Khối 2
kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 23....
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2
NĂM HỌC 2022-2023
Tuần thứ: 22 từ ngày: 13/2/2023 đến ngày: 17/2 /2023
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
MÔN |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
2 13/2/2023 |
Sáng |
1 |
HĐTN 1 |
CHÀO CỜ |
|
2 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Hạt thóc |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Hạt thóc |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Toán |
Bảng chia 5 |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
3 14/2/2023 |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Tập viết: Chữ hoa T |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây khoai lang |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Đạo đức |
Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2) |
Bài giảng điện tử |
||
Chiều |
6 |
Luyện TV |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
TN&XH |
Ôn tập và đánh giá chủ đề thực vật và động vật |
Bài giảng điện tử |
||
8 |
HĐTN 2 |
Bài 22: Những vật dụng bảo vệ em |
|||
4 15/2/2023 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Lũy tre |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Tập đọc: Lũy tre |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Tiếng Anh |
||||
5 |
Tin |
|
|||
5 16/2/2023 |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Chính tả: Nghe- viết: Lũy tre |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên; Câu nêu đặc điểm |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
GDTC |
||||
6 17/2/2023 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể lại một sự việc đã chứng kiến hoặc TG |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
TN&XH |
Ôn tập và đánh giá chủ đề thực vật và động vật |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
Chiều |
6 |
L Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
HĐTN 3 |
Chăm sóc mắt :Bài 3: Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ 13 |
|||
8 |
GDTC |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
………………………….. ……………………………...
TUẦN 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: HĐTN-Ccờ
CHÀO CỜ
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 7: HẠT THÓC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời vất vả, gian truân của hạt thóc và sự quý giá của hạt thóc đối với con người. Hiểu và tìm được từ ngữ thể hiện đây là bài thơ tự sự hạt thóc kể về cuộc đời mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ tự sự . .
- Yêu quý và trân trọng hạt thóc cũng như công sức lao động cảu mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS đọc và trao đổi nhóm đôi để giải câu đố. - GV hỏi: + Gọi 1- 2 nhóm lên chia sẻ đáp án, giải thích câu đố. + Gọi nhóm khác nhận xét. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng thể hiện sự tự tin của hạt thóc khi kể về cuộc đời mình. - HDHS chia đoạn: (4 khổ) + Đoạn 1: Từ đầu đến bão giông + Đoạn 2: Tiếp cho đến thiên tai + Đoạn 3: Tiếp cho đến ngàn xưa + Đoạn 4 : còn lại - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bão giông, ánh nắng, giọt sương mai, bão lũ ,… - Luyện đọc câu dài: Tôi chỉ là hạt thóc/ Không biết hát/ biết cười/ Nhưng tôi luôn có ích/ Vì nuôi sống con người//. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4 * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 32. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr..17 - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.17 - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32. - HDHS đóng vai hạt thóc để luyện nói lời kể về bản thân mình theo 3 gợi ý trong nhóm đôi.. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm 4 - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Hạt thóc được sinh ra trên cánh đồng. C2: Tôi sống qua bão lũ Tôi chịu nhiều thiên tai . C3: Nó nuôi sống con người C4: Học sinh nêu câu yêu thích và lí do. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4. Đại diện 2 nhóm nêu từ cho thấy đó là bài thơ tự sự. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
.
Tiết 4: Toán
TOÁN
TIẾT 105: BẢNG CHIA 5
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức, kĩ năng:
-Biết hình thành bảng chia 5 từ bảng nhân 5; viết, đọc được bảng nhân 5.
-Vận dụng tính nhẩm ( dựa vào bảng chia 5).
- Giải một số bài tập, bài toán thực tế lien quan đến các phép chia ở bảng chia 5.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||
1. Khởi động
-GV cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” để ôn lại bảng nhân 5 -GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 24: + Nêu bài toán? -GV dẫn dắt: Từ bài toán dẫn ra một phép nhân trong bảng nhân 5, rồi chỉ ra một phép chia tương ứng trong bảng chia 5. Chẳng hạn: Từ 5 x 2=10 suy ra 10 : 2 = 5 -GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 5, hướng dẫn một số phép tính trong bảng chia 5, rồi cho HS tự hoàn thiện bảng chia 5. -GV cho HS đọc, viết bảng chia 5, bước đầu có thể cho HS ghi nhớ bảng chia 5. - Nhận xét, tuyên dương. 2.2. Hoạt động Bài 1: Số? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV yêu cầu HS làm bài vào SGK - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:Tính nhẩm - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV nêu bài toán bằng tình huống múa lân: Nhân dịp Tết trung thu, trường em có mời 2 chú lân về múa, nhưng trước khi bước vào trường múa thì các chú lân phải làm được các bài toán ở trên mình của chúng. Các em hãy giúp đỡ 2 chú lân này nhé! -Yêu cầu HS làm trong SGK - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. +Trong các phép chia ở hai con lân, phép chia nào có thương lớn nhất, phép chia nào có thương bé nhất? Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. + Bài toán cho biết điều gì? +bài toán hỏi gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Gọi 2-3 HS đọc lại bảng chia 5. - Nhận xét giờ học. |
+Mỗi đĩa có 5 quả cam, 2 đĩa có 10 quả cam. 10 quả cam được chia vào các đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Được 2 đĩa cam như vậy. - 1 HS đọc bảng nhân 5 - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe. - 1-2 HS trả lời. - Lân xanh: 10: 5 = 2 12 : 2 = 6 20 : 5 = 4 -Lân đỏ: 14: 2 = 7 15 : 5 = 3 40 : 5 = 8 - HS thực hiện làm bài cá nhân. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. Bài giải Số bó hoa cúc có là: 40 : 8 = 5 ( bó) Đáp số: 8 bó hoa cúc - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………………..
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 106: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS củng cố lại bảng chia 2, bảng chia 5.
- Làm được các bài toán giải có tình huống thực tế
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; phiếu phép tính Trò chơi “Chọn tấm thẻ nào?”, xúc xắc.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: Tính - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính - GV nêu: +Ta viết số thích hợp vào chỗ nào? +Tính theo hướng nào? -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. +Bài toán cho biết điều gì? Hỏi gì? +Để biết bạn Nam trang trí được bao nhiêu đèn ông sao ta làm như thế nào? -Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li - Nhận xét, tuyên dương HS. 2.2. Trò chơi “Chọn tấm thẻ nào”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: -Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5. - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. -Vào ô có dấu “?” -Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải. a)10 : 2 = 5; 5x 4= 20 b) 5 x 4 = 20; 20 : 2 =10 - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. Bài giải Số chiếc đèn ông sao được trang trí là: 30 : 5 = 6 ( chiếc đèn) Đáp số: 6 chiếc đèn - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 4. -HS đọc |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2: Tiếng Việt
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa T.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa T. + Chữ hoa T gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa T. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa T đầu câu. + Cách nối từ T sang a. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa T và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 3: Tiếng Việt
Nói và nghe (Tiết 4)
SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Sự tích cây khoai lang..
- Kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Yêu quý cây cối, thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? - Gọi học sinh đọc câu hỏi bên dưới mỗi bức tranh. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để đoán nội dung của từng tranh sau đó chia sẻ. - Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và kể truyện theo tranh. - GV chỉ từng tranh và kể từng doạn theo tranh. YC HS kể lại đoạn sau khi GV kể. - GV kể lại lần 2 toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể từng đoạn trong nhóm đôi ; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - HDHS kể lại những việc làm tốt của người cháu trong câu chuyện. - YCHS về nhà kể lại cho người thân nghe. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. + Tranh 1 : Hai bà cháu đang đi đào củ mài để ăn. + Tranh 2 : Nương lúa bị cháy, cậu bé buồn . nước mắt trào ra. + Tranh 3 : Cậu bé đào được một củ rất kì lạ, nấu lên có mùi thơm nên mang về biếu bà. + Tranh 4 : Cây lạ mọc lên khắp nơi , có củ màu tím đỏ. - HS kể từng đoạn - HS kể. - 2- 3 HS kể - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Đạo đức
Chủ đề: Quý trọng thời gian Bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2) |
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận định được một số biểu hiện của việc biết và không biết bảo quản đồ dùng gia đình.
- HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp liên quan đến việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.
- HS nêu được các việc làm và các thực hiện phù hợp giúp bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình từ trải nghiệm thực tế của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ đóng vai (phần Luyện tập) 2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
6’ |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kéo co” (bài 1 trang 50) *Cách chơi: GV đưa ra các hành vi sau: và cho HS nêu nhận định hành viđúng/sai trong bảo quản đồ dùng gia đình. - GV đánh giá HS chơi, kết luận những hành vi đúng/ sai và giới thiệu bài. |
HS tham gia chơi: + Đồng ý với các ý kiến: B, E + Không đồng ý với các ý kiến: A,C,D - HS lắng nghe |
18’ |
2. Luyện tập Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: - HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp liên quan đến việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng gia đình.
|
GV thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Đóng vai và xử lí tình huống trong SGK/trang 50. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Phương án xử lí: Hợp lí + Đóng vai: sinh động, hấp dẫn + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm - GV gọi đại diện các nhómđóng vai xử lí tình huống - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
- HS thảo luận nhóm 4 và hoạt động theo sự hướng dẫn của GV: + TH 1: Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Khi lau bàn, bạn nên nhặt hết thức ăn còn vương trên bàn ăn, giặt khăn lau dưới vòi nước, rồi từ lau bàn. Khi lau, không nhấc giẻ lau lên qus nhiều lần. Lau từ trên tiến dần xuống dưới và lau hết bề mặt của bàn. Nếu lau một lần chưa sạch, thi có thể lau thêm cho đến khi bàn sạch mới thôi. Lau xong, giặt giẻ lau và phơi phô. +TH 2: Anh trai nên nói với em ra ngoài sân chơi đã bóng, chơi trong nhà rất có thể làm vỡ các đồ vạt trong nhà, có thể gây tai nạn đáng tiếc cho cả hai anh em và những người khác trong gia đình. (Hoặc anh trai rủ em chơi trò khác). - Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe |
9’ |
Hoạt động 2: Liên hệ Mục tiêu: HS nêu được các việc làm và các thực hiện phù hợp giúp bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình từ trải nghiệm thực tế của bản thân. |
GV cho HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: + Em đã biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng của gia đình mình chưa? + Em đã làm gì và làm như thế nào với những đồ dùng trong gia đình của mình? Đó là những đồ dùng nào? + Em sẽ làm gì để bảo quản tốt hơn các đồ dùng trong gia đình? - GV HS chia sẻ trước lớp - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn theo những câu hỏi của GV. - 3-4 HS chia sẻ, HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe |
3’ |
3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
GV hỏi: Nêu 2 việc thể hiện em biết bảo quản đồ dùng gia đình rất tốt. GV nhận xét, đánh giá tiết học |
2-3 HS nêu HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
LUYỆN THÊM
I. MỤC TIÊU
- Biết điền từ ngữ thíc hợp vào ô trống để hoàn chỉnh bài văn tả đại bàng vàng.
- Viết được một đoạn văn 3-4 câu về một loài chim.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu (2phút) - Nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Thực hành (33 phút) Bài 1: Nối A-B để tạo các kiểu câu Ai thế nào? - Nhận xét, sửa chữa. Bài 2: Viết đoạn văn 3-4 câu về 1 loài chim. - Đó là loại chim gì ? - Hình dáng loài chim đó như thế nào ? - Loài chim đó thường ăn gì ? - Tình cảm của em đối với loài chim đó. - HD học sinh làm bài vào vở - Thu vở kiểm tra. Nhận xét, biểu dương những HS có bài viết hay 3. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Nhận xét tiết học |
- Nghe - Đọc yêu cầu - HS trình bày miệng Nối A và B Vẹt - giỏi bắt chước Đà điểu - rất cao, lớn. Chim ruồi - bé tí xíu. Đại bàng - rất dũng mãnh. Mắt cú mèo - rất tinh - Nghe - Học sinh làm bài vào vở. - Chuẩn bị tiết sau |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 7: Tin học
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
Tiết 8: HĐTN (2)
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.
-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.
- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động:
− GV đọc bài thơ về Cáo. − GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”. – GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời: + Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ? + Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không? + Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không? - GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc. 2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc. - GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy: -Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa? -Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không? -Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không? -Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc? -Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì? Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: -GV mời cả lớp quan sát: + Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ + Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết. -Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt. Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? -Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,… |
- HS lắng nghe. - HS trả lời. -HS lắng nghe - 2-3 HS chia sẻ. - 2-3 HS trả lời - HS lắng nghe. -Cả lớp quan sát - 2-3 HS trả lời. -HS lắng nghe - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. |
…………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2023
Tiết 1,2 : Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: LŨY TRE
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cây tre và vẻ đẹp thiên nhiên làng quê.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Quan sát và hiểu được các chi tiết trong tranh. Vận dụng được kiến thức cuộc sống để hiểu kiến thức trong trang sách và ngược lại.
- Biết yêu quý thiên nhiên và làng quê Việt nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Hạt thóc - Nêu những khó khăn , gian truân của hạt thóc trong cuộc đời của nó . - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS đọc câu đố và cùng nhau giải câu đó. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lũy tre, gọng vó, chuyển, nâng, bần thần, dần ,… - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh/ rì rào Ngọn tre /cong gọng vó Kéo mặt trời /lên cao.// * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.35. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr 18 - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Cả lớp đọc thầm theo. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr 18 - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35. - HDHS đặt câu với từ vừa tìm được. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ : Cây tre - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó C2: Tre bần thần nhớ gió. C3: Chiều tối và đêm. C4. HS phát biểu tự do theo sở thích cá nhân. - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. - HS đọc. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 3: Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Toán
TIẾT 107: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép tính liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, tư duy và lập luận toán học
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV hướng dẫn HS nêu tình huống trong hình rồi chọn phép nhân thích hợp. - GV nêu: +Mỗi đĩa có 3 quả táo. Phép nhân thích hợp tìm số quả táo ở 5 đĩa như vậy là phép nhân nào? -Tương tự như vậy với các hình khác, yêu cầu HS làm bài vào sách giáo khoa. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính - GV nêu: +Ta viết số thích hợp vào chỗ nào? +Tính theo hướng nào? -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. 3 x 5= 15 - 1-2 HS trả lời. - 1-2 HS trả lời. -Tính nhẩm - 1-2 HS trả lời. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. Bài giải Số viên sỏi ở 10 ô là: 5 x 10 = 50 ( viên) Đáp số: 50 viên sỏi - HS đổi chéo vở kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. -Vào ô có dấu “?” -Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 5: TN&XH
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.
- Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Đóng vai xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu tự đánh giá.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
|
TIẾT 1 |
||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật động vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: - Hệ thông được nội dung đã học về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống. - Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu mỗi HS hoàn thành Phiếu học tập về chủ đề Thực vật và động vật theo sơ đồ Môi trường sống của Thực vật và động vật SGK trang 79. Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác lắng nghe và đặt thêm câu hỏi. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV cử hướng dẫn HS: Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác nhận xét, góp ý. Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm môi trường sông cho cây và con vật” a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường sống của thực vật, động vật. b. Các tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. - GV chia bộ ảnh các cây và các con vật cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm có 2 tờ giấy A4, trên mỗi tờ giấy ghi tên môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước. Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS đặt tranh/ảnh các cây, con vật vào tờ giấy ghi tên môi trường sống cho phù hợp. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
|
- HS hoàn thành Phiếu học tập theo sơ đồ.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. - HS trình bày. - HS quan sát hình, nhận ảnh các con vật, cây cối. - HS thảo luận theo nhóm, ghi đáp án vào giấy A4. - HS trình bày: + Môi trường sống trên cạn: con lợn, cây hoa hồng, cây cà rốt, con hươu, con trâu, cây phượng. + Con cá ngựa, con cá mực, con ốc, con ghẹ. |
|
…………………………………………………………………………………..
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 108: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép tính liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, tư duy và lập luận toán học
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đua xe”. Chia lớp làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là nêu kết quả của phép tính. Đội nào nêu đúng sẽ về đích trước - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV hướng dẫn cho Hs hiểu: Chuồng của mỗi con chim bồ câu có số là kết quả của phép tính ghi trên con chim bồ câu đó. -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Lưu ý, khi chữa bài yêu cầu HS nêu chuồng của từng con chim - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính - GV nêu: +Ta viết số thích hợp vào chỗ nào? +Tính theo hướng nào? -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. Bài giải Số bạn ở mỗi nhóm là: 35: 5 = 7 ( bạn) Đáp số: 7 bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. -Vào ô có dấu “?” -Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải. - HS làm bài cá nhân. - HS lắng nghe. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2: Tiếng Việt (7)
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: LŨY TRE
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr 18 + 19 - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 3: Tiếng Việt (8)
Luyện từ và câu (Tiết 8)
MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được và hiểu nghĩa một số từ về sự vật..
- Đặt được câu nêu đặc điểm..
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ về thiên nhiên.
- Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ về sự vật, đặc điểm. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các đồ vật. + Các đặc điểm. - YC HS làm bài vào VBT/ tr 19 - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết câu nêu đặc điểm Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ chỉ sự vật với các từ ngữ chỉ đặc điểm. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ chỉ sự vật với các từ ngữ chỉ đặc điểm vừa tìm được để tạo câu. - YC làm vào VBT tr 19 - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2 - Cho HS hỏi đáp trong nhóm đôi - Gọi 2 – 3 nhóm lên trình bày.. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên đồ vật: bầu trời, ngôi sao, nương lúa, dòng sông, lũy tre. + Các đặc điểm: xanh, vàng óng. Lấp lánh, trong xanh. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. - HS đọc. - HS đặt câu + Ngôi sao lấp lánh./ Nương lúa vàng óng. + Lũy tre xanh / Dóng sông lấp lánh. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Đạo đức
…………………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 109: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép tính liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
-Tìm được số thích hợp trong phép nhân với 1, phép chia có thương bằng 1 dựa vào bảng nhân, bảng chia.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân, phép chia đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, tư duy và lập luận toán học
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? +Muốn biết được các con ong đậu vào bông hoa nào ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào SGK - Nhận xét, tuyên dương HS. + Bông hoa nào có nhiều con ong đậu vào nhất? Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? +Ta viết số thích hợp vào chỗ nào? +Tính theo hướng nào? -Yêu cầu HS làm bài vào SGK - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? +Để điền được dấu thích hợp ta cần phải làm gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. + Tính kết quả của phép tính ghi trên từng con ong, rồi tìm ra bông hoa ghi số là kết quả của phép tính đó. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời.
a)2 x = 2
x 1= 5
b) 5 : = 1
: 2= 1 -Vào ô có dấu “?” -Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải. - 1-2 HS trả lời. +Tìm kết quả của các phép tính, sau đó so sánh các kết quả với nhau - HS làm bài cá nhân. a)2 x 3 > 4 5 x 6 = 30 b) 2x 4 = 16 : 2 35 : 5 < 40 : 5 - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS lắng nghe. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3 – 5 câu kể về một sự việc đã được chứng kiến hoặc tham gia.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một câu chuyện .
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu, miêu tả.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Mọi người đang ở đâu ? + Mọi người đang làm gì ? - HDHS đọc đoạnv ăn tham khảo và nói về mọi người đang làm việc trong tranh. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Em đã được chứng kiến/tham gia câu chuyện ở đâu? + Có những ai khi đó? + Mọi người đã nói và làm gì ? + Em cảm thấy thế nào ? - Gọi một số HS trả lời. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. - GV YC HS luyện kể trong nhóm đôi . - Mời một số HS lên kể. - YC HS thực hành viết vào VBT tr 20 - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS đọc một bài thơ, câu chuyện. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: - HS nêu - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: TN&XH
TIẾT 2 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. a. Mục tiêu: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Nhóm lẻ: Từng cá nhân quan sát Hình 1 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 1: Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao, nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì? + Nhóm chẵn: Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái trong hình, em sẽ trả lời thế nào? Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.
|
- HS quan sát hình, thảo luận tình huống theo nhóm.
- HS trình bày: + Nhóm lẻ - Tình huống 1: em sẽ khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi như vậy, nên vứt đúng nơi quy định. Vì như vứt bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe mọi người. + Nhóm chẵn - Tình huống 2: em sẽ góp ý với bối mẹ không nên phun thuốc diệt cỏ. Vì như vậy sẽ rất độc hại đồng thời làm ô nhiễm môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 6: LT T oán
LUYỆN THÊM
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục củng cố việc nhận biết, đọc và viết.
- Giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG
- Vở bài tập toán 2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu (2phút) 2. Thực hành( 28 phút) Bài 1 : Tính nhẩm - Nhận xét, sửa chữa Bài 2: Tóm tắt 2 bình : 10 lít ong Mỗi bình: … lít ong ? Bài 3: Tóm tắt Có : 14 kg lạc Mỗi túi: 2 kg lạc Có : … túi ? 3. Củng cố, dặn dò ( 5phút) - Làm lại các bài còn sai - Nhận xét tiết học |
- Nghe - Đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng - Lớp làm vở bài tập - Nhận xét - Đọc yêu cầu - 1 HS lên bảng - lớp làm vở bài tập Bài giải Số lít ong mỗi bình có là: 10 : 2 = 5 (lít) Đáp số: 5 lít - Nhận xét - Đọc yêu cầu Bài giải Số túi chứa 14 kg lạc là: 14 : 2 = 7 (túi) Đáp số: 7 túi - Nhận xét |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 7: HĐTN (3)
Chăm sóc mắt :Bài 3: Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ …………………………………………………………………………………..
Tiết 8: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
HẾT TUẦN 22
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN |
GIÁO VIÊN |
Đã kiểm tra, ngày 20/4/2023- PHT
|
NGUYỄN THỊ BÉ |