Khối 1
Kế hoạch bài dạy tuần 24 lớp 1/2
Trường TH&THCS Lê Văn Miến Kế hoạch bài dạy lớp 1/2
TUẦN 24
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ : Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
Tiết 2,3: Tiếng Việt Nếu không may bị lạc
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Uyên không hoảng hốt khi bị lạc.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: (17-18’) Nếu chẳng may bị lạc, em sẽ làm gì? - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - GV và HS nhận xét. - GV có thể gợi ý HS nói thêm về lí do không được đi theo người lạ, về cách nhận diện những người có thể tin tưởng, nhờ cậy khi bị lạc như công an, nhân viên bảo vệ,... để giúp HS củng cố các kĩ năng tự vệ khi bị lạc. |
- HS hoạt động theo nhóm chọn từ ngữ phù hợp. - Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp viết vào vở. Uyên không hoảng hốt khi bị lạc
- HS quan sát tranh trong SGK - HS hoạt động nhóm quan sát tranh trao đổi. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7.Nghe viết. (15-18’) - GV đọc to cả đoạn văn. (Nam bị lạc khi đi chơi công viên. Nhớ lời dặn, Nam tìm đến điểm hẹn, gặp lại bố và em.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: công viên, lạc, điểm. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Nam bị lạc/ khi đi chơi công viên. Nhớ lời dặn,/ Nam tìm đến điểm hẹn,/gặp lại bố và em.). - Mỗi cụm từ và câu ngắn đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần im, iêm, ep, êp. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. 9.Trò chơi: Tìm đường về nhà.(4-5’) - GV giải thích nội dung trò chơi Tìm đường về nhà. Thỏ con bị lạc và đang tìm đường vê nhà. Trong số ba ngôi nhà, chỉ có một ngôi nhà là nhà của thỏ. Để về được đếnnhà của mình, thỏ con phải chọn đúng đường rẽ ở những nơi có ngã ba, ngã tư. ơ mỗi nơi như thế đều có thông tin hướng dẫn. Muốn biết được thông tin đó thì phải điển r/ d hoặc gi vào chỗ trống. Đường về nhà thỏ sẽ đi qua những vị trí có từ ngữ chứa gi. Hãy điền chữ phù hợp vào chỗ trống để giúp thỏ tìm đường về nhà và tô màu cho ngôi nhà của thỏ. - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án phù hợp. - GV hướng dẫn HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ. - GV nhận xét, tuyên dương. 10. Củng cố. (3-4’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần. |
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh viết bảng con. công viên, lạc, điểm.
- Học sinh viết chính tả vào vở.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả. - HS để vở lên bàn.
- HS tìm tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS nêu những từ ngữ tìm được. - HS chơi trò chơi Tìm đường về nhà.
- Cả lớp lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm để tìm đường về nhà thỏ.
- HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ
- 1- 2 HS nhắc lại yêu cầu. - HS lắng nghe. |
.................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
Tiết 2
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 5’
7’
5’
5’
5’
3’
|
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính 3 phép tính cộng: 42 + 5; 36 + 3; 54 + 5 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của 3 bạn. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Hoạt động * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài 2 vào phiếu bài tập. - Gọi 3 nhóm gắn phiếu bài tập lên bảng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 3: - GV gọi 2 HS đọc đề bài - GV đặt câu hỏi: + Muốn biết cả hai chị em gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy thì các em dùng phép tính gì? - Yêu cầu HS ghi phép tính vào vở. 25 + 3 = 28 - GV quan sát, nhận xét bài làm của HS. * Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu các em tự làm. - GV đọc to từng lựa chọn. Ví dụ với lựa chọn A, GV hỏi: Nếu cho tất cả ếch con trên cây bèo này lên lá sen thì trên lá sen có bao nhiêu chú ếch con? - GV làm tương tự với B, C. - GV nhận xét, kết luận: chọn đáp án B. * Bài 5: - GV nêu yêu cầu bài 5. - GV tổ chức bài này thành một trò chơi có hai nhóm tham gia. Mỗi nhóm tìm các phép cộng đúng có một số hạng ở hình thứ nhất và một số hạng ở hình thứ hai ra kết quả ở hình thứ ba. - GV nhận xét, kết luân. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. |
-3 HS lên bảng làm. 42 + 5 = 47 36 + 3 = 39 54 + 5 = 59 - Cả lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 3 HS lên bảng làm. 42 + 4 = 46 73 + 6 = 79 34 + 5 = 39 - Cả lớp làm vào vở. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. - HS thảo luận làm bài vào phiếu. -Đại diện 3 nhóm lên bảng gắn phiếu, trình bày kết quả -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -2 HS đọc đề bài. -HS trả lời: Phép tính cộng -HS viết phép tính vào vở. -HS lắng nghe. -HS đọc đề bài. -HS tự làm bài. -HS lắng nghe, trả lời: Chọn đáp án B. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tham gia chơi. 40 + 2 = 42 52 + 3 = 55 -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. |
.................................................................................................................................................
Tiết 5,6: Tiếng Việt
Đèn giao thông
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tuân thủ luật giao thông, sự tự tin khi tham gia giao thông; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích đến chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Đèn giao thông.
- GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ khó trong VB (ngã ba, ngã tư, điều khiển, tuân thu) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV có kiến thức cơ bản về giao thông và luật giao thông.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: - SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh đèn giao thông và trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đẩy đủ hoặc có ý kiến khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Đèn giao thông. 2. Đọc. ( 29-30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó với HS (phương tiện, điểu khiển, lộn xộn, an toàn,...)
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Ở các ngã ba,/ ngã tư đường phố/ thường có cấy đèn ba màu:/ đỏ, vàng, xanh./ Đèn đỏ báo hiệu/ người đi đường/ và các phương tiện giao thông/ phải dừng lại./ Đèn xanh báo hiệu/ đượcphép di chuyển.) + GV chia bài thành 3 đoạn (Đoạn 1: từ đầu đến rồi dừng hẳn, đoạn 2: tiếp theo đến nguy hiểm, đoạn 3: phần còn lại). - GV gọi từng HS đọc nối tiếp đoạn. - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (ngã ba: chỗ giao nhau của 3 con đường; ngã tư: chỗ giao nhau của 4 con đường; điêu khiển: làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc; tuân thủ: làm theo điều đã quy định) - GV cho HS đọc đoạn theo nhóm. - GV và HS đọc toàn bài. + GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- 2 học sinh nhắc lại tên bài học trước. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. + Một số (2 - 3) HS nêu ý kiến. - Lớp đọc thầm bài. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - HS đọc CN- ĐT + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. - Từng HS đọc câu câu văn dài. + HS đọc đoạn theo nhóm. + Cả lớp đọc toàn bài. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi. a. Đèn giao thông có mấy màu? b. Mỗỉ màu của đèn giao thông báo hiệu điều gì?
c. Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào?. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. *Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS. 4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. (18- 20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Đèn giao thông có ba màu.). - Để HS không phải viết quá dài, GV có thể lược bớt các từ trong ngoặc đơn (trên đường phố). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi. a. Đèn giao thông có ba màu; b. Đèn đỏ; người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại, đèn xanh: được phép ải chuyển, đèn vàng: phải ải chuyển chậm lại rồi dừng hẳn; c. Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại trên đường phố sẽ rất lộn xộn và nguy hiểm. - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh viết vào vở câu trả lời a ở mục 3. Đèn giao thông có ba màu
- HS lắng nghe. - HS để vở lên bàn giáo viên kiểm tra. |
................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Luyện tập tuần 24
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Điểu em cẩn biêt thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một vấn đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, vở bài tập, bảng phụ.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vẩn HS cần luyện đọc.
2. Học sinh:- VBT, bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bài 1. RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN(11- 12’) - Sắp xêp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: + chúng em, cô giáo, dạy, rửa tay, đúng cách + luôn, nhớ, em, trước khi, rửa tay, ăn - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu. - GV và HS thống nhất phương án đúng. - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. Bài 2. LỜI CHÀO(9-10’) Dùng từ ngữ phù hợp (vàng, nhỏ, chào, ông) để hoàn thiện đoạn thơ và viết vào vở. - GV trình chiếu đoạn thơ (có nhiều chỗ trống) Gà con nhỏ xíu Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ và nêu nhiệm vụ. Một số HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý (vàng, nhỏ, chào, ông) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện bài thơ. - GV trình chiếu đoạn thơ đã hoàn chỉnh. Một số HS đọc thành tiếng cả đoạn thơ. Gà con nhỏ xíu Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ. - HS viết đoạn thơ vào vở. Bài 3. KHI MẸ VẮNG NHÀ(11-12’) Viết lại các câu cho đúng chính tả. - GV trình chiếu hai câu viết sai chính tả + hôm nay nam cùng hố mẹ về quê + mẹ dặn nam nhố đóng cửa cẩn thận - GV yêu cẩu HS phát hiện lỗi chính tả (không viết hoa tên riêng, không viết hoa đầu câu, thiếu dấu chấm cuối cấu). - HS nêu các lỗi chính tả và cách sửa. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Hôm nay Nam cùng bố mẹ về quê. / Mẹ dặn Nam nhớ đóng cửa cẩn thận.) - Một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả hai câu. - HS viết vào vở hai câu này. |
HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu. - Một số (2 - 3) HS trình bày kết quả. - Cô giáo dạy chúng em rửa tay đúng cách. - Em luôn nhớ rửa tay trước khi ăn.) - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp - HS đọc từ ngữ lựa chọn các từ ngữ gợi ý (vàng, nhỏ, chào, ông) . - Một số HS đọc thành tiếng cả đoạn thơ. Gà con nhỏ xíu Lông vàng dễ thương Gặp ông trên đường Cháu chào ông ạ - HS viết đoạn thơ vào vở. - không viết hoa tên riêng, không viết hoa đầu câu, thiếu dấu chấm cuối cấu). - HS nêu các lỗi chính tả và cách sửa. - HS lên bảng sửa - Hôm nay Nam cùng bố mẹ về quê. - Mẹ dặn Nam nhớ đóng cửa cẩn thận. - Một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng cả hai câu. - HS viết vào vở hai câu này. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bài 4. Nếu không may bị lạc (14-15’)
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: + giúp, Nam, chú công an, tìm đường về nhà + xe buýt, bằng, đến, Hà, nhà bà nội - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. GV và HS thống nhất phương án đúng. - Chú công an giúp Nam tìm đường về nhà. - Hà đến nhà bà nội bằng xe buýt. - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. - HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm
Bài 5. Đèn giao thông (17-18’) Viết một câu vê điều em cần biết khi đi đường - Đây là bài tập viết câu sáng tạo. GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này. - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng. GV có thể nêu câu hỏi gợi ý: Theo em, khi đi đường, em cần lưu ý điều gì? HS có thể dựa vào bài vừa học (Đèn giao thông) để tìm câu trả lời. Đó cũng có thể là lời khuyên dành cho bạn bè khi đi đường. - Một số (2 - 3) HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án phù hợp. (Chẳng hạn, Khi đi đường, em cần tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông. Hoặc gọn hơn: Khi đi đường, em cẩn tuân thủ đèn giao thông.) |
- HS đọc yêu cầu. - HS làm việc nhóm đôi. - Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. - HS khác đã trình bày trước lớp
|
..................................................................................................................
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Kiến và chim bồ câu
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. 3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - GV nắm đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học vê đạo lí và kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Kiến và chim bồ câu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện. Ê-dốp, La Phông-ten và Lép Tôn-xtôi là những tác giả của những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới. Các câu chuyện này từ lâu đã được dịch sang tiếng Việt. Nhiều câu chuyện mang tính nhân văn và tính giáo dục cao, đã được sử dụng nhiều trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Kiến và chim bổ câu của Ê-dốp là một trong những câu chuyện đó. - GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn} và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. - Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. 2. Học sinh: - VBT, bảng con, SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. (4-5’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về hành động của những người trong tranh Những người trong tranh đang làm gì? - GV đưa ra những gợi ý để HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ cấu. Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào nhân vật và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản. * Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó. 2. Đọc. (29-30’) - GV đọc mẫu toàn VB Kiến và chim bồ câu. - Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - Hướng dẫn HS đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (vùng vẫy, nhanh trí, giật mình,...). - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Nghe tiếng kêu cứu của kỉẽn,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt một chiếc lá/ thả xuống nước; Ngay lập tức,/ nó bò đến/ cắn vào chân anh ta.) - GV hướng dẫn HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến leo được lên bờ; đoạn 2: một hôm đến liền bay đi; đoạn 3: phẩn còn lại). + Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn. - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (vùng vẫy: hoạt động liên tiếp để thoát khỏi một tình trạng nào đó; nhanh trí: suy nghĩ nhanh, ứng phó nhanh; thợ săn: người chuyên làm nghề săn bắt thú rừng và chim) - GV và HS đọc toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- HS quan sát tranh trao đổi nhóm. - Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. - Cả lớp đọc thầm. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 - HS đọc CN-ĐT + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2 - Từng HS đọc câu văn dài. - HS đọc đoạn + HS đọc đoạn theo nhóm. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. a. Bổ câu đã làm gì để cứu kiến? b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu? c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?. - GV cho HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến; b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn. c. Câu trả lời mở, VD: Trong cuộc sổng cần giúp đỡ nhau, nhất là khi người khác gặp hoạn nạn,...) - GV nhận xét, tuyên dương học sinh. 4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện từng nhóm trình bày. a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến. b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn. - HS nhận xét. - HS viết vào vở câu trả lời ở mục 3. Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta. |
................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (qua bài toán thực tế để hình thành phép cộng cần tính).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ).
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||
4’
2’ 10’
10’
7’ |
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chơi – Bắn tên - Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình. 42 + 4 = ... 73 + 6 = .... 34 + 5 = ... 11+ 8 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Khám phá:- GV cho HS thao tác với que tính để minh họa và hình thành phép cộng 32 + 15. - GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính 1 chục và 2 que tính rời màu đỏ, 1 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời màu xanh và xếp thành 2 hàng. - GV nêu: Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 2. Ở hàng thứ hai có 1 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 1 và có 5 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 5. - GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính. - GV nêu: Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả phép tính cộng. * Tương tự cho VD với quả táo 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS lại cách đặt tính. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con. - Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con. - Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp. - Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho trực thăng). - GV gọi 3-4 HS đọc kết quả. - HS nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 4: Giải bài tập: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cà chua thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS thao tác với que tính. - HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép cộng GV hướng dẫn. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS thảo luận, viết kết quả. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS dùng bút chì nối. - HS đọc kết quả. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. |
..............................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Kiến và chim bồ câu
TIẾT 3 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh (a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố; b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu.(17-18’) - GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SHS. - GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bổ câu thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện: + Kiến gặp nạn + Bồ câu cứu kiến thoát nạn + Người thợ săn ngắm bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn + Hai bạn cảm ơn nhau. - GV chia lớp thành các nhóm (tuỳ thuộc số lượng HS trong lớp), yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỗi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá. - GV nhắc lại bài học của câu chuyện Kiến và chim bổ câu để kết thúc buổi học: Cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn (Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.) |
- HS làm việc nhóm chọn từ ngữ phù hợp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động. - HS để vở lên bàn. - Hs kể chuyện Kiến và chim bồ câu - HS quan sát tranh trong SGK.
- 4 nhóm thảo luận kể lại câu chuyện. - HS lắng nghe. |
TIẾT 4 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết. (14-15 ) - GV đọc to cả đoạn văn. (Nghe tiếng kêu cứu của kiến, hồ cấu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc cấu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước. - GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết bài. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Nghe tiếng kêu cứu/ của kiến,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt chiếc lá/ thả xuống nưốc./ Kiến bám vào chiếc lá/ và leo được lên bờ.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vần ân, àng, oat, oàt. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât. - HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. 9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?. (5-6’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi để nói theo tranh. Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ gì về hành động của người thợ sân? Vì sao em nghĩ như vậy? - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. Các nội dung nói theo tranh có thể là: + Trả lời cho câu hỏi: Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn? (không yêu loài vật; phá hoại môi trường thiên nhiên) + Trả lời cho câu hỏi: Vì sao em nghĩ như vậy? (Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;...) - GV và HS nhận xét. 10.Củng cố. (3-4’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn học sinh về nhà ôn bài và viết bài vào vở. |
- HS đọc thầm đoạn văn. - HS từ khó vào bảng con. tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước. - Cả lớp viết bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả. - HS đọc thầm bài Kiến và chim bồ câu - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât. - Từng HS nêu từ ngữ. - Một số HS đánh vần, đọc trơn. - Lớp đọc đồng thanh một lần. - HS quan sát tranh nói về Việc làm của người thợ săn. - HS trả lời câu hỏi theo tranh. + Không yêu loài vật; phá hoại môi trường thiên nhiên + Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;... - HS nhắc lại nội dung của bài. |
.............................................................................................................................................
Tiết 3: TN&XH: Bài 22: Ăn uống hàng ngày
I. MỤC TIÊUSau bài học, HS sẽ:
- Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe.
- Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe.
- Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn.
II. CHUẨN BỊGV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa),…
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1.Mở đầu: Khởi động -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan. - GV nhận xét, vào bài mới 2.Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu nội dung của hình - GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều). Yêu cầu cần đạt: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày. 3. Hoạt động thực hành -GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK -GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh theo nhóm, lên trình bày - GV nhận xét, góp ý - GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện. Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe. 3. Hoạt động vận dụng - GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn cho ba bữa trong ngày. - GV cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không,…), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không,… -GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm. Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe. 4. Đánh giá-GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe. 5. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS chơi trò chơi - HS lắng nghe - HS quan sát hình trong SGK - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi - HS chơi theo nhóm - Các nhóm theo dõi nhóm bạn - HS lắng nghe kết luận của GV |
...............................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
Bài 23: Biết nhận lỗi
.................................................................................................................. Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt
Câu chuyện của rễ
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: 1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc: đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: đức tính khiêm nhường; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Câu chuyện của rễ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. - Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy 2.Học sinh: - SGK, bảng con, VBT, vở tập viết. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài hoc đó. * Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Cây có những bộ phận nào? b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?) - GV gọi các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Câu chuyện của rễ. + Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tên bài thơ và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản. 2. Đọc. (24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - GV cho HS đọc từng dòng thơ - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường, lặng lẽ). - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sắc thắm: màu đậm và tươi (thường nói về màu đỏ); trĩu: bị sa hoặc cong oằn hẳn xuống vì chịu sức nặng (quả trĩu cành nghĩa là quả nhiều và nặng làm cho cành bị cong xuống) (GV nên dùng hình minh hoạ); chồi: phần ở đầu ngọn cây, cành hoặc mọc ra từ rễ, về sau phát triển thành cành hoặc cây (GV nên dùng hình minh hoạ); khiêm nhường: khiêm tốn, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác). - GV hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Gọi một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - Gọi từng HS đọc cả bài thơ 3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẩn với nhau. (4-5’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. - GV cho HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ). |
- HS nhắc lại bài tiết trước. - HS quan sát tranh và trao đổi nhóm. + Một số HS trả lời câu hỏi. - HS bổ sung thêm. - HS đọc thầm bài thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần - HS đọc CN- ĐT + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần - HS đọc từng khổ thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. - HS lắng nghe.
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, - HS nhận xét. - HS đọc cả bài thơ - Từng HS trình bày kết quả. (cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ). - HS nhận xét. - Vài HS nhắc lại. |
|
TIẾT 2 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. (a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào? b.Cây sẽ thế nào nếu không có rễ? c.Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?) - HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh); b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ) 5.Học thuộc lòng. (9-10’) - GV treo bảng phụ hai khổ thơ cuối lên bảng. - GV gọi một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ cuối. 6.Nói về một đức tính em cho là đáng quý. (9-10’) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình. -Gọi một số HS nói trước lớp. - GV và HS nhận xét, đánh giá. Cần tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến riêng của từng cá nhân. 7. Củng cố. (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau. |
- HS trả lời câu hỏi. - HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi. - Từng học sinh trả lời. a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh; b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối. - HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối. - HS thảo luận nhóm nói về một đức tính. - Một số HS nói trước lớp. - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học |
|
Tiết 3: Toán
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại cách đặt tính để thực hiện phép cộng các số có hai chữ số với số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’
25’
5’
|
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chơi – Bông hoa điểm tốt. - Thực hiện nhanh các phép tính khi bốc được bông hoa chứa phép tính. 39 + 40 = ... 70 + 10 = .... 60 + 5 = ... 11+ 23 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Qủa xoài lớn nhất, bé nhất: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả phép tính mỗi quả xoài, tìm quả xoài có phép tính lớn nhất, bé nhất. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Trên cây có 15 con chim, có thêm 24 con chim đến đậu cùng thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 4: Tính nhẩm (theo mẫu): - GV yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 5: Tìm số bị rơi trên mỗi chiếc lá chứa dấu (?): - GV hỏi: Muốn tìm số bị rơi các em cần thực hiện phép tính gì với 2 số trước dấu (=). - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau. - HS tính nhẩm hoặc đặt tính viết kết quả vào những chiếc lá. - HS chiếu đáp án trên bảng. 3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận, viết kết quả. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS nhận xét. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời: Phép tính cộng. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện |
..............................................................................................................
Tiết 4: TN&XH
Ăn uống hàng ngày
Tiết 2 |
|
1.Mở đầu: Khởi động -GV cho HS chơi trò chơi truyền tin. Các câu hỏi trong hộp tin có nội dung liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1. 2. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình từ đó rút ra được lợi ích của việc, ăn uống đầy đủ. -GV nhận xét các nhóm -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Ăn, uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao. Hoạt động 2 -GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi để tìm ra các lí do khiến Minh bị đau bụng từ đó rút ra được kết luận: ‘’Ăn, uống an giàn giúp chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật’’. -GV nhận xét, đánh giá -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn,… từ đó nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện vệ sinh ăn uống để đảm bảo sức khỏe. 3. Hoạt động thực hành- GV tổ chức hoạt động nhằm giúp HS củng cố, tập hợp lại các việc làm, thói quen đảm bảo việc ăn, uống đầy đủ, an toàn. - Ở hình HS rửa hoa quả, GV đưa ra một tình huống: gọi 3 HS ở dưới lớp lên, đưa cho mỗi em một quả táo và nói: “Con ăn đi’’. -GV cùng cả lớp sẽ theo dõi phần xử lí của 3 HS trong tình huống trên và nhận xét, từ đó đi đến kiến thức. - GV nhận xét, kết luận Yêu cầu cần đạt:HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn. Hoạt động vận dụng -GV đưa ra tình huống: 1 gói bánh còn hạn sử dụng, quả cam bị mốc, một bắp ngô có ruồi đậu, yêu cầu HS lựa chọn ra các loại thức ăn, đồ uống an toàn theo ý mình và giải thích vì sao lại lựa chọn hoặc không lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống đó. -HS nói với bạn về cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống, thảo luận - GV nhận xét, góp ý - GV giúp HS để rút ra được cách lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn: Đầu tiên, với gói bánh cần phải xem hạn sử dụng trước khi ăn, bắp ngô thấy có ruồi bâu mất vệ sinh không được ăn ( còn bị ôi thiu). Qủa cam bị mốc có màu sắc khác lạ thì không được ăn. -GV nhấn mạnh: để đảm bảo an toàn trong ăn uống, trước khi ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, mùi vị,… và cần tập thành thói quen. Yêu cầu cần đạt: HS nói được cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn, từ đó hình thành cho mình các kĩ năng sử dụng các giác quan để kiểm nghiệm thực phẩm an toàn, sạch. 4. Đánh giá-HS nêu được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ, nêu được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống an toàn có lợi cho sức khỏe. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi: +Minh và mẹ Minh đang làm gì? (xem chương trình dự báo thời tiết). +Tivi đã nói gì về thời tiết ngày mai? (trời nóng). +Mình đã nói gì với mẹ? +Bạn nào đã biết theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục và đồ dung, ăn uống phù hợp,… như Minh? - GV kết luận 5. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS xem trước bài Vận động và nghỉ ngơi. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS chơi trò chơi - HS quan sát hình trong SGK - HS thảo luận và trình bày - HS lắng nghe - HS quan sát tranh và trao đổi - HS trả lời - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS thực hành theo yêu cầu của SGK và GV - HS xử lý hình huống - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe - HS theo dõi - HS lựa chọn và chia sẻ với bạn - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nêu và lắng nghe - HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
...............................................................................................................................