''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 2

Cập nhật lúc : 21:09 17/10/2022  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 7 LỚP 5/2

TUẦN 7

(Thực hiện từ ngày17/ 10 đến ngày 21/ 10 / 2022)

Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2022

Tiết 1: Chào cờ

(GV và HS sinh hoạt dưới cờ)

……………………………………………………………

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết mối quan hệ giữa 1 và  ;  và  ;  và ;

       - Tìm 1 thành phần chưa hết của phép tính với phân số.

       - Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

       -  HS cả lớp làm được bài1, 2, 3 .

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng    

          - GV: SGK, bảng phụ…

          - HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

 

- Cho 2 HS lên bảng thi làm bài ( mỗi bạn làm 1 phép tính)

a) + - =…………..

b) : x =…………..

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

 

 

 

 

- HS nghe

- HS viết vở

2. Hoạt động thực hành: (25 phút)

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV yêu cầu HS đọc các đề bài

- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi

- GV nhận xét.

 

 

 

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

-Yêu cầu HS giải thích cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia

- GV nhận xét HS.

Bài 3: HĐ nhóm

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4

- GV nhận xét

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng.

- HS đọc

- HS làm bài miệng theo cặp sau đó làm bài vào vở rồi đổi vở để kiểm tra chéo, chẳng hạn:

a) 1 gấp  số lần: 1  :   =  10  ( lần )

…………………………………………

 

- Tìm x

- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả

   a.          b.

                         

        c.        d.

                                             

                x = 2

 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm bài, báo cáo kết quả.

Bài giải

Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
           () : 2 =  (bể nước)

                           Đáp số :  bể nước

- HS nghe

- Trung bình cộng của các số bằng tổng các số đó chia cho số các số hạng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:

 Một đội sản xuât ngày thứ nhất làm đc  công việc, ngày thứ hai làm được  công việc đó. Hỏi trong hai ngày đầu, trung bình mỗi ngày đội sản xuất đã làm được bao nhiêu phần công việc?

 

- HS làm bài:

 Giải:

Số phần công việc hai ngày đầu làm được là:

+ =  (công việc)

Số phần công việc trung bình mỗi ngày đầu làm được là:

 : 2 = (công việc)

                             Đáp số:  công việc

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện

- Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu mến và bảo vệ loài vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng 

          - GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

          - HS: Đọc tr­ước bài, SGK

          2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , thảo luận nhóm…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét

- Nêu chủ điểm sẽ học.

- Giới thiệu bài:  Những người bạn tốt.

- HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi

- HS nghe

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (10phút)

* Cách tiến hành:

- 1 HS đọc toàn bài

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm

- Nêu chú giải.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp .

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

- HS đọc

- HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:

+ 4HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó

+ 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó

- HS đọc chú giải.

- HS đọc theo cặp.

- 1 HS đọc.

- HS theo dõi.

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp:

- Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn?

- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

- Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?

- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?

- Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?

- Em có thể nêu nội dung chính của bài?

- GV ghi nội dung lên bảng

- Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo?

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả:

+ Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với

nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông.

Ông xin được hát bài hát mình yêu thích

nhất và nhảy xuống biển.

+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu.

+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.

+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....

+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.

+ Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .

- Vài HS nhắc lại

+ Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất...

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài

- HS đọc diễn cảm đoạn 3

- GV treo bảng phụ có viết đoạn văn

- GV đọc mẫu

- Luyện đọc theo cặp

- HS thi đọc

- 4 HS đọc

- HS đọc diễn cảm

- HS nghe

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4phút)

- Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào ?

- HS nêu

- Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác ?

-HS nêu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4:Đạo đức

NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

-  Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5. Trung thực trong học tập và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV : SGK

          - HS: vở BT Đạo đức,

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1.     Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức thi kể: Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí:

- Em đã làm được những việc gì?

- Tại sao em lại làm như vậy

- Việc đó mang lại kết quả gì?

- GV nhận xét đánh giá

- Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.

- HS thi kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe - ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)

*Cách tiến hành:

 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ

- GV kể chuyện Thăm mộ

- Yêu cầu HS kể :

-  Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?

 

 - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?

 

 

- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?

 - Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách  nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao?

- Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải  biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm  cụ thể.

  *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2

- Gọi HS trả lời

a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.

b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.

c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.

d. Thăm mộ tổ tiên ông bà.

đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ,  tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng.

- GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.

 * Hoạt động 3: Tự liên hệ

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân

- GV gọi HS trả lời

- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.

 - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK

- HS nghe

- 1->2 HS kể lại

- Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông...

- Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người.

- Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do

- Lớp nhận xét

- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- HS trình bày trước lớp

- HS cả lớp nhận xét

- VD: Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà

Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô

Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ

Góp tiền cho các đền chùa

gìn giữ nền nếp gia đình

Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình, đất nước.

- HS đọc ghi nhớ

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)

- Tìm nhữ câu ca dao, tục ngữ nói về các truyền thống tốt đẹp của các gia đình dòng họ

- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Nghèo cho sạch rách cho thơm.
- Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Khoa học

 PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết .

       - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết.

* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các ccôn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.

* Phần Lồng ghép GDKNS :Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

       1. Đồ dùng dạy học

- GV: Hình vẽ trong SGK trang  28 , 29 phóng to.

- HS: SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với câu hỏi:

+ Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét ?

+ Bện sốt rét gây ra tác hại gì ?

+ Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành?

- GV nhận xét

- Giới thiệu Bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 

- HS chơi trò chơi

+ Do kí sinh trùng gây ra

+ Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Làm việc với SGK  

Ÿ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?

- GV kết luận: Bệnh sốt xuất huyết do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Ÿ Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2 , 3, 4 trang 29 trong SGK và  trả lời câu hỏi.

- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình

- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết?

Ÿ Bước 2: GV yêu cầu HS  thảo luận câu hỏi :

+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?

+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi, bọ gậy ?

- GV kết luận: Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất  là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày .

Hoạt động 3: Ghi nhớ kiến thức

- Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?

- Cách phòng bệnh tốt nhất?

- Hoạt động nhóm, lớp

- HS làm việc nhóm

- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1 trang 28 trong SGK

- Trả lời các câu hỏi trong SGK, lớp nhận xét, bổ sung

1) Do một loại vi rút gây ra

2) Muỗi vằn

3) Trong nhà

4) Các chum, vại, bể nước

5) Tránh bị muỗi vằn đốt

- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.

- Hoạt động lớp, cá nhân

-Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nam đang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)

-Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm )

-Hình 4:Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)

- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)

- Nhiều HS trả lời các câu hỏi

- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh

- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...

- Học sinh chơi trò chơi đóng vai cán bộ tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Về nhà tuyên truyền mọi người về căn bệnh sốt xuất huyết, cách phòng và tránh bệnh sốt xuất huyết.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6: Chính tả

NGHE - VIẾT: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi.

-Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2) ; thực hiện 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.

- HSHTTlàm được đầy đủ BT3.

-  Nghiêm túc, viết đúng quy tắc chính tả.

- GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh( kênh) quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" viết các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa...

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chia thành 2 đội, mỗi đội 5 HS thi tiếp nối. Đội nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Cách tiến hành:

 *Tìm hiểu nội dung bài

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Gọi HS đọc phần chú giải

- Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?

*Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm từ khó khi viết.

- Yêu cầu HS đọc và viết từ khó đó.

 - HS đọc đoạn viết.

- HS đọc chú giải.

+ Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ.

- HS tìm và nêu các từ khó: dòng kinh, quen thuộc, mái xuồng, giã bàng, giấc ngủ..

- HS đọc và viết từ khó.

2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.

*Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm)

- GV đọc lần 3.

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm

- HS nghe

3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)

* Cách tiến hành:

 Bài 2: HĐ nhóm

- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập

- Tổ chức HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thi tìm vần nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ vào chỗ trống

- HS đọc

- Lớp làm vào vở, HS lên bảng làm.

- HS nhận xét bài của bạn

- HS nghe

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa ia

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Toán*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về số thập phân.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

 

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1.          Viết thành số thập phân (theo mẫu) :

                   Mẫu : = 0,19

          a)        = ............                           b)       =.............

          c)        = ..........                            d)       =..........

Bài 2. Nối mỗi số với cách đọc của số đó (theo mẫu):

         

Bài 3. Viết hỗn số thành số thập phân :

          a)               b)               c) 

          d)               e)              g)  9

Bài 4. Viết các số thập phân

          a) Ba phẩy không bẩy                                 ...................................................................

Bài 4. Viết các số thập phân

          a) Ba phẩy không bẩy                                 ...................................................................

b) Mười chín phẩy tám trăm năm mươi      : ...................................................................

c) Không đơn vị năm mươi tám phần trăm : ...................................................................

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 8: Tiếng việt*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

           1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm: hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn

Trộn lẫn vào nhau

 

Đáp án

Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn

Trộn lẫn

vào nhau

hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận

hoà mình, hoà tan, hoà tấu

Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống (im lìm, vắng lặng, yên tĩnh):

Cảnh vật trưa hè ở đây .............................., cây cối đứng......., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

Đáp án

Lần lượt : yên tĩnh, im lìm, vắng lặng

Bài 3.         

          a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.

b) Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở câu a.

...................................................................................

...................................................................................

...................................................................................

...................................................................................

...................................................................................

...............................................................................

..............................................................................

Bài giải

a) dối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác, to lớn, sâu sắc,...

 

 

b) Học sinh tự đặt.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2022

Tiết 1: Toán

KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc, viết số thập phân ở dạng đơn giản.

- Biết đọc, viết số thập phân ở dạng đơn giản.

          - HS cả lớp làm được bài 1,2 .

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng    

          - GV: SGK, Bảng phụ

          - HS : SGK, bảng con...

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thực hành…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.       

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "bắn tên" với nội dung chuyển các số đo độ dài sau thành đơn vị đo là mét:

1dm                 5dm                1mm

1cm                  7cm                9mm

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS viết vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Cách tiến hành:

* Ví dụ a:

- GV treo  bảng phụ có viết sẵn bảng số  ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.

- GV chỉ dòng thứ nhất và hỏi : Đọc và cho cô (thầy) biết có mấy mét, mấy đề-xi-mét ?

- GV: có 0m 1dm tức là có 1dm.

- 1dm bằng mấy phần mấy của mét ?

- GV viết lên bảng 1dm  = m.

- GV giới thiệu : 1dm hay m  ta viết thành 0,1m.

 - GV viết 0,1m lên bảng thẳng hàng với m để có :

      1dm = m = 0,1.

- GV chỉ dòng thứ hai và hỏi : Có mấy mét, mấy đề-xi-mét, mấy xăng-ti-mét ?

- GV : Có 0 m 0dm1cm tức là có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét ?

- GV viết lên bảng : 1cm = m.

- GV giới thiệu :1cm hay  m ta viết thành 0,01m.

- GV viết  0,01 mét lên bảng thẳng hàng với  để có :

           1cm = m = 0,01m.

- GV tiến hành tương tự với dòng thứ ba để có : 1mm = m = 0,01m.

- m được viết thành bao nhiêu mét ?

- Vậy phân số thập phân  được viết thành gì ?

- m được viết thành bao nhiêu mét ?

- Vậy phân số thập phân  được viết thành gì ?

- m  được viết thành  bao nhiêu mét?

- Vậy phân số  được viết thành gì ?

- GV nêu : Các phân số thập phân , ,  được viết thành 0,1; 0,01, 0,001.

- GV viết số 0,1 lên bảng và nói : Số 0,1 đọc là không phẩy một.

- Biết  m = 0,1m, em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào ?

- GV viết lên bảng 0,1 =  và yêu cầu HS đọc.

- GV hướng dẫn tương tự với các phân số 0,01 ; 0,001.

- GV kết luận : Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 được gọi là các số thập phân.

* Ví dụ b:

- GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ b hoàn toàn như cách phân tích ví dụ a

- HS đọc thầm.

-  Có 0 mét và 1 đề-xi-mét.

- 1dm bằng một phần mười mét.

- HS theo dõi thao tác của GV.

 

 

 

- Có 0m 0dm 1cm.

- 1cm bằng một phần trăm của mét.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- m được viết thành 0,1m.

-  được viết thành 0,1.

- m được viết thành 0.01m.

- Phân số thập phân  được viết thành 0,01.

- m được viết thành 0,001m.

-  được viết thành 0,001.

- HS đọc số 0,1 : không phẩy một.

- 0,1 = .

- HS đọc : không phẩy một bằng một phần mười.

- HS đọc và nêu :

- 0,01: đọc là không phẩy không một.

0,01 = .

- HS làm việc theo hướng dẫn của GV để rút ra:

0,5 =  ; 0,07 = ;

- Các số 0,5 ; 0,07 gọi là các số thập phân.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV gọi 1HS đọc trước lớp.

Bài 2: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV viết lên bảng :

7dm = ...m = ...m

- 7dm bằng mấy phần mười của mét ?

- m  có thể viết thành số thập phân như thế nào ?

- GV nêu : Vậy 7dm = m = 0,7m

- GV hướng dẫn tương tự với

9cm = m = 0,09m.

- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

- GV chữa bài cho HS.

- Yêu cầu HS nêu lại cách làm

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm

- HS quan sát và tự đọc các phân số thập phân, các số thập phân trên tia số cho nhau nghe, báo cáo giáo viên

- HS đọc đề bài trong SGK.

a) 7dm =m = 0,7m;

b) 9cm =m = 0,09m

    5dm = m = 0,5m;   

   3cm == 0,03m

    2mm =m = 0,002m;

    8mm =m = 0,008m

    4g = kg = 0,004kg;

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chuyển thành phân số thập phân

a)   0,5;       0,03;           7,5

b)  0,92;      0,006;         8,92

- HS nghe và thực hiện

a)   0,5 =    ;     0,03 =  ;    7,5 =

b)  0,92 = ;  0,006 = ; 

 8,92 =

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Luyện từ và câu

  TỪ NHIỀU NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ).

- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ  chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).

- HSHTT làm được toàn bộ BT2 (mục III)

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Có ý thức sử dụng từ phù hợp với văn cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

          - GV: Tranh ảnh về các sự vật hiện tượng hoạt động .. có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa.

          - HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" về từ đồng nghĩa

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS chơi trò chơi: quản trò nêu 1 từ, truyền cho HS khác nêu 1 từ đồng nghĩa với từ vừa nêu, sau đó lại truyền cho người khác, cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhận xét kết luận bài làm đúng

- Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ

- HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở , báo cáo kết quả

- Kết quả bài làm đúng:

           Răng - b;  mũi -  c;   tai- a.

- HS nhắc lại

Bài 2: HĐ cặp đôi                          

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2

- Gọi HS phát biểu.

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

+ Thế nào là nghĩa gốc?

+ Thế nào là nghĩa chuyển?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- HS lấy VD về từ nhiều nghĩa

- HS đọc

- HS thảo luận cặp đôi.

- HS đại diện trình bày.

+ Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc.

- HS đọc SGK

- HS lấy ví dụ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - - Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

 

 

 

 

 

Bài 2: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm

- GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS giải thích một số từ.

- HS đọc

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả

- Đôi mắt em bé mở to

- Quả na mở mắt

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

- Bé đau chân

- Khi viết em đừng ngoẹo đầu

- Nước suối đầu nguồn rất trong

 

- HS đọc đề.

- Nhóm trưởng điều khiển HS làm theo nhóm, báo cáo kết quả

- Gợi ý:

- Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao,...

- Miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng hố,...

- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ tay,...

- Tay: tay áo, tay nghề, tay tre,...

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp:

a) Tàu ăn hàng ở cảng.

b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm.

c) Da bạn ăn phấn lắm.

d) Hồ dán không ăn giấy.

- HS làm bài và lần lượt trình bày:

- Từ thích hợp: Bốc, xếp hàng.

- Từ thích hợp: Bị đòn

- Từ thích hợp: Bắt phấn

- Từ thích hợp: Không dính

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Kể chuyện

CÂY CỎ NƯỚC NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện .

       - Dựa vào tranh minh hoạ ( SGK)  kể lại được từng đoạn và bước đầu kể toàn bộ câu chuyện.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, bảo vệ, giữ gìn các loại thuốc thảo mộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

     1. Đồ dùng

     - GV:

       + Tranh minh hoạ truyện in sgk.

       + Ảnh hoặc vật thật: Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.

       - HS: SGK, vở

     2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS lên thi kể lại câu chuyện tuần trước

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể lại câu chuyện tuần trước

 - HS lắng nghe

- HS ghi vở

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Nghe kể chuyện:(10 phút)

*Cách tiến hành:

- Giáo viên kể lần 1: Chậm, từ tốn.

+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ chú giải.

- Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

2.2. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)

* Cách tiến hành:

 - Cho3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập

+ Nội dung tranh 1:

+ Nội dung tranh 2:

+ Nội dung tranh 3:

+ Nội dung tranh 4:

+ Nội dung tranh 5:

+ Nội dung tranh 6:

- Yêu cầu HS kể theo cặp

- Thi kể theo tranh

- Thi kể trước lớp

- 3 học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2, 3 SGK

+ Tuệ Tĩnh giản giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.

+ Quân dân nhà Trần, tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.

+ Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.

+ Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.

+  Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.

+ Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.

- Học sinh kể theo cặp.

- Thi kể chuyện trước lớp theo tranh.

- Thi kể toàn bộ câu chuyện.

3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

*Cách tiến hành:

- Cho HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện theo nhóm

- GV nhận xét.

- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận nêu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

- HS báo cáo, chia sẻ trước lớp

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)

- Yêu cầu kể những cây thuốc nam và tác dụng của từng cây mà HS biết, ví dụ: cây bạc hà - chữa ho, làm tinh dầu, cây tía tô ăn chữa giải cảm, cây ngải cứu ăn đỡ đau đầu,....

- HS kể

- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Khoa học

 PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được nguyên nhân gây ra bệnh viêm não.

- Biết cách phòng tránh bệnh viêm não.    

- GD HS có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các côn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.

- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

       1. Đồ dùng

- GV: Hình vẽ trong SGK/ 30 , 31

- HS: SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…       

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1.     Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức hỏi đáp:

+ Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì?

- HS hỏi đáp

+ Do 1 loại vi rút gây ra

+ Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

+ Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành.

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”

+ Bước 1: GV phổ biến luật chơi

+ Bước 2: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét chốt lại đáp án:  1 – c; 2 – d ;    3 – b ; 4 – a

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não

+ Bước 1:

- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1 , 2, 3, 4 trang 30 , 31 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình

+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não

+ Bước 2:

- GV yêu cầu HS  thảo luận câu hỏi :

+Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ?

* GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Hoạt động nhóm, lớp

 - HS  đọc câu hỏi và trả lời Tr 30 SGK và nối vào ý đúng 

 -HS trình bày kết quả :

- Hoạt động cá nhân, lớp

-HS trình bày

-H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt)

-H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não

-H3 : Chuồng gia súc được làm cách xa nhà

-H4: Mọi người đang làm vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước …

- Thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Lớp bổ sung

- Đọc mục bạn cần biết

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Gia đình em làm gì để phòng chống bệnh viêm não ?

- HS nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2022

Tiết 1: Toán

KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Biết cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân .

       -Biết đọc, viết các số thập phân ( các dạng đơn giản thường gặp).

       - HS cả lớp làm được bài 1,2.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: SGK, Bảng phụ ....

          - HS : SGK, bảng con...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , quan sát, thực hành, trò chơi…

           - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.      

 - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung đổi các đơn vị đo sau sang mét: 1cm, 1dm, 7cm, 5dm, 3cm, 5dm.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

* Cách tiến hành:

 - Giáo viên cho học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng để nhận xét.

- Tương tự với 8,56m và 0,195m

- Giáo viên giới thiệu: Các số 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân.

- Giáo viên giới thiệu hoặc hướng dẫn học sinh tự nhận xét.

- Giáo viên viết từng ví dụ lên bảng.

 

- 2m 7dm hay 2m viết thành 2,7m.

- 2,7m: đọc hai phẩy bảy mét.

- Học sinh nhắc lại.

- Mỗi số thập phân gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, những chữ số ở bên trái dấu phảy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phảy thuộc về phần thập phân.

- Học sinh chỉ vào phần nguyên, phần thập phân của số thập phân rồi đọc số đó.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành:(20 phút)

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS đọc theo cặp

- Giáo viên quan sát, nhận xét 

 

 

 

 

 

 

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho học sinh làm bài

- GV nhận xét chữa bài

 

- Đọc số thập phân

- Học sinh đọc từng số thập phân.

9,4: Chín phẩy tư .

7,98: Bảy phẩy chín mươi tám.

25,477: Hai mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi bảy .

206,075: Hai trăm linh sáu phẩy không trăm bảy mươi lăm .

0,307: Không phẩy ba trăm linh bảy .

- HS đọc

- HS làm bài, báo cáo kết quả

5= 5,9                   82= 82,45

810= 810,225

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau: Viết các hỗn số sau thành STP:

 ;     ;   ;      

- HS làm bài

 ;     ;   ;      

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập đọc

TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ).

       - Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .

       - HSHTT thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài .

        - Chú ý hình ảnh trong thơ.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Tôn trọng và biết ơn những người đã góp sức xây dựng những công trình lớn cho đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

       - GV: Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

       - HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi thi đọc truyện “Những người bạn tốt” và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS thi đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thúc mới:

2.1. Luyện đọc:(10 phút)

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- Giáo viên giải nghĩa thêm 1 số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên, trăng chơi với.

- Luyện đọc theo cặp

- 1 HS đọc toàn bài

- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.

- Cả lớp theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:

+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.

+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải

- HS nghe

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- HS nghe

- HS nghe

 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút)

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm, TLCH sau đó báo cáo kết quả trước lớp:

1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh 1 đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên sông Đà?

2. Tìm 1 hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.

3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài.

 

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận TLCH, sau đó báo cáo kết quả:

- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.    Những tháp khoan … nằm nghỉ.

- Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn cô gái Nga có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng.

- Câu thơ: Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên 1 hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên giữa ánh trăng với dòng sông.

- Cả công trường say ngủ. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.

- Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ đi muôn ngả.

- HS nêu ND bài: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)

* Cánh tiến hành:

- Giáo viên chọn khổ thơ cuối để đọc diễn cảm.

- Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên.

- Luyện học thuộc lòng.

- Thi đọc.

- Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối.

- Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.

- Thi đọc thuộc lòng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Em hãy nêu tên những công trình do chuyên gia Liên Xô giúp chúng ta xây dựng ?

- HS nêu: Nhà máy công cụ số 1(Hà Nội)

Bệnh viện Hữu nghị, Công viên Lê - nin...

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Lịch sử

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết Đảng CSVN được thành lập ngày 3-2- 1930.  Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:

              + Thống nhất ba tổ chức cộng sản.

              + Đề ra đường lối cho CM ViệtNam.

- Nêu được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

- Thích tìm hiểu lịch sử  nước nhà.

            - Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+  Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- Phm cht:

+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động

+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước

+ HS yêu thích môn học lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

       1. Đồ dùng

        - GV: SGK, Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

        - HS: SGK, vở

       2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....

        - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

        - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

 - Cho học sinh tổ chức trò chơi "hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?

+ Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

+ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào ?

+ Anh đi trên con tàu nào ?

+ Trên tàu anh làm công việc gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút)

* Cách tiến hành:

*Hoạt động1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Học sinh thảo luận theo cặp

+ Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mạng Việt Nam?

+ Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?

+ Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành một tổ chức duy nhất? Vì sao?

- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.

- GV kết luận.

*Hoạt động 2: Hội nghị thành lập

 Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?

+ Nêu kết quả của hội nghị?

+ Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật ?

- KL: Nguyến Ái Quốc chủ trì hội nghi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở Hồng Công

*Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

- Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng CSVN đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?

+ Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển thế nào?

- Kết luận: Ngày 3-2-1930 ĐCSVN ra đời. Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang.

 

- HS hoạt động cặp đôi

- Lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt thắng lợi.

 

- Hợp nhất các tổ chức cộng sản.

- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vì người có uy tín trong phong trào cách mạng.

-3 học sinh lần lượt nêu ý kiến

- Nhóm trưởng nhóm điều khiển nhóm TLCH, báo cáo kết quả

- Đầu xuân 1930, tại Hồng Kông

-  Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh bí mật, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành

một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

- Đảm bảo an toàn.

- Cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng...

- Giành được thắng lợi vẻ vang.

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5phút)

 - Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi về Đảng cộng sản VN.

- HS nêu

- Về nhà sưu tầm tư liệu nói về hội nghị thành lập Đản cộng sản Việt Nam.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2022

Tiết 3: Toán

HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên các hàng của số thập phân

       - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thâp phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân .

       - HS  cả lớp làm được bài 1, 2(a,b) .

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

          - GV: SGK, bảng phụ…

          - HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung: Chuyển thành phân số thập phân:

    0,5;         0,03;           7,5

   0,92;        0,006;         8,92

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS theo dõi

- HS ghi bảng

 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

* Cách tiến hành:

* Các hàng và quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau của số thập phân.

- GV nêu : Có số thập phân 375,406. Viết số thập phân 375,406 vào bảng phân tích các hàng của số thập phân thì ta được bảng như sau.

- GV viết vào bảng đã kẻ sẵn để có :

- HS theo dõi thao tác của GV.

Số thập phân        

3

7

5

,

4

0

6

Hàng

Trăm

Chục

Đơn vị

 

Phần mười

Phần trăm

Phần nghìn

- GV yêu cầu HS quan sát và đọc bảng phân tích trên.

- Dựa vào bảng hãy nêu các hàng của phần nguyên , các hàng của phần thập phân trong số thập phân

- Mỗi đơn vị của một hàng  bằng bao nhiêu đơn vị của hàng thấp hơn liền sau?

- Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấy đơn vị của hàng cao hơn liền trước ?

- Cho ví dụ :

- Em hãy nêu rõ các hàng của số 375,406?

- Phần nguyên của số này gồm những gì ?

- Phần thập phân của số lớn này gồm những gì ?

- Em hãy viết số thập phân gồm 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 phần trăm. 6 phần nghìn.

- Em hãy nêu cách viết số của mình?

- Em hãy đọc số này?

- Em đã đọc số thập phân này theo thứ tự nào ?

- GV viết lên bảng số : 0,1985 và yêu cầu HS nêu rõ cấu tạo theo hàng của từng phần trong số thập phân trên.

- GV yêu cầu HS đọc số thập phân trên.

- HS đọc thầm.

- Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn,..

- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.

Ví dụ: 1 phần mười bằng 10 phần trăm., 1 phần trăm  bằng 10 phần nghìn.

;    

- Mỗi đơn vị của một hàng bằng  (hay 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước. - - Ví dụ: 1 phần trăm bằng  của 1 phần mười.

-  HS trao đổi với nhau và nêu :

+ Số 375,406 gồm: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.

- Phần nguyên gồm có 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị.

- Phần thập phân của số này gồm 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.

- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết số vào giấy nháp.

                    375,406

- Viết từ hàng cao đến hàng thấp, viết phần nguyên trước, sau đó viết dấu phẩy rồi viết đến phần thập phân.

- HS đọc: Ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu..

- HS nêu: Đọc từ hàng cao đến thấp, đọc phần nguyên trước, sau đó đọc dấu phẩy rồi đọc đến phần thập phân.

- HS nêu:

 + Số 0,1985 có :

    Phần nguyên gồm có 4 đơn vị.

     Phần thập phân gồm có: 1 phần mười, 9 phần trăm, 8 phần nghìn, 5 phần chục nghìn.

- HS đọc: không phẩy một nghìn chín trăm  tám  mươi lăm.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(15 phút)

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV viết lên bảng phần a. 2,35 và yêu cầu học sinh đọc.

- Yêu cầu HS làm bài phần còn lại

- GV nhận xét .

Bài 2(a, b): HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài cặp đôi.

- GV nhận xét HS.

- HS đọc đề bài trong SGK.

- HS theo dõi và thực hiện yêu cầu.

- HS làm bài

- HS đọc

- HS làm bài cặp đôi rồi đổi vở để kiểm tra chéo, sau đó báo cáo kết quả

   a) 5,9                              b) 24,18

- HS nghe

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức phân tích cấu tạo của các số sau: 3,45 ; 42,05 ;0,072 ; 3,003.

- HS nêu

a) 3,45 gồm 3 đơn vị, 4 phần mười và 5 phần trăm

b) 42,05 gồm 42 đơn vị, 0 phần mười và 5 phần trăm

c) 0,072 gồm 0 đơn vị, 0 phần mười, 7 phần trăm và 2 phần nghìn.

d) 3,003 gồm 3 đơn vị, 0 phần mười, 0 phần trăm và 3 phần nghìn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn .(BT2,BT3)

       - Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1);

       -

* GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Ngữ liệu dùng để Luyện tập ( Vịnh Hạ Long) có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng ham thích văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

        - GV: Tranh ảnh minh hoạ Vịnh Hạ Long trong SGK.  

        - HS; SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…  

        - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

        - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi đọc dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); Hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2,BT3)

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ nhóm

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- Tổ chức HS thảo luận nhóm

+  Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên?

+ Phần thân bài gồm có mấy đoạn? mỗi đoạn miêu tả những gì?

+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?

- GVKL:

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn

- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh

Bài 3: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS tự làm bài

- Gọi 2 HS viết vào bảng nhóm, gắn bảng và đọc bài

- 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình.

- GV nhận xét sửa chữa bổ xung

 

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả

+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.

+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long.... theo gió ngân lên vang vọng.

+ Kết bài: Núi non, sông nước .... mãi mãi giữ gìn.

- Phần thân bài gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long

+ Đoạn 2: tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long

+ Đoạn 3: tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.

- Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn. Với cả bài mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.

- HS nghe

- HS đọc

- HS thảo luận, chia sẻ kết quả

+ Đoạn 1: Điền câu (b) vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên núi cao và rừng dày.

+ Đoạn 2: Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.

     Đoạn 1: Tây nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn. Phần phía Nam ...in dấu chân người.

     Đoạn 2: Nhưng Tây Nguyên....trên những ngọn đồi.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm

- HS làm bảng nhóm đọc bài

- 3 HS đọc

 

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn miêu tả một danh thắng mà em biết.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Nhận biết được nghĩa chung và nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2) ; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3 .

       - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ BT4

       - HS HTT biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3 .

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng 

          - GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập1.

- HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

          III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

 

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": Từ  đi  trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển?

a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.

d) Thằng bé đã đến tuổi đi học.

e) Nó chạy còn tôi đi.

g) Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Quản trò nêu cách chơi, sau đó đọc 1 câu rồi chỉ định 1 HS trả lời, cứ như vậy lại chuyển sang HS khác cho đến khi hết câu hỏi thì dừng lại.

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Cách tiến hành:

 Bài tập 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV nhận xét , kết luận:

- HS đọc yêu cầu

- HS làm vào vở, báo cáo kết quả

 

 

               

     1- d;  2- c;  3- a;  4- b.

Bài 2: HĐ cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét gì chung ? các em cùng làm bài 2

- Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2

- Gọi HS trả lời câu hỏi

+ Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không?

+ Hoạt động của tàu trên đường ray  có thể coi là sự di chuyển được không?

*Kết luận: Từ chạy là từ nhiều nghĩa  các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh

Bài 3: HĐ cá nhâh

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- HS tự làm bài tập

- GV nhận xét chữa bài

+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì?

- GV: từ ăn có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động đưa thức ăn vào miệng

Bài 4: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- HS tự làm bài

- GV nhận xét.

- HS đọc

- HS làm bài.

 

- Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên là: Sự vận động nhanh.

+ Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc tạo ra âm thanh.

+ Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả

a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên nước ăn chân.

b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.

c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

+ Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.

- HS đọc

- HS làm vào vở, báo cáo kết quả

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)

- Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp:

a) Hai màu này rất ăn nhau.

b) Rễ cây ăn qua chân tường.

c) Mảnh đất này ăn về xã bên.

d) Một đô- la ăn mấy đồng Việt Nam?

- HS nghe và thực hiện

- Từ thích hợp: Hợp nhau

- Từ thích hợp: Mọc, đâm qua

- Từ thích hợp: Thuộc về

- Từ thích hợp: Bằng

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6: Kĩ thuật

NẤU CƠM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Biết cách nấu cơm.

-Nấu được cơm.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.

-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - Giáo viên:

                   - Gạo tẻ.

                   - Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.

                   - Bếp ga du lịch.

                   - Dụng cụ đong gạo

                   - Rá, chậu để vo gạo.

                   - Đũa dùng để nấu cơm.

                   - Xô chứa nước sạch.

                   - Phiếu học tập:

 1.Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng.......:.........

 2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:................

 3.Trình bày cách nấu cơm bằng.......:........................................................

 4.Theo em,muốn nấu cơm bằng........đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?..................................................................................................

 5.Nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng.........:.................................

- Học sinh: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Giới thiệu bài:GV giới thiệu -ghi đề bài lên bảng.

- HS theo dõi-đọc đề bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)

* Mục tiêu: Biết cách nấu cơm.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình .

- Nêu các cách nấu cơm ở gia đình .

- Tóm tắt các ý trả lời của HS : Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng xoong hoặc nồi và nấu bằng nồi cơm điện .

- Nêu vấn đề : Nấu cơm bằng xoong và nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều , dẻo - Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì ; giống và khác nhau ra sao ?

Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong , nồi trên bếp .

- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu .

- Quan sát , uốn nắn .

- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .

- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm .

- Có hai cách nấu cơm trong gia đình

- Các nhóm thảo luận về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập .

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .

- Vài em lên thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun .

- Nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun .

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)

 - GV gọi HS nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun.

 - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm: Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng

- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Tiếng Việt *

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

          1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Viết đoạn văn tả cảnh khu nhà em ở vào buổi sáng sớm.

Bài viết

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

...........................................................................................

Gợi ý

a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng.

 b) Thân bài :

- Tả bao quát về vườn cây:

     + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây.

     +  Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió…

c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn.

Bài 2. Đọc bài văn sau và làm theo yêu cầu ở dưới :

     Sông Hồng là một trong những con sông rộng và dài nhất nước ta.

     Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên. Khi thì sóng dội, khi thì nước xoáy, khi thì lừng lững trôi xuôi như người đi thẳng không nhìn ai. Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm thét và đen kịt lại. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay. Vào buổi tối không trăng, sao đậu kín trời, sao rơi đầy mặt sông như vãi tấm. Khi mọi nhà lên đèn, cả khúc sông cùng thấp tha thấp thoáng những đốm lửa và nhộn nhịp tiếng gọi, tiếng thưa. Cả tiếng cười nữa cũng râm ran trên mặt nước. Dòng sông mênh mông từng đợt sóng dồn dập, ì ập vỗ vào mạn thuyền nghe mới vui làm sao. 

a) Ghi lại dàn ý của bài văn trên :

* Mở bài :

* Thân bài :

* Kết bài :

b) Tác giả quan sát dòng sông bằng những giác quan nào ?

c) Ghi lại câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá; so sánh.

Đáp án

- Mở bài : Sông Hồng .... dài nhất nước ta

– Thân bài : Lòng sông ... râm ran trên mặt nước

- Kết bài : còn lại.

b) Tác giả quan sát dòng sông bằng những giác quan : thính giác, thị giác.

c) Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá: Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên ; Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm thét và đen kịt lại.

Bài 3. Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: “Khi trời chuyển mình sang đông...”

Bài viết

.......................................................................................

.......................................................................................

.......................................................................................

.......................................................................................

Tham khảo

Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say.  (so sánh, đảo ngữ).

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2022

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

        - Biết chuyển phân số thập phân thành hỗn số.

       - Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân .

       - HS cả lớp vận dụng kiến thức làm được bài 1, bài 2 (3 phân số thứ 2,3,4), bài 3 .

       - Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng 

          - GV: SGK, Bảng phụ

          - HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.       

          - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Chuyển thành phân số thập phân:

   0,8;          0,005;         47,5

  0,72;         0,06;           8,72

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi bảng

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm cách chuyển

- GV viết lên bảng phân số  và yêu cầu HS tìm cách chuyển phân số thành hỗn số.

- GV cho HS trình bày các cách làm của mình, nếu có HS làm bài như mẫu SGK thì yêu cầu em đó nêu cụ thể từng bước làm.

Bài 2:HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS dựa theo cách làm bài tập 1 để làm bài tập 2.

- GV theo dõi, nhận xét HS.

 

 

 

Bài 3: HĐ nhóm

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- GV viết lên bảng

              2,1 m =  ...dm

- Yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền  vào chỗ chấm.

- GV gọi HS nêu kết quả và cách làm của mình trước lớp.

- GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.

   

 

- HS đọc thầm đề bài trong SGK

- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành số thập phân.

- HS trao đổi cặp đôi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau :

*

- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- HS cả lớp làm bài vào vở, báo cáo kết quả

- Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số.

             ; 

            ;    = 2,167.

- 1 HS đọc  đề bài toán trong SGK.

- Nhóm trưởng điều khiển HS trao đổi với nhau để tìm số

- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau:

2,1m = m  = 2m 1dm = 21dm

- HS cả lớp làm bài vào vở.

 5,27m = ...cm

5,27m = m = 5m27cm  = 527 cm

8,3 m = 830 cm              3,15 m = 315 cm

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)

- Chuyển các số thập phân sau thành hỗn số:

                 

                    

 

- HS làm bài

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả .

       - Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích văn tả cảnh, yêu thích cảnh đẹp làng quê.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi …

        - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

        - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

 - Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc dàn ý.

- HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý

 

- Yêu cầu HS viết đoạn văn của phần thân bài.

- Yêu cầu 2 HS dán bài trên bảng và đọc bài.

- GV nhận xét, bổ sung

- Yêu cầu HS dưới lớp đọc bài

- GV nhận xét.

  - HS lắng nghe

- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và gợi ý.

- 1 HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long.

- 2 HS làm bài vào bảng nhóm.Lớp làm bài vào vở.

- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình.

- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- 5 HS đọc bài mình viết.

Ví dụ:

        Con sông Hồng bao đời gắn với con người dân quê tôi. Tiếng sóng vỗ vào hai bờ sông ì oạp như tiếng mẹ vỗ về yêu thương con. Dòng sông mềm như dải lụa ôm gọn mảnh đất xứ Đoài vào lòng. Nước sông bốn mùa đục ngầu đỏ nặng phù sa. Trên những bãi đồi ven sông ngô lúa quanh năm xanh tốt. Những buổi chiều hè đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre xanh của làng bên.      

        Làn gió nhẹ thổi tới, mặt nước lăn tăn gợi sóng. Tiếng gõ lách cách vào mạn thuyền của bác thuyền chài từ đâu vang vọng tới. Con sông quê hương gắn bó thân thiết với chúng tôi, nó chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ mỗi người.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)

+ Em miêu tả theo trình tự nào (thời gian, không gian hay cảm nhận của từng giác quan) ?

+ Nêu những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, tình cảm, cảm xúc của em.

- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Địa lí

ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản

- Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

- Nắm kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.

            - Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK. 

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

          - Kĩ thuật trình bày 1 phút                     

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:

+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.

+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)

* Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

* Cách tiến hành:

*Hoạt động1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam

- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét

*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN

- GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV gọi một nhóm lên trình bày.

- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.

- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một

cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS

kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.

- HS trình bày

 - HS hoạt động theo nhóm.

- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.

- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung

 

Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm chín

 

Địa hình

Trên phần đất liền của nước ta: DT là đồi núi, DT là ĐB

Khoáng sản

Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Sông ngòi

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.

Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

Đất

Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.

Rừng

Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:

Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.

Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.

3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(2 phút)

- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?

- HS nêu

       

 

*Hoạt động1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam

- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét

*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN

- GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV gọi một nhóm lên trình bày.

- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.

- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một

cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS

kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.

- HS trình bày

 - HS hoạt động theo nhóm.

- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.

- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung

 

Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm chín

 

Địa hình

Trên phần đất liền của nước ta: DT là đồi núi, DT là ĐB

Khoáng sản

Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Sông ngòi

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.

Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

Đất

Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.

Rừng

Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:

Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.

Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.

3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(2 phút)

- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?

- HS nêu

       

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

DẠY : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM

( Chủ đề 2)

 

...........................................................................................................

Các tin khác