Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 25 LỚP 1/2.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 25 - Từ ngày: 06/3/2023 đến ngày: 11/3/2023
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 6/3 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-TĐ |
Rửa tay trước khi ăn |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TV-TĐ |
Rửa tay trước khi ăn |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
TV |
Ôn luyện |
Bộ đồ dùng |
||
7 |
TV |
Ôn luyện |
Bộ đồ dùng |
|||
8 |
Luyện tập TV |
|||||
3 7/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Rửa tay trước khi ăn |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Rửa tay trước khi ăn |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Luyện tập Toán |
|||||
4 |
||||||
4 8/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Lời chào |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Lời chào |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Tiếng Anh |
Bộ đồ dùng |
||||
4 |
Toán |
Luyện tập chung |
||||
5 |
HĐTN (2) |
Bài 17: Hàng xóm nhà em |
||||
5 9/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Khi mẹ vắng nhà |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Khi mẹ vắng nhà |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Đạo đức |
Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất |
||||
4 |
TNXH |
Cơ thể em |
Giáo án điện tử |
|||
6 10/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Khi mẹ vắng nhà |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Khi mẹ vắng nhà |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
TN&XH |
Các giác quan của cơ thể |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
|||
7 |
Thư viện |
|||||
8 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần Lập kế hoạch tuần tới |
TUẦN 25
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Rửa tay trước khi ăn
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; nhận biết được trình tự của các sự việc trong VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: quý trọng bản thân và ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và biết đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích
chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Rửa tay trước khi ăn.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (v/ trùng, tiếp xúc, mắc bệnh, phòng bệnh) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Có sự hiểu biết về sự khác biệt giữa vi trùng và vi khuẩn. Vi rùng là sinh vật rất nhỏ, chỉ sống được trong tế bào sống, gây bệnh cho người và vật do thở, nuốt vào hay đột nhập vào lỗ hở trên da. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào, rất nhỏ, có ở khắp nơi, sinh sản bằng cách phân bào. Bệnh do vi khuẩn lây nhiễm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng.
- Có hiểu biết về một số bệnh trẻ em hay mắc do vi trùng gây nên.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: - SGK, bảng con, VBT, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (4-5’) 1.GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Vì sao các bạn phải rửa tay? b. Em thường rửa tay khi nào?) - Gọi 3 HS trả lời câu hỏi. - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Rửa tay trước khi ăn. 2. Đọc (29-30’) - Giáo viên đọc mẫu. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 1. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như vi trùng, xà phòng, phòng bệnh, nước sạch.
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Tay cầm thức ăn,/ vi trùng từ tay/ theo thức ăn đi vào cơ thể; Để phòng bệnh,/ chúng ta/ phải rửa tay/ trước khi ăn.) - GV hướng dẫn đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến mắc bệnh; đoạn 2: phần còn lại). - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài (v/ trùng: sinh vật rất nhỏ, có khả năng gây bệnh; tiếp xúc: chạm vào nhau (dùng cử chỉ minh hoạ); mắc bệnh: bị một bệnh nào đó; phòng bệnh: ngăn ngừa để không bị bệnh).
- GV và HS đọc toàn bài. + GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- Học sinh quan sát tranh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi. - HS trả lời.
- 3 học sinh trả lời. - HS khác bổ sung thêm.
- Học sinh đọc thầm trong SGK.
- HS đọc nối tiếp từng câu
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. - Học sinh lắng nghe. + HS đọc đoạn theo nhóm. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. + Cả lớp đọc ĐT |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi. (16-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi. (a. Vi trùng đi vào cơ thể con người bằng cách nào? b. Để phòng bệnh, chúng ta phải làm gì?
c. Cần rửa tay như thế nào cho đúng? - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Vi trùng đi vào cơ thể con người qua thức ăn; b. Để phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn; c.Câu trả lời mở.) - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (17-18’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Đế phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn;). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm. - Vi trùng đi vào cơ thể con người qua thức ăn. b. Để phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay đúng cách trước khi ăn. - Học sinh nhận xét. - Học sinh viết vở câu b ở mục 3.
- HS để vở lên bàn.
|
...............................................................................................................................
Tiết 4: Toán Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: Luyện tập
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 5’
5’
5’
7’
5’ |
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút,…). - Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình. -GV nhận xét, tuyên dương 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Đồ vật nào dài hơn? - GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh. - GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng. -GV hỏi từng câu một cho HS trả lời. -Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận a. Bút chì dài hơn bút sáp. b. Cục tẩy dài hơn cái ghim. * Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi: + Trong tranh gồm những bạn nào? + Bạn nào cao nhất? + Bạn nào thấp nhất? -Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. a. Bạn Nam cao nhất. b. Bạn Mi thấp nhất. * Bài 3:Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi: a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? + Trong bức tranh thứ nhất, có con gì? + Con nào cao hơn? + Con nào thấp hơn? - Yêu cầu HS nhận xét. -GV nhận xét, kết luận. + Hươu cao cổ cao hơn. + Ngựa thấp hơn. b. Thước hay bút chì dài hơn? + Trong tranh có những đồ vật nào? GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1. + Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn? + Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn? + Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, kết luận. Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì. * Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật - GV nêu yêu cầu của bài 4. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. + Trong tranh có những đồ vật nào? - GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật. - GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bút chì dài 8cm + Bút sáp màu dài 6cm + Đồng hồ dài 12cm + Điện thoại dài 10cm. * Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút? - GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật. + Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút? - GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Luyện tập chung tiết 2. |
-HS thực hành đo. -HS trình bày. -HS lắng nghe. -HS nêu: Bút chì, bút sáp màu, cục tẩy, cái ghim. -HS lắng nghe. -HS trả lời. a. Bút chì dài hơn bút sáp. b. Cục tẩy dài hơn cái ghim. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Nam, Mi, Việt, Mai. - HS trả lời: Bạn Nam - HS trả lời: Bạn Mi - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Hươu cao cổ, ngựa vằn -HS trả lời: Hươu cao cổ -HS trả lời: Ngựa -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Sách toán 1, bút chì, thước kẻ. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Sách Toán 1dài hơn. -HS trả lời: Thước kẻ dài hơn -HS trả lời: Thước kẻ dài hơn bút chì -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh. -HS trả lời: Bút chì, bút sáp màu, đồng hồ, điện thoại. -HS lắng nghe. -HS trả lời. + Bút chì dài 8cm + Bút sáp màu dài 6cm + Đồng hồ dài 12cm + Điện thoại dài 10cm. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Rửa tay trước khi ăn
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh.) - GV yêu cẩu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (18-20’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh, (tranh 1: nhúng nước, xát xà phòng lên hai bàn tay; tranh 2: chà xát các kẽ ngón tay; tranh 3: rửa sạch tay dưới vòi nước, tranh 4: lau khô tay bằng khăn). - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Từng học sinh nhắc lại. (Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh.) - Học sinh viết câu hoàn chỉnh vào vở. - Học sinh quan sát tranh nói theo mẫu. - Học sinh nhận xét. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7.Nghe viết. ( 15-17’) - GV đọc to cả hai câu (Để phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay trước khi ăn. Cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.) - GV lưu ý HS một số vân đề chính tả trong đoạn văn. + Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: bệnh, trước, xà, nước, sạch. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách. - GV đọc cho HS viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cẩn đọc theo từng cụm từ (Để phòng bệnh/ chúng ta phải rửa tay/ trước khi ăn./ Cẩn rửa tay bằng xà phòng/ với nước sạch. - Mỗi cụm từ đọc 2- 3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa. (8-10’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - Gọi từng HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn. 9.Trò chơi Em làm bác sĩ. (5-6’) - Mục đích của trò chơi: Thông qua việc nhập vai bác sĩ và bệnh nhân, HS có cơ hội phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và mở rộng hiểu biết về vấn đề giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ. - Cách thức: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 HS (số nhóm tuỳ thuộc vào sĩ số của mỗi lớp). Mỗi nhóm cử 1 người làm bác sĩ, những bạn còn lại làm bệnh nhân. Hình dung tình huống diễn ra ở phòng khám. Bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh, và đưa ra những lời khuyên phòng bệnh. - GV có thể cho lớp biết trước những bệnh và nguyên nhân thường gặp ở trẻ em: 1. Đau bụng (do ăn quá no, ăn uống không hợp vệ sinh) 2. Sâu răng (do ăn nhiều kẹo, không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách) 3. Cảm, sốt (do đi ra nắng không đội mũ nón hoặc dầm mưa lâu bị lạnh) Sau khi các nhóm thực hành, GV cho một số nhóm trình diễn trước cả lớp và cả lớp chọn ra nhóm xuất sắc. 10. Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - Hôm nay chúng ta học tập đọc bài gì? - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn học sinh về nhà học bài |
- Học sinh đọc thầm.
- Từng học sinh nhắc lại, viết bảng con.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở.
- Học sinh đổi vở cho nhau soát lỗi.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi.
+ 2- 3 học sinh lên trình bày kết quả trước lớp. - 2 học sinh đọc các từ ngữ. - Chia 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 người làm bác sĩ khám bệnh, còn lại làm bệnh nhân.
|
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Lời chào
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tôn trọng mọi người trong giao tiếp; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Lời chào.
- GV nắm được sự khác biệt về cách thức chào hỏi theo bối cảnh (lớp học, ở nhà, ngoài xã hội,...), theo đặc trưng xã hội của người chào và người được chào (tuổi tác, giới tính,...), theo vùng địa lí (nông thôn, thành thị, miền Bắc, miền Nam,...).
- GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ được dùng theo phương thức tu từ so sánh và ẩn dụ trong bài (lời chào - bông hoa - cơn gió - bàn tay).
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp.
2. Học sinh: - SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động ( 4-5’) - Ôn: GV gọi HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động. + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Hai người trong tranh đang làm gì?
b. Em thường chào những ai? Em chào như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời (a. Họ gặp nhau, hắt tay nhau và nói lời chào nhau; b. Câu trả lời mở), sau đó dẫn vào bài thơ Lời chào. 2. Đọc. (24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ. - GV hướng dẫn cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (chân thành: rất thành thật, xuất phát từ đáy lòng; cởi mở: dễ bày tỏ suy nghĩ, tình cảm). + Gọi một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV gọi một số HS đọc cả bài thơ.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (5-6’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. - GV cho học sinh viết những tiếng tìm được vào vở.
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời (nhà - xa, ngày-tay,nào - bao, trước- bước). |
- 2 học sinh nhắc lại bài tiết học trước.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời. - Từng học sinh trả lời câu hỏi. a. Họ gặp nhau, hắt tay nhau và nói lời chào nhau. - HS trả lời
- HS đọc thầm bài trong SGK. - HS đọc từng dòng thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. - HS đọc từng khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt. - Học sinh lắng nghe. + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Một số HS đọc từng khổ thơ. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- Lớp đọc thầm bài thơ, tìm tiếng cùng vần với nhau. - HS viết vào vở.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét. - Từng học sinh nhắc lại. |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi, a. Lời chào được so sánh với những gỉ?
b. Em học được điểu gì từ bài thơ này? - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Học thuộc lòng. (10-12’) - GV treo bảng phụ hai khổ thơ đầu lên bảng. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. - Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. 6. Hát một bài hát về lời chào hỏi.(5-6’) - Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo. - Giáo viên cho cả lớp hát. 7. Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - Gọi HS nêu ý kiến về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn học sinh về nhà đọc lại bài nhiều lần. |
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. a. Lời chào được so sánh với bông hoa, cơn gió, bàn tay. b. Đi đâu cũng cần nhớ chào hỏi.
- HS nhận xét, đánh giá
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu. - Học sinh học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- Cả lớp hát bài hát. Lời chào
|
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Luyện tập chung
TIẾT 2: Luyện tập
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 6’
7’
7’
7’
3’
|
2. Hoạt động 1: Khởi động:
- Yêu cầu HS so sánh xem mình và bạn ngồi bên cạnh ai cao hơn, ai thấp hơn? 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. + Bục nào cao nhất? + Bục nào thấp nhất? GV nêu: Bạn về đích thứ nhất đứng ở bục cao nhất. Bạn về đích thứ ba đứng ở bục thấp nhất. + Bạn nào về đích thứ nhất? + Bạn nào về đích thứ hai? + Bạn nào về đích thứ ba? - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bạn Thỏ về đích thứ nhất. + Bạn Cáo về đích thứ hai. + Bạn Sóc về đích thứ ba. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi: + Trong tranh gồm bao nhiêu cây? + Số cây từ chỗ cáo tới chỗ sóc là bao nhiêu? + Số cây từ chỗ cáo tới chỗ thỏ là bao nhiêu? + Cáo đứng gần thỏ hay sóc hơn? -GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Từ chỗ cáo tới chỗ sóc dài hơn từ chỗ cáo tới chỗ thỏ. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. + Sóc có thể đến chỗ hạt dẻ bằng hai con đường nào? (đường màu vàng, đường màu xanh). + Đường màu vàng gồm bao nhiêu bước?(4 + 6 = 10 bước). + Đường màu xanh gồm bao nhiêu bước?( 8 bước). + Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường nào ngắn hơn? (đường màu xanh). - GV nhận xét, kết luận: Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường màu xanh ngắn hơn. * Bài 4: - GV nêu yêu cầu của bài 4a. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi cây bút chì. - GV yêu cầu HS nêu độ dài mỗi cây bút chì. Một HS nêu một đồ vật. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bút chì A: dài 7cm + Bút chì B: dài 8cm + Bút chì C: dài 3cm + Bút chì D: dài 5cm + Bút chì E: dài 9cm - GV nêu yêu cầu của bài 4b. -GV hỏi: + Bút chì nào dài nhất? + Bút chì nào ngắn nhất? -GV nhận xét, kết luận: + Bút chì E dài nhất + Bút chì C ngắn nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài tiếp theo Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. |
-HS thực hành -HS lắng nghe. -HS trả lời: Bục 1. -HS trả lời: Bục 3. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Bạn Thỏ -HS trả lời: Bạn Cáo -HS trả lời: Bạn Sóc -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS trả lời: 10 cây -HS trả lời: 6 cây -HS trả lời: 4 cây -HS trả lời: Cáo đứng gần Thỏ -HS nhận xét. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: đường màu vàng, đường màu xanh. - HS trả lời: 10 bước - HS trả lời: 8 bước - HS trả lời: đường màu xanh - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh -HS thực hành đo -HS trả lời. + Bút chì A: dài 7cm + Bút chì B: dài 8cm + Bút chì C: dài 3cm + Bút chì D: dài 5cm + Bút chì E: dài 9cm -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe -HS trả lời: Bút chì E -HS trả lời: Bút chì C -HS lắng nghe. -HS lắng nghe |
………………………………………………………………………….
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
Bài 17: Hàng xóm nhà em
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
- Biết cách ứng xử để tạo mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.
- Thể hiện được hành động thân thiện, quan tâm, kính trọng những người hàng xóm.
- Rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Hình thành phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, SGV, Bài giảng điện tử, Các tình huống làm quen với những người hàng xóm mới hoặc giúp đỡ lẫn nhau của những người hàng xóm, …… phù hợp với thực tiễn để HS tập giải quyết, xử lí.
- Học sinh: SGK, Nhớ lại những kĩ năng làm quen với bạn mới, thân thiện với mọi người để vận dụng vào làm quen và thân thiện với hàng xóm, đồng thời chuẩn bị nội dung chia sẻ với cả lớp về những người hàng xóm của mình; thẻ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5’ |
1. KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho HS hát bài hát tập thể: “Bài hát làm quen” - GV nêu câu hỏi: + Các em có thích làm quen với những người bạn mới không (đặc biệt là những người hàng xóm của em)? - GV nhận xét, giới thiệu bài. |
- HS tham gia hát theo nhạc. - HS trả lời: Có hoặc không thích. - HS lắng nghe |
25’ |
2. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Xác định việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm - GV tổ chức hoạt động nhóm đôi, chia sẻ những điều em biết về những nhà hàng xóm của gia đình em theo câu hỏi gợi ý: + Kể tên và một vài thông tin về những người hàng xóm sống cạnh gia đình em. - GV mời một số cặp đôi chia sẻ trước lớp. - GV khen ngợi các cặp đôi đã tự tin mạnh dạn chia sẻ và đã quan tâm đến hàng xóm của gia đình mình. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 để thực hiện nhiệm vụ: Xác định những việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm ở 5 tranh hoạt động 1 SGK/64. - GV mời đại diện các nhóm trình bày. - GV khái quát ý kiến, yêu cầu HS thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ học tập. - GV nhận xét, giải thích thêm vì sao cần thực hiện những việc nên làm và tránh những việc không nên làm với gia đình hàng xóm. - GV liên hệ: GV yêu cầu HS xác định những việc em đã làm được với hàng xóm nhà em, khi: + Em nhỏ nhà hàng xóm muốn chơi với em. + Gặp người lớn tuổi là hàng xóm nhà em. + Người khuyết tật là hàng xóm nhà em. + Bạn hàng xóm muốn vui chơi, học tập cùng em. - GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi, động viên. - GV kết luận: Để tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, em cần chào hỏi, lễ phép với người lớn, quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ những người khó khăn, đau ốm, và có thái độ thân thiện với các bạn hàng xóm. Hoạt động 2: Kể về một người hàng xóm nhà em - GV cho HS làm việc độc lập, thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS tự nói những điều mình biết về một người hàng xóm mà mình quan tâm hoặc thân thiết với gia đình. - GV cho mỗi HS kể trước nhóm 4 những điều mà GV vừa giao nhiệm vụ. - GV mời mỗi nhóm cử 2 – 3 bạn lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên những HS đã mạnh dạn, tự tin và có chia sẻ hay trước lớp. |
- HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ những điều HS biết về những nhà hàng xóm của gia đình HS theo câu hỏi mà GV đã yêu cầu. - Một số cặp đôi chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe, học hỏi, bình luận hoặc đặt câu hỏi cho các bạn - HS lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm 4: Xác định những việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm ở 5 tranh hoạt động 1 SGK/64. - Đại diện các nhóm trình bày.HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe, thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ học tập - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS liên hệ bản thân, chia sẻ những việc mình đã làm với hàng xóm. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS làm việc độc lập, thực hiện nhiệm vụ mà GV đã giao. - HS thảo luận nhóm 4, mỗi bạn trong nhóm cùng kể cho nhau nghe về những điều mình biết về một người hàng xóm mà mình quan tâm hoặc thân thiết với gia đình. - 2 – 3 bạn mỗi nhóm lên trình bày trước lớp. - HS lắng nghe |
5’ |
3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - GV nhắc nhở, dặn dò HS thực hiện những điều đã học được để tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm của gia đình mình. - Dặn dò chuẩn bị bài sau |
- HS lắng nghe |
……………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Khi mẹ vắng nhà
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: nghe lời cha mẹ, có ý thức bảo vệ an toàn cho bản thân; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đê đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB (truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Khi mẹ vắng nhà, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (giả giọng, tíu tít) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm vững những kĩ năng HS tiểu học cần có để tự bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình, VD: không mở cửa cho người lạ, không với đồ vật trên cao,... (Vì sao phải phòng tránh? Phòng tránh như thế nào?...)
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp.
2. Học sinh:- SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: Gọi HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điểu thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Em thấy những gì trong bức tranh? b.Theo em, bạn nhỏ nên làm gì?Vì sao? + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Khi mẹ vắng nhà. 2.Đọc. (29-30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi HS đọc từng câu.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ khó. - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Trong khu rừng nọ/ có một đàn dê con sổng cùng mẹ; Đợi dê mẹ đi xa,/ nó gõ cửa/ và giả giọng dê mẹ.) * Bài được chia làm mấy đoạn? + GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến nghe tiếng mẹ; đoạn 2: tiếp theo đến Sói đành bỏ đi-, đoạn 3: phẩn còn lại). - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (giả giọng: cố ý nói giống tiếng của người khác; tíu tít: tả tiếng nói cười liên tiếp không ngớt). - GV cho HS đọc đoạn theo nhóm.
+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- Từng học HS nhắc lại bài.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm. - 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS bổ sung thêm.
- Lớp đọc thầm bài. + HS đọc nối tiếp từng câu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh.
+ Từng học sinh đọc câu văn dài
- Chia làm 3 đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn - Cả lớp lắng nghe + HS đọc đoạn theo nhóm. + HS đọc toàn bài. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
a. Dê mẹ dặn dê con chỉ được mở cửa khi nào? b. Sói làm gì khi dê mẹ vừa đi xa?
c. Nghe chuyện, dê mẹ đã nói gì với đàn con?) - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - GV và HS thống nhất câu trả lời.
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ.) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Dê mẹ dặn đàn con chỉ được mở cửa khi nghe tiếng mẹ. b. Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ.
c. Nghe chuyện, dê mẹ khen đàn con ngoan. - Đại diện nhóm trình bày câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe. - Học sinh nhắc lại câu trả lời đúng và viết vào vở. - Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ. - Học sinh để vở lên bàn. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất
I. MỤC TIÊU
Sau hài học này, HS sẽ:
- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.
- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
II.CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến),... gắn với bài học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - chia sẻ trải nghiệm - GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất mà em biết. - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng Khám phá vì sao nhặt được của rơi cân trỏ lại người đánh mất - GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” (trên bảng hoặc trong SGK), mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung). + Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà. + Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm + Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà. + Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai cháu: “Các cháu ngoan quá!” - GV mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV mời HS cả lớp chia sẻ: + Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép? + Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền? + Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất? - GV khen ngợi HS, sử dụng bĂng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”. Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng,... Vi thế, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt, đem lại niềm vui cho họ. 3. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách GV có thể dùng mặt cười, mặt mếu hay thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận: lựa chọn cách làm nào dưới các tranh. + Mặt cười: cách làm 2 (Cô giáo đã dạy... Mình phải nhờ mẹ tìm cách trả lại). + Mặt mếu: cách làm 1 (Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình) và cách - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3. - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau: Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì? - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất. Vận dụng Hoạt động 1 Xử lí tình huống - GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau? - GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp - để tạo tình huống). Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên chia sẻ cách xử lí. - GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau: Kết luận: Các cách xử lí đáng khen: - Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà. - Nếu em là bạn trong tranh 2, khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ, tìm thấy, cô chủ nhiệm hay cô Tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trợ giúp người đánh mất. - Nếu em là bạn trong tranh 3, khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên em sẽ nhờ bố mẹ (nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên. Hoạt động 2 Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi. HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập hoặc có thể tưởng tượng và chủ động đóng vai các tình huống khác nhau. Kết luận: HS biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đổ mà mình nhặt được. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
|
-HS lắng nghe - Học sinh trả lời -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu - HS quan sát - HS chia sẻ -HS lắng nghe - HS nêu - HS nêu - HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………
Tiết 4: TN&XH Cơ thể em
Tiết 3 |
|
1.Mở đầu: Khởi động -GV yêu cầu cả lớp đứng dậy vừa hát vừa múa theo nhạc bài Hai bàn tay của em. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -Gv cho HS quan sát hình diễn tả các hoạt động của Hoa ở nhà và nói về các việc bạn Hoa đã làm hằng ngày để giữ vự sinh cơ thể. - GV kết luận và nêu cho HS biết có những hoạt động thường chỉ làm một lần trong ngày như cũng có những hoạt động cần thực hiện nhiều lần trong ngày như rửa tay (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,…), chải răng (sau các bữa ăn, buổi sáng và trước khi đi ngủ), chải đầu(sau khi gội đầu và sau khi ngủ dậy), rửa mặt (sau khi ngủ dậy, sau khi đi ra ngoài đường về), rửa chân (trước khi đi ngủ, sau khi đi ngoài đường về). Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể và thời điểm thực hiện chúng. Hoạt động 2 -GV cho HS liên hệ với bản thân, kể những việc các em đã làm để giữ sạch cơ thể. -GV nhận xét, góp ý Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng kể về những việc đã làm để giữ vệ sinh cơ thể. Hoạt động thực hành Hoạt động 1 -GV sử dụng các bài thơ hoặc bài hát sẵn có hướng dẫn cách rửa tay đúng để tạo hứng thú cho HS. -Trong quá trình thực hành, cần hướng dẫn HS tiến hành đủ các bước và đủ thời gian. Yêu cầu cần đạt: HS tiến hành được các bước rửa tay bằng xà phòng với nước sạch theo đúng thứ tự, biết được thời điểm cần rửa tay (khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…) Hoạt động 2 -Sau khi thực hành rửa tay đúng cách, GV cho HS quan sát quy trình chải răng và yêu cầu HS thực hành. Yêu cầu cần đạt: HS thực hiện được việc chải răng đúng cách. 3. Hoạt động vận dụng -GV cho HS liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và nói với bạn những việc mình và người thân đã làm để giữ gìn vệ sinh cơ thể. - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin nói được những viêc mình và người thân đã làm để giữ vệ sinh cơ thể. 4. Đánh giá-HS nêu được các việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể, và tự giác thực hiện đúng các việc làm đó để bảo vệ các bộ phận, đảm bảo cho cơ thể luôn mạnh khỏe. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và đặt câu hỏi: +Minh đã nói gì với mẹ? +Nhận xét về việc làm của Minh. + Em có thường tự giác đi tắm để giữ vệ sinh như Minh không? -Sau đó GV cho HS đóng vai. - GV nhận xét 5. Hướng dẫn về nhà-GV nhắc nhở HS về nhà xem anh/chị/em và bố mẹ đã thực hiện các hoạt động vệ sinh thân thể đúng cách và đúng giờ chưa, nếu chưa thì nhắc nhở. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát, múa - - HS quan sát hình và diễn tả - HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS liên hệ với bản than - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hành - HS quan sát quy trình chải răng - HS thực hành - HS liên hệ thực tế - HS thảo luận nhóm và trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS nêu và lắng nghe - HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài - HS trả lời câu - HS đóng vai - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà - |
…………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Khi mẹ vắng nhà
TIẾT 3 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17 -18’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Khi ở nhà một mình, em không được mở cửa cho người lạ.) - GV yêu cẩu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Quan sát tranh và kể lại câu chuyên Khi mẹ vắng nhà.(17-18’) - Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5- 6 HS. - Các nhóm tập đóng vai kể lại câu chuyện - GV gọi 1-2 nhóm đóng vai kể lại câu chuyện theo gợi ý. - Các nhóm còn lại quan sát, nghe và nhận xét. - Lớp bình bầu nhóm kể chuyện hay nhất |
- Học sinh hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Khi ở nhà một mình, em không được mở cửa cho người lạ. - 3 học sinh nhắc lại câu trên bảng. - Học sinh quan sát tranh kể lại câu chuyện Khi mẹ vắng nhà. - Chia 4 nhóm lên bảng đóng vai. - Học sinh đóng vai kể chuyện. -1HS đóng vai dê mẹ, số HS còn lại đóng vai dê con. Các nhóm tập đóng vai kể lại câu chuyện. - Học sinh quan sát. - Học sinh nhận xét nhóm kể hay. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết. (17- 18’) - GV đọc to cả hai câu. (Lúc dê mẹ vừa đi, sói đến gọi cửa. Đàn dê con biết sói giả giọng mẹ nên không mở cửa.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: dê, sói, giọng. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - GV đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Lúc dê mẹ vừa đi,/ sói đến gọi cửa./ Đàn dê con/ biết sói giả giọng mẹ/ nên không mở cửa.). - Mỗi cụm từ đọc 2- 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (9-10’) - GV cho học sinh sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - GV gọi từng cặp trình bày kết quả trước lớp
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh: (5-6’) Những gì em cẩn phải tự làm? Những gì em không được tự ý làm? - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh (những gì em cần phải tự làm, những gì không được tự ý làm), có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số nhóm trình bày kết quả nói theo tranh. (Tranh 1: Một bạn nhỏ đang tự mặc quần áo. (Trẻ em 6 - 7 tuổi phải tự làm được); Tranh 2: Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đô vật trên tủ bếp cao. (Trẻ em 6-7 tuổi không được làm vì có thể ngã, nguy hiểm). - GV và HS nhận xét. - GV có thể gợi ý HS nói thêm về một sò việc trẻ cần tự làm và một số việc trẻ em không được phép làm vì nguy hiểm. 10.Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - Gọi HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV nhận xét, khen ngợi, động viên hs
- Dặn học sinh về nhà ôn bài. |
- Cả lớp lắng nghe và đọc thầm.
-Học sinh viết bảng con. dê, sói, giọng.
- Học sinh viết từng câu vào vở.
- Học sinh lấy bút soát lỗi chính tả. - Học sinh để vở lên bàn.
- HS làm việc theo nhóm đôi. - Một số nhóm HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điển vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần. - Học sinh quan sát tranh trong khung để nói theo tranh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh trao đổi trong nhóm
- Tranh 1: Một bạn nhỏ đang tự mặc quần áo.
- Tranh 2: Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đồ vật trên tủ bếp cao. - HS nhận xét. - 2 học sinh nhắc lại nội dung của bài. - Từng học sinh nêu. |
.................................................................................................................
Tiết 3: Toán Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng thông qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
17 ’
25 ’ 7’
8’
10’
3’ |
1. Hoạt động 1: Khám phá
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ nhất. - GV hỏi HS số lượng que tính trong mỗi hàng. + Để biết có tất cả bai nhiêu que tính ta làm phép tính gì? (phép tính cộng) - GV hướng dẫn viết phép tính 41 + 5 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn: Đặt tính: + Viết 41 rồi viết 5 thẳng cột với 1. + Viết dấu - + Kẻ vạch ngang. Tính: + 1 cộng 5 bằng 6 viết 6. + Hạ 4 viết 4. Vậy 41 + 5 = 46 - GV yêu cầu HS đếm tổng số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả. - GV yêu cầu HS quan sát hình thứ hai. - GV hỏi HS số lượng quả táo ở mỗi hàng. + Để biết có bao nhiêu quả táo ta làm phép tính gì? (Phép tính cộng). - GV hướng dẫn viết phép tính 20 + 4 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn: Đặt tính: + Viết 20 rồi viết 4 thẳng cột với 0. + Viết dấu - + Kẻ vạch ngang. Tính: + 0 cộng 4 bằng 4 viết 4. + Hạ 2 viết 2. Vậy 20 + 4 = 24 - GV yêu cầu HS đếm tổng số qủa táo ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của hai phép tính đó. - GV nhận xét, chốt lại. 2. Hoạt động 2: Hoạt động * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 2. Có thể cho HS thực hiện thành hai bước: bước thứ nhất đặt đúng phép tính, GV kiểm tra cả lớp xem đã đặt đúng chưa rồ mới chuyển sang bước thứ hai là tính. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 2. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS quan sát tranh trong sách. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện phép tính ở bên trái và tìm kết quả ở bên phải. Thực hiện đúng, HS sẽ ghép được cặp con vật – thức ăn. - GV yêu cầu HS trình bày. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét. GV giới thiệu thêm kiến thức về thức ăn của các loài vật gần gũi. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (tiết 2). |
-HS quan sát. - HS trả lời: Hàng 1: 41que tính, hàng 2: 5 que tính. -HS trả lời: Phép tính cộng -HS quan sát, lắng nghe -HS quan sát. -HS trả lời: Hàng 1: 20 quả táo. Hàng 2: 4 quả táo. -HS trả lời: Phép tính cộng. -HS quan sát, lắng nghe. -HS đếm. -HS nhắc lại. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 3 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. 24 + 3 = 27; 60 + 7 = 67; 82 + 5 = 87 -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -Cả lớp làm vào vở. 11 + 8 = 19; 71 + 5 = 76; 94 + 4 = 98 -3 HS lên bảng làm. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS quan sát. -HS thực hành. - HS trả lời. 40 + 9 = 49 76 + 2 = 78 90 + 8 = 98 25 + 1 = 26 - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. |
..................................................................................................................
Tiết 4: TN&XH Các giác quan của cơ thể
I. MỤC TIÊUSau bài học, HS sẽ:
- Xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể. Nhận biết được vai trò quan trọng của các giác quan là giúp cơ thể nhận biết mọi vật xung quanh.
- Nêu được các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, da và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ các giác quan của mình và của người thân trong gia đình. Nêu được những nguy cơ gây nên cận thị và cách phòng tránh.
- Biết yêu quý, trân trọng, có ý thức tự giác thực hiện các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ các giác quan. Biết tôn trọng, cảm thông và giúp đỡ các bạn bị hỏng các giác quan.
II. CHUẨN BỊ- GV:
+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình sưu tầm, đoạn phim về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da.
+ Thẻ chữ để chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
Tiết 1 |
||
1. Mở đầu
-GV cho HS hát theo lời nhạc trên màn hình bài hát Năm giác quan. HS vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu của bài hát. Hoạt động khám phá-GV cho HS quan sát các hình vẽ minh họa hoạt động cảnh Hoa đến nhà Minh chơi. -GV hỏi tên, vị trí, chức năng và vai trò của các giác quan thông qua việc tự phân tích nội dung các hình. - GV kết luận: Hoa và Minh sử dụng các giác quan (sử dụng mắt để nhìn thấy hoa hồng màu đỏ và đẹp, mũi để ngửi thấy mùi thơm của hoa, lưỡi để cảm nhận vị ngọt của dưa hấu, tai để nghe tiếng chim hót và da tay giúp cảm nhận lông mèo mượt mà) để nhận biết mọi vật xung quanh. -GV nhấn mạnh với HS: toàn bộ bề mặt da trên cơ thể là một giác quan có chức năng xúc giác giúp cơ thể cảm nhận được vật xù xì/ thô ráp hay mượt mà, mềm hay cứng, nóng hay lạnh,… khi tiếp xúc chứ không phải chỉ là ngón tay hay bàn tay như nhiều người lầm tưởng. Yêu cầu cần đạt: HS biết được tên, xác định được vị trí và chức năng của 5 giác quan. Hoạt động thực hành- GV nhấn mạnh lại cho HS nhớ giác quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nhiệt độ,… là da chứ không phải dấu ngón tay. Yêu cầu cần đạt: HS xác định đúng vị trí, nhắc lại được đầy đủ 5 giác quan. Hoạt động vận dụng-GV cho HS quan sát hình vẽ minh họa 5 nhóm đồ vật, nhiệm vụ của HS là + Nêu được tên giác quan phù hợp dùng để nhận biết nhóm đồ vật tương ứng. + Sử dụng các hình vẽ khác để diễn tả về chức năng của các giác quan. Yêu cầu cần đạt: HS cần nói được tên các giác quan cùng chức năng của chúng, GV tổng hợp lại vai trò quan trọng của các giác quan là dùng để nhận biết thế giới xung quanh (kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, âm thanh, độ cứng mềm, nhiệt độ,…). 5 Đánh giá -HS xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể, có ý thức bảo vệ chúng. 6. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các việc làm hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ các giác quan. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS vừa hát vừa nhún nhảy theo giai điệu của bài hát. - HS quan sát các hình vẽ minh họa - 2,3 hs trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS quan sát và trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe, đánh gia - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
|
………………………………………………………………………….
Tiết 7: Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần
Lập kế hoạch tuần tới
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 7 “Tham gia hoạt động cộng đồng”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng… HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút 14 phút
8 phút 10 phút 2 phút |
1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. 3. Sinh hoạt theo chủ đề " Chúng em cùng tham gia hoạt động cộng đồng" - GV yêu cầu HS xung phong chia sẻ cho các bạn nghe: + Kể tên những hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia. + Chia sẻ những việc tốt em đã làm được với hàng xóm. - GV khen ngợi các em đã mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình. - GV tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ với nội dung liên quan đến chủ đề sinh hoạt. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá -GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thực hiện được các yêu cầu sau: + Biết được những việc nên làm đối với hàng xóm. + Kể được một số thông tin về người hàng xóm nhà em. + Tự tin khi thể hiện sự quan tâm đối với hàng xóm nhà em. -Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. -Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm - GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: - Có biết được những việc nên làm với hàng xóm không? - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, … hay không? c) Đánh giá chung của GV - GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
-HS hát một số bài hát. - Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban. - HS lắng nghe và đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - HS thực hiện theo. - Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Cả lớp hát đồng thanh. - Trưởng ban lên báo cáo. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ - HS lắng nghe - HS tham gia - HS tự đánh giá theo các mức độ - HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung - HS lắng nghe. |