''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 16:06 17/09/2023  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 3 LỚP 1/2.

              KẾ HOẠCH DẠY HỌC       

        Tuần thứ 3 - Từ ngày: 18/09/2023 đến ngày: 22/09/2023

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh kế hoạch tuần

2

18/09

Sáng

1

HĐTN-CC

Sinh hoạt dưới cờ

2

TV-HV

Bài 11: I i K k

Bộ đồ dùng

3

TV-HV

Bài 11: I i K k

Bộ đồ dùng

4

Toán

Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

Bộ đồ dùng

Chiều

6

TV-HV

Tập viết

Bộ đồ dùng

7

TV-HV

Tập viết

Bộ đồ dùng

8

Luyện tập TV

Thực hành Tiếng Việt

3

19/09

Sáng

1

TV-HV

Bài 12: H h L l

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Bài 12: H h L l

Bộ đồ dùng

3

Luyện tập Toán

4

Âm nhạc

4

20/09

Sáng

1

TV-HV

Bài 13: U u Ư ư

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Bài 13: U u Ư ư

Bộ đồ dùng

3

Toán

Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

Bộ đồ dùng

4

Tiếng Anh

5

HĐTN (2)

Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi

5

21/09

Sáng

1

TV-HV

Bài 14: Ch ch Kh kh

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Bài 14: Ch ch Kh kh

Bộ đồ dùng

3

TN&XH

Đồ dùng trong nhà

4

Đạo đức

Em tắm gội sạch sẽ

Giáo án điện tử

6

22/09

Sáng

1

TV-HV

Bài 15: Ôn tập và kể chuyện

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Bài 15: Ôn tập và kể chuyện

Bộ đồ dùng

3

Toán

So sánh số

Bộ đồ dùng

4

TN&XH

Đồ dùng trong nhà

Bộ đồ dùng

Chiều

6

Luyện tập TV

Ôn luyện

7

Thư viện

8

HĐTN (3)

Sinh hoạt lớp, dạy An toàn giao thông Bài 3

 

                                                        

 

 

  

 

 

 

 

 

 

                                                      TUẦN 3

                            Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2023

Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ

Tiết 2,3: Tiếng Việt         Bài 11: I i K k

I.                  MỤC TIÊU

Giúp HS:

1.Năng lực:

-  Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm i, k; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm i, k; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

        -Viết: Viết đúng các chữ i, k; viết đúng các tiếng từ ngữ có chữ i, k.

        -Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm i, k có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh hoạ: 1. Tranh Nam đang vẽ, bức vẽ sắp hoàn thành; 2. Tranh một con kì đã đang bò kẽ đá; 3. Tranh Nam và một bạn khác đang nói chuyện, làm quen với nhau ở hành lang lớp học.

2. Phẩm chất

  - Giúp HS phát triển kĩ năng giao tiếp.

        - Cảm nhận được tình cảm bạn bè khi được cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện.

II.               CHUẨN BỊ

- GV cần nắm vững cách phát âm của các âm i, k; cầu tạo, và cách viết các chữ i, k. - Nắm vững nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

     - Hiểu về loài động vật được giới thiệu trong bài:

    Kỳ đã là một loài bò sát, thường sống ở những vùng rừng rậm gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Chúng thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, cá làm thức ăn. Kỳ đà leo trèo rất giỏi, đặc biệt là leo trên đá, trên cây.

III.           HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

  Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- HS hát chơi trò chơi

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:               Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS dọc theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV và HS lặp lại nhận biết một số lần: Nam vẽ kỳ đà..

- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm i, k và giới thiệu chữ ghi âm i, k.

3. Đọc HS luyện đọc âm

3.1. Đọc âm

- GV đưa chữ i lên bảng để giúp HS nhận biết chữ i trong bài học này.

- GV đọc mẫu âm i.

- GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

- Âm k hướng dẫn tương tự

3.2. Đọc tiếng

- GV đọc tiếng mẫu

- GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu bò, cỏ (trong SHS). GV khuyến khích HS vận dụng mô hình tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng ki, kì.

-GV yêu cầu một số (4 -5) HS đánh vần tiếng mẫu ki, kì. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu. GV lưu ý HS, c (xê) và k (ca) đều đọc là "cờ" Âm "cờ" viết là k (ca) khi âm này đứng trước e, ê, i ; viết là c (xê) khi đứng trước các âm còn lại.

-GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đọc tiếng chứa âm i

 •GV đưa các tiếng chứa âm i ở yêu cầu HS tìm điểm chung (cùng chứa âm i).

• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vấn tất cả các tiếng có cùng âm đang học.

• Một số (4 - 5) HS đọc trong các tiếng có cùng âm i đang học.

-GV yêu cầu đọc trơn các tiếng chứa âm o đang học: Một số (3- 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một dòng.

- GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.

*Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa i.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

Tương tự với âm k

3.3. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: bí đỏ, kẻ ô, đi đò, kì đà. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn bí đỏ.

- GV nêu yêu cầu nói tên người trong tranh. GV cho từ bí đỏ xuất hiện dưới tranh.

- Cho HS phân tích và đánh vần bí đỏ, đọc trơn từ bí đỏ.

- GV thực hiện các bước tương tự đối với kẻ ô, đi đò, kì đà.

- Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 -4 lượt HS dọc. 2 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lấn,

3.4. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

3.5. Viết bảng

- GV hướng dẫn HS chữ i, k.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường ghi âm i, âm k và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết âm i, âm k dấu hỏi.

- Cho HS viết vào bảng con

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS.

- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

-         Hs chơi

-HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

- HS đọc

- HS đọc

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe      

-Hs quan sát

-Hs lắng nghe

-Một số (4 -5) HS đọc âm i, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe

-HS đánh vần tiếng mẫu. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.

- HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-HS tìm

-HS đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-HS tự tạo

-HS trả lòi

-HS đọc

-HS lắng nghe và quan sát

-HS lắng nghe

-HS phân tích đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe, quan sát

- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

-HS nhận xét

-HS quan sát

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ o HS tô chữ i, k (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- Cho HS đọc thầm cả câu; tìm các tiếng có âm I, âm k.

- GV đọc mẫu cả câu.

- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).

- Cho HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.

- Cho HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc:

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

+Các em nhìn thấy những ai trong tranh? +Những người ấy đang ở đâu?

+Họ đang làm gì?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 1 HS đóng vai Nam, 1 HS đóng vai bạn còn lại. Bạn hỏi (ví dụ: Bạn tên gì? Bạn học lớp nào?...), Nam trả lời (tự giới thiệu bản thân mình).

- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm i, k.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ i, k (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

-HS viết

-HS nhận xét

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS trả lời.

- HS quan sát.

+HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

-HS thực hiện

-HS đóng vai, nhận xét

-HS lắng nghe

Tiết 4: Toán           Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển các kiến thức.

- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau

- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

 

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá

GV hỏi:

- Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch?

- Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa?

- GV cho HS quan sát tranh:

? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không?

? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không?

? Số ếch có ít hơn số lá không?

? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không?

GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá

? Có đủ lá để nối với ếch không?

- GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch”

GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi;

“Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”.

- Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau

 

 

 

 

- HS quan sát

 

 

 

_ HS trả lời câu hỏi

3.Hoạt động

* Bài 1:

- Nêu yêu cầu Bài tập

- GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm.

GV hỏi : Bướm còn thừa hay hoa còn thừa?

? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? 

- GV nhận xét, kết luận.

- GV cho HS viết bài

- HS nhắc lại

- HS quan sát

- HS thực hiện ghép cặp

- Nhận biết sự vật nào nhiếu hơn, ít hơn

* Bài 2:

- Tương tự như bài 1

 

Bài 3:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         HD HSghép cặp

VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c.

-         Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b

-         GV kết luận nhận xét

 

-         HS nêu

-         HS theo dõi

-         HS tiến hành ghép

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh

 

.................................................................................................................                

Tiết 6,7: Tiếng Việt             Tập viết

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc, viết các âm i , k, h , l đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn đọc:

- GV ghi bảng.

i , k, h , l,  kỉ, hả, bộ, cô, cỏ, la cà,..

- GV nhận xét, sửa phát âm.

2. Viết:

- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.

i , k, h , l, kì, hồ, lê. Mỗi chữ 2 dòng.

- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.

3. Chấm bài:

- GV chấm vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- GV hệ thống kiến thức đã học.

- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

 

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

 

 

 

 

- HS viết vở ô ly.

 

 

- Dãy bàn 1 nộp vở.

.................................................................................................................                                        

                         Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt         Bài 12: H h L l   

I.MỤC TIÊU

   Giúp HS:

1.Năng lực

- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm h, l hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc, đọc dúng các tiếng, từ ngữ, có các âm hộ ;

- Viết: Viết đúng các chữ h, l; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ h,l.

- Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm h, 1 có trong bài học. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm cây cối.Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Tranh le le bơi trên hồ; 2. Tranh khung cảnh gia đình, em bé 1-2 tuổi, mẹ bế bé, bà cầm lá hẹ để làm thuốc ho cho bé; 3. Tranh về một số loài cây.

2.Phẩm chất

- Cảm nhận được tình cảm gia đình (qua tình yêu và sự chăm sóc của bà và mẹ với

bé), tình yêu đối với cây cỏ, thiên nhiên.

II.CHUẨN BỊ

-         GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm h, âm l

-          GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm âm h, âm l.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

  Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS ôn lại chữ i ,k. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ i, k.

- Cho HS viết chữ i, k

2. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?

 - GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: le le bơi trên hồ.

- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm h, âm l và giới thiệu chữ ghi âm h, âm l.

3. Đọc HS luyện đọc âm ô

3.1. Đọc âm

- GV đưa chữ ô lên bảng để giúp HS nhận biết chữ h trong bài học.

- GV đọc mẫu âm h

- GV yêu cầu HS đọc.

-Tương tự với âm l

3.2. Đọc tiếng

- Cho HS đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm h ở nhóm thứ nhất

 •GV đưa các tiếng chứa âm h ở nhóm thứ nhất: yêu cầu HS tìm điểm chung cùng chứa âm h).

• Đánh vần tiếng: Một số HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm h đang học.

• GV yêu cầu HS đọc trơn các tiếng có cùng âm h đang học.

+ Đọc trơn các tiếng chứa âm h đang học: Một số (3 - 4) HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn một nhóm,

+ GV yêu cầu HS đọc tất cả các tiếng.

Ghép chữ cái tạo tiếng

 + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa h.

+ GV yêu cầu 3- 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

Tương tự âm l

3.3. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: lá đỏ, bờ hồ, cá hố, le le

-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ

GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.

- GV cho từ lá đỏ xuất hiện dưới tranh.

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng lá đỏ, đọc trơn từ lá đỏ.

-GV thực hiện các bước tương tự đối với bờ hồ, cá hố, le le

- Cho HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc.

 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ h, chữ l và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ h, chữ l.

- Cho HS viết chữ h, chữ l (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

-HS chơi

-HS viết

-HS quan sát tranh và trả lời.

-Hs trả lời

- HS nói theo.

-HS quan sát.

- HS lắng nghe

-Hs quan sát

-Hs lắng nghe      

-Một số (4 5) HS đọc âm h, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-HS đọc

HS tìm

-HS đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

+HS đọc

+HS ghép

-HS quan sát

-HS nói

-HS quan sát

-HS phân tích và đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát

-HS lắng nghe

-HS viết

-HS nhận xét

-Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ h, chữ l HS tô chữ ô (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- Cho HS đọc thầm câu

- Tìm tiếng có âm h

 -GV đọc mẫu

 - Cho HS đọc thành tiếng sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

Tương tự với âm l

7. Nói theo tranh

- Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

   Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn HS nói về các loài cây trong tranh (có cây ăn quả) với các bộ phận khác nhau (tên các bộ phận) và lợi ich của chúng (cho quả, dùng gỗ làm nhà, chữa bệnh (liên hệ với câu “Bé bị ho. Bà đã có lá hẹ"), cho bóng mát, giữ gìn môi trường trong sạch,...).

- GV chia HS thành các nhóm trả lời dựa vào nội dung đã trả lời ở trên

- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm h, âm l.

 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ h, chữ l (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

-HS viết

-HS nhận xét

- HS đọc thẩm.

- Hs tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

-HS thực hiện

-HS thể hiện, nhận xét

-HS lắng nghe

.................................................................................................................   

                         Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt         Bài 13: U u Ư ư

I.MỤC TIÊU

     Giúp HS:

1.Năng lực:

- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm u, ư; đọc đúng các tiếng, từ ngũ, câu có các âm u, ư; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

      - Viết: Viết đúng các chữ u, ư; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ u, ư.

- Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm u, ư có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu giới thiệu về bản thân với chị sao đỏ trong giờ sinh hoạt sao). Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Hình ảnh quả đu đủ chín; 2. Hình ảnh cá hố; 3. Nam đang giới thiệu bản thân minh với chị sao đỏ

2. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học.

-Yêu thiên nhiên.

II.CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát ảm của các âm u, ư; cấu tạo và cách viết các chữ u, u; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- GV hiểu được sao nhi đồng là một hình thức tập hợp nhi đồng từ 6 – 8 tuổi (tương đương từ lớp 1 đến lớp 3), để giáo dục nhi đồng theo Năm điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn HS nhí làm quen với phương thức sinh hoạt tập thể, phấn đấu trở thành đội viên Đội Thiếu niên tiên phong (TNTP) Hồ Chí Minh.

     + Cách tổ chức sao: từ 5 đến 10 em có thể hợp thành 1 sao (trong sao không quá 15 em).

     + Phụ trách sao: là một đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh (thường là các anh, chị lớp trên).

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

  Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS ôn lại chữ h  l  GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ h,l.

- Cho HS viết chữ h l

2. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

 - GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Đu đủ/ chín/ ngọt lừ.

- GV giúp HS nhận biết tiếng có âm u, ư và giới thiệu chữ ghi âm u, ư.

3. Đọc HS luyện đọc âm

3.1. Đọc âm

- GV đưa chữ u lên bảng để giúp HS nhận biết chữ u trong bài học.

- GV đọc mẫu âm u.

- GV yêu cầu HS đọc âm, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-Tương tự với chữ ư

3.2. Đọc tiếng

- GV đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): đủ, lừ.

GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng đủ, lừ.

+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu đủ, lừ.

- Lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.

- GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-Cho HS đọc tiếng trong SHS + Đọc tiếng chứa âm u

•GV đưa các tiếng yêu cầu HS tìm điểm chung

• Đánh vấn tiếng: GV yêu cầu HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm u.

• GV yêu cầu đọc trơn các tiếng có cùng âm u.

+ Đọc tiếng chứa âm ư Quy trình tương tự với quy trình đọc tiếng chứa âm u.

+ Đọc trơn các tiếng chứa các âm u, ư đang học: Một số HS đọc trơn, mỗi HS đọc trơn 3- 4 tiếng có cà hai âm u, ư.

+ Cho HS đọc tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ Cho HS tự tạo các tiếng có chứa u, ư.

+ GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Cho lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

3.3. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ dù, đu đủ, hồ dữ. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ dù xuất hiện dưới tranh

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần dù, đọc trơn từ dù. GV thực hiện các bước tương tự đối với đu đủ, hổ dữ.

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc, 2 -3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

3.4. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

 -GV cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ u, ư và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ u, ư.

- Cho HS viết chữ u, ư (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng.

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

-Hs chơi

-HS viết

-HS trả lời

-HS trả lời

- HS nói theo.

- HS đọc

-HS quan sát

-HS lắng nghe      

-Một số (4-5) HS đọc âm d, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

- Một số HS đánh vần tiếng

- HS đánh vần

- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-HS đọc

-HS quan sát

- HS đánh vần tất cả các tiếng có cùng âm u.

-HS đọc

-HS đọc

-HS đọc

-HS đọc

-HS tự tạo

-HS phân tích và đánh vần

-HS đọc

-HS quan sát

-HS nói

-HS quan sát

-HS phân tích đánh vần

-HS đọc

-HS đọc

-HS lắng nghe và quan sát

-HS lắng nghe

-HS viết

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ u, ư (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- Cho HS đọc thầm

- Tìm tiếng có âm u, ư

 - GV đọc mẫu

 - Cho HS đọc thành tiếng câu (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

- Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:      

   Cá hổ là loài cả như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

Các em nhìn thấy trong tranh có những ai? Những người ấy đang ở đâu?

 Họ đang làm gì?

- GV hướng dẫn HS nói về hoạt động sinh hoạt sao ở trường tiểu học, đóng vai Nam, 1 HS khác đóng vai chị Sao đỏ.

 - GV chia HS thành các nhóm

- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm u, ư.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ u, ư (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

-HS viết

-HS nhận xét

- HS đọc thầm.

- HS tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS thể hiện, nhận xét

-HS lắng nghe

................................................................................................................

Tiết 3: Toán         Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau (tiết 2)

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

 

- Hát

- Lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         Cho HS tự làm.

-         Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi.

-          Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau).

-         Nhận xét, kết luận

 

 

-         HS nêu lại

-         Hs làm bài

 

-         HS nêu kết quả

 

 

 

 

-         HS nhận xét bạn

Bài 2:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số

H1:  thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10

H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1

-         Gv nhận xét, kêt luận

 

-         Hs nhắc lại

-         HS đếm số

-         Nhận xét

Bài 3:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào.

-         ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không

-         GV nhận xét kết luận

 

 

    - HS nêu

     -HS quan sát

 

      -HS đếm

      -Hs trả lời

 

     -HS nhận xét

Bài 4:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng.

-         GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả

-         GV nhận xét bổ sung

 

 

-         HS nhắc lại yêu cầu

-         Quan sát tranh

-         HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả

................................................................................................................

Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm:

                     Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi

I.                  MỤC TIÊU: HS có khả năng:

-         Nêu được những việc nên và không nên làm trong giờ học, giờ chơi

-         Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc không nên làm trong giờ học

-         Bước đầu rèn luyện kĩ năng thuyết phục bạn từ bỏ ý định thực hiện những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi

-         Hình thành phẩm chất trách nhiệm

II.               CHUẨN BỊ: 1.     Giáo viên: - Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học.

-         Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi

-         Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trong hoạt động 4

-         Bài thơ Chuyện ở lớp, 1 quả bóng nhỏ, …

2.     Học sinh: - Nhớ lại những điều đã học về những việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức

-         Thẻ có 2 mặt: xanh/ mặt cười, đỏ/ mặt mếu

III.           CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:

-         Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

IV.           CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

19’

THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống

-GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK để nhận diện từng tình huống

-Yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau lần lượt sắm vai là người rủ và được rủ ở một trong hai tình huống, đảm bảo em nào cũng được thực hành sắm vai từ chối không thực hiện những việc không nên làm trong giờ học hoặc giờ chơi

-GV gợi ý HS không chỉ từ chối khi bạn rủ, mà cần khuyên nhủ bạn không nên hành động như vậy

-GV quan sát các cặp sắm vai và mời một vài cặp làm tốt lên thể hiện trước lớp

-Yêu cầu HS quan sát và lắng nghe để nhận xét, góp ý

-GV tổng hợp ý kiến nhận xét, góp ý của HS, đồng thời bổ sung, phân tích, khen ngợi HS và chốt lại: Các em cần từ chối và khuyên nhủ bạn không làm những việc không nên làm trong giờ học, giờ chơi

-HS tham gia

19’

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện thay đổi hành vi chưa tích cực

v Bước 1: Xác định được hành vi chưa phù hợp trong giờ học, giờ chơi của bản thân và cách khắc phục

-GV yêu cầu HS tự nhận thức/ suy ngẫm xem mình còn có những thói quen chưa phù hợp nào:

1/ Trong giờ học

2/ Trong giờ chơi

3/ Cách khắc phục, thay đổi thói quen

-GV khích lệ HS chia sẻ theo cặp đôi với bạn ngồi bên cạnh

-Chia sẻ trong lớp

v Bước 2: Cam kết thay đổi

-GV yêu cầu HS cam kết thay đổi và từng ngày khắc phục những điều em chưa thực hiện được

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch được sau khi tham gia các hoạt động

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ theo cặp

-HS theo dõi

-HS thực hiện

2’

CỦNG CỐ - DẶN DÒ

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

................................................................................................................

                      Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt      Bài 14: Ch ch Kh kh

I.MỤC TIÊU

           Giúp HS:

1.Năng lực

-Đọc: Nhận biết và đọc dúng các âm ch, kh; dọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ch, kh; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung dã doc.

      - Viết: Viết đúng các chữ ch, kh; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ch, kh:

      - Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chửa các âm ch, kh có trong bài học. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết một số loài vật và món ăn gần gũi, quen thuộc như khi, cá, cá kho, chè kho,... kỹ năng nhận biết và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (1. Máy chủ khi ăn chuối; 2. Chị có cả kho khế). Phát triển ngôn ngữ nói về chủ điểm cá cảnh với môi trường sống và lợi ích của chúng.

2. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, phát triển kĩ năng giao tiếp.

- Yêu thiên nhiên, biết chào hỏi lễ phép.

II.CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm ch, kh; cấu tạo và cách viết các chữ ghi âm ở, dấu ngã; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chủ ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

 

  Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS ôn lại chữ u, ư. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ u, ư.

- Cho HS viết chữ u,  ư

2. Nhận biết

- Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

Em thấy gì trong tranh?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo.

- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo.

GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Mấy chú khỉ ăn chuối.

- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm ch, âm kh; giới thiệu chữ ghi âm ch, âm kh.

 3. Đọc HS luyện đọc âm

3.1. Đọc âm

- GV đưa chữ ch lên bảng để giúp HS nhận biết chữ ch trong bài học.

- GV đọc mẫu âm ch

- GV yêu cầu HS đọc âm ch sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

 

-Tương tự âm kh

3.2. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): chú, khỉ

GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng chú, khỉ.

+ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu chú, khỉ

- Cho lớp đánh vần đồng thanh tiếng mẫu.

+ GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

- Cho ghép chữ cái tạo tiếng : HS tự tạo các tiếng có chứa ch

- GV yêu cầu 3 -4 HS phân tích tiếng. 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

-Tương tự âm kh

3.3. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ lá khô, chú khỉ, chợ cá. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ

- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ lá khô xuất hiện dưới tranh

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng lá khô, đọc trơn từ lá khô. GV thực hiện các bước tương tự đối với từ: chú khỉ, chợ cá.

- GV yêu cầu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

3.4. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

-Cho từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ ch, kh và hướng dẫn HS quan sát.

- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ ch, kh.

- Cho HS viết chữ ch, kh

- Cho HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS.

 

 

-HS chơi

 

-HS viết

 

-HS quan sát, trả lời.

 

-HS trả lời

-HS trả lời

-HS nói theo.

 

lắng nghe

 

 

 

-HS quan sát

 

-HS lắng nghe        

-Một số HS đọc âm ch sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

 

 

-Hs lắng nghe

 

-Hs lắng nghe

 

 

+ Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu chú, khỉ

- HS đánh vần

- Một số HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-HS tự tạo

 

-HS phân tích

 

 

 

-HS quan sát

 

 

-HS nói

-HS quan sát

 

-HS phân tích và đánh vần

 

-HS đọc

 

 

 

 

-HS đọc

 

 

-HS lắng nghe và quan sát

-Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Viết vở

- GV hướng dẫn HS tô chữ ch, kh HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- GV nhận xét và sửa bài của một số HS

6. Đọc

- Cho HS đọc thầm

- Tìm tiếng có âm ch, kh

 - GV đọc mẫu

 - Cho HS đọc thành tiếng (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV

-Cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:      

   Chị có gì?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh

- Cho HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

+Em thấy gi trong tranh?

+Theo em, cá cảnh và cả làm thức ăn có gì khác nhau?

+Em có thích nuôi cả cảnh không? Vì sao?

 - GV và HS thống nhất câu trả lời.

- Gv chia HS thành các nhóm, dựa vào nội dung đã trả lời ở trên, HS có thể trao đổi thêm về tên một số loài cá, lợi ích của chúng đối với cuộc sống của con người.

- Cho đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét.

8. Củng cố

- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm ch, âm kh.

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.

- HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.

-HS viết

-HS nhận xét

- HS đọc thầm.

- Hs tìm

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

-HS lắng nghe

-HS thực hiện

-HS thể hiện, nhận xét

-Hs lắng nghe

................................................................................................................

Tiết 3: TN&XH           Đồ dùng trong nhà (tiết 1)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS sẽ:

- Đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản trong nhà.

- Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị trong nhà.

- Nói được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà của gọn gàng, sạch sẽ.

- Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp, yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.

II. Chuẩn bị

- GV:

+ Hình trong SGK phóng to (nếu có thể)

+ 2 bộ đồ dùng để tổ chức trò chơi.

- HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể)

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.     Mở đầu: Khởi động

- GV sử dụng phần mở đầu ở SGK, đưa ra câu hỏi gợi ý để HS trả lời:

+ Trong nhà em có những loại đồ dùng nào? + Kể tên các loại đồ dùng mà em biết. Em thích đồ dùng nào nhất? Vì sao?.

- GV khuyến khích động viên và dẫn dắt vào bài học mới.

2.     Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK, đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm để hiểu được nội dung hình.

- Yêu cầu HS kể được một số đồ dùng trong gia đình, nói được chức năng của các đồ dùng, nhận biết được những đồ dùng sử dụng điện.

- GV khuyến khích HS kể, giới thiệu những loại đồ dùng khác, gợi ý để các em nói được chức năng những đồ dùng đó.

- Từ đó rút ra kết luận : Gia đình nào cũng cần có các đồ dùng để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác nhau.

Yêu cầu cần đạt: Kể được một số đồ dùng trong gia đình và chức năng của các loại đồ dùng đó.

Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận cách giữ gìn và bảo quản một số đồ dùng được thể hiện trong SGK:

+ Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào?

+ Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ?

- Khuyến khích HS kể tên một số đồ dùng khác mà các em biết và nói cách sử dụng, bảo quản các loại đồ dùng đó.

-Từ đó, GV đưa ra kết luận : Mọi người cần có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại đồ dùng trong nhà.

Yêu cầu cần đạt: Biết cách sử dụng và có ý thức giữ gìn, bảo quản một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

3. Hoạt động thực hành:

- Mục tiêu: HS nêu được tên và chức năng, chất liệu một số đồ dùng.

- Chuẩn bị: Một bộ tranh có hình các loại đồ dùng (có thể nhiều đồ dùng hơn SGK)

- Tổ chức trò chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội

+ Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội còn lại nói tên và chức năng, chất liệu của đồ dùng đó.

+ Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc

Yêu cầu cần đạt: Biết phân biệt chức năng, chất liệu của một số đồ dùng trong nhà.

4. Hoạt động vận dụng

GV gợi ý để HS nhận biết những việc làm ở hoạt động này: Bố hướng dẫn Minh cách lau quạt, mẹ hướng dẫn Minh lau đáy nồi cơm điện trước khi cắm điện).

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu ra những việc làm ở gia đình để giữ gìn đồ dùng?

+ Lợi ích của việc làm đó ?

+ Em đã làm những việc gì ?

Yêu cầu cần đạt: HS có ý thức và làm những việc phù hợp để giữ gìn đồ dùng trong nhà.

5. Hướng dẫn về nhà

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS theo dõi

- HS trả lời

-         HS lắng nghe

- HS quan sát

-HS trả lời

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận, bổ sung

- Đại diện nhóm trình bày

- HS lắng nghe, bổ sung

-         HS kể tên

-         HS lắng nghe

- HS chơi trò chơi

- HS theo dõi

- HS thực hiện chơi

- HS lắng nghe

-HS thảo luận và làm việc nhóm

-         HS nêu

-         HS lắng nghe

................................................................................................................Tiết 4: Đạo đức           Em tắm gội sạch sẽ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

+ Nêu được các việc làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ

+ Biết vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ

+ Tự thực hiện tắm, gội sạch sẽ đúng cách.

2. CHUẨN BỊ

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Chòm tóc xinh” sáng tác Hoàng Công Dụng Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.     Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Chòm tóc xinh”

GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:

Để có mái tóc sạch sẽ em cần làm gì?

HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để giữ cơ thể thơm tho, mái tóc sạch sẽ, em cần tắm gội hàng ngày.

2.     Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

- GV đặt câu hỏi theo tranh

+ Vì sao em cần tắm, gội hàng ngảy

- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt.

Kết luận: Tắm, gội hàng ngày là cách giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh, sạch sẽ, thơm tho. Khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp em tự tin, vui vẻ, thoải mái hơn.

 Hoạt động 2: Em gội đầu đúng cách

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em gội đầu theo các bước như thế nào?

Kết luận: Để gội đầu đúng cách, em cần làm theo các bước sau: làm ướt tóc, cho dầu gội lên tóc, gãi đầu với dầu gội cho thật sạch, làm sạch dầu gội bằng nước sạch và làm khô tóc.

Hoạt động 3: Em tắm đúng cách

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng

- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:

+ Em tắm theo các bước như thế nào?

-GV gợi ý:

1/ Làm ướt người bằng nước sạch và xoa xà phòng khắp cơ thể

2/ Kì cọ, làm sạch cơ thể bằng tay hoặc bông tắm.

3/ Xả lại bằng nước sạch

4/ Lau khô bằng khăn mềm

Kết luận: Để tắm đúng cách, em cần làm theo các bước trên

3.     Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ cơ thể sạch sẽ

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK

- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ cơ thể (tranh 2,3), bạn chưa biết giữ vệ sinh cơ thể(tranh 1)

Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh cơ thể của các bạn tranh 2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 1.

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội sạch sẽ

-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất

Kết luận:

Hoạt động 2: Em tắm, gội sạch sẽ hàng ngày

-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ cơ thể sạch sẽ

 Kết luận: Hãy tắm gội thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ,…

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-         HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

................................................................................................................

                           Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2023

Tiết 1,2:Tiếng Việt      Bài 15: Ôn tập và kể chuyện

I.MỤC TIÊU

    Giúp HS:

1.Năng lực

- Đọc: Nắm vững cách đọc các âm u, ư, ch, kh; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm u, ư, ch, kh hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết: Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.

- Nghe và nói: Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Đàn kiến con ngoan ngoãn, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kế lại câu chuyện.

2.Phẩm chất: Qua câu chuyện, HS cũng được bối dưỡng ý thức quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm u, ư, ch, kh; cấu tạo và cách viết các chữ ghi u, ư, ch, kh; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.

     - Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

  Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động

- Cho HS viết chữ u, ư, ch, kh

2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ

2.1. Đọc tiếng:

- GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to

tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.

- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.

2.1. Đọc từ ngữ:

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.

3. Đọc câu

Câu 1: Chị cho bé cá cờ.

- Cho HS đọc thầm cả câu, tỉm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.

GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần).

- GV đọc mẫu.

- Cho HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.

Câu 2: Dì Kha cho Hà đi chợ.

Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1.

4. Viết

- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ đỗ đỏ trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.

- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.

- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.

-HS viết

-Hs ghép và đọc

-Hs trả lời

- HS đọc

- HS đọc

-HS lắng nghe      

-HS lắng nghe

-Một số HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.

-HS lắng nghe

-HS viết

-HS nghe nhận xét

-Hs lắng nghe

TIẾT 2

5. Kể chuyện

Văn bản

CON QUẠ THÔNG MINH

    Một con quạ đang khát nước. Nó bay mãi nhưng chẳng kiếm được một giọt nào. Mệt quá, nó đậu xuống một cành cây để nghỉ. Nó nhìn thấy một cái bình ở dưới gốc cây:

   Quạ sà xuống đất, ngó vào bình và thấy trong bình có nước. Nó thò mỏ vào, nhưng nước trong bình ít quá, mỏ nó không thể tới được.

     Nhìn xung quanh, qua thấy những viên sỏi nhỏ. Nó thử lấy mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình và thấy nước dâng lên một chút. Nó tiếp tục gắp những viên sỏi khác thả vào bình.

     Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Quạ tuông thoả thích rồi bay lên cây nghỉ ngơi.

                             (Theo I. La Fontaine)

5.1. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời

-Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.

-Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.

Đoạn 1: Từ đầu đến ở dưới gốc cây. GV hỏi HS:

1. Quạ thấy gì ở dưới gốc cây?

Đoạn 2: Từ Quạ sà xuống đất đến không thể tới được. GV hỏi HS:

2. Quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao?

Đoạn 3: Từ Nhìn xung quanh đến gắp những viên sỏi khác thả vào bình, GV hỏi HS:

3. Quạ đã nghĩ ra điều gì?

Đoạn 4: Từ Chẳng bao lâu đến hết. GV hỏi HS:

4. Cuối cùng, quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao?

- GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phủ hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. 5.2. HS kể chuyện

-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.

6. Củng cố

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Con quạ thông minh. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại.

-Hs trả lời

Hs trả lời

-Hs trả lời

-Hs trả lời

-HS kể

-HS lắng nghe

................................................................................................................

Tiết 3: Toán                 So sánh số (tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển các kiến thức.

- Nhận biết được các dấu  >, <, =

- Sử dụng được các dấu khi >, <. = khi so sánh hai số

- Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10( ở các nhóm có không quá 4 số)

- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhất

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1 : Lớn hơn, dấu >

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài :

 

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá

     - GV hỏi: Đố các em con vịt kêu thế nào?

     - GV: Hôm nay chúng ta sẽ học cách so sánh số lớn hơn với những chú vịt nhé.

-         GV cho HS đếm số vịt ở hình bên trái và hình bên phải để giải thích về con số ở cạnh mỗi hình

-         Yêu cầu HS so sánh số vịt 2 bên ở mỗi hình vẽ ( dùng cách ghép tương ứng 1-1)

-         GV kết luận về số vịt của mỗi bên , như vậy 4 lớn hơn 3)

-         HD HS viết phép so sánh : 4 > 3 vào vở

-         GV làm tương tự với hình quả dưa

 

 

-HS trả lời

 

- HS đếm số vịt

 

 

 

-HS so sánh bằng cách ghép tương ứng

 

-         HS viết vào vở

 

 

3.Hoạt động

* Bài 1: Tập

- GV nêu yêu cầu của bài.

- HD HS viết dấu > vào vở

- GV cho HS viết bài

- HS nhắc lại

- HS viết vào vở

* Bài 2:

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV  hướng dẫn lần lượt cách thử để tìm ra đáp án đúng

- Gv nhận xét , kết luận

 

- HS nhắc lại y/c của bài

- HS quan sát 

- HS nêu miệng

- HS nhận xét bạn

Bài 3:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         HD HS đếm số sự vật có trong hình:

H1: Kiến; H2: Cây; H3: Cò: H4: Khỉ và  hươu cao cổ

-         Yêu cầu HS nêu số con trong ô vuông rồi nêu dấu lớn hơn trong ô trởn giữa.

-         GV nhận xét, kết luận

-         HS nêu

-         HS trả lời

-         HS nêu

Bài 4:

-         Nêu yêu cầu bài tập

-         HD HS tìm đường đi bằng bút chì

-         GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện

-         GV nhận xét, kết luận

-         HS nêu

-         HS thực hiện

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất hoặc ít nhât

 

................................................................................................................Tiết 4: TN&XH       Đồ dùng trong nhà (tiết 2)

Tiết 2

1.     Mở đầu: Khởi động 2.     Hoạt động khám phá

3. Hoạt động thực hành

4 Hoạt động vận dụng

5. Đánh giá

6. Hướng dẫn về nhà

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: Gà trống, mèo con và cún con

- 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- Hỏi đáp theo cặp về các bộ phận của con vật mà mình chưa biết.

- Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó. (đầu, mình và cơ quan di chuyển)

- Nhận xét, bổ sung.

- Theo dõi video

................................................................................................................

Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt lớp

Dạy an toàn giao thông (bài 3)

LÀM QUEN VỚI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG

Ngày dạy:……………………….

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

- GDHS chủ đề 1 “Chào năm học mới”, làm quen với sinh hoạt sao nhi đồng

- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

-         GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

-         HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy – học:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1 phút

 

10 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8 phút

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 phút

 

 

 

 

 

 

 

1 phút

1.Ổn định tổ chức:

- GV  mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.

- Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

- CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

- CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện.

- Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.

- CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

3. Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề

Hoạt động 1: Thành lập sao nhi đồng

v Bước 1: Giới thiệu – làm quen

-GVCN nêu mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Sao nhi đồng

-Giới thiệu các anh, chị PTS của lớp.

v Bước 2: Chia lớp thành các Sao

-GV tuyên bố: Mỗi tổ là một Sao

-GV phân công các anh, chị phụ trách về các Sao

Hoạt động 2: Sinh hoạt sao buổi đầu tiên

Các sao sinh hoạt độc lập, GV quan sát, hỗ trợ khi cần

-Anh/ chị PTS chọn địa điểm trong sân, HD các em ngồi vòng tròn

-Anh/ chị PTS tự giới thiệu tên, lớp học của mình. 

Tổ chức sinh hoạt Sao theo 4 bước

v Bước 1: Bầu trưởng sao

v Bước 2: Đặt tên sao

v Bước 3: Học lời hứa của nhi đồng

v Bước 4: Triển khai chương trình luyện đội viên hạng dự bị

Tổng kết:

-Anh/ chị PTS nhắc nhử các em về nhà”

+Ôn lại bài hát Nhanh bước nhanh nhi đồng, Sao vui của em

+Học thuộc và thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy

+Thực hiện lời hứa của nhi đồng

+Dán nội dung rèn luyện theo chuyện hiệu hạng dự bị tại góc học tập và thực hiện.

-Phát nội dung rèn luyện cho các em, nhắc khi về nhà dán tại góc học tập, nhờ bố mẹ, anh chị hướng dẫn cách rèn luyện

ĐÁNH GIÁ

a)    Cá nhân tự đánh giá

-GV hướng dẫn HS tự đánh giá em đã xác định được những thói quen chưa phù hợp và khắc phục, thay đổi thói quen đó theo các mức độ dưới đây:

-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu

+Xác định được thói quen chưa phù hợp trong giờ học, giờ chơi

+Khắc phục, thay đổi thói quen

-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu nhưng chưa thường xuyên

-Cần cố gắng: Chưa thực hiện được các yêu cầu trên

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

-Xác định được thói quen chưa phù hợp trong giờ  học, giờ chơi

-Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách  nhiệm, … hay không

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4.Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

 

-HS hát một số bài hát.

 

 

 

 

 

-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.

 

 

 

 

- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.

 

 

 

- HS nghe.

 

 

 

- HS nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các ban thực hiện theo CTHĐ.

- Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

 

 

 

 

 

 

- Trưởng ban lên báo cáo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS vỗ tay đón chào anh, chị

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

-Lần lượt từng em trong Sao giới thiệu tên, tuổi của mình

-HS tham gia sinh hoạt sao

 

 

 

-HS lắng nghe, thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS tự đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS đánh giá lẫn nhau

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

-HS lắng nghe

 

 

 

Các tin khác