Khối 2
kế hoạch bài dạy- lớp 2/1- tuần 10
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tên Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương Học kỳ 1
Tuần thứ: 10 từ ngày: 7/11 đến ngày: 11/11/2022
Thứ |
Buổi |
Tiết |
MÔN |
TÊN BÀI |
Thiết bị dạy học |
|
2 (07/11) |
Sáng |
1 |
HĐTN |
Sinh hoạt dưới cờ |
|
|
2 |
Tiếng việt |
Đọc: Gọi bạn |
Bài giảng điện tử |
|||
3 |
Tiếng việt |
Đọc: Gọi bạn |
Bài giảng điện tử |
|||
4 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bài giảng điện tử |
|||
3 (08/11) |
Sáng |
1 |
Toán |
Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số |
Bài giảng điện tử |
|
2 |
Tiếng việt |
Viết: Chữ hoa : H |
Bài giảng điện tử |
|||
3 |
GDTC |
|
||||
4 |
Tiếng việt |
Nói và nghe: Kể chuyện Gọi bạn |
Bài giảng điện tử |
|||
Chiều |
5 |
TN&XH |
Ôn tập chủ đề Trường học |
Bài giảng điện tử |
||
6 |
Luyện TV |
Thực hành |
Vở thực hành |
|||
7 |
HĐTN |
Hoạt động giáo dục theo chủ đề |
Bài giảng điện tử |
|||
4 (09/11) |
Sáng |
1 |
Tiếng anh |
|
|
|
2 |
Tiếng anh |
|
||||
3 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
|||
4 |
Tiếng Việt |
Đọc: Tớ nhớ cậu |
Bài giảng điện tử |
|||
5 |
Tiếng Việt |
Đọc: Tớ nhớ cậu |
Bài giảng điện tử |
|||
5 (10/11) |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
|
2 |
Tiếng việt |
N-V: Tớ nhớ cậu |
Bài giảng điện tử |
|||
3 |
Tiếng việt |
LTVC |
Bài giảng điện tử |
|||
4 |
TN&XH |
Ôn tập chủ đề Trường học |
Bài giảng điện tử |
|||
6 (11/11) |
Sáng |
1 |
Toán |
Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số |
Bài giảng điện tử |
|
2 |
Tin học |
|
||||
3 |
Tiếng việt |
Luyện viết đoạn |
Bài giảng điện tử |
|||
4 |
Tiếng việt |
Đọc mở rộng |
Bài giảng điện tử |
|||
Chiều |
5 |
Đạo đức |
Bài 5: Khi em bị bắt nạt (Tiết 2) |
Bài giảng điện tử |
||
6 |
Luyện toán |
Thực hành |
Vở thực hành |
|||
7 |
HĐTN |
Sinh hoạt lớp |
Bài giảng điện tử |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
TUẦN 10
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2022
Tiết 1:HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ
…………………………………………………………..
Tiết 2,3: Đọc (Tiết 1+2)
BÀI 17: GỌI BẠN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK,Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Hai bạn bê vàng và dê trắng đang làm gì? Ở đâu? + Bức tranh thể hiện tình cảm gì? - GV hướng dẫn HS nói về một người bạn của mình theo gợi ý: + Em muốn nói về người bạn nào? + Em chơi với bạn từ bao giờ? + Em và bạn thường làm gì? + Cảm xúc của em khi chơi với bạn? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo,… - Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,.. - HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. - GV mời 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.40. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/tr.40,41. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80. - HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS trao đổi theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm. + C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ. + C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê. + C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý,… - HS thực hiện. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
Tiết 4: Toán
Bài 18: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức ,kĩ năng
- Nhận biết ,cảm nhận được về khối lượng ,dung tích ;thực hiện được các phép tính cộng trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l).
-Vận dụng giải các bài tập ,các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vi đo ki –lô-gam và lít.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu
-HS :SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Kiểm tra 2.Dạy bài mới Bài 1:Tính -GV gọi 3 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở. -HS nhận xét -GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương Bài 2: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH. + Một con thỏ nặng bằng mấy con gà? +Một con chó nặng bằng mấy con thỏ? +Một con chó nặng bằng mấy con gà? Vì sao? -HS nhận xét -GV nhận xét ,tuyên dương. Bài 3: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết cả hai người mua bao nhiêu lít xăng ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ? -GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở -Gọi 1 số HS đọc bài -HS nhận xét -GV nhận xét,tuyên dương Bài 4: -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV hỏi: a.+Muốn lấy 2 túi để được 13kg gạo thì phải lấy 2 túi nào? ( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 2 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 13) -Vậy lấy ra hai túi gạo 6kg và 7kg sẽ được 13 kg gạo b. .+Muốn lấy 3 túi để được 9 kg gạo thì phải lấy 3 túi nào? ( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 3 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 9) -Vậy lấy ra ba túi gạo 2kg ,3kg và 4kg sẽ được 9 kg gạo +Mở rộng: - Muốn lấy 2 túi để được 9kg gạo thì phải lấy 2 túi nào? - Muốn lấy 2 túi để được 10kg gạo thì phải lấy 2 túi nào? 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét giờ học -GV nhắc HS chuẩn bị bài sau
|
-3 HS lên bảng làm bài -HS trả lời -1 HS đọc
-2 con gà -2 con thỏ -4 con gà
-HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -Phép tính cộng,25 + 3 Bài giải Cả hai người mua số lít xăng là: 25+ 3 = 28 (l) Đáp số :28 lít. -HS đọc -7 + 6
-2+4+3
-7+2 và 6+3 -7+3 và 6+4
|
…………………………………………………………
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: Toán
Bài 19: PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
( T1)
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức ,kĩ năng
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu
-HS :SGK,Bộ ĐDHT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Kiểm tra 2.Dạy bài mới 2.1 Khám phá - GV tổ chức cho HS đóng vai các nhân vật trong câu chuyện : kiến ,ve sầu ,rô bốt - Sau khi được ve sầu trả 7 hạt gạo thì lúc này số gạo của kiến nhiều hơn hay ít hơn? -Vậy muốn biết sau khi ve sầu trả gạo thì kiến có bao nhiêu hạt gạo ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính -GV hướng dẫn HS cộng: +Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Vậy cô có 3 bó que tính (mỗi bó có 1 chục que tính) và 5 que tính rời.GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính. + Số 7 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Vậy cô có 7 que tính rời. GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính. + Cô lấy các que tính rời gộp với nhau, lấy 5 que tính gộp với 7 que tính thì được bao nhiêu que tính? +12 que tính cô bó thành bó 1 chục thì thừa ra mấy que tính? +Viết số 2 ở hàng đơn vị,cô gộp 1 bó que tính với 3 bó que tính thì được mấy bó? Viết số 4 ở hàng chục. +Vậy bạn ve sầu có 42 hạt gạo. -GV hướng dẫn kĩ thuật đặt tính rồi tính phép cộng (có nhớ) + Đặt tính theo cột dọc( sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau ,hàng đơn vị thẳng gàng đơn vị ,hàng chục thẳng hàng chục) + Tính từ phải sang trái ( 5+7= 12 viết 2 nhớ 1; 3 thêm 1 bằng 4 viết 4 ; 35+7 =42) 2.2 .Luyện tập Bài 1:Tính -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở. -HS nhận xét -GV nhận xét vàtuyên dương -GV hỏi :Khi thực hiện tính ta cần lưu ý điều gì? Bài 2:Đặt tính rồi tính -GV gọi HS đọc yêu cầu bài -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở. -HS nhận xét -GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương -GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì? Bài 3 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV hỏi chum nào đựng nhiều nước nhất ?Vì sao 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét giờ học -GV nhắc HS chuẩn bị bài sau. |
- -Nhiều hơn -Phép tính cộng ,lấy 35 + 7 -3 chục và 5 đơn vị -HS thực hiện - 0 chục và 7 đơn vị -HS thực hiện -HS thực hiện gộp nêu kết quả bằng 12 -2 que tính -4 bó -HS làm bài -Tính từ phải sang trái -HS đọc -HS lên bảng làm bài + Đặt tính theo cột dọc + Tính từ phải sang trái -HSTL chum B .Vì chum A =68l Chum B=70l Chum C=61l |
………………………………………………….
Tiết 2: Viết (Tiết 3)
CHỮ HOA H
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Học thầy không tày học bạn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa H.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa H. + Chữ hoa H gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa H. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa H đầu câu. + Cách nối từ H sang o. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa H và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
Tiết 4:Nói và nghe (Tiết 4)
KỂ CHUYỆN “GỌI BẠN”
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
- Kể lại được 1-2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Dựa vào tranh minh họa câu chuyện trong bài thơ “Gọi bạn” và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Khung cảnh xung quanh như thế nào? + Nhân vật trong tranh là ai? + Nhân vật đó đang làm gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - YC HS quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để kể. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em. - GV hướng dẫn HS nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện đồng thời yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.41. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 4: Vận dụng: - HDHS viết 2-3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. (Mỗi tranh 2-3 HS chia sẻ). - HS quan sát tranh và nhớ lại nội dung, kể trong nhóm. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS hoạt động nhóm 2, thực hiện nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………….
Chiều thứ ba
Tiết 5: TNXH
BÀI 8: ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
-Kể được tên các loại đường giao thông
-Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.
-Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.
-Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (xe mát, xe buýt, đò, thuyền).
2. Năng lực
-Năng lực chung:
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-Năng lực riêng:
-Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông và phương tiện giao thông.
-Thu thập được thông tin về tiện ích của một số phương tiện giao thông.
3. Phẩm chất
-Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
-Giáo án.
-Các hình trong SGK.
-Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
-Giấy A2.
-Tranh ảnh về đường giao thông, phương tiện giao thông và biển báo giao thông.
-Một số đồ dùng, phương tiện để HS đóng vai.
b. Đối với học sinh
-SGK.
-Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bạn và gia đình đã từng sử dụng những phương tiện giao thông nào để đi lại? - GV dẫn dắt vấn đề: Các em và gia đình đã từng sử dụng rất nhiều lần những phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, xe buýt, xe khách,....để đi lại. Vậy các em đã biết rõ về những loại đường giao thông, phương tiện giao thông hay một số loại biển báo giao thông không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này. Chúng ta cùng vào Bài 8 – Đường và phương tiện giao thông. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các loại đường giao thông a. Mục tiêu: - Kể được tên các loại đường giao thông. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 42 và trả lời câu hỏi: + Kể tên các loại đường giao thông? + Giới thiệu tên các loại đường giao thông khác, mà em biết? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV mời HS khác nhận xé, bổ sung câu trả lời. - GV hoàn thiện câu trả lời và bổ sung: Đường thủy gồm có đường sông và đường biển. - GV giới thiệu thêm về đường cao tốc trên cao và đường tàu điện ngầm ở một số nước. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Giới thiệu các loại đường giao thông ở địa phương a. Mục tiêu: Thu thập được thông tin về các loại đường giao thông ở địa phương mình. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng HS chia sẻ trong nhóm thông tin mà mình đã thu thập được về giao thông của địa phương. + Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm vào giấy A2, khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa và sáng tạo trong cách trình bày sản phẩm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mời HS khác nhận xé, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương những nhóm trình bày sáng tạo. - GV chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về việc đi lại ở địa phương: thuận lợi (đường đẹp, rộng, nhiều làn), khó khăn (nhiều phương tiện tham gia giao thông, giờ tan tầm thường xảy ra hiện tượng ùn tắc,...) |
- HS trả lời: xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, xe buýt, xe khách,.... - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Tên các loại đường giao thông trong các hình: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt. + Tên các loại đường giao thông khác mà em biết: đường sống, đường biển, đường cao tốc,...
- HS thảo luận, trao đổi. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
…………………………………………………..
Tiết 6: Luyện T/V
Bài 10: Cùng vui chơi
. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: VTH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? + Cảm xúc của em khi chơi với bạn? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc và thực hiện yêu cầu. - GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bay lên, lộn xuống, quanh quanh, tiếng cười - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. - GV mời 4 HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp * Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong VTH. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết đúng. Bài 1: HS điền vào VTH - Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu khổ thơ cần viết. - HDHS cách viết. - GV đọc cho HS viết. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Viết sáng tạo. - HS chọn và viết - Nhận xét * Hoạt động 4: Nói về giờ ra chơi.
3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS trao đổi theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Đá cầu giấy + C2: Để cho khoẻ người. + C3: Chơi là thoải mái con người nên khi tinh thần thoải moái thì học tập càng vui vẻ và có hưng phấn hoan. + C4: HS tự viết theo ý của mình - HS thực hiện. - HS làm bài Sung sướng, túi xách, dòng sông Xung phong, sách vở, xông pha - 2-3 HS đọc lại hai khổ thơ đầu của bài thơ cùng vui chơi. - HS chép bài - HS viết bài. - 2-3 HS chia sẻ bài viết. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 2, thảo luận - HS nhóm lên bảng trình bày. - HS nhận xét bạn |
……………………………………………………..
Tiết 7:
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- CHĂM SÓC CÂY XANH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
-Biết chuẩn bị các dụng cụ để chăm sóc cây xanh.
-Bước đầu biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động an toàn.
2. Năng lực
-Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
-Năng lực riêng:Hiểu được ý nghĩa của việc trồng và chăm sóc cây xanh.
3. Phẩm chất
-Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
-Giáo án.
-SGK.
b. Đối với HS:
-SGK.
-Một số dụng cụ lao động: bình tưới nước, bình xịt, kéo,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trực tiếp vào bài học: Hoạt động giáo dục theo chủ để: Chăm sóc cây xanh. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Chuẩn bị dụng cụ chăm sóc cây xanh a. Mục tiêu:HS chuẩn bị được các dụng cụ lao động cần thiết như đồ xới đất, bình tưới nước, bình xịt nước,... phù hợp với bản kế hoạch đã xây dựng để chăm sóc vườn cây xanh. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV tổ chức cho HS chia sẻ việc chuẩn bị dụng cụ cần thiết để chăm vườn cây xanh. c. Kết luận: Để việc thực hiện kế hoạch chăm vườn cây xanh được tốt, các em cần nhớ rõ công việc được phân công, chuẩn bị đúng và đủ dụng cụ lao động cần thiết. Hoạt động 4: Sử dụng dụng cụ lao động an toàn a. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết cách sử dụng một số công cụ lao động an toàn. b. Cách tiến hành: (1) Làm việc nhóm: - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 2-4 người. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận về cách sử dụng một số dụng cụ lao động an toàn để chăm sóc cây xanh: + Cách sử dụng dụng cụ để chăm sóc cây xanh. + Những điều cần lưu ý để sử dụng dụng cụ an toàn. + Cách vệ sinh các dụng cụ sau khi sử dụng. + Nơi để dụng cụ sau khi sử dụng. (2) Làm việc cả lớp: - GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV và HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến. c. Kết luận:Mỗi dụng cụ lao động có công dụng và cách sử dụng riêng, khác nhau. Trong quá trình sử dụng, các em cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý thức giữ gìn dụng cụ lao động. |
- HS chia thành các nhóm. - HS hoạt động theo nhóm. - HS chia thành các nhóm. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - HS trình bày trước lớp. |
…………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 9 tháng11 năm 2022
Tiết 3: Toán
Bài 19: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức ,kĩ năng
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu
-HS :SGK,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Kiểm tra 2.Dạy bài mới Bài 1: a.GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền kết quả . -Gv yêu cầu HS làm bài vào vở +1 Hs lên bảng làm bài -HS nhận xét -GV nhận xét vàtuyên dương b. Đặt tính rồi tính -GV gọi HS đọc yêu cầu bài -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở. -HS nhận xét -GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương -GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì? Bài 2 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘Rung chuông vàng’ -GV phổ biến luật chơi -GV tuyên dương bạn trả lời đúng và trao phần thưởng Bài 3 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết trên bàn có tất cả bao nhiêu vỏ ốc ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ? -GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở -Gọi 1 số HS đọc bài -HS nhận xét -GV nhận xét,tuyên dương Bài 4: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -Bạn nào có thể nêu lại quy luật của bài toán này? -GV yêu cầu HS làm bài -HS nhận xét -GV nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét giờ học -GV nhắc HS chuẩn bị bài sau. |
-HS làm bài 12 + 8 =20 ;33 + 7=40 ; 65+ 5 =70; 84 + 6=90 -HS đọc -HS lên bảng làm bài + Đặt tính theo cột dọc + Tính từ phải sang trái
-HS chơi trò chơi -HS đọc -HS trả lời -Phep tính cộng ,lấy 18 +5 Bài giải Trên bàn có tất cả số vỏ ốc là: 18+ 5 = 23 (vỏ ốc) Đáp số :23 vỏ ốc.
-HS đọc -Số ở trên bằng tổng 2 số ở dưới |
………………………………………………………….
Tiết 4,5: Đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: TỚ NHỚ CẬU
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt.
- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài “Gọi bạn”. - Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng khi không thấy bạn trở về. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - GV cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu nhi. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: + Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào? + Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời. + Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc. + Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thường xuyên, nắn nót, cặm cụi,… - Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//,… - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 trong VBTTV/tr.41. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời.
- HS nghe. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - 2-3 HS đọc. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn. + C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến. + C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn. + C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ … - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS đọc. - HS làm việc theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức ,kĩ năng
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu
-HS :SGK,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Kiểm tra 2.Dạy bài mới Bài 1: Đặt tính rồi tính -GV gọi HS đọc yêu cầu bài -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở. -HS nhận xét -GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương -GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì? Bài 2 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được bao nhiêu bao thóc ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ? -GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở -Gọi 1 số HS đọc bài -HS nhận xét -GV nhận xét,tuyên dương Bài 3 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Mảnh ghép kì diệu” -GV phổ biến luật chơi:Mỗi mảnh ghép sẽ chứa một phép tính .Sau khi mảnh ghép được mở ai giơ tay nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời ,trả lời đúng sẽ được quyền chọn mảnh ghép tiếp theo và được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác. Bài 4: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV hỏi: Để thực hiện phép tính có 2 dấu cộng ta thực hiện như thế nào? -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” -GV phổ biến luật chơi:GV đọc câu hỏi ,bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác. Bài 5: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV yêu cầu HS tìm và vẽ đường đi về nhà cho chú Sóc -GV yêu cầu HS tìm các số ghi trên mỗi hạt dẻ mà chú Sóc nhặt được trên đường đi về nhà -GV yêu cầu HS viết phép tính cộng các số đó và tìm kết quả -HS nhận xét -GV nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét giờ học -GV nhắc HS chuẩn bị bài sau. |
-HS làm bài + Đặt tính theo cột dọc + Tính từ phải sang trái -HS đọc -HS trả lời -Phep tính cộng ,lấy 87 +6 Bài giải Buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được số bao thóc là: 87+ 6 = 93 (bao thóc) Đáp số :93 bao thóc
-HS đọc -HS chơi trò chơi -HS đọc -Thực hiện từ trái sang phải -HS chơi trò chơi -HS đọc -HS tìm và vẽ - 38 ,9, 5 38 + 9 + 5 =52 |
………………………………………………………
Tiết 2:Viết (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: TỚ NHỚ CẬU
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/ tr.41,42. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
……………………………………………….
Tiết 3: Luyện tập (Tiết 8)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
- Đặt được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ bạn bè.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. Bài 1: - GV HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. - Yêu cầu HS làm bài 5,6 vào VBT/ tr.42. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm ba, chọn từ trong ngoặc đơn thay vào ô vuông cho phù hợp. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT tr.43. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - Gọi HS đọc các câu ở cột A, các ý ở cột B. - GV làm mẫu một câu rồi tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B rồi nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm việc theo cặp, chia sẻ trước lớp: Từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè: thân, quý, mến, thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi,… - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm ba. - HS làm bài. - HS đọc. - 1-2 HS đọc. - HS nghe, thực hiện yêu cầu theo nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. |
………………………………………….
Tiết 4:TNXH
BÀI 8: ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
TIẾT 2 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Đường và phương tiện giao thông (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Một số phương tiện giao thông a. Mục tiêu: - Kể được tên một số phương tiện giao thông. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 9 SGK trang 43 và trả lời câu hỏi: + Nói tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình? + Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên một số phương tiện giao thông người dân ở địa phương thường đi lại? Chúng có tiện ích gì? + Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao? - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các phương tiện giao thông khác: khinh khí cầu, tàu điện ngầm.
II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thu thập thông tin a. Mục tiêu: Thu thập được một số thông tin về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng trong nhóm. + Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm và khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa (có thể trình bày theo từng nhóm: nhóm theo đường giao thông hoặc nhóm theo đặc điểm, tiện ích). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm có cách trình bày sáng tạo. Bước 3: Chơi trò chơi “Đố bạn” - GV hướng dẫn từng cặp HS chơi trò chơi: Một HS nói đặc điểm, một HS đoán tên phương tiện giao thông. - GV gọi một số cặp HS lên chơi trước lớp. Những HS còn lại nhận xét và hoàn thiện cách chơi. |
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình: ô tô, tàu thủy, máy bay, xe máy, tàu hỏa, xe đạp, thuyền, xích lô. + Phương tiện đó đi trên giao thông: đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô), đường thủy (tàu thủy, thuyền), đường hàng không (máy bay), đường sắt (tàu hỏa). - HS trả lời: + Ở địa phương em người dân đi lại bằng những phương tiện giao thông: ô tô, xe gắn máy, xe đạp. Chúng có tiện ích: đi lại thuận tiện, ít tốn kém thời gian. + Em thích đi bằng phương tiện giao thông: xe đạp vì bảo vệ môi trường.
- HS trao đổi, làm việc theo nhóm. - HS trình bày: + Máy bay: nhanh, ít tốn kém thời gian. + Tàu thủy: di chuyển khá nhanh. + Xe đạp: bảo vệ môi trường. + Ô tô: thuận đi lại mọi thời tiết và ít tốn kém thời gian. - HS chơi trò chơi: A: Phương tiện giao thông nào có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường? B: Đó là xe đạp. |
……………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: Toán
PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số:
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK. Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 76: + Nêu bài toán? - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì, hỏi gì? + Muốn biết cả hai bạn có bao nhiêu cục pin con làm phép tính gì? * GV hướng dẫn HS thao tác với que tính tìm kết quả(GV lấy que tính gài trên bảng cùng HS) + Lấy 36 que tính, lấy thêm 17 que tính nữa - GV yêu cầu HS nêu kết quả và trình bày cách làm * GV hướng dẫn đặt tính và tính( Dựa vào cách đặt tính và tính các số có 2 chữ số không nhớ HS nêu cách đặt tính và tính, nếu HS không làm được giáo viên hướng dẫn từng bước) + Yêu cầu HS nêu cách đặt tính + Yêu cầu HS nêu cách tính GV nx chốt cách đặt tính, tính đúng ? Khi tổng các chữ số hàng đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương. 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện 1-2 phép tính. - GV nx, chốt bài làm đúng ? Khi tính thực hiện theo thứ tự nào? Khi tổng các chữ số hang đơn vị lớn hơn 9 ta làm như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS thảo luận nhóm 2 làm bài - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? ? Trong phép cộng có nhớ em lưu ý điều gì? - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS trả lời. + Bạn Mai có 36 cục pin, bạn Rô-bốt có 17 cục pin. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cục pin? - HS trả lời - HS nêu phép tính: 36 + 17 - HS thao tác trên que tính và tìm kết quả - HS chia sẻ - HS nêu - 2-3 HS nêu - HS trả lời - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nêu. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS hoạt động theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS nêu. |
………………………………………………..
Tiết 3,4 Luyện tập (Tiết 9 + 10)
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ về tình bạn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về hoạt động của con người gần gũi vơi strair nghiệm của học sinh.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn. Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, làm việc nhóm bốn, trả lời câu hỏi. Tranh 1: + Có những ai trong tranh? + Các bạn đang làm gì? Vì sao em biết? Tranh 2: + Có những ai trong tranh? + Các bạn đang làm gì? + Theo em, các bạn là người thế nào? Tranh 3: + Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu?
+ Các bạn đang làm gì? + Em thấy giờ ra chơi của các bạn thế nào? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS quan sát clip về một số hoạt động mà các em được tham gia cùng nhau, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? + Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia? + Em và các đã làm những việc gì? + Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó? - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.43. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ về tình bạn. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm việc nhóm bốn. Tranh 1: + Có hai bạn HS, hai mẹ con; phía xa có mấy bạn nhỏ. + Hai bạn nhỏ đang đi học, vì hai bạn mặc đồng phục, trên vai khoác cặp,… Tranh 2: + Có ba bạn trong tranh. + Ba bạn đang trao đổi bài. Bạn ngồi giữa đang chỉ tay vào quyển sách. Hai bạn ngồi bên chăm chú lắng nghe. + Các bạn là những HS rất chăm chỉ, biết giúp đỡ nhau trong học tập,… Tranh 3: + Tranh vẽ cảnh giờ ra chơi trên sân trường. + Các bạn HS đang vui chơi. Có ba bạn đang chơi đá cầu. Một bạn nam đang giơ chân đá quả cầu. Hai bạn còn lại trong tư thế nhận cầu. Ở phía xa, có hai bạn đang chơi nhảy dây. + Giờ ra chơi của các bạn rất vui,… - HS chia sẻ, mỗi tranh 2-3 HS nói. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS quan sát, tìm câu trả lời. - 1-2 HS chia sẻ. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc bài thơ ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………..
Chiều thứ sáu
Tiết 5: Đạo đức
Bài 5 : Khi em bị bắt nạt (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được ý kiến, thái độ hợp lí đối với các việc làm liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, bày tỏ ý kiến, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Biết được hậu quả khi bị bắt nạt, Tìm kiếm được sự giúp đỡ khi bị bắt nạt.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức ngăn chặn việc bắt nạt. Biết bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai 2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,.. 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||
5’ |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc: Lớp chúng ta đoàn kết. - GV đánh giá, giới thiệu bài. |
HS múa hát theo nhạc HS lắng nghe |
|||
7’ |
2. Luyện tập. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. Mục Tiêu: HS bày tỏ được ý kiến, thái độ hợp lí đối với các việc làm liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt. |
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Em đồng tình hay không đồng tình” + GV nêu luật chơi: Với mỗi nhận định được GV nêu ra, HS nào đồng tình thì chạy sang đứng ở dãy bên phải lớp, còn không đồng tình thì đứng ở dãy bên trái + GV tổ chức cho HS chơi. Trong khi HS chơi GV đưa thêm câu hỏi khai thác các lời giải thích, ý kiến HS đưa ra. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị bắt nạt: A. Im lặng không nói với ai. B. Chia sẻ chuyện mình bị bắt nạt với người đáng tin. C. Tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè. D. Bé chạy khỏi những người bắt nạt mình. E. Hét to cho mọi người biết.- GV nhận xét chia sẻ với HS quan điểm của mình. -GV kết luận: Khi bắt nạt, em không nên im lặng vì sẽ bị bắt nạt nhiều hơn, không biết để giúp đỡ, bản thân trở nên nhút nhát, luôn sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Khi bị bắt nạt, em nên hét to cho mọi người cùng biết để giúp đỡ, tìm cách chạy khỏi tình huống bị bắt nạt, chia sẻ hay tìm những người đáng tin cậy để hỗ trợ. |
- HS chú ý lắng nghe. - Cả lớp đứng dậy chơi trò chơi. - Khi được GV hỏi HS bày tỏ ý kiến, lời giải thích của mình xoay.Hay phản bác được ý kiến mà bạn khác đưa ra. A- Không đồng tình. B- Đồng tình. C-Đồng tình. D- Đồng tình. E- Đồng tình. - HS chú ý lắng nghe - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
|||
10’ |
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. Mục tiêu: HS trình bày được những cách ứng xử phù hợp khi bị bắt nạt. |
- GV cho 1 HS nêu yêu cầu. - GV cho HS quan sát 3 bức tranh và yêu cầu HS nêu tình huống sảy ra ở ba bức tranh đó. - Gv cho HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện các nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1:Đóng vai, xử lí tình huống. Nhiệm vụ 2 : Nhận xét đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau: +Phương án xử lí: hợp lí. + Đóng vai: sáng tạo, hấp dẫn. + Thái độ làm việc:Tập chung, nghiêm túc. - GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. - GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra. |
-HS đọc yêu cầu. - HS quan sát và nêu: + Tranh 1: Bạn nhỏ đứng trước cổng trường và bị một nhóm bạn nam giật mũ chạy đi. +Tranh 2: Bạn nhỏ bị một nhóm bạn chặn ở cầu thang và bắt nộp món đồ chơi. +Tranh 3: Bạn nhỏ bị một nhóm bạn cùng lớp tẩy chay, không cho chơi cùng. - HS thảo luận nhóm và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ. - Các nhóm lần lượt đóng vai xử lí tình huống. |
|||
5’ |
Hoạt động 3:Liên hệ. Mục tiêu: HS nêu được những hành vi, việc làm bản thân đã trải qua. |
- GV cho 1 HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm việc cặp đôi: kể lại một tình huống bị bắt nạt và cách người bị bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt. - GV nhận xét . |
-1 HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét, đặt câu hỏi. |
|||
7’ |
3. Vận dụng. Mục tiêu: HS lập được bảng hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt. |
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn. |
- HS thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm khác theo dõi, bổ sung. |
|||
3’ |
4. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
- GV hỏi: + Em học được gì từ bài này - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. - GV cho HS đọc lời khuyên trong sách. - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
- HS nêu - HS lắng nghe - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS lắng nghe |
Tiết 6: Luyện toán
Phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100.
. MỤC TIÊU
*Kiến thức ,kĩ năng
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu
-HS :VTH,Bộ ĐDHT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Kiểm tra 2.Dạy bài mới - HS nhẩm và nêu kết quả Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: Bài 6: Bài 7: Bài 8:
3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét giờ học -GV nhắc HS chuẩn bị bài sau. |
- Sự chuẩn bị của HS
-HS làm VTH, nếu kết quả - 2 em đọc yêu cầu bài tập - 2 em lên bảng làm - Nhận xét -HS làm VTH - Nếu kết quả -HS làm VTH nêu két quả a) 30kg b) 80l 48+23 > 6l 82 > 69+12 27+17> 44 91< 9 +85 Bài giải Trong xô cõ tất cả số lít nước là: 5+7 =12 (l) Đáp số: 12 lít nước -HS thực hiện và nêu - Con lợn cân nặng 36 kg - HS làm VTH - 1 em lầm bảng
Bài giải Đổ đầy can 3l sang can 5 l, sau đó thêm can 3l đổ 2 lít sang can 5 lít còn lại 1 lít trong can 3 lít |
…………………………………………………………..
Tiết 7: HĐTN
SINH HOẠT LỚP
THỰC HÀNH CHĂM SÓC CÂY XANH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
-HS thực hiện được các việc làm cụ thể để chăm sóc cây xanh theo bản kế hoạch đã xây dựng.
2. Năng lực
-Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
-Năng lực riêng:Sử dụng các dụng cụ lao động cần thiết để chăm sóc cây xanh, chia sẻ được cảm nghĩ về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
3. Phẩm chất
-Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
.
-SGK Hoạt động trải nghiệm.
b. Đối với HS:
-SGK.
-Dụng cụ lao động để chăm sóc cây xanh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Thực hành chăm sóc cây xanh. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nghĩ sau khi thực hành hoạt động chăm sóc cây xanh. b.Cách tiến hành: (1) Các nhóm thực hành chăm sóc cây xanh: - GV tổ chức cho HS chăm sóc các khu vực cây xanh của trường. - GV hướng dẫn các nhóm HS sử dụng các dụng cụ lao động cần thiết đã chuẩn bị để thực hiện việc chăm vườn cây xanh theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
- GV theo dõi, quan sát và giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hiện. - GV lưu ý HS sau khi khi kết thúc hoạt động thực hành chăm vườn cây xanh: + Dọn rửa, sắp xếp lại các dụng cụ lao động đã sử dụng. + Rửa chân tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cá nhân. (2) Chia sẻ cảm nghĩ - GV tổ chức cho HS chia sẻ về kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Em đã làm gì để chăm sóc vườn cây xanh? + Trong quá trình chăm sóc cây xanh, em có gặp khó khăn gì không? + Em có cảm xúc như thế nào sau buổi lao động ý nghĩa này. + Trong thời gian tới, em và các bạn sẽ làm gì để chăm sóc cây xanh? - GV nhắc nhở HS về nhà cùng với người thân chăm sóc cây xanh ở gia đình.
|
- HS thực hiện nhiệm vụ chăm sóc vườn cây xanh. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia sẻ cảm nghĩ. - HS thực hiện hoạt động ở nhà. |
HẾT TUẦN 10
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU |
|
|