế mèn làm gì? Đoạn 2: Từ Mùa đông đến đến cùng ăn với chúng tôi đi, GV hỏi HS: 3. Đông sang, đói quá, dế mèn đã làm gì? 4. Chị kiến lớn đã nói gì với dế mèn? Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS: 5. Xuân về dế mèn cùng đàn kiến làm gì? - GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. c. HS kể chuyện -GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kế cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện. Ở tất cả các bài, truyện kế khỏng nhất thiết phải đấy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kế lại. |
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -HS kể -HS kể -HS lắng nghe |
................................................................................................................
Tiết 3: Toán Luyện tập chung
Tiết 3: Luyện tập |
|
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
3.Hoạt động Bài 1: >,<,= ? - GV nêu yêu cầu của bài. - HD HS so sánh hai số rồi điền số thích hợp vào ô trống. GV hỏi: Ta sẽ điền dấu so sánh nào vào chỗ trống sau: 1 .....2. - GV cho HS làm vào vở - Gv nhận xét , bổ sung |
- HS đếm - HS nêu kết quả - HS nêu câu trả lời -Hs làm vào vở |
Bài 2: So sánh - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn: Tranh a) Bức tranh vẽ những con vật nào? Có mấy con mèo? Mấy con cá? Vậy số mèo nhiều hơn hay ít hơn số cá? Ta điền dấu nào? - Hs ghi kêt quả vào vở Tương tự GV hướng dẫn HS thực hiện với các bức tranh b, c, d. - Gv nhận xét , kết luận |
- HS thực hiện theo nhóm đôi - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Chơi trò chơi: - GV nêu cách chơi: *Chơi theo nhóm *Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, chon 1 quân cờ và đặt tại ô XUẤT PHÁT *NgưỜI chơi lần lượt gieo xúc xắc và di chuyển quân cờ của mình theo số chấm nhận được. Cần chú ý đi đúng đường không di chuyển xuyên qua tường ( đường kẻ đậm) *Khi di chuyển đến một ô, người chơi đọc số lớn hơn trong hai số ở ô đó. Nếu đúng để nguyên quân cờ ở đó. Nếu sai di chuyển quân cờ quay về ô trước đó *Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống. * Trò chơi kết thúc khi có người về đích. - GV phân chia nhóm HS chơi - GV giám sát các e chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương. |
- HS theo dõi - HS chơi theo nhóm - HS chọn ra nhóm thắng |
3.Củng cố, dặn dò: - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà tập đếm các sự vật. |
|
................................................................................................................Tiết 4: TN&XH Lớp học của em
Tiết 2 |
|
1. Mở đầu: Khởi động
- GV đọc một đoạn thơ vui vẻ, ngộ nghĩnh về lớp học (bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hà)) sau đó dẫn vào bài học. 2. Hoạt động khám pháHoạt động 1 - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK rồi thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi gợi ý: +Trong lớp có những ai? +Nhiệm vụ của từng thành viên là gì?,…) - Từ những hoạt động cụ thể đó, HS nhận biết nhiệm vụ của từng thành viên trong lớp học: GV hướng dẫn HS học tập, HS tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của GV để khám phá kiến thức và HS biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Yêu cầu HS liên hệ với lớp mình để thấy được điểm khác nhau, giống nhau và kể được những điểm khác nhau và giống nhau đó. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK về hoạt động học ở lớp và tổ chức HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý: + Trong lớp có những hoạt động học tập nào? + Em đã tham gia những hoạt động học tập đó chưa? + Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao? - GV khuyến khích HS nhớ và kể cho bạn nghe: + Những hoạt động diễn ra trong lớp học của mình khác với hoạt động có trong từng hình ở SGK + Những hoạt động em đã tham gia và hoạt động em thích nhất Yêu cầu cần đạt: HS nói được một số hoạt động học tập ở lớp, những hoạt động đã tham gia và cảm nhận khi tham gia những hoạt động đó
3. Hoạt động thực hành - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm và giới thiệu cho nhau về thành viên trong lớp ( là cô giáo, thầy giáo hoặc bạn học của mình) Yêu cầu cần đạt: HS biết yêu quý thầy cô giáo, gắn bó với bạn bè ở lớp học 4. Đánh giá HS kể được một số hoạt động ở lớp và nhiệm vụ của mọi người. Đồng thời, HS biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong các hoạt động học tập ở lớp 6. Hướng dẫn về nhà - Hát bài hát về lớp mình cho bố mẹ, anh chị nghe - Kể cho bố mẹ nghe về hoạt động trên lớp * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS lắng nghe - HS quan sát - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung - 2,3 hs trả lời - Nhận xét, bổ sung. - HS quan sát - HS thảo luận nhóm, trình bày - HS theo dõi, bổ sung, nhận xét - HS kể cho bạn nghe - HS trả lời - HS trả lời - HS làm việc theo nhóm - HS lắng nghe |
................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt lớp
Dạy quyền và bổn phận trẻ em (Bài 2)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 2 “Em biết yêu thương”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút
10 phút
8 phút
|
1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. |
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
|
14 phút
|
3. Sinh hoạt theo chủ đề “Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường” -Kê 1 chiếc bàn để đặt đồ quyên góp trên bục giảng -Yêu cầu hS tham gia giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp hoặc trong trường cần sợ giúp đỡ -GV cùng cả lớp xác định nhu cầu cụ thể được giúp đỡ của từng HS có hoàn cảnh khó khăn -GV và HS thảo luận, quyết định sẽ giúp đỡ từng bạn có hoàn cảnh khó khăn như thế nào -Bạn nào đã có đồ ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn thì mang lên đặt trên bàn để đồ quyên góp; Bạn nào chưa có thì căn cứ vào nhu cầu của từng bạn có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục chuẩn bị để chuyển cho các bạn sau -Các bạn có hoàn cảnh khó khăn chia sẻ cảm xúc được mọi người quan tâm, giúp đỡ -Các bạn trong lớp chia sẻ cảm xúc được quan tâm, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn -Gv khen ngợi tất cả HS và chia sẻ cảm xúc khi chứng kiến các bạn trong lớp quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và hi vọng lớp chúng ta sẽ trở thành lớp học thân thiện -GV tổ chức cho các em hát các bài thể hiện tình yêu thương con người |
-HS tham gia
-HS chia sẻ
-HS lắng ngeh, nhận xét
-HS tham gia học hát |
6 phút
|
ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá -GV hướng dẫn HS tự đánh giá em đã nhận biết được hành vi yêu thương theo các mức độ dưới dây: -Tốt: Nêu đúng, đủ những hành vi yêu thương thể hiện trong tranh, những hành vi yêu thương của người khác đối với mình và hành vi yêu thương của mình đối với người khác -Đạt: Nhận biết được hành vi yêu thương trong các tranh; Nêu được một vài hành vi yêu thương của mọi người đối với em và hành vi yêu thương đối với người khác -Cần cố gắng: Nhận biết được một hành vi yêu thương trong các tranh; và chỉ nêu được một hành vi yêu thương của mọi người đối với em và hành vi yêu thương đối với người khác b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung |
-HS tự đánh giá
-HS theo dõi
|
1 phút |
4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
-HS lắng nghe |