Khối 2
kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 1 9
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2
NĂM HỌC 2022-2023
Tuần thứ:19 từ ngày: 9/1/2023 đến ngày: 13/1 /2023
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
MÔN |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
2 9/1/2023 |
Sáng |
1 |
HĐTN 1 |
CHÀO CỜ |
|
2 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Chuyện bốn mùa |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Chuyện bốn mùa |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
3 10/1/2023 |
Sáng |
1 |
Toán |
Phép nhân |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Tập viết: Chữ hoa Q |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
GDTC |
||||
Chiều |
6 |
Luyện TV |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
Tin |
||||
8 |
HĐTN 2 |
Bài 19: Tết nguyên đán |
|||
4 11/1/2023 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Mùa nước nổi |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Mùa nước nổi |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Anh |
||||
4 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
TN&XH |
Bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật t2 |
Bài giảng điện tử |
||
5 12/1/2023 |
Sáng |
1 |
Toán |
Thừa số, tích |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Chính tả: Nghe- viết: Mùa nước nổi |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về các mùa; Dấu chấm, dấu chấm hỏi |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Đạo đức |
Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân |
Bài giảng điện tử |
||
6 13/1/2023 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả một đồ vật |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả một đồ vật |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
TN&XH |
Bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật t3 |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
Chiều |
6 |
Luyện Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
HĐTN 3 |
Sơ kết tuần:Kể về ngày tết quê em |
|||
8 |
GDTC |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
………………………….. ……………………………...
………………………………. ……………………………..
TUẦN 19
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: HĐTN-Ccờ
CHÀO CỜ
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 1: Chuyện bốn mùa
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu làm quen đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh. - GV hỏi: + Tranh vẽ ai? + Họ làm những gì ? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ, rành rẽ. - HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến giấc ngủ ấm trong chăn. + Đoạn 2: Còn lại - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nảy lộc, đơm trái ngọt, rước đèn, bập bùng,… - Luyện đọc câu dài: Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.// Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.10. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10. - HDHS đóng vai để chơi trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm. C2: Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ. C3: Tranh 1: mùa xuân; Tranh 2 : mùa đông; Tranh 3 : mùa hạ; Tranh 4: mùa thu. C4: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án: a. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. - HS giải thích lý do. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. VD: HS1: Mùa xuân có gì ? HS 2: Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, bánh chưng. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Toán
TIẾT 90: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Thực hiện được phép cộng số đo với đơn vị là kg, l
- Xem được giờ trên đồng hồ. Tính được độ dài đường gấp khúc.
- giải được bài toán đơn có nội dung thực tế liên quan đến phép tính đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu BT
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) GV cho HS nêu giờ vào buổi chiều của đồng hồ M và N. - Cho HS chọn đồng hồ có giờ giống nhau. b) GV nêu: + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? - HS tính và chọn đáp án - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) GV cho HS quan sát để nhận ra cân thăng bằng. quả mít nặng bao nhiu kg b) GV cho HS đọc và quan sát tranh để nhận ra lượng nước rót ra bao nhiêu lít? Trong can còn lại bao nhiêu lít? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS làm bài: + Bài toán cho gì? Hỏi gì? + Muốn biết lớp 2B quyên góp được bao nhiêu quyển sách ta làm phép tính gì? - HSlàm bài vào vở ô li. - Gv quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính từ trái sang phải. - HS làm bài vào phiếu BT - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình, phân tích tổng hợp hình. - HS đếm và chọn đáp án đúng - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời. - A - HS trả lời - HS làm bài chọn đáp án C - HS đọc - 1-2 HS trả lời. - 7kg - HS trả lời: còn lại 6l. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời. - Ta làm phép tính trừ. - HS làm bài cá nhân. - HS đọc đề. - HS trả lời. - HS làm bài. - HS đọc đề. - HS trả lời. - HS trả lời: Đáp án A. |
……………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT91: BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân.
- Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK. Đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: a- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.4: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: Mỗi đĩa có 2 quả cam. 3 đĩa như vậy có tất cả 6 quả cam. Phép cộng 2 + 2 + 2 = 6 ta thấy 2 được lấy 3 lần nên 2 + 2 + 2 = 6 có thể chuyển thành phép nhân: 2 x 3 = 6. - GV viết phép nhân: 2 x 3 = 6. - GV giới thiệu: dấu x. b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự câu a viết được phép nhân 3 x 2 = 6. c) Nhận xét: 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6 3 x 2 = 3 + 3 = 6 - Kết quả phép tính 2 x 3 và 3 x 2 như thế nào với nhau? - GV lấy ví dụ: + Chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 thành phép nhân? + chuyển phép nhân 4 x 3 = 12 thành phép cộng? - Nêu cách tính phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau? - GV chốt ý, tuyên dương. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: câu a) Ta thực hiện phép cộng. Chuyển phép cộng thành phép nhân. Câu b) Từ phép nhân đã cho ta chuyển thành phép cộng các số hạng bằng nhau rối tính kết quả. Sau đó rút ra kết quả của phép nhân. - HS làm bài vào vở. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận ra số cá các bể của mỗi nhóm (tổng số các số hạng bằng nhau với số cá ở mỗi bể là một số hạng) tương ứng với phép nhân nào ghi ở các con mèo. - YC HS làm bài vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép nhân và tính kết quả.. - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS trả lời. + Mỗi đĩa có 2 quả cam. Hỏi 3 đĩa như vậy có tất cả mấy quả cam? + Phép tính: 2 + 2 + 2 = 6. - HS lắng nghe . - HS đoc: Hai nhân ba bằng sáu. - HS nhắc lại. - HS đọc lại nhiều lần phép tính. - HS trả lời: Bằng nhau 2 x 3 = 3 x 3 = 6 - HS trả lời: 3 x 3 = 9 - 1-2 HS trả lời: 4 + 4 + 4 = 12 - HS nêu: Để tính phép nhân ta chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài vào PBT. - HS nêu. - HS chia sẻ. |
Tiết 2: Tiếng Việt
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA Q
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Quê hương em có đồng lúa xanh.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Q.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa Q. + Chữ hoa Q gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa Q đầu câu. + Cách nối từ Q sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………Tiết 3: Tiếng Việt
Nói và nghe (Tiết 4)
CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cùng các bạn tham gia dựng lại câu chuyện theo vai của nhân vật ( Người dẫn chuyên, Bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông ).
- Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng bức tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh 1 vẽ gì ? + Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa xuân ? + Tranh 2 vẽ gì ? + Theo nàng Xuân, vườn cây vào mùa hạ thế nào ? + Tranh 3 vẽ gì ? + Nàng tiên mùa hạ nói gì với nàng tiên mùa thu ? + Tranh 4 vẽ gì ? + Nàng tiên mùa thu thủ thỉ với nàng tiên mùa đông điều gì ? - Tổ chức cho HS nói nội dung từng bức tranh - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn chuyện trong tranh - YC HS kể lại từng đoạn chuyện trong tranh. - Gọi các nhóm kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - HDHS nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - HS quan sát tranh - HS trả lời câu hỏi của GV. - HS làm việc nhóm đôi, nói lại từng nội dung bức tranh. - Một số nhóm lần lượt nói về nội dung bức tranh. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS làm việc nhóm bốn, kể lại từng đoạn trong câu chuyện. - Một số nhóm lần lượt kể chuyện trước lớp. - HS lắng nghe, nhận xét. - Một số HS chia sẻ nàng tiên mình yêu thích nhất trong câu chuyện. - 1 - 2 HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 4: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
……………………………………………………………………………………………
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
LUYỆN THÊM
I. Mục tiêu
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng giọng các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1. Giới thiệu bài: - Nêu mục đích , yêu cầu tiết học 2. Luyện đọc: - Nhận xét, biểu dương 3. Tìm hiểu bài - Bốn nàng tiên tượng trưng cho các mùa nào? - Bài văn ca ngợi điều gì? * GDBVMT: Mỗi mùa có 1 vẻ đẹp riêng chung ta chúng ta cần... 4. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học. |
- Nghe - 2 em đọc đọc bài. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Ngắt nghỉ hợp lí các câu dài, khó đọc. + Nêu nghĩa một số từ. - Luyện đọc nhóm 2. - Thi đọc giữa các nhóm. - Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Ca ngợi vẻ đẹp của các mùa. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 7: Tin học
(Giáo viên bộ môn dạy)
……………………………………………………………………………………………
Tiết 8: HĐTN (2)
BÀI 19: TẾT NGUYÊN ĐÁN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
− Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.
− Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tết.
− Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS nhớ lại và kể một số công việc em đã từng làm cùng gia đình trong dịp Tết.
- Giúp HS củng cố lại kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có về những công việc gia đình vào dịp Tết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Ca khúc về Tết và mùa Xuân.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: − GV bật nhạc bài “Sắp đến Tết rồi” và cùng vận động phụ họa bài hát. Kết luận: Tết đến, ai cũng hân hoan mong đợi. GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Vì sao ai cũng mong Tết đến? Tết đến, chúng ta thường làm những gì? 2. Khám phá chủ đề: * Chia sẻ về những việc em đã từng làm cùng gia đình để đón Tết. − GV mời HS chia sẻ theo nhóm: + Chia sẻ một số công việc em thường làm cùng gia đình trong dịp Tết. + Em thích nhất làm việc gì? + Em cảm thấy như thế nào khi cùng tham gia những công việc đó với gia đình? + Bố mẹ, người thân em đã nói gì khi thấy em làm được việc đó? − Mỗi nhóm vẽ lại lên giấy A0 một vài hoạt động ngày Tết mình đã từng thực hiện. − GV mời các nhóm đưa các bức tranh lên bảng để giới thiệu với các bạn. - GV đề nghị nhận xét những công việc giống và khác nhau của các nhóm. Kết luận: Chúng ta nên tham gia cùng gia đình làm một số công việc phù hợp với khả năng trong dịp Tết như: dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; chuẩn bị phong bao lì xì; lau lá gói bánh chưng; lau và bày bàn thờ; đi chúc Tết họ hàng. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Chơi trò chơi: “ Nhìn hành động, đoán việc làm.” − GV nêu luật chơi: Mỗi HS nhớ lại một công việc gia đình vào dịp Tết và làm động tác để các bạn khác đoán xem đó là việc gì. GV mời mỗi tổ một HS lên thể hiện để các tổ khác đoán. Kết luận: Trong dịp Tết, gia đình nào cũng bận rộn nhiều công việc, tuy vất vả nhưng vui và đầm ấm. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy xem lịch và đánh dấu ngày tết Nguyên đán của năm nay. |
- HS quan sát, thực hiện theo HD. - HS chia sẻ trong nhóm. - HS thực hiện theo HD. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS chơi. - HS lắng nghe. - HS thực hiện |
……………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2023
Tiết 1,2 : Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: MÙA NƯỚC NỔI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua đó thấy được tình yêu của tác giả với vùng đất này.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Chuyện bốn mùa. - Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ? - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Bức tranh vẽ cảnh gì ? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - HDHS chia đoạn: 4 đoạn. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lũ, hiền hòa,cá ròng ròng, Cửu long, phù sa,… - Luyện đọc đoạn văn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn văn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.13. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - GV hướng dẫn để HS nêu được hình ảnh mình thích. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13. - HDHS đặt câu với từ vừa tìm được. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Người ta gọi là mùa nước nổi vì nước lên hiền hòa. Nước mỗi ngày một dâng lên. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác. C2: Cảnh vật trong mùa nước nổi: + Sông nước: Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng hòa lẫn với nước của dòng sông Cửu Long. + Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ như biết giữ lại những hạt phù sa quanh mình. + Đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi C3: Vào mùa nước nổi, người ta phải làm cầu từ cửa trước vào đến tận bếp vì nước tràn lên ngập cả những viên gạch. - HS nêu hình ảnh mình thích nhất trong bài. - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - HS đọc yêu cầu bài. - HS nêu: Từ chỉ đặc điểm mưa có trong bài đọc: rầm rề, sướt mướt. - HS đọc. - HS nêu những từ ngữ tả mưa: ào ào, tí tách, lộp bộp, rào rào,… - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 3: Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
……………………………………………………………………………………………
Tiết 4: Toán
TIẾT92 :LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phép nhân; chuyển phép nhân thành các số hạng bằng nhau và ngược lại.
- Vận dụng vào giải bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu BT
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. b) chuyển phép nhận thành phép cộng các số hạng bằng nhau. - GV lấy thêm các ví dụ khác cho HS trả lời: - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi tìm phép nhân thích hợp với mỗi bài toán đó. + Có 6 bàn học, mỗi bàn có 2 cái ghế. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái ghế? + Thực hiện tương tự với các tranh còn lại. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS yêu cầu HS tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau. - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt từng tranh + 2 x 6 = 12 - HS thực hiện trên phiếu BT. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS lắng nghe. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 5: TN&XH
BÀI 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.
- Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
- Nhận biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.
● So sánh, nhận ra được những việc làm không tốt hoặc tốt đối với môi trường sống của thực vật và động vật.
3. Phẩm chất
- Biết cách bảo bệ môi trường sống của thực vật và động vật đồng thời biết chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Thẻ hình và thẻ chữ về một số việc làm để bảo vệ môi trường của thực vật và động vật.
- Bảng phụ, giấy A2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 |
|||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật a. Mục tiêu: - Kể được một số ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật. - Kể được một số nhu cầu cần thiết của thực vật và động vật đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 1-6 SGK trang 70 và trả lời câu hỏi: + Nhận xét về môi trường sống của thực vật, động vật trong các hình. + Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thực vật và động vật khi sống trong môi trường như vậy? Vì sao? - GV hướng dẫn HS: + Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, sau đó đổi lại. + HS hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của mình. Mỗi cặp HS có thể trình bày kết quả làm việc với một hình, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm khác lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình lần lượt đến hết 6 hình. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp những gì để sống? + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật sẽ ra sao? + Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật? - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK trang 71 để biết rác thải ở biển không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của biển mà còn làm cho động vật biển bị nhiễm độc hoặc chết nếu ăn phải. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Môi trường sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho động vật, thực vật. Chúng ta cần bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì” a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS đặt ra các câu “Nếu....thì....” theo cấu trúc: + Nếu một sự kiện/việc làm/hoạt động nào đó tác động đến môi trường sống. + Thì hậu quả hay kết quả của việc làm trên tác động đến môi trường, thực vật, động vật. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Chuẩn bị: HS đứng thành vòng tròn, các HS khác đứng cách nhau một sải tay; mỗi nhóm cầm một quả bóng. - Cách chơi: + HS 1 cầm bóng và nói: “Nếu....” vừa tung bóng cho bạn tiếp theo. (Ví dụ: Nếu áo cạn nước). + HS 2 bắt được quả bóng sẽ phải nói “thì...” (Ví dụ: thì cá trong ao sẽ chết). Tiếp theo HS2 tiếp tục vừa tung bóng cho bạn khác vừa nói “Nếu...” + Ai không bắt được bóng sẽ thua, ai bắt được bóng nhưng nói câu “thì....” bị chậm thì tất cả cùng đếm 1,2,3 mà không trả lời được cũng sẽ bị thua. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? |
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thành bảng theo mẫu đã gợi ý. - HS trình bày kết quả:
- HS trả lời: + Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp nước, không khí,... + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật có thể chết vì không có thức ăn, nước uống, không khí. + Phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật vì môi trường sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho động vật, thực vật. - HS chơi trò chơi: + Nếu rừng bị đốt làm nương thì thực vật bị chết, động vật bị mất nơi sống. + Nếu nước thải đổ thẳng ra sống suối, thực vật, động vật sống ở sông suối có thể bị ngộ độc. + Nếu vứt rác xuống ao, hồ thì thực vật, động vật sống ở ao, hồ có thể bị ngộ độc. + Nếu xả rác bừa bãi thì môi trường sống bị ô nhiễm. + Nếu trời hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ, cỏ không mọc được thì cây cối không mọc được hoặc bị chết do không đủ nước nuôi cây, trâu bò không có cỏ để ăn. + Nếu lũ lụt thì cây cối có thể chết vì ngập lâu trong nước. + Nếu phun thuộc trừ sâu ở ruộng lúa, các động vật trong ruộng lúa có thể bị chêt vì ngộ độc. |
||||||||||||||||||||||||||||
……………………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT93: THỪA SỐ, TÍCH
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được thừa số và tích trong phép nhân.
- Tính được tích khi biết các thừa số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến ý nghĩa của phép nhân.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK. Đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.7: + Nêu bài toán? + Nêu phép tính? - GV nêu: 3 và 5 gọi là thừa số, kết quả 15 gọi là tích; Phép tính 3 x 5 cũng gọi là tích. - YCHS lấy thêm ví dụ về phép nhân, chỉ rõ các thành phần của phép nhân. - Nhận xét, tuyên dương. - GV lấy ví dụ: Cho hai thừa số: 6 và 2. Tính tích hai số đó. + Bài cho biết gì? + Bài YC làm gì? + Để tính tích khi biết thừa số, ta làm như thế nào? - GV chốt cách tính tích khi biết thừa số. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng HS: Vận dụng khám phá. Nêu, viết được thừa số và tích của mỗi phép nhân đã cho vào ô có dấu ? trong bảng. - GV gọi HS nêu thừa số và tích của phép nhân 2 x 6 = 12. - HS hoàn thành bảng trong phiếu BT. - GV qua sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: a) Yêu cầu HS quan sát hình, nhận xét dấu chấm tròn ở mỗi tấm thẻ rồi nêu phép nhân thích hợp với mỗi nhóm hình. - YC HS làm bài vào vở ô li. b) Sau khi HS nêu đúng phép nhân ở câu a, GV cho HS nêu viết số thích hợp vào ô có dấu ? trong bảng. - HS làm phiếu BT - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS trình bày trước lớp. - Đánh giá, nhận xét bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về phép tính nhân, nêu thành phần của phép tính nhân. - Nhận xét giờ học |
- 2-3 HS trả lời. + Mỗi bể cá có 3 con cá. Hỏi 5 bể như vậy có bao nhiêu con cá? + Phép tính: 3 x5= 15 - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lấy ví dụ và chia sẻ. - HS chia sẻ: + Cho hai thừa số: 6 và 2. + Bài YC tính tích. + Lấy 6 x 2. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - Thừa số 2 và 6. Tích là 12. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài. - HS làm phiếu BT - HS chia sẻ. - HS nêu. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 2: Tiếng Việt (7)
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: MÙA NƯỚC NỔI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu ( từ Đồng ruộng đến đồng sâu).
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn viết có những chữ nào viết hoa? + Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. Bài 2: Tìm tên sự vật có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k - GV tổ chức chơi trò chơi truyền điện. - GV cho HS đọc lại các từ. - YCHS làm bài vào VBT.
Bài 3: Chọn a hay b a) Chọn ch hay tr Đáp án: cây tre, chú ý, quả chanh, che mưa, trú mưa, bức tranh. b) Tìm từ ngữ có tiếng chứa ac hoặc at Đáp án: ac: củ lạc, âm nhạc, chú bác,.. at: hạt cát, ca hát, nhút nhát,… - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn tìm từ - YCHS làm VBT và lên bảng chữa bài. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chéo theo cặp. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS chơi trò chơi Truyền điện tìm tên sự vật. - 2 - 3 HS đọc lại. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS thảo luận cặp đôi nêu các từ. - HS làm vào VBT. - HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, bổ sung. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 3: Tiếng Việt (8)
Luyện từ và câu (Tiết 8)
MRVT VỀ CÁC MÙA. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc và miền Nam
- Biết sử dụng dấu chấm khi kết thúc câu và dấu chấm hỏi khi kết thúc câu hỏi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ các mùa.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc, miền Nam. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các mùa. + Đặc điểm của từng mùa. - YC HS làm bài vào VBT. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các mùa. + Đặc điểm của từng mùa. - YC HS làm bài vào VBT. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông. Bài 3: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các câu. - YC HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập vào VBT. - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, khen ngợi HS. Lưu ý cho HS đọc nhấn giọng ở cuối câu hỏi. Nhắc HS sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên các mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. + Đặc điểm của từng mùa: Mùa xuân: ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; Mùa hạ: nóng bức, hoa phượng vĩ nở đỏ rực, các bạn học sinh được nghỉ hè; Mùa thu: mát mẻ, nước trong xanh, trẻ em được rước đè phá cỗ vào đêm Trung thu; Mùa đông: Lạnh giá, cây cối khẳng khiu, rụng hết lá để ngủ đông. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên các mùa: mùa khô, mùa mưa + Đặc điểm của từng mùa: Mùa khô(từ tháng 11 – 4): hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn. Mùa mưa(từ tháng 5 – 10): thường có mưa rào - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1HS đọc yêu cầu bài. - 2 HS đọc các câu trong bài. - HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập vào VBT. - HS lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, chữa bài. - HS đọc lại các câu. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 4: Đạo đức
Chủ đề: Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình Bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân (Tiết 1) |
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Thể hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Biết được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bút dạ, phiếu thảo luận nhóm.
- Một số đồ dùng cá nhân: Khăn măt, kính, bàn chải đánh răng,...
2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4’ |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi tìm đồ dùng cá nhân” *Cách chơi: Các nhóm quan sát tranh vẽ trang 42, SGK Đạo đức2 được chiếu trên màn hình lớp trong khoảng 30 giây. Sau đó, lần lượt mỗi người lên viết trên bảng tại khu vực của nhóm mình tên đồ dùng cá nhân có trong bức tranh. Nhóm nào viết được chính xác và nhanh hơn, đầy đủ hơn là nhóm chiến thắng. Thời gian viết cho mỗi nhóm là 2 phút. - GV cho đại diện nhóm nếu tên đồ dùng cá nhân của nhóm mình đã quan sát được. - Hỏi: Ngoài những đồ dùng đó, còn những đồ dùng cá nhân nào khác mà em biết? - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. |
- HS tham gia chơi: Quan sát tranh và ghi tên các đồ dùng cá nhân lên bảng ,... - Đại diện nhóm nêu - Nhiều HS kể - HS lắng nghe |
10’ |
2. Khám phá Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi *Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện cụ thể của việc không biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân và tác hại của việc đó, từ đó nêu được sự cần thiết của việc bảo quản đồ dùng cá nhân |
GV sử dụng kĩ thuật dạy học (Nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ toàn lớp) và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. *Nhiệm vụ 1: Kể chuyện “ Chiếc áo khoác” theo tranh và trả lời câu hỏi: + Bạn Na đã làm gì với chiếc áo khoác của mình? + Việc làm đó dẫn đến hậu quả gì? + Em rút ra được điều gì về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân? - GV kết luận: Qua câu chuyện rút ra bài học là chúng ta cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân cẩn thận, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ... *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Kể chuyện:Sinh động, hấp dẫn. + Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc - HS thực hiện theo nhóm đôi. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời một nhóm HS kể lại câu chuyện - GV kể lại câu chuyện cuốn hút, truyền cảm - GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như: + Theo em, bạn Na sẽ cảm thấy như thế nào trước sự việc đã xảy ra? Vì sao + Nếu em là bố (mẹ) của bạn Na, em sẽ cảm thấy như thế nào trước câu trả lời và việc làm của Na? Vì sao? + Đã bao giờ em để quên áo giống như bạn Na trong câu chuyện trên chưa? Sự việc diễn ra như thế nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó? - GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
-HS kể câu chuyện theo tranh: Chiếc áo khoác - Cả lớp lắng nghe - HS trả lời câu hỏi + Do mải chơi và không cẩn thận nên bạn Na đã làm mất chiếc áo khoác mẹ mới mua cho mà bạn thích. + Việc đó đã làm cho Na bị ốm, bố mẹ Na lo lắng, buồn bã. + Qua câu chuyện trên giúp em cần biết phải giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân cẩn thận, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ,.... - HS nhận xét, lắng nghe - HS lắng nghe |
7’ |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS nêu được một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân. |
GV sử dụng kĩ thuật dạy học (Nghĩ – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ toàn lớp) và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 44 để biết một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân và trả lời câu hỏi: + Quan sát tranh và cho biết những việc làm nào thể hiện việc bảo quản , giữ gìn đồ dùng cá nhân? + Em còn biết những việc cần làm khác nào để bảo quản đồ dùng cá nhân? - GV mời HS nhận xét, đóng góp ý kiến, bổ sung. - GV tổng hợp và kết luận: Đối với các em, một số việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân: Lau kính, cất kính vào hộp khi không sử dụng; Đóng nắp bút lại sau khi sử dụng; lau xe đạp; lau giày dép; gấp quần áo; lau bàn ghế,..... - GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này. |
- HS trình bày và trả lời câu hỏi: + Những việc thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân là: Lau mắt kính khi cất vào hộp, rửa xe, lau giày, đóng nắp bút,... + Gấp quần áo, lau bàn ghế,.... - HS nhận xét - HS lắng nghe |
6’ |
Hoạt động 3: Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: - HS nêu được vì saocần phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
|
GV giao các nhiệm vụ cho HS thực hiện sau: *Nhiệm vụ 1: HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập: - Phiếu thảo luận 1 + Việc giữ gìn, bảo quản các đồ dùng cá nhân đã nêu ở hoạt động khám phá mang đến những lợi ích gì? + Nêu lợi ích chung của việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân? - Phiếu thảo luận 2 + Việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những tác hại gì? + Nêu tác hại chung của việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết và kết luận: + Việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân mang lại lợi ích sau: Giúp đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm mọi người vui vẻ, không thêm bận tâm, lo lắng,... + Tác hại của việc không giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân: Không đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, làm mọi người buồn, phải bận tâm và lo lắng,... |
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra. - Giúp bảo đảm sức khỏe, Đồ dùng luôn mới, tiết kiệm thời gian... - Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đảm bảo sức khỏe, giữ đồ dùng luôn mới,... - Không đảm bảo sức khỏe, tốn nhiều thời gian, tiền bạc, đồ nhanh cũ, nhanh hỏng,,.. - 2-3 nhóm trả lời/ 1 câu hỏi. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe |
6’ |
Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS nêu được một số cách làm phù hợp để bảo quản đồ dùng cá nhân. |
GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ: + Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản đồ dùng học tập. + Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản đồ chơi. + Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cách bảo quản quần áo, giày dép. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Sơ đồ tư duy: đẹp mắt, hợp lí. + Trình bày: rõ ràng, hấp dẫn + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - HS làm theo nhóm. GV quan sát HS thảo luận nhóm, đặt câu hỏi gợi mở hướng dẫn HS (nếu cần) - HS gắn sơ đồ tư duy lên bảng rồi cùng đi quan sát. - GV mời HS trình bày nội dung sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi đưa ra. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết và kết luận: Một số việc làm để giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân: Sử dụng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, cất vào đúng vị trí, đánh dấu vào đồ dùng để tránh thất lạc,... |
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra. - HS thực hiện - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe |
3’ |
5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
- GV hỏi: + Nếu 2 việc của em thể hiện em biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân. + Bảo quản đồ dùng cá nhân mang lại lợi ích gì? - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
- 2-3 HS nêu - HS lắng nghe |
……………………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 94: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân; nhận biết thừa số, tích của phép nhân.
- Tích được tích khi biết các thừa số.
- Vận dụng so sánh hai số. Giải bài toán liên quan đến phép nhân.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu BT
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: Tính tích khi biết thừa số: a) Hai thừa số là 2 và 4 b)Hai thừa số là 8 và 2 c)Hai thừa số là 4 và 5 - GV nêu: + Muốn tính tích các thừa số ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn mẫu: Để tính tích của hai thừa số 5 và 4, ta lấy 5 x 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20, vậy tích bằng 20, viết 20. - GV gọi HS nêu tích của hai thừa số 2 và 3. - Làm thế nào em tìm ra được tích? - GV hướng dẫn tương tự với các thừa số: 2 và 5; 3 và 5. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS làm bài: a) Cho HS quan sát tranh. Đọc đề bài toán. Phân tích theo cột. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. b) HS đọc đề bài toán. - HS quan sát tranh, phân tích theo từng hàng. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát tranh điền dấu, = thích hợp vào ô trống: Tính tích khi biết thừa số: a) 2 x 4 ? 4 x 2 b)2 x 4 ? 7 c)4 x 2 ? 9 - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - HS trả lời: Chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. - HS trả lời: tích của 2 và 3 là 6 - Chuyển phép nhân 2 x 3 thành tổng các số hạng bằng nhau và tính KQ. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 1-2 HS trả lời: 5 x 3 = 15 - HS đọc đề. - HS lắng nghe. - 1-2 HS trả lời: 3 x 5 = 15 - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 2-3 câu tả một đồ vật mà em dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện về các mùa trong năm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đồ vật.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Kể tên các đồ vật trong hình ? + Chọn 1 – 2 đồ vật yêu thích và nói về đặc điểm, công dụng của chúng. - HDHS nói và đáp khi giới thiệu về đặc điểm và công dụng của các đồ vật. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV dướng dẫn HS cách viết: + Em muốn tả đồ vật gì ? + Đồ vật đó có gì nổi bật về màu sắc, hình dáng,.. ? + Em thường dùng đồ vật đó vào lúc nào ? + Tình cảm của em đối với đồ vật đó như thế nào ? - YC HS thực hành viết vào VBT. - GV cho HS bài mẫu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ, câu chuyện hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: + Các đồ vật: cái nón, cái ô ( cái dù), mũ và khăn len, áo mưa, quạt điện, quạt giấy. - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - HS trả lời về nội dung bài. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 4: TN&XH
BÀI 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.
- Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
- Nhận biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.
● So sánh, nhận ra được những việc làm không tốt hoặc tốt đối với môi trường sống của thực vật và động vật.
3. Phẩm chất
- Biết cách bảo bệ môi trường sống của thực vật và động vật đồng thời biết chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Thẻ hình và thẻ chữ về một số việc làm để bảo vệ môi trường của thực vật và động vật.
- Bảng phụ, giấy A2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
|||||||||||
TIẾT 3 |
||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Chơi trò chơi Ghép cặp a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số việc làm bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật và tác dụng của việc làm đó đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt treo các Hình a, b, c, d SGK trang 72 lên bảng và cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong mỗi hình, con người đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? - GV giải thích nội dung các hình ở SGK trang 72: + Thẻ hình a: Thủy trúc sống thành bụi và có bộ rễ dày, có khả năng hấp thụ các chất độc hại, hút mùi khiến cho dòng nước trở nên sạch hơn. Chính nhờ đặc tính này mà người ta thường trồng thủy trúc thành bè trên các sông, hồ giúp làm sạch nước. + Thẻ hình b: Người ta thường trồng thông non ở các khu đồi, đất trống có khí hậu và đất đai phù hợp với cây thông. Sau này những nơi này sẽ trở thành các rừng thông, giúp không khí trong lành, đất không bị xói mòn, thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình c: Rừng ngập mặn có ở các vùng đất ngập nước ven biển, là nơi sống của nhiều động vật như cá sấu, chim, hươu,...Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộc vào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông,...Vì vậy, việc trồng rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống tốt cho nhiều thực vật và thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình d: Sau mỗi buổi tham quan, chúng ta nên dọn rác, bỏ rác đúng nơi quy định để giữ sạch môi trường, giữ gìn vệ sinh cho mọi người. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS đọc các thẻ chữ và ghép với hình đã quan sát cho phù hợp. - Dán vào giấy A2 các thẻ chữ và thẻ hình phù hợp cạnh nhau. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thực tế, các em và mọi người xung quanh cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Thực hành viết khẩu hiệu hoặc vẽ tranh của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh a. Mục tiêu: Củng cố nhận biết các việc làm bảo vệ môi trường của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ và các khẩu hiệu bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - HS tự tìm tòi và lựa chọn chủ đề cho tranh vẽ/khẩu hiệu của mình. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình. - GV mời một số HS giới thiệu tranh vẽ của lớp mình. |
- HS quan sát các hình.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày:
- HS trả lời: Trong thực tế, em và mọi người xung quanh cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vậ: tham gia vệ sinh, giữ sạch môi trường; trông nhiều cây xanh;.... - HS quan sát tranh. - HS lựa chọn và vẽ khẩu hiệu cho mình. - HS trình bày. |
|||||||||||
……………………………………………………………………………………………
Tiết 6: LT T oán
LUYỆN THÊM
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ghi nhớ bảng nhân 2 bằng thực hành và giải toán.
- Nhận biết đặc điểm của các dãy số để tìm số còn thiếu trong dãy số đó
II. Đồ dùng
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1,2
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Giới thiệu: (5p) - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Thực hành:(27p) Bài 1: Tính nhẩm 2 x 3 = ….. 2 x 4 = …. 2 x 9 = …. 2 x 5 = …. 2 x 6 = …. 2 x 2 = …. 2 x 7 = …. 2 x 8 = …. 2 x 1 = …. 2 x 10 = …. - Nhận xét Bài 3: Tóm tắt Mỗi gói đường: 2 kg 3 gói đường : … kg ? - Nhận xét Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: (3p) - Làm lại các bài còn sai - Nhận xét tiết học |
- Nghe - Đọc yêu cầu - HS yếu, trung bình nêu kết quả - lớp vở bài tập 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 9 = 18 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12 2 x 2 = 4 2 x 7 = 14 2 x 8 = 16 2 x 1 = 2 2 x 10 = 20 - Nhận xét - Đọc yêu cầu đề Bài giải Số kg 3 gói đường nặng là: 3 x 2 = 6 (kg) Đáp số: 6 kg. - Đọc yêu cầu - Học sinh làm.
- Nhận xét. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 7: HĐTN (3)
SƠ KẾT TUẦN
KỂ VỀ NGÀY TẾT QUÊ EM
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS kể về những thu hoạch mới – thông tin về phong tục ngày Tết.
- HS biết cách làm phong bao lì xì ngày Tết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK; bìa màu, giấy trắng A4, bút màu, kéo, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 19: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 19. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 20: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương . − GV YC HS chia sẻ trong nhóm về những phong tục ngày Tết và lễ hội của địa phương em mới tìm hiểu được. − GV mời đại diện của một số nhóm chia sẻ trước lớp. − GV nhận xét và giới thiệu thêm với HS về những phong tục ngày Tết của Việt Nam như cúng ông Công ông Táo; “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, tắm Tất niên bằng nước lá mùi,… Kết luận: Ngày Tết luôn gắn liền với những phong tục truyền thống thú vị. Biết về những điều này, ta thêm yêu Ngày Tết, yêu đất nước mình. b. Hoạt động nhóm: Làm phong bao lì – xì. − GV hướng dẫn HS cách cắt, gấp, dán và trang trí phong bao lì xì. − HS làm việc cá nhân: mỗi HS làm một phong bao. − Tổ chức trưng bày phong bao lì xì của lớp. Kết luận: GV nhận xét sự khéo tay của HS, khuyến khích HS về nhà làm thêm bao lì xì để góp Hội chợ. 3. Cam kết hành động. - Em hãy lên kế hoạch cùng gia đình thực hiện một số công việc phù hợp trong ngày Tết. - Về nhà em có thể gấp và trang trí thêm một số phong bao lì xì để chuẩn bị mừng tuổi ông bà nội ngoại vào dịp Tết. |
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 20. - HS chia sẻ trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo HD. - HS làm việc cá nhân. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. |
……………………………………………………………………………………………
Tiết 8: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
……………………………………………………………………………………………
HẾT TUẦN 19
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN |
GIÁO VIÊN |
|
NGUYỄN THỊ BÉ |