Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 31 LƠP 1/2.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 31 - Từ ngày: 17/4/2023 đến ngày: 22/4/2023
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 17/4 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-TĐ |
Tia nắng đi đâu? |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
TV-TĐ |
Tia nắng đi đâu? |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
Toán |
Các ngày trong tuần |
Giáo án điện tử |
|||
Chiều |
6 |
TV |
Luyện tập tuần 31 |
|||
7 |
TV |
Luyện tập tuần 31 |
||||
8 |
Luyện tập TV |
|||||
3 18/4 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Trong giấc mơ buổi sáng |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Trong giấc mơ buổi sáng |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Luyện tập Toán |
|||||
4 |
||||||
4 19/4 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Ngày mới bắt đầu |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Ngày mới bắt đầu |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Tiếng Anh |
|||||
4 |
Toán |
Các ngày trong tuần |
Giáo án điện tử |
|||
5 |
HĐTN (2) |
Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên |
Giáo án điện tử |
|||
5 20/4 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Ngày mới bắt đầu |
||
2 |
TV-TĐ |
Ngày mới bắt đầu |
||||
3 |
Đạo đức |
Bài 27: Phòng, tránh thương tích do ngã |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
TN&XH |
Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe |
Giáo án điện tử |
|||
6 21/4 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Hỏi mẹ |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Hỏi mẹ |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Toán |
Các ngày trong tuần |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
TN&XH |
Cùng khám phá bầu trời |
Giáo án điện tử |
|||
Chiều |
6 |
Luyện tập TV |
Thực hành Tiếng Việt |
|||
7 |
Thư viện |
|||||
8 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần Lập kế hoạch tuần tới |
TUẦN 31
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Tia nắng đi đâu?
I.MỤC TIÊU
Hình thành năng lực, phẩm chất
1.Phát triển kĩ năng đọc: Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung bài thơ, nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần, thuộc lòng một số khổ thơ, cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ, quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: Thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: Tình yêu đối với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và các câu hỏi
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu ? nghĩa của một số từ khó trong bài thơ( sực nhớ, ngẫm nghĩ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2.Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động(4-5’) GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Trong tranh, em thấy tỉa nắng ở đâu? b. Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao?) Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đâu? 2. Đọc ( 29-30’) GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (nắng, dậy, là, lòng tay, sực nhớ, lặng ỉmỴ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cẩn dùng thuật ngữ “nhịp thơ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được “nhịp thơ” một cách tự nhiên). - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sực nhớ: đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điểu gì; ngẫm nghĩ: nghĩ kĩ và lâu). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3.Tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau(4-5’) GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau. HS viết những tiếng tìm được vào vở. GV yêu cẩu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời (sáng - đang, dậy - thấy, ai - bài). |
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 1.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt. HS đọc từng khổ thơ theo nhóm
- HS đọc bài ĐT ( CN- CL) - HS làm việc nhóm: tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau: (sáng- đang, dậy - thấy, ai - bài). |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu? b. Theo bé, buổi tối, tỉa nắng đi đâu? c. Theo em, nhà nắng ở đâu? - Y/c HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. -GV và HS thống nhất câu trả lời (a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tỉa nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây; b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ; c. Câu trả lời mở). 5.Học thuộc lòng (9-10’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối. - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. 6.Vẽ bức tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ (9-10’) - Vẽ ông mặt trời + Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở. + HS nhận xét bài vẽ của nhau. Nói vê bức tranh em vẽ. + GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: - Em vẽ ông mặt trời màu gì? - Ông mặt trời em vẽ có hình gì? - Em vẽ những gì xung quanh ông mặt trời? + HS chia nhóm nói về ông mặt trời (có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý): từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý. + Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét. 7.Củng cố (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vê bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS |
- HS làm việc nhóm; đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tỉa nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây. b. Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ. - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở.
-Từng HS trong nhóm nói về ông mặt trời trong bức tranh của mình. - Đại diện một vài nhóm nói trước lớp |
...............................................................................................................................
Tiết 4: Toán Các ngày trong tuần
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày.
- Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai”.
2. Phát triển năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Các bông hoa (BT3), chiếc đồng hồ (HĐ 4).
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thờigian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
11 phút
15 phút
5 phút |
1. Hoạt động 1: Khởi động: Hát bài : Cả tuần đều ngoan.
- Các em vừa thể hiện xong bài hát gì? - Trong bài hát có những ngày nào ? - Và trong những ngày đó bé đi học như thế nào ? - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Khám phá: Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để TLHC: + Trong tuần em đi học vào những ngày nào ? + Em được nghỉ học những ngày nào? - Gọi một số cặp đứng tại chỗ hỏi và trả lời. - Nhóm khác nghe và nhận xét. - GV giới thiệu cho HS về các ngày trong một tuần lễ. - Vào các ngày cụ thể (thứ hai, thứ ba,….) em đã làm những gì? Các hoạt động của mình có giống hoạt động của các bạn trong tranh không? - GV kết luận: + Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. + Thứ hai là ngày đầu tuần, chủ nhật là ngày cuối tuần. - GV giới thiệu về hôm nay, ngày mai và hôm qua. + Lấy ngày hôm nay làm mốc. + Ngày sau ngày hôm nay là ngày mai. + Ngày trước là ngày hôm nay là hôm qua. - GV hỏi HS về buổi học ngày hôm nay, và gợi ý hướng dẫn HS xác định về ngày mai, hôm qua. 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày. - Yêu cầu các nhóm khác nghe và nhận xét. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày nào trong tuần? - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày nào trong tuần? - GV nhận xét và tuyên dương. - GV giáo dục HS về việc trồng và chăm sóc cây. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Quan sát tranh và mô tả bức tranh để thấy được sự thay đổi của cây theo từng ngày. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu. - Gọi đại diện nhóm trả lời. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, sửa sai (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Thứ ba, thứ năm. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trò chơi: Tiếp sức - Cách chơi: GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. HS lần lượt nối tiếp nhau lên bảng viết đúng thứ vào những dấu hỏi chấm trên mỗi bông hoa. Trong thời gian 2 phút nhóm nào làm đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - Phần thưởng: Nhóm thắng sẽ được nhóm thua cuộc hát tặng một bài hát. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên tham gia trò chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Chiếc đồng hồ kì diệu - Cách chơi: Đọc các thứ trong tuần, GV cho HS quay chiếc đồng hồ cho đến khi chiếc đồng hồ dừng lại và kim chỉ vào thứ mấy HS sẽ đọc to thứ đó lên. - GV tổ chức trò chơi. - HSNX – GV kết luận. - NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại bài. - Xem bài giờ sau. |
- HS hát - HS nghe và trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - Trong tuần em đi học vào những ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. - Em được nghỉ học những ngày thứ bảy, chủ nhật. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét. - HS nghe. - HS TLCH. - HS lắng nghe. - HS nghe. - HS nghe và trả lời - HS đọc yêu cầu BT. - Hs quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm 2 và mô tả trạng thái của cây đậu thần qua từng ngày. - Các nhóm khác nghe và NX. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt nảy mầm vào ngày thứ hai trong tuần. - Cây đậu thần của bạn Rô-bôt ra hoa vào ngày thứ sáu trong tuần. - HS nghe. - 2 HS đọc. - HS quan sát và trả lời cá nhân - HS thảo luận nhóm 2 để tìm ngày còn thiếu. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc. - Đọc tên các ngày còn thiếu trên mỗi bông hoa. - HS nghe luật chơi. - HS tham gia trò chơi. - HS nghe. - HS tham gia chơi. |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Trong giấc mơ buổi sáng
I.MỤC TIÊU
Hình thành năng lực, phẩm chất
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với thiên nhiên,
có cảm xúc trước những đổi thay của đời sống xung quanh; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đê đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng-, nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (thảo nguyên, ban mai) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Kiến thức đời sống
GV nắm được đặc điểm của mặt trời buổi sáng là thường chiếu những tia nắng vàng; đặc điểm của thảo nguyên là nhiều cây cỏ, hoa lá; dòng sông phản chiếu những tia nắng buổi sáng thường chuyển sang màu trắng bạc.
Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2.Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói vê một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Bạn nhỏ đang làm gì? b. Em có hay ngủ mơ không? Em thường mơ thấy gì?) + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng. 2.Đọc ( 24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sáng, nắng, nơi, lạ, sông, chảy tràn, dòng, sữa, trắng). + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “nhịp thơ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được “nhịp thơ” một cách tự nhiên). - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (thảo nguyên: vùng đất cao, bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai: buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau(4-5’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng cùng vần với nhau. - HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời (trời - nơi, sông - hổng - trống, tai - bài, trắng - nắng). |
HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1 - HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. - HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ - HS đọc : cá nhân- cả lớp - HS làm việc nhóm - HS viết những tiếng tìm được vào vở: trời - nơi, sông - hổng - trống, tai - bài, trắng - nắng |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi (9-10’) GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gì? b. Bạn nhỏ thấy gì trên thảo nguyên? c. Bạn nhỏ nghe thấy gì trong giấc mơ?. HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời 5.Học thuộc lòng(9-10’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối. GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dẩn. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. 6.Nói về một giấc mơ của em (9-10’) GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: - Em có hay nằm mơ không? - Trong giấc mơ em thấy những điều gì? Em thích mơ thấy điều gì? - Vì sao em thích mơ thấy điều đó? - HS chia nhóm có thể nói vê điều mình thích gặp trong giấc mơ (có thể theo gợi ý hoặc không theo gợi ý). Từng HS trong nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ hoặc chia theo nhóm đôi và hỏi - đáp theo câu hỏi gợi ý. - Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét. 7.Củng cố( 4-5’) GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS |
- HS làm việc nhóm - HS trình bày câu trả lời. a. Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời mang túi đầy hoa nắng và trải hoa vàng khắp nơi. b. Bạn nhỏ thấy rất nhiều loài hoa lạ trên thảo nguyên mang tên bạn lốp mình. c. Bạn nhỏ nghe thấy trong giấc mơ lời của chú gà trống gọi bạn nhỏ dậy học bài.) - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối. - HS hoạt động theo nhóm - Từng HS trong nhóm nói về điều mình thích gặp trong giấc mơ. - Đại diện một vài nhóm nói trước lớp. - HS nhắc lại những nội dung đã học |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ngày mới bắt đầu
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (17-18’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh, GV yêu cầu - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (16-17’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. +Tranh vẽ ai, vào khoảng thời gian nào, mọi người đang làm gì? + Liên hệ với buổi sáng trong gia đình em? Lưu ý cho HS dùng các từ ngữ gợi ý: buổi sáng, bố, mẹ và em. Tranh chỉ là những gợi ý ban đầu. HS có thể tự do phát triển lời nói cá nhân về buổi sáng trong gia đình em). - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS và GV nhận xét. |
- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. a. Những tia nắng buổi sáng mở đẩu một ngày mới b. Mấy chú chim chích choè đang hót vang trên cành cây.
- HS quan sát tranh. - HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh. - HS trình bày kết quả nói theo tranh.
|
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7.Nghe viết (14-15’) - GV đọc to cả đoạn văn. {Nắng chiếu vào tổ chim. Chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong. Ong bay đi kiếm mật. Nắng chiếu vào nhà, gọi bé thức dậy đến trường.) - GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. - GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ {Nắng chiểu vào tổ chim./ Chim bay ra khỏi tổ,/ cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong./ Ong bay đi kiếm mật./ Nắng chiểu vào nhà,/gọi bé thức dậy đến trường.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Ngày mới bắt đấu từ ngữ có tiếng chứa vần /ểu, iu, uông, uôn(9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iu, uông, uôn. - HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. - Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 9.Hát một bài và cùng nhau vận động theo nhịp điệu của bài hát( 6-7’) - GV có thể chiếu phần lời bài hát lên bảng hoặc dùng các phương tiện phù hợp khác. - GV hát minh hoạ hoặc mở băng. HS hát theo. - Cả lớp đứng dậy, vừa hát vừa làm các động tác thể dục, vận động cho khoẻ người. - HS nói cảm nhận về hoạt động này: cảm thấy vui, khoẻ, thích tập thể dục,... 10.Củng cố (3-4’) - GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính (GV nhấn mạnh lợi ích của việc dậy sớm và tập thể dục; khuyến khích HS dậy sớm và tập thể dục thường xuyên). - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
|
- HS lắng nghe
- HS ngồi đúng tư thế nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iu, uông, uôn…
- HS đánh vần, đọc trơn - Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS hát và nói cảm nhận về hoạt động này: cảm thấy vui, khoẻ, thích tập thể dục,... - HS nhắc lại những nội dung đã học. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Các ngày trong tuần
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ. Một tuần lễ có 7 ngày.
- Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “ hôm nay”, “hôm qua”, “ ngày mai”.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.
-Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
-Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
-Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Các đồ dùng, vật liệu để thực hiện bài tập nhóm.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||
4 phút
26 phút
5 phút |
1. Hoạt động 1: Khởi động: -GV nói: Bây giờ chúng mình sẽ đứng lên vừa đi vừa hát bài hát “Cả tuần đều ngoan”. + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về những ngày nào trong tuần? -GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1:Tìm đường về nhà. -GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV dẫn dắt bài: Bạn ốc sên bị quên đường về nhà. Chúng ta cần tìm đường về nhà cho bạn ốc sên. Con đường này rất đặc biệt. Nó phải đi qua tất cả những viên đá, nhưng mỗi viên đá chỉ được đi qua 1 lần. -Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 và tìm đáp án đúng theo yêu cầu bài tập. -GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác. * Bài 2: Xem thời khóa biểu của bạn Rô-bốt rồi trả lời. -GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -GV cho HS đọc nối tiếp cột nội dung các ngày. - Gv mời HS đọc yêu cầu a/ Ro-bốt học những mộn học gì trong ngày thứ ba? -GV mời HS trả lời cá nhân. -GV nhận xét. - Gv mời HS đọc yêu cầu b/.Rô bốt học Tiếng việt vào những ngày nào trong tuần? -GV hướng dẫn HS cách quan sát Thời Khóa biểu để tìm những ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào phiếu nhóm bằng cách đánh dấu vào các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt theo bảng sau:
-GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác. * Bài 3: Rô bốt đi du lịch. Hành trình đi du lịch của rô bốt qua các địa điểm 1-2-3-4-5-6-7 -GV chiếu bảng đồ lên bảng cho HS quan sát. -Gv đặt câu hỏi gợi ý: +Bức tranh mô tả gì? +Em thấy những gì trên bức tranh? -GV giải thích cụ thể: “”Từ thứ hai, bạn Rô bốt bắt dầu chuyến du lịch xuyên Việt trong 1 tuần qua 7 địa điểm. Địa điểm đầu tiên mà bạn Rô bốt chọn trong chuyến đi là Cao Bằng.”” -Gv lưu ý HS xác định ngày trong tuần tương ứng với số hiệu các địa điểm. 1(thứ hai) – 2 (thứ ba) – 3 (thứ tư) – 4 (thứ năm) – 5 (thứ sáu) – 6 (thứ bảy) – 7 (chủ nhật) -Gv gọi HS đọc các câu hỏi : a/.Thứ ba, Rô bốt ở đâu? b/.Thứ mấy Rô bốt ở Đà Nẵng? c/. Rô bốt kết thúc hành trình vào ngày nào trong tuần? -Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời tương ứng. -GV mời Đại diện các nhóm lên trình bày. -GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: -Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài mới |
- HS lắng nghe -HS trả lời “Cả tuần đều ngoan” -HS trả lời: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. - HS lắng nghe -HS quan sát -HS đọc to. - HS lắng nghe -HS thảo luận nhóm 5 -Đại diện nhóm lên trình bày. - HS lắng nghe -HS quan sát -HS đọc to. -Hs đọc nối tiếp. -HS đọc to. -HS trả lời cá nhân. +lắp ghép hình, máy tính, bay. - HS lắng nghe -HS đọc to. -HS quan sát TKB -HS thảo luận nhóm và tìm các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt. -Đại diện nhóm lên trình bày. Thứ hai, thứ tư, thứ sáu - HS lắng nghe -HS quan sát - HS lắng nghe -HS trả lời - HS lắng nghe -HS đọc to -HS thảo luận nhóm -HS lên trình bày a/.Hà Nội b/. Thứ năm c/.Chủ nhật -HS nêu - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………….
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm : Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:- Nhận biết được các việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống.
II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Thiết bị hát nhạc, một số bài hát về thiên nhiên phù hợp với học sinh lớp 1 như: Em yêu cây xanh (Sáng tác: Hoàng Văn Yến ); Lý cây xanh (Dân ca Nam bộ, lời: Lư Nhất Vũ – Lê Giang) .... Học sinh: Sưu tầm một số bài hát về thiên nhiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
4’ |
1. KHỞI ĐỘNG
- GV mở thiết bị hát nhạc bài hát về thiên nhiên để dần nhập vào chủ đề. |
- HS tham gia hát theo nhạc |
|
15’ |
2. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Việc làm đó có lợi ích gì? * Bước 1: Làm việc cá nhân - Cho HS trình bày kết quả thảo luận - Các bạn trong tranh đang làm gì? - Việc làm đó có lợi ích gì? * Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để giải thích tác dụng của những việc làm: + Tại sao phải trồng và chăm sóc cây xanh? + Có nên tùy tiện bẻ cành, hái hoa không? Vì sao? + Có nên vứt rác bừa bãi không? Vì sao? * Bước 3: Làm việc chung cả lớp - GV cho HS chia sẻ về tác dụng của những việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - GV bổ sung và điều chỉnh nội dung: Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Không tùy tiện bẻ cành hái hoa. Không vứt rác bừa bãi là những việc làm cần thiết để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. |
- HS quan sát tranh thảo luận cùng bạn để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HS trình bày. - Các bạn trong tranh đang làm hàng rào - Để bảo vệ cây con. - HS thảo luận cặp đôi: + Vì cây xanh cho ta bóng mát, cho gỗ, cho quả, giúp môi trường trong lành, tốt cho sức khỏe, ... + Em không nên bé cành, hái hoa. Vì sẽ làm hỏng cây, mất vẻ đẹp của hoa. + Em không nên vứt rác bữa bãi, vì sẽ làm môi trường bẩn, không tốt cho sức khỏe - Các nhóm chia sẻ trước lớp, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung: Em nên trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây, giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp, không vứt rác bừa bãi, ... - HS theo dõi |
|
14’ |
3. THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Kể những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - GV yêu cầu HS kể những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên theo gợi ý: + Em đã làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên? + Em cảm thấy như thế nào khi làm những việc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên? - Cho HS trình bày trước lớp - GV và HS nhận xét. - GV chốt nội dung, tuyên dương một số HS kể tốt. |
- HS kể trong nhóm - HS trình bày kết quả thảo luận + Em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Trồng cây, tưới nước, bón phân, ...... + Em rất vui khi làm những việc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - HS lắng nghe - HS theo dõi |
|
2’ |
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị bài sau |
- HS lắng nghe - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ngày mới bắt đầu
I.MỤC TIÊU
Hình thành năng lực, phẩm chất
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với cuộc sống và những chuyển động hằng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật đến sinh hoạt của con người; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm của VB miêu tả (tả cảnh và các hoạt động của một số loài vật gần gũi với đời sống hằng ngày của con người) và nội dung VB Ngày mới bắt đầu.
GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (tinh mơ, lục tục) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Kiến thức đời sống
GV có được kiến thức thực tế vê hoạt động đặc trưng vào buổi sáng của con người và một sò loài vật.
Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2.Học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động(4-5’) Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: a. Em thấy những gì trong tranh? b. Cảnh vật và con người trong tranh như thế nào? (Có thể chiếu clip đã chuẩn bị, clip phải vui nhộn để HS hiểu buổi sáng thường được bắt đầu với năng lượng dồi dào nhất.) + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời sau đó dẫn vào bài đọc Ngày mới bắt đầu. 2.Đọc ( 29-30’) GV đọc mẫu toàn VB. -HS đọc câu + Một số HS đọc nòi tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (tinh, chiếu, chuồng, kiếm,...). + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Buổi sáng tinh mơ,/ mặt trời nhô lên đỏ rực. Những tia nắng/ toả khắp nơi,/ đánh thức mọi vật.) - HS đọc đoạn + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (tỉnh mơ’, sáng sớm, trời còn mờ mờ; lục tục: tiếp theo nhau một cách tự nhiên, không phải theo trật tự sắp xếp từ trước). + HS đọc đoạn theo nhóm. -HS và GV đọc toàn VB + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- Trong giấc mơ buổi sáng - HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi - Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. a. Tranh buổi sáng, hoa cỏ đẫm sương, mọi người tập thể dục. b. Cảnh vật và con người trong tranh tươi vui, đầy sức sống,...), - HS lắng nghe HS đọc câu - HS đọc nòi tiếp từng câu lần 1. - HS đọc nòi tiếp từng câu lần 2. - HS đọc đoạn - HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. - HS lắng nghe - HS đọc đoạn theo nhóm - HS đọc bài cá nhân |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. a. Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật? b. Sau khi thức giấc, các con vật làm gì? c. Bé làm gì sau khi thức dậy?) -HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và câu trả lời cho từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời - Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần). 4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3(18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở {Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật; Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình a. Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật. b. Sau khi thức giấc, chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót; ong bay đi kiếm mật; gà mẹ dẫn con đi kiếm mồi. c. Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đền trường.
- HS viết câu trả lời vào vở: Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật; Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường.
|
………………………………………………………………………..
Tiết 3: Đạo đức Phòng, tránh thương tích do ngã
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể gây ra thương tích do ngã.
- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của việc bị ngã.
- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh thương tích
do ngã.
III. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Đi tới trường” - sáng tác: Đức Bằng),... gắn với bài học “Phòng, tránh thương tích do ngã”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Đi tới trường" - GV bật bài hát “Đi tới trường” hoặc bắt nhịp để HS hát theo bài hát này. - GV đặt câu hỏi: Hằng ngày, các em đi tới trường như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Em cần đi cần thận để tránh bị ngã, em cũng cần học cách phòng, tránh thương tích do ngã. 2. Khám pháNhận biết những tình huống có thể dẫn đến thương tích do ngã và hậu quả của nó - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK). - GV nêu yêu cầu: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ngã và hậu quả của nó. Em cần làm gì để phòng, tránh thương tích do ngã? - GV gợi ý các nguyên nhân gây ngã: trèo cây, đùa nghịch khi đi cầu thang, leo trèo trên bậu cửa, chạy đùa dưới sân ướt,... - Việc bị ngã sẽ khiến em có thể bị tổn thương: xước tay, chân; chảy máu; gãy tay, chân,... chấn thương các bộ phận cơ thể gây tổn hại đến sức khoẻ. Kết luận: Không trượt trên tay vịn cầu thang, không đứng, ngồi trên bậu cửa sổ, 3. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm - GV yêu cầu HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK. - GV giới thiệu về từng tình huống và hỏi về những hành động nên làm và không - GV gợi ý các tình huống không nên làm: + Tranh 1: Đuổi nhau trong khu vực xây dựng nhiều cát, sỏi + Tranh 2: Đùa nghịch khi đi thang cuốn + Tranh 3: Ngồi trên lưng trâu giục trâu chạy/Muốn được lên lưng trâu như anh - GV gợi ý các tình huống nên làm: + Tranh 4: Dắt trâu sát lê đường + Tranh 5: Mặc đồ bảo hộ, đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao + Tranh 6: Đứng ngay ngắn, không đùa nghịch khi đi thang cuốn. Kết luận: Để phòng, tránh thương tích do ngã, chúng ta cần làm theo các bạn trong tranh 4, 5 và 6; không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 3. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh thương tích do ngã. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh thương tích do ngã. 4. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV giới thiệu tranh tình huống: + Tranh 1: Minh rủ Nam vào một ngôi nhà đang xây dựng chưa có lan can và tường bảo vệ trên cao để chơi trốn tìm. + Tranh 2: Mai trèo lên cây để lấy chiếc diều bị mắc. - GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Các bạn không nên làm thế vì rất nguy hiểm. 2/ Các bạn nên chọn chỗ chơi an toàn. 3/ Mai ơi, đừng trèo cây, bạn nên nhờ người lớn lấy giúp! - GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất. Kết luận: Chúng ta không nên leo trèo, không chơi ở những nơi nguy hiểm. Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh thương tích do ngã - HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh thương tích do ngã. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh thương tích do ngã (không leo trèo, cần thận khi đi lại trên sàn ướt, đội mũ bảo hiểm và mang đồ bảo vệ khi chơi thể thao,...) trong các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập. Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh thương tích do ngã để đảm bảo an toàn cho Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………
Tiết 4: TN&XH Ôn tập chủ đề: Con người và sức khỏe …………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Hỏi mẹ
I.MỤC TIÊU
Hình thành năng lực, phẩm chất
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vẩn; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với thiên nhiên; ham thích học hỏi, khám phá thế giới xung quanh; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Hỏi mẹ; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (nhuộm, trảng rằm, Cuội) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Kiến thức đời sống
GV nắm được một vài đặc điểm của một số hiện tượng thiên nhiên xung quanh mà HS quan sát được như gió, trăng, sao, bầu trời.
GV nắm được một số tri thức dân gian liên quan đến sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa.
2.Học sinh
Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động(4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điểu thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Em nhìn thấy những gì trong tranh? b. Hãy nói về một trong những điều em thấy?) + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Hỏi mẹ. 2. Đọc ( 24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (gió, trời xanh, trăng rằm, chăn trấu, lắm, nên, lên,...). + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. (GV chưa cần dùng thuật ngữ “nhịp thơ”, chỉ giúp HS đọc theo và từng bước cảm nhận được “nhịp thơ” một cách tự nhiên). - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (nhuộm-, làm thay đổi màu sắc bằng thuốc có màu; trăng rằm-, trăng vào đêm 15 âm lịch hằng tháng; Cuội: nhân vật cổ tích, ngồi gốc cây đa trên cung trăng). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, - HS đọc cả bài thơ 3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau(4-5’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. - HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cẩu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời |
- Ngày mới bắt đầu - HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi
- HS lắng nghe - HS đọc từng dòng thơ - Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1 HS đọc từng khổ thơ - Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. - HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. - HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. - HS viết những tiếng tìm được vào vở : trời - ơi, phải - mãi, không - công, gió - to. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. a. Bạn nhỏ có những thắc mắc gì? b. Theo bạn nhỏ, vì sao chú phỉ công bay ỉên thâm Cuội?
c. Em muốn biết thêm điều gì về thiên nhiên?) - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Bạn nhỏ thắc mắc: vì sao có gió, vì sao hầu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm tròn to, vì sao Cuội phải chăn trâu mãi,...; b. Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn; c. Câu trả lời mở) 5.Học thuộc lòng (9-10’) -GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu cả bài thơ. - Một HS đọc thành tiếng bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ. 6. Quan sát tranh và nói về một hiện tượng thiên nhiên (9-10’) GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: - Em nhìn thấy những hiện tượng thiên nhiên nào trong bức tranh? - Em biết gì về những hiện tượng thiên nhiên đó? Hiện tượng thiên nhiên mà em muốn nói là hiện tượng gì? - Em nhìn thấy hiện tượng đó ở đâu, vào lúc/ mùa nào? - Hiện tượng đó có những đặc điểm gì? 7. Củng cố (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vê bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. - Một số HS trình bày câu trả lời a. Bạn nhỏ thắc mắc: vì sao có gió, vì sao hầu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm tròn to, vì sao Cuội phải chăn trâu mãi,...; b. Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn. - Một HS đọc thành tiếng bài thơ. - HS thuộc lòng bài thơ. - HS nói về một hiện tượng thiên nhiên đã thấy + HS chia nhóm, trao đổi vê một hiện tượng thiên nhiên. + Đại diện một vài nhóm nói trước lớp, các bạn nhận xét. - HS nhắc lại những nội dung đã học. |
………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Toán Các ngày trong tuần
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ. Một tuần lễ có 7 ngày.
- Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “ hôm nay”, “hôm qua”, “ ngày mai”.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.
-Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
-Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
-Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Các đồ dùng, vật liệu để thực hiện bài tập nhóm.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||
4 phút
26 phút
5 phút |
1. Hoạt động 1: Khởi động: -GV nói: Bây giờ chúng mình sẽ đứng lên vừa đi vừa hát bài hát “Cả tuần đều ngoan”. + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về những ngày nào trong tuần? -GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1:Tìm đường về nhà. -GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV dẫn dắt bài: Bạn ốc sên bị quên đường về nhà. Chúng ta cần tìm đường về nhà cho bạn ốc sên. Con đường này rất đặc biệt. Nó phải đi qua tất cả những viên đá, nhưng mỗi viên đá chỉ được đi qua 1 lần. -Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 và tìm đáp án đúng theo yêu cầu bài tập. -GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác. * Bài 2: Xem thời khóa biểu của bạn Rô-bốt rồi trả lời. -GV chiếu bài lên bảng cho HS quan sát. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -GV cho HS đọc nối tiếp cột nội dung các ngày. - Gv mời HS đọc yêu cầu a/ Ro-bốt học những mộn học gì trong ngày thứ ba? -GV mời HS trả lời cá nhân. -GV nhận xét. - Gv mời HS đọc yêu cầu b/.Rô bốt học Tiếng việt vào những ngày nào trong tuần? -GV hướng dẫn HS cách quan sát Thời Khóa biểu để tìm những ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào phiếu nhóm bằng cách đánh dấu vào các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt theo bảng sau:
-GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác. * Bài 3: Rô bốt đi du lịch. Hành trình đi du lịch của rô bốt qua các địa điểm 1-2-3-4-5-6-7 -GV chiếu bảng đồ lên bảng cho HS quan sát. -Gv đặt câu hỏi gợi ý: +Bức tranh mô tả gì? +Em thấy những gì trên bức tranh? -GV giải thích cụ thể: “”Từ thứ hai, bạn Rô bốt bắt dầu chuyến du lịch xuyên Việt trong 1 tuần qua 7 địa điểm. Địa điểm đầu tiên mà bạn Rô bốt chọn trong chuyến đi là Cao Bằng.”” -Gv lưu ý HS xác định ngày trong tuần tương ứng với số hiệu các địa điểm. 1(thứ hai) – 2 (thứ ba) – 3 (thứ tư) – 4 (thứ năm) – 5 (thứ sáu) – 6 (thứ bảy) – 7 (chủ nhật) -Gv gọi HS đọc các câu hỏi : a/.Thứ ba, Rô bốt ở đâu? b/.Thứ mấy Rô bốt ở Đà Nẵng? c/. Rô bốt kết thúc hành trình vào ngày nào trong tuần? -Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời tương ứng. -GV mời Đại diện các nhóm lên trình bày. -GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: -Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài mới |
- HS lắng nghe -HS trả lời “Cả tuần đều ngoan” -HS trả lời: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. - HS lắng nghe -HS quan sát -HS đọc to. - HS lắng nghe -HS thảo luận nhóm 5 -Đại diện nhóm lên trình bày. - HS lắng nghe -HS quan sát -HS đọc to. -Hs đọc nối tiếp. -HS đọc to. -HS trả lời cá nhân. +lắp ghép hình, máy tính, bay. - HS lắng nghe -HS đọc to. -HS quan sát TKB -HS thảo luận nhóm và tìm các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt. -Đại diện nhóm lên trình bày. Thứ hai, thứ tư, thứ sáu - HS lắng nghe -HS quan sát - HS lắng nghe -HS trả lời -HS thảo luận nhóm
-HS lên trình bày a/.Hà Nội b/. Thứ năm c/.Chủ nhật |
..................................................................................................................
I. Tiết 4: TN&XH Cùng khám phá bầu trời MỤC TIÊUSau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết và nếu được các đặc điểm của bầu trời ban ngày. Mô tả được bầu trời ban ngày ở mức độ đơn giản bằng hình vẽ và lời nói.
- Nhận biết và nêu được các đặc điểm của bầu trời ban đêm. Mô tả được bầu trời ban đêm ở mức độ đơn giản bằng hình vẽ và lời nói.
- Nêu được sự khác biệt của bầu trời ban ngày và bàn tỉnh ở mức độ đơn giản. Nhận biết và hiểu được những lợi ích của Mặt Trời đối với sinh vật và đời sống con người.
- Có kĩ năng quan sát, tổng hợp thông tin và khả năng tương lượng: có thái độ và hành vi đúng khi tiếp xúc với ánh nắng, mặt trời: Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời; ko kính râm, đội mũ nón,... khi ra ngoài trời nắng gắt. Cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên và nhanh thích tìm tòi, khám phá về bầu trời và các hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ- GV:
+ Phiếu quan sát cho nhóm đối và cho nhóm lớn (khổ A4). + Giấy khổ lớn (A3 hoặc A3 ); bút máu cho các nhóm, nhiều so sánh bầu trời cho các nhóm.
- HS:
+ Giấy A4, bút, màu vẽ; phiếu quan sát bầu trời ban đêm. + Phiếu quan sát bầu trời ban ngày và ban đêm đã hoàn thành; tìm hiểu thông tin về Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao, - GV và HS: Kính râm, hoặc các miếng kính màu đen, mũ, nón hoặc áo mưa, ô tuỳ theo thời tiết.
Lưu ý: Từ tiết này HS thực hiện dự án “Tim hiểu bẩu trời và thời tiết” vì vậy GV cần nhắc nhở HS và giúp các nhóm lưu giữ các phiếu đã thực hiện.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1.Mở đầu: -GV cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc clip (nếu có điều kiện) bài hát Cháu vẽ ông Mặt Trời - GV nhận xét - GV giới thiệu bài mới Hoạt động khám pháHoạt động 1 - GV yêu cầu HS ra ngoài trời quan sát. - GV yêu cầu HS đọc có hiểu nội dung của phiếu quan sát bầu trời và hoàn thành phiếu. - HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát và điện vào phiếu, mu đó thảo luận nhóm lớn để thống nhất hoàn thiện phiếu quan sát chung của nhóm lớn. - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và nếu được các đặc điểm của bầu trời hiện tại: các đám nhảy, lộ nhiều, ít và màu sắc của chúng Mặt Trời; biết được sự cần thiết phải đội mũ nón khi đi dưới trời nắng và không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Hoạt động 2 - GV cho HS quan sát các hình bầu trời trong 3 hình nhỏ và trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu thêm có là bầu trời vào 3 thời điểm khác nhau trong ngày: sáng, trưa, chiều. Yêu cầu cần đạt: HS mô tả được ở mức độ đơn giản của bầu trời vào buổi sáng, trưa, chiếu, nhắn mạnh sự khác biệt vớ vị trí của Mặt Trời, 3. Hoạt động thực hành- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Yêu cầu cần đạt: HS biết quan sát và vẽ đúng các đặc điểm của bầu trời tại thời điểm quan sát (ban ngày). thêm yêu thích khám phá bầu trời. - GV nhận xét sau khi HS hoàn thành 4. Đánh giá-HS biết quan sát và mô tả bắt trời ở mức độ đơn giản: yêu thích khám phá bầu trời. 5. Hướng dẫn về nhà-HS giữ lại phiếu quan sát bầu trời đã hoàn thiện cho bài học sau. HS quan sát bầu trời ban đêm vào các tối tiếp theo và ghi vào phiếu quan sát theo mẫu ở tiết 2, SGK. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc - HS lắng nghe - HS ra ngoài trời quan sát - HS đọc yêu cầu - HS làm việc nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS quan sát các hình bầu trờ - HS lắng nghe - HS làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ - HS lắng nghe - HS thực hiện - - HS lắng nghe - HS nhắc lại nội dung bài - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………….
Tiết 7: Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần
Lập kế hoạch tuần tới
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 8 “Quê hương tươi đẹp”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng… HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút 14 phút 8 phút 10 phút 2 phút |
1.Ổn định tổ chức: - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. * Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. - Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề “Quê hương tươi đẹp” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên các loại cây”. - GV đọc một vài câu đố để HS đoán tên các loài cây. * Cây gì nhỏ nhỏ Hạt nó nuôi người Chín vàng khắp nơi Mọi người đi gặt? * Cây gì thẳng tắp trước nhà Trái ngon dành tặng riêng bà bà ơi. * Áo đơn áo kép đứng nép bờ ao? * Xào xào, nấu nấu như rau Mà hoa xoăn tít như đầu phi dê? * Lớn thì làm cửa dựng nhà Bé thì lại bị người ta đem xào? * Có múi bằng số cánh sao Có trong cổ tích ai nào đoán ra? * Hay trồng làm giậu làm rào Hoa thường rực rỡ một màu đỏ tươi Tên cây gợi nhớ tên người Hiền lành, tốt bụng nghìn đời ai quên? - Sau khi trò chơi kết thúc GV yêu cầu HS kể về một cảnh đẹp thiên nhiên quê hương em. - GV nhận xét tuyên dương. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá - GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: + Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: Biết được lợi ích của việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Kể được những việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên+ Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên + Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên b) Đánh giá theo tổ/ nhóm - GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: + Có biết được lợi ích của việc làm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hay không? + Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, … hay không? c) Đánh giá chung của GV - GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
-HS hát một số bài hát. - Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các tổ thực hiện theo. - Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - HS hát - Tổ trưởng lên báo cáo. - HS theo dõi - HS chia sẻ - HS lắng nghe - HS tham gia - HS lắng nghe và đoán: * Cây lúa
* Cây cau
* Cây chuối
* Cây súp lơ
* Cây tre, cây măng
* Cây khế
* Cây dâm bụt - 1-2 HS kể. HS theo dõi- - HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung - HS thực hiện |