Khối 1
KHDH và KHBD tuần 21 lớp 1/2
Trường TH&THCS Lê Văn Miến Kế hoạch bài dạy lớp 1/2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ: 20 từ ngày: 7/2/2022 đến ngày: 11/2/2022
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 7/2 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ : Giao lưu: “Đón Tết cổ truyền dân tộc” |
||
2 |
Tiếng Việt |
Tôi đi học (tiết 3) |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Tiếng Việt |
Tôi đi học (tiết 4) |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
Toán |
Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn (tiếp theo) |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
5 |
Tiếng Việt |
Đi học (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
||
6 |
Tiếng Việt |
Đi học (tiết 2) |
Giáo án điện tử |
|||
7 |
Luyện tập TV |
Thực hành Tiếng Việt |
Vở thực hành |
|||
3 8/2 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Hoa yêu thương (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
|
2 |
Tiếng Việt |
Hoa yêu thương (tiết 2) |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Luyện tập Toán |
Thực hành Toán |
Vở thực hành |
|||
4 |
Âm nhạc |
|||||
4 9/2 |
Sáng |
1 |
Tiêng Việt |
Hoa yêu thương (tiết 3) |
Giáo án điện tử |
|
2 |
Tiếng Việt |
Hoa yêu thương (tiết 4) |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Toán |
Dài hơn, ngắn hơn (tiết 2) |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Tiếng Anh |
|||||
5 |
HĐTN (2) |
Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết (tiết 1) |
||||
5 10/2 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Ôn luyện tuần 21 (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
|
2 |
Tiếng Việt |
Ôn luyện tuần 21 (tiết 2) |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
TN&XH |
Bài 20: Cơ thể em (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
Đạo đức |
Bài 20: không nói dối |
Giáo án điện tử |
|||
6 11/2 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Cây bàng và lớp học (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
|
2 |
Tiếng Việt |
Cây bàng và lớp học (tiết 1) |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Toán |
Bài 26: Đơn vị đo độ dài (tiết 1) |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
TN&XH |
Bài 20: Cơ thể em (tiết 2) |
||||
Chiều |
5 |
Luyện tập TV |
Thực hành Tiếng Việt |
Vở thực hành |
||
6 |
Thư viện |
|||||
7 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới. |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
................................................. .................................................
................................................. ................................................. ................................................. .................................................
................................................. .................................................
TUẦN 21
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ : Giao lưu: “Đón Tết cổ truyền dân tộc”
Tiết 2,3: Tiếng Việt Tôi đi học
Tiết 3
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (16-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HĐ nhóm bàn. + Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường. + Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy xa lạ. |
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (17-18’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. -Yêu cẩu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS và GV nhận xét |
- HĐ nhóm 4. - QS và nói theo tranh. |
Tiết 4
7. Nghe viết. (14-15’) - GV đọc to cả hai câu (Mẹ dẫn tôi đỉ trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: đường, nhiều,... - GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Mẹ dẫn tôi đi/ trên con đường làng/ dài và hẹp./ Con đường/ tôi đã đi lại nhiều/ mà sao thấy lạ.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
. - Nghe, viết bài vào vở. Mẹ dẫn tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.
- Đổi vở soát lỗi bài. |
8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vẩn ương, ươn, ươi, ươu. - HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. - Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một sò lần. |
- HĐ nhóm đôi. - Tìm tiếng ngoài bài chứ tiếng có: - Vần ương: |
9. Hát một bài hát về ngày đầu đi học. (5-6’) - HS nghe bài hát qua băng đĩa, youtube hoặc qua sự thể hiện của một HS trong lớp. - GV đưa ra một vài câu hỏi giúp HS hiểu lời bài hát. - HS nói một câu về ngày đầu đi học. |
- Cả lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học.
|
10.Củng cố. (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- Nhắc lại tên bài học. |
...............................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Bài 25: Dài hơn, ngắn hơn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào dài hơn, đồ vật nào ngắn hơn, hai đồ vật bằng nhau.
2. Phát triển năng lực:
Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
3 phút
10 phút
18 phút
4 phút |
1. Khởi động
- GV gọi 2 HS tóc ngắn và tóc dài lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời tóc bạn nào dài hơn? Tóc bạn nào ngắn hơn? - GV nhận xét 2. Khám phá 1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động giới thiệu bài mới: Dài hơn, ngắn hơn. 2. Khám phá: Dài hơn, ngắn hơn. - Cho HS quan sát hình vẽ có bút mực, bút chì. Các đầu bút đó đặt thẳng vạch dọc bên trái. + Trên hình vẽ 2 loại bút nào? + Bút nào dài hơn? - GV nhận xét, kết luận: Bút mực dài hơn bút chì. + Bút nào ngắn hơn? - GV nhận xét, kết luận: Bút chì ngắn hơn bút mực - GV gọi HS nhắc lại: Bút mực dài hơn bút chì. Bút chì ngắn hơn bút mực. 3. Hoạt động * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS quan sát câu a và hỏi: +Trong hình vẽ gì?
+ Keo dán nào dài hơn? - Nhận xét, kết luận. - Tương tự, GV cho HS quan sát từng cặp hai vật ở câu b, c, d nhận biết được vật nào dài hơn trong mỗi cặp rồi trả lời câu hỏi : Vật nào dài hơn? - GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu b,c,d. - GV nhận xét, kết luận: b. Thước màu xanh dài hơn thước màu cam. c. Cọ vẽ màu hồng dài hơn cọ vẽ màu vàng. d. Bút màu xanh dài hơn bút màu hồng. - GV hỏi thêm: Vật nào ngắn hơn trong mỗi cặp? - GV nhận xét, kết luận. * Bài 2 - Cho HS quan sát tranh vẽ các con sâu A, B, C - GV lần lượt hỏi: + Con sâu A dài mấy đốt? + Con sâu B dài mấy đốt? + Vậy còn con sâu C dài mấy đốt? - GV yêu cầu HS so sánh chiều dài các con sâu, từ đó tìm con sâu ngắn hơn con sâu A. - GV nhận xét, KL: Con sâu C ngắn hơn con sâu A. - GV hỏi thêm: Con sâu nào dài hơn con sâu A? - GV nhận xét, KL: Con sâu B dài hơn con sâu A. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV kẻ các vạch thẳng dọc ở đầu bên trái và ở đầu bên phải của các chìa khóa, yêu cầu HS quan sát chiều dài các chìa khóa. - GV cho HS nhận biết chìa khóa ở đặc điểm hình đuôi chìa khóa. - Gọi HS lần lượt trả lời các câu a, b, c, d. - GV nhân xét, kết luận: a) A ngăn hơn B; b) D dài hơn C; c) A ngắn hơn C; d) C ngắn hơn B. * Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát chiều dài các con cá (kẻ vạch thẳng tương tự bài 3), từ đó xác định ba con cá, con nào dài nhất, con nào ngắn nhất. - GV nhân xét, kết luận: a) A ngắn nhất, B dài nhất. b) A ngắn nhất, C dài nhất. 4. Củng cố Trò chơi: Ai nhanh ai đúng. - GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi: Tranh 1: Chiếc thước kẻ dài hơn hộp bút. +Chiếc thước này có xếp được vào trong hộp không? Tranh 2: Đôi giày ngắn hơn bàn chân. +Chân có đi vừa giày không? Tranh 3: Quyển sách có kích thước dài hơn ngăn đựng của kệ sách. +Quyển sách có xếp được vào kệ không? - Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích. - GV nhân xét, kết luận. - NX chung giờ học - Xem bài giờ sau. |
- HS quan sát trả lời. - HS quan sát - Bút mực và bút chì. - Bút mực dài hơn. - Vài HS nhắc lại. - Bút chì ngắn hơn. - Vài HS nhắc lại. - 3 HS nhắc lại. - HS đọc yêu cầu: Vật nào dài hơn? - Keo dán màu xanh và keo dán màu vàng. - Keo dán màu vàng dài hơn keo dán màu xanh. - HS quan sát, suy nghĩ. . - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS quan sát. - Con sâu A dài 9 đốt. - Con sâu B dài 10 đốt. - Con sâu C dài 8 đốt. - HS suy nghĩ trả lời. - HS nhận xét. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu: So sánh dài hơn, ngắn hơn. - HS quan sát các chìa khóa. - HS xác định được chìa khóa nào dài hơn hoặc ngắn hơn chìa khóa kia. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu: Con cá nào dài nhất? Con cá nào ngắn nhất? - HS quan sát. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện. |
.................................................................................................................................................
Tiết 5,6: Tiếng Việt
Đi học
I. MỤC TIÊU
Hình thành và phát triển năng lực
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
- GV nắm vững đặc điểm vẩn, nhịp và nội dung bài thơ Đi học của tác giả Hoàng Minh Chính; biết hát bài hát Đi học do Bùi Đình Thảo phổ nhạc.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (nương, thầm thì) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2.Kiến thức đời sống
- Sự khác biệt vể khung cảnh của ngôi trường tiểu học ở vùng cao (như được miêu tả trong bài thơ Đi học) và ở các vùng khác, ví dụ ở thành phố, ở nông thôn miền Bắc, nông thôn miền Nam...
3.Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
- Clip nhạc bài hát Đi học của Bùi Đình Thảo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của GV |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói vể một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi ? Các bạn trông như thế nào khi đi học? ? Nói về cảm xúc của em sau mỗi ngày đi học?. - Gọi 2-3 HS TL. - NX, tuyên dươg. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Đi học. |
- HS – QS tranh.
-2 -3 HS - TL. - NX câu TL bạn. |
2.Đọc. (24-25’) - GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. - Luyện từ ngữ: nương, lặng, râm,... - GV- NX – chỉnh sửa. + Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ - Nương: đất trồng trọt ở vùng đồi núi. - Thầm thì: ở đây tiếng suối chảy nhẹ nhàng, khe khẽ như tiếng người nói thầm với nhau. + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. |
- Nghe.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ (lần 1) - Đọc CN-ĐT
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ (lần 2)
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ ,kết hợp nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ theo nhóm.
- Đọc CN- ĐT. |
3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. (4-5’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ. - HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. |
- SH tìm : trường - nương Từng- rừng Dạy - hay Hương – đường... |
Tiết 2
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a. Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình? b. Trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì?
c. Cảnh trên đường đến trường có gì?). |
- Vì hôm nay mẹ lên nương.... - Ngôi trường be bé, nằm ở giữa rừng cây, có cô giáo trẻ,... - Có nước suối, cây cọ. |
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. |
|
5.Học thuộc lòng. (9-10’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu. - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đẩu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ. |
- HS đọc CN - ĐT
- Đọc theo tổ dãy bàn, CN |
6.Hát một bài hát về thầy cô. (9-10’) - GV Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo. - HS tập hát. + HS hát theo từng đoạn của bài hát. + HS hát cả bài. |
- HS hát bài đã học. |
7.Củng cố. (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- Nhắc lại tên bài học. |
................................................................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Hoa yêu thương
I. MỤC TIÊU
Hình thành và phát triển năng lực
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vẩn oay và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với thầy cô và bạn bè; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của một VB tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; nội dung của VB Hoa yêu thương.
- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo vần oay; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (hí hoáy, tỉ mỉ, nhuỵ hoa, nắn nót, sáng tạo) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2.Kiến thức đời sống
- Tìm hiểu những tấm gương cao đẹp của thầy cô giáo về lòng nhân hậu, đức hi sinh, hết lòng vì HS thân yêu (qua liên hệ thực tế, qua khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,...).
- Biết về các nhân vật hoạt hình trẻ em rất yêu thích: siêu nhân, mèo máy Đô-rê-mon,... để nắm bắt sở thích của HS trong lớp, giúp các em hiểu hơn nội dung bài đọc.
3.Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của GV |
1.Ổn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi a. Nói về việc làm của cô giáo trong tranh. b. Nói về thầy giáo hoặc cố giáo của em. + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV gợi ý cho HS trả lời Gợi ý: Cô giáo đang dạy HS tập viết;, sau đó dẫn vào bài đọc Hoa yêu thương. |
- HS nhắc lại nội dung bài đã học.
- QS - 2-3 HS – TL. + Cô giáo đang dạy HS tập viết + Hoa yêu thương. |
2.Đọc. (29-30’) - GV đọc mẫu toàn VB. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới. + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (hí hoáy). + GV đưa từ hí hoáy lên bảng và hướng dẫn HS đọc. - GV đọc mẫu vẩn oay và từ hí hoáy. + Y/c HS đánh vần, đọc trơn - HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm: yêu, hí hoáy, nhuỵ, thích, Huy + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Chúng tôi/ treo bức tranh/ ở góc sáng tạo của lớp.) - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cái ria cong cong, đoạn 2: phần còn lại). + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn. - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: -hí hoáy: chăm chú và luôn tay làm việc gì đó. - Tỉ mỉ: kĩ càng từng cái rất nhỏ. - Nắn nót: làm cẩn thận từng tí cho đẹp, cho chuẩn. - Sáng tạo: có cách làm mới. - Nhuỵ hoa: bộ phận của một bông hoa, sau phát triển thành quả và hạt, thường nằm giữa hoa. + HS đọc đoạn theo nhóm. - HS và GV đọc toàn VB + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- Đt-CN. - Đánh vần- đọc trơn. ĐT-CN
- HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1). - luyện đọc CN-ĐT.
- HS đọc nối tiếp từng câu (lần 2).
- Đọc ĐT-CN
- Bài chia làm 2 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn. (2 lượt)
- Đọc nhóm - 2-3 HS đọc toàn bài. |
Tiết 2
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi a. Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ? b. Bức tranh bông hoa bổn cánh được đặt tên là gì? c. Theo em, có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?). - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. * Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần). |
- HĐ nhóm. +Lớp của bạn nhỏ có bốn tổ. + Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là “Hoa yêu thương. +Hoa tình thương, Hoa đoàn kết, Lớp học mên yêu, Lớp học tôi yêu, Bông hoa yêu thương, Bức tranh đặc biệt…. |
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Bức tranh có thể đặt tên khác là) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và NX bài của một số HS |
|
..................................................................................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Hoa yêu thương
Tiết 3
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một sổ HS. |
- HS chọ từ ngũ hoàn thiện câu: - Bé tô, bé vẽ. - Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng. - An hí hoáy viết bài. |
6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (18’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS và GV nhận xét. |
- QS tranh.
- HS – HĐ nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. |
Tiết 4
7.Nghe viết. (14-15’) - GV đọc to cả hai câu (Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bôn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đẩu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: thích, tranh,... - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: |
- Viết bc tiếng khó: thích, tranh, sáng,.. - Nghe viết bài vào vở.
Các ban đều thích bức tranh bông hoa bốn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp. |
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cẩn đọc theo từng cụm từ (Các bạn/ đều thích/ bức tranh bống hoa bốn cánh./ Bức tranh/ được treo/ ở góc sáng tạo của lớp). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- Đổi vở soát lỗi chính tả. - NX. |
8.Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa. (9-10’) - GV có thể sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần. |
- HĐ nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Đọc ĐT-CN. |
9.Vẽ một bức tranh về lớp em (lớp học, thầy cô, bạn bè,...) và đặt tên cho bức tranh em vẽ. (5-6’) - GV cho HS chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút, giấy,...) và gợi ý nội dung vẽ: vẽ cảnh lớp học, vẽ một góc lớp học, một đồ vật thân thiết trong lớp học, vẽ thầy cô, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp,... - Hướng dẫn HS đặt tên tranh để thể hiện nội dung, ý nghĩa bức tranh. Tên tranh có thể đặt theo nghĩa thực (Lớp tôi, Cô giáo tôi, Bạn thân, Góc sáng tạo của lớp,...) hoặc theo nghĩa bóng (Nơi yêu thương ấy, Ấm áp tình thân,...). - 3 - 4 HS dán tranh lên bảng và nói về bức tranh vừa vẽ (nội dung, ý nghĩa, mục đích,...). GV và HS khác nhận xét |
- HS vẽ bài vào vở.
- HS trưng bầy sản phẩm. |
10.Củng cố. (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- Nhắc lại tên đầu bài. |
................................................................................................................
Tiết 3: Toán Dài hơn, ngắn hơn (tiết 2)
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
3 phút
10 phút
18 phút
4 phút |
2. Khởi động
- GV gọi 2 HS có chiều cao khác nhau lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn? - GV nhận xét 2. Khám phá 1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động GV vào bài: Cao hơn, thấp hơn. 2. Khám phá: Cao hơn, thấp hơn. - GV cho HS quan sát hình, dựa vào đường vạch ngang ở chân và ở đầu mỗi bạn để nhận biết được bạn nào thấp hơn, cao hơn hoặc cao hơn bằng bạn kia; bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất. - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS xác định các đường vạch ngang ở phía chân và phía đầu các con vật, từ đó so sánh, nêu được con vật nào cao hơn trong mỗi cặp. - GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu. - GV nhận xét, kết luận: a) Sư tử; b) Mèo; c) Đà điểu; d) Gấu. - GV hỏi thêm: Con vật nào thấp hơn trong mỗi cặp? - GV nhận xét, kết luận. * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV tiến hành tương tự bài 1 giúp HS xác định được lọ hoa nào thấp hơn trong mỗi cặp. - GV nhận xét, KL. - GV hỏi thêm: Lọ hoa nào cao hơn trong mỗi cặp? - GV nhận xét, kết luận. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Tương tự bài 1, GV hướng dẫn HS xác định các vạch ngang ở gốc cây và ngọn cây, quan sát, tìm ra được cây nào cao hơn hoặc thấp hơn cây kia. Từ đó tìm được cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng. - GV nhân xét, kết luận: a) Cao nhất: D , thấp nhất: A; b) Cao nhất: A, thấp nhất: C; c) Cao nhất: A, thấp nhất: C; d) Cao nhất: A, thấp nhất: D; e) Cao nhất: C, thấp nhất: D. 4. Củng cố Trò chơi: Ai nhanh ai đúng. - GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi: Tranh 1: 1 chiếc lọ cao và những cây hoa thấp hơn chiếc lọ. +Những cây hoa có cắm được vào lọ không? Tranh 2: 2 bạn học sinh có chiều cao chênh lệch. +Theo em cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng. - Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích. - GV nhân xét, kết luận. - NX chung giờ học. - Xem bài giờ sau. |
- HS quan sát trả lời. - HS quan sát, trả lời. - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu: Con vật nào cao hơn trong mỗi cặp? - HS quan sát, suy nghĩ. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu: Lọ hoa nào thấp hơn? - HS quan sát, trả lời. - HS nhận xét. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS đọc yêu cầu: Tìm cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng. - HS quan sát và trả lời, lớp nhận xét. - HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện. |
..............................................................................................................
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ôn luyện tuần 21
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái trường mên yêu thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (nhà trường).
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Phương tiện dạy học:
- Một số bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ điểm nhà trường (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS đọc hoặc tập hát ngay tại lớp.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần yêm, iêng, eng, uy, oay. (5-6’) - GV nêu nhiệm vụ chủ yếu tìm trong các văn bản đã học. - GV nên chia các vần này thành 2 nhóm để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần, và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. - Nhóm vần thứ nhất: + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ. + HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. + Gọi 2 – 3 HS đánh vẩn, đọc trơn. đổng thanh một số lần. - Nhóm vần thứ hai: + Cho đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uy, oay. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.
|
- HĐ nhóm.
- Các nhóm tìm tiếng chứa các vần yêm, iêng, eng.
- đổng thanh- CN.
- Đọc CN-ĐT
- Đọc CN-ĐT + HS đánh vẩn, đọc trơn - lớp đọc. đồng thanh một số lần. |
2.Tìm từ ngữ về trường học. (9-10’) - Cho HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - GV gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những người làm việc ở trường? - Từ ngữ nào chỉ đồ vật dùng để dạy và học? - Từ ngữ nào chỉ không gian, địa điểm trong trường?... - Gọi 2-3 HS trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án đúng. - Những từ ngữ nào chỉ sự vật, hoạt động có ở trường. |
- Thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng
- bút, vở, sách, bảng.
- lớp học,
- cây bàng, cửa sổ, ghế đá, vui chơi,... |
3.Kể về một ngày ở trường của em. (9-10’) - HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: +Em thường đến trường lúc mấy giờ? +Rời khỏi trường lúc mấy giờ? +Ở trường, hằng ngày, em thường làm những việc gì? + Việc gì em thấy thú vị nhất?... -YC- HS trình bày trước lớp, nói về một ngày ở trường của mình. - Gọi HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể hấp dẫn, nêu được những chi tiết thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi |
- HĐ nhóm đôi và TLCH:
- HS - TL
- HS - TL
|
Tiết 2
4.Viết 1-2 câu về trường em. (9-10’) - HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh vẽ ngôi trường và trao đổi với nhau về những gì quan sát được. - GV yêu cầu HS trình bày những gì đã trao đổi vê ngôi trường trong tranh và nói về ngôi trường của mình. - Gọi HS tự viết 1-2 câu vê trường theo suy nghĩ riêng của mình. - GV và một số bạn đã trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo. |
- HĐ nhóm đôi.
- QS và trình trao đổi về ngôi trường của mình.
- Đại diện nhóm lên viết câu trả lời. |
5. Đọc mở rộng. (9-10’) - Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện vê trường học. - GV cũng có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp. - HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện hay nói vê bài thơ, câu chuyện mới đọc được cho bạn nghe. - Gọi 3 - 4 HS đọc thơ, kể chuyện hoặc chia sẻ ý tưởng vê bài thơ, truyện kể đã đọc trước lớp. - Một số HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 6.Củng cố. (4-5’) GV tóm tắt lại nội dung chính; - Nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
|
- HĐ nhóm 4
- Đại diện Đọc thơ và kể chuyện đã tìm được.
- Các nhóm khác NX. |
.............................................................................................................................................
Tiết 3: TN&XH: Bài 20: Cơ thể em (tiết 1)
I. MỤC TIÊUSau bài học, HS sẽ:
- Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể; vẽ hoặc sử dụng hình có sẵn để ghi chú hoặc nói được tên các bộ phận của cơ thể; phân biệt được con trai, con gái.
- Nêu được chức năng của một số bộ phận bên ngoài cơ thể, nhận biết được các bộ phận trên cơ thể ngoài việc thực hiện các chứng năng cơ học còn có chức năng cơ học còn có chức năng thể hiện thái độ, tình cảm,…
- Nêu và biết cách tự thực hiện các hoạt động (đơn giản) cần thiết để giữ gìn vệ sinh cơ thể và thời điểm nên thực hiện các hoạt động đó.
- Yêu quý và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác, tôn trọng những người khuyết tật kém may mắn hơn mình.
II. CHUẨN BỊ- GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), hình vẽ cơ thể người.
+ Hình bé trai, bé gái.
+ Thẻ chữ để chơi trò chơi (số bộ bằng số nhóm), xà phòng hoặc nước rửa tay.
- HS: giấy, bút chì, bút màu, khăn lau, kem đánh răng, bàn chải, cốc.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1. Mở đầu: Khởi động -GV cho HS hát bài hát có nhắc đến các bộ phận của cơ thể: : Năm ngón tay ngoan để dẫn dắt vào bài. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -GV cho HS quan sát hình trong SGK và đưa ra câu hỏi phù hợp để giúp HS gọi tên được các bộ phận mà hai ‘’bác sĩ’’ Minh và Hoa đang khám cho các bạn. Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí và tên gọi của một số bộ phận bên ngoài cơ thể. Hoạt động 2 -GV cho HS nói với nhau về sự giống và khác nhau giữa các em. -GV cho HS quan sát hình bạn trai, bạn gái; -GV đặt các câu hỏi, HS quan sát tranh đồng thời dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời, qua đó thấy được sự khác nhau bên ngoài giữa bạn trai và bạn gái. Yêu cầu cần đạt: -HS hăng hái, tự tin nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa các em. (giống: đều da,…). Từ đó giáo dục HS cần tôn trọng sự khác biệt của người khác. -Phân biệt được bạn trai, bạn gái. 3. Hoạt động thực hành -GV dựa vào hình gợi ý trong SGK, dựa vào vốn hiểu biết thực tế của HS để hướng dẫn và đưa ra luật chơi cụ thể -GV kết luận bằng việc sử dụng một hình ghi sẵn các bộ phận tương đối chi tiết như mắt, mũi, miệng, bàn chân, bàn tay, ngón tay,… đồng thời đây cũng là gợi ý cho hoạt động tiếp theo. Yêu cầu cần đạt: Ngoài những bộ phận đã biết, HS nói được thêm và chi tiết hơn tên các bộ phận ngoài cơ thể. 4. Đánh giá-Xác định được vị trí, nói được tên của một số bộ phận bên ngoài cơ thể. -Biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể mình cũng như tôn trọng sự khác biệt hình dáng bên ngoài của người khác. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về hình ba bạn nhỏ (khác nhau về màu da, mái tóc, chủng tộc) đang vui chơi để rút ra -GV kết luận: Cơ thể chúng ta đều có các bộ phận giống nhau, tuy nhiên các bộ phận đó khác nhau ở mỗi người: màu da, mái tóc,… Chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt đó. 5. Hướng dẫn về nhà-Hãy tìm hiểu về những bộ phận bên ngoài của cơ thể và chức năng của chúng. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS quan sát hình trong SGK - HS trả lời - HS làm việc nhóm - HS quan sát - HS trả lời câu hỏi - HS lắng nghe - HS lắng nghe luật chơi - HS lắng nghe |
...............................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
Bài 20: Không nói dối
I.MỤC TIÊU
Sau bài học này; HS sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc nói dối.
- Biết vì sao không nên nói dối và lợi ích của việc nói thật.
- Chủ động rèn luyện thói quen nói thật.
- Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành vi không thật thà.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, bài hát, truyện (truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu”), hình dán mặt
cười - mặt mếu,... gắn với bài học “Không nói dối”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - GV yêu cầu HS kể lại truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” hoặc GV kể lại cho cả - GV đặt câu hỏi: Cậu bé chăn cừu đã nói dối điều gì? Vì nói dối cậu bé chăn cừu đã nhận hậu quả gì? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Nói dối là tính xấu mà chúng ta cẩn tránh. Cậu bé chăn cừu vì nói dối quá nhiều mà đã đánh mất niềm tin của mọi người và phải chịu hậu quả cho những lỗi lầm của mình. 2. Khám phá Khám phá vì sao không nên nói dối - GV treo 5 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Cất cánh”. + Tranh 1: Trên ngọn núi cao, sát bờ biển, có gia đình đại bàng dũng mãnh sinh sống. + Tranh 3: Trên biển, đại bàng đen siêng năng tập bay còn đại bàng nâu nằm ngủ. + Tranh 4: Sắp đến ngày phải bay qua biển, đại bàng mẹ hỏi: Các con tập luyện tốt chưa? Nâu và đen đáp: Tốt rồi ạ! + Tranh 5: Ngày bay qua biển đã đến, đại bàng mẹ hô vang: Cất cánh nào các con! Đại bàng đen bay sát theo mẹ, đại bàng nâu run rẩy rồi rơi xuống biển sâu. _ GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính. - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: + Đại bàng nâu đã nói dối mẹ điều gì? + Vì nói dối, đại bàng nâu nhận hậu quả như thế nào? + Theo em, vì sao chúng ta không nên nói dối? - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau: Kết luận: Vì nói dối mẹ nên đại bàng nâu đã bị rơi xuống biển. Nói dối không những có hại cho bản thân mà còn bị mọi người xa lánh, không tin tưởng. 3. Luyện tậpHoạt động 1 Em chọn cách làm đúng - GV treo tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS theo nhóm (4 hoặc 6 HS), nêu rõ yêu cầu: Em chọn cách nào? Vì sao? (Trong tinh huống bạn nhỏ nghe mẹ hỏi: Con đang ôn bài à?) + Cách làm 1: Bạn nói: Con đang ôn bài ạ! (Khi bạn đang chơi xếp hình) + Cách làm 2: Bạn nói: Vâng ạ! + Cách làm 3: Bạn nói: Con đang chơi xếp hình ạ! - GV mời đại diện một nhóm lên trình bày, mời tiếp nhóm khác nếu có cách lựa chọn khác nhóm thứ nhất. Mời một HS nêu ý kiến vì sao không chọn. - GV khen ngợi HS và kết luận: + Chọn: cách làm 2: Bạn làm đúng theo lời mẹ và nói thật; cách làm 3: Bạn nói thật. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em nói dối chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào? - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực. 4. Vận dụng Hoạt động 1 Xử lí tình huống - GV hướng dẫn và mời HS nêu nội dung của tình huống: Cô giáo yêu cầu kiểm tra đồ dùng học tập, bạn gái để quên bút chì, bạn sẽ nói gì với cô giáo? - GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV mời đại diện một sổ nhóm trình bày. - GV động viên, khen ngợi những bạn, nhóm trả lời tốt. - GV đưa ra những lời nói khác nhau, ví dụ: + Cách 1: Tớ sợ cô phê bình, cậu cho tớ mượn một cái bút chì nhé! + Cách 2: Thưa cô! Con xin lỗi, con để quên bút chì ạ! + Cách 3: Thưa cô! Mẹ con không để bút chì vào cho con ạ! - HS ghi lại số thứ tự (1 hay 2, 3) ở cách nói nào mình chọn trong mỗi tình huống. - GV tổng kết các lựa chọn của cả lớp, ghi lên bảng và mời một số HS chia sẻ, vì sao lại chọn cách nói đó. Kết luận: Nói thật giúp ta tự tin và được mọi người yêu quý, tin tưởng, giúp đỡ, nhất là nói thật trong học tập giúp ta ngày càng học giỏi, tiễn bộ hơn. Hoạt động 2 Em cùng các bạn nói lời chân thật - HS đóng vai nhắc nhau nói lời chân thật, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV nhắc HS về nhà ôn lại bài học và thực hiện nói lời chân thật với thầy cô, cha mẹ, bạn bè,... để được mọi người yêu quý và tin tưởng. Kêt luận: Em luôn nói lời chân thật. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe |
..................................................................................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt
Cây bàng và lớp học
I. MỤC TIÊU
Hình thành và phát triển năng lực
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng hai khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Cây bàng và lớp học; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (tán lá, xanh mướt, tưng bừng) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2.Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói vê một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: a. Tranh vẽ cây gì? b. Em thường thấy cây này ở đâu?. + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. |
+ Bức tranh bông hoa yêu thương,…
- QS tranh và TLCH. + Cây bàng và lớp học. + Ở sân trường,… |
2.Đọc. (24- 25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (xoè, xanh mưốt, quên, buổi, tưng bừng). + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa từ: - tán lá: lá cây tạo thành hình như cái tán -xanh mướt: rất xanh và trông thích mắt; tưng bừng: nhộn nhịp, vui vẻ). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. |
- Nghe.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc từ khó. CN-ĐT
- Đọc nối tiếp từng dong thơ. (Lần 2)
- Đọc ĐT theo nhóm/ - Các nhóm khác NX.
- Đọc CN-ĐT. |
3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. - HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời |
- HS tìm: già - ra, bài - mai - lại, nắng - vắng, bừng - mừng. |
Tiết 2
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a. Trong khổ thơ đầu, cây bàng như thế nào?
b. Cây bàng ghé cửa lớp để làm gì?
c. Thứ hai, lớp học như thế nào?.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. |
a. Cây bàng trồng đã lâu năm (già), nhưng vẫn xanh tốt (Tán lá xoè ra/ Như ô xanh mướt) b. Cây bàng ghé cửa lớp để nghe cồ giáo giảng bài. c. Thứ hai, lớp học nhộn nhịp và vui vẻ (tưng bừng). |
5.Học thuộc lòng. (9-10’) - GV treo bảng phụ hai khổ thơ đầu. - Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng cả hai khổ thơ. |
- Đọc DT-CN- tổ- nhóm. |
6.Trò chơi Ngôi trường mơ ước: Nhìn hình nói tên sự vật (9-10’) - Mục tiêu: mở rộng và tích cực hoá vốn từ theo chủ đề trường học. - Nội dung: GV sử treo tranh vẽ, HS nhìn hình ảnh để gọi tên không gian của trường học. Chia nhóm để chơi, nhóm nào đoán nhanh và trúng nhiều nhất là thắng |
- HS- QS - HS chơi theo nhóm. - Các nhóm NX |
7.Củng cố. (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến về bài học . - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. -GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- Nhắc lại ND bài học. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Bài 26: Đơn vị đo độ dài (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).
- Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.
2. Phát triển năng lực:
- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.
- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
- Thước kẻ có vạch chia cm.
- Một số đồ vật thật để đo độ dài.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
3 phút
12phút
16 phút
4 phút |
1. Khởi động
GV cho HS hát múa để tạo tâm thế hứng khởi vào bài mới. 2. Khám phá - Giới thiệu bài: Đơn vị đo độ dài. - GV cho HS thực hành đo thước kẻ và bút chỉ của mình bằng bao nhiêu gang tay. - Gọi 3 HS đo và nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, gọi thêm vài HS nữa đứng tại chỗ nêu kết quả. - GV lưu ý : Mỗi “gang tay” là một đơn vị “quy ước” (thường dùng để ước lượng độ dài). Vận dụng : a) HS quan sát tranh, đếm số gang tay đo chiều cao của mỗi lọ hoa, rồi nêu số đo mỗi lọ hoa (bằng gang tay). - GV nhận xét, kết luận. b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như câu a giúp các em nhận thấy bút chì dài hơn 1 gang tay, quyển sách dài hơn 2 gang tay, hộp bút chì bằng 2 gang tay, từ đó xác định được đồ vật nào dài nhất. - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS lấy ra một số vật thật mà mình đã chuẩn bị ở nhà, thực hành đo rồi nêu sỗ đo của mỗi vật (bằng gang tay) với bạn theo nhóm đôi - GV theo dõi, giúp đỡ. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét và lưu ý HS: “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp. - Dựa vào kết quả đã đo bằng gang tay GV cho HS xác đinh trong các vật mình mang theo, vật nào dài nhất, vật nào ngắn nhất - Nhận xét. 3. Hoạt động Khám phá lớp học: - GV cho HS lần lượt quan sát các đồ vật thường thấy ở lớp học như: Cạnh cửa sổ, cạnh bàn, chiều dài của ghế, chiều dài bảng lớp, chiều cao của bàn…rồi tập ước lượng chiều dài hoặc chiều cao mỗi đồ vật theo “gang tay” của em (con số ước lượng này là “vào khoảng” mấy gang tay, chưa chính xác). - Gọi nhiều HS nêu số đo mà em ước lượng. - GV cho HS đo thực tế mỗi đồ vật đó (xác định đúng chiều dài, chiều cao mỗi vật đó theo “gang tay”). - Cho HS so sánh số đo theo ước lượng với số đo thực tế để kiểm tra mình ước lượng đã đúng chưa. - GV nhận xét và nhắc lại “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp. 4. Củng cố - GV cho HS nói về bản thân hoặc các thành viên trong gia đình mình ở nhà đã vận dụng đo các vật bằng gang tay trong những trường hợp nào. |
HS hát múa - HS thực hành đo. - HS thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét. - HS quan sát, thực hiện. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS quan sát tranh, đếm số gang tay ở mỗi vật rồi xác định đồ vật nào dài nhất. - HS phát biểu, lớp nhận xét. - HS thực hành đo rồi trao đổi với bạn theo nhóm đôi. - HS trình bày. - HS so sánh các số đo được rồi đưa ra kết quả. - HS thực hiện theo dướng dẫn của GV. - HS phát biểu. - HS thực hiện đo. - HS nêu số đo mình đo được và so sánh kết quả với số đo đã ước lượng. - HS trả lời. |
..............................................................................................................
Tiết 4: TN&XH
Bài 20 : Cơ thể em (tiết 2)
|
|
1. Mở đầu:
-GV cho HS chơi trò chơi về các bộ phận trên cơ thể người: Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm. -Ví dụ: Khi quản trò hô ‘’đầu’’ nhưng tay lại chỉ vào cổ thì HS phải chỉ vào đầu. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 -GV cho HS quan sát hình trong SGK và lưu ý hoạt động trong mỗi hình thể hiện chức năng chính của một bộ phận, ví dụ: khi đá bóng thì dùng chân, khi vẽ thì dùng tay,… -Tiếp theo, GV nên dùng câu hỏi gợi ý phù hợp để HS thấy sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trong một hoạt động (ví dụ: muốn đá bóng thì không chỉ dùng chân mà còn cần phối hợp với mắt, đầu,…) - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS biết được mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng hay nhiệm vụ của nó. Hoạt động 2 và 3 -GV cho HS quan sát hai hình nhỏ ở dưới (bế em, chào hỏi): + Kể tên việc làm trong từng hình. + Cho biết tên các bộ phận chính thực hiện các hoạt động trong hình. + Ngoài việc cầm nắm, tay còn dùng để thể hiện tình cảm? Yêu cầu cần đạt: HS biết được ngoài các chức năng đã có thì các bộ phận trên cơ thể còn được sử dụng để thể hiện tình cảm, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. 3. Hoạt động thực hành-GV dán hai sơ đồ em bé lên bảng, chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử ra 4 HS, các bạn còn lại ở dưới cổ vũ. Từng em trong 4 HS cầm một thẻ chữ, đứng xếp hàng dọc gần bảng. -Khi có hiệu lệnh ‘’Bắt đầu’’ thì lần lượt từng em lên gắn thẻ chữ vào vị trí a,b,c,d. Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng chơi, gắn được các thẻ chữ vào đúng vị trí. 4. Hoạt động vận dụng-GV cho HS quan sát, nhận xét về hình cuối trong SGK và đặt câu hỏi: +Vì sao bạn trai trong hình phải dùng nạng? +Bạn gái đã nói gì với bạn trai? +Bạn gái giúp bạn trai như thế nào? +Nếu là em trong tình huống đó, em sẽ làm gì giúp bạn? - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được tình huống diễn ra trong hình. Dự đoán được cách xử lí của bạn gái và nêu được cách giúp đỡ bạn của riêng mình. 5. Đánh giá-HS nêu được chức năng của một số bộ phận ngoài cơ thể, biết sử dụng các bộ phận trên cơ thể thực hiện các hoạt động, thể hiên tình cảm, giúp đỡ người khác. 6. Hướng dẫn về nhà-GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét thêm vai trò của các bộ phận bên ngoài cơ thể và các việc cần làm để giữ gìn và bảo vệ các bộ phận đó. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS chơi trò chơi - HS quan sát hình trong SGK - HS trả lời - HS quan sát - HS trả lời - HS trả lời - HS tham gia trò chơi - 2, 3 hs nêu nhận xét |