''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 2

Cập nhật lúc : 16:30 10/04/2023  

kế hoạch bài dạy- lớp 2/1- tuần 29

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tên Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương     Học kỳ II

Tuần thứ:  29 từ ngày: 3/04 đến ngày: 7/04/2023

Thứ

Buổi

Tiết

MÔN

TÊN BÀI

Thiết bị dạy học

 

2

(3/04)

Sáng

1

HĐTN

Sinh hoạt dưới cờ

 

 

2

Tiếng việt

 Đọc: Cảm ơn anh hà mã

 Bài giảng điện tử

 

3

Tiếng việt

 Đọc: Cảm ơn anh hà mã

Bài giảng điện tử

 

4

Toán

   Phép cộng (có nhớ)trong phạm vi 1000

Bài giảng điện tử

 

3

(4/04)

Sáng

1

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

 Chữ hoa: M ( kiểu 2)

Bài giảng điện tử

 

3

Tiếng việt

 Nói và nghe: KC Cảm ơn anh hà mã

 

 

4

TN&XH

 Cơ quan bài tiết nước tiểu, Phòng tránh bệnh sỏi thận ( T3)

Bài giảng điện tử

 

Chiều

5

Đạo đức

Em với quy định nơi công cộng ( Tiết 1)

Bài giảng điện tử

 

6

Luyện TV

Thực hành

Vở thực hành

 

7

HĐTN

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Bài giảng điện tử

 

4

(5/04)

Sáng

1

Tiếng anh

 

 

 

2

Tiếng anh

 

 

3

Tin học

Bài giảng điện tử

 

4

Tiếng Việt

 Đọc: Từ chú bồ câu đến in-tơ- nét

Bài giảng điện tử

 

5

Tiếng Việt

 Đọc: Từ chú bồ câu đến in-tơ- nét

Bài giảng điện tử

 

5

(6/04)

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

  N-V Từ chú bồ câu đến in-tơ- nét

Bài giảng điện tử

 

3

GDTC

Bài giảng điện tử

 

4

Tiếng việt

 LTVC

Bài giảng điện tử

 

6

(7/04)

Sáng

1

Toán

 Phép trừ (không nhớ)trong phạm vi 1000

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

Luyện viết đoạn

 

 

3

Tiếng việt

  Đọc mở rộng

Bài giảng điện tử

 

4

TN&XH

Ôn tập về chủ đề Con người và sức khỏe

Bài giảng điện tử

 

Chiều

5

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

6

L/Toán

 Thực hành

Vở thực hành

 

 

 

7

 HĐTN

Sinh hoạt lớp

Bài giảng điện tử

 

Kiểm tra, nhận xét

      

             Tổ chuyên môn                                                                                    Ban giám hiệu                                                                                                                                                            

        ……………………………..... .                                                      ....................................... ….. …. ………………………..                                                              …………………………..

 

TUẦN 29

                                                                         Thứ hai ngày  3 tháng 4 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Đọc (Tiết 1+2)

  CẢM ƠN ANH HÀ MÃ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.

- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin.

- Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”

+ Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào?

- GV nx chung và dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ  lắc đầu, bỏ đi.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...

- Luyện đọc câu khó:

+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//

+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi:

 - Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.85.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.

+C1: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?

+C2:Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?

+C3:Vì sao dê con thấy xấu hổ?

+C4: Em học được điều gì từ câu chuyện này?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- GV NX và thống nhất câu TL:

a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự

b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

-C1:...lắc đầu bỏ đi.

-C2: đáp án C

-C3: ...vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép...

-C4: ...khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép, phải cảm ơn một cách lịch sự.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.

- 1 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm

- Đại diện nhóm chia sẻ

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

                       PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

*. Kiến thức, kĩ năng

- HS thực hiện được phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 1000

     + Đặt tính theo cột dọc

     + Từ phải qua trái cộng hai số đơn vị, hai số chục, hai số tram với hai tình huống:

nhớ 1 từ cột đơn vị sang cột chục hoặc nhớ 1 từ cột chục sang cột trăm.

- Giải quyết được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi đã học.

*. Phát triển năng lực và phẩm chất

- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện các tình huống, nêu bài toán và cách giải, học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị, máy tính.

- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

+ND chơi quản trò nêu  ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:

424 + 113                 806 + 73

203 + 621                 104 + 63

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng:          

2. Dạy bài mới

2.1 Khám phá

GV  cho học sinh quan sát tranh và dẫn dắt câu chuyện.

 Chẳng hạn: “Nhà sóc phải dự trử hạt thông cho mùa đông sắp đến. Nhà sóc có sốc bố, sóc mẹ, sóc anh và sóc em”.

 GV cho học sinh đọc lời thoại của các nhân vật.

a) Giới thiệu phép cộng.

- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.

- Bài toán: Bố nhặt 346 hạt thông, mẹ nhặt 229 hạt thông. Hỏi bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu hạt thông ?

GV hỏi:

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu hạt thông em hãy nêu phép tính ?

- Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp số 326 hạt thông của bố  với 253 hạt thông của mẹ lại để tìm tổng 326 + 253.

b) Đi tìm kết quả.

- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:

- Tổng 346 và 229 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?

- Gộp 5 trăm, 7 chục, 5 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?

- Vậy 346 cộng 229 bằng bao nhiêu?

c) Đặt tính và thực hiện.

- Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 346, 229.

- Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.

                       Trăm  Chục   đơn vị

                              3      4          6

                           +  2      2          9

                              5      7          5

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính.

* Đặt tính.

- Viết số thứ nhất (346), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (229) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. (vừa nêu cách đặt tính, vừa viết phép tính).

- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính:

346         

+ 229

575

“Viết số 346 ở dòng trên, viết số 2 ở dòng dưới sao cho số 2 thẳng cột với số 3 ở hàng trăm,viết 2 thẳng với số 4, viết số 9 ở hàng dưới thẳng với số 6 viết dấu + ở giữa hai số về phía bên trái, viết dấu gạch ngang thay cho dấu =”

- YCHS nêu cách tính

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính. Sau đó thực hiện phép tính

H: Vậy bố mẹ nhặt được bao nhiêu hạt thông ?

2.2. Hoạt động

+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS

+GV trợ giúp HS hạn chế

+Quản trò điều hành hoạt động chia sẻ.

* Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?

- Yêu cầu HS lên bảng chia sẻ kết quả.

- Nhận xét bài làm từng em.

* Bài 2:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào vở

- Yêu cầu đổi vở kiểm tra chéo

- Giáo viên chấm nhận xét chung.

 

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

* Bài 3:

- GV nêu yêu cầu của bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được  rô bốt vẽ tất cả bao nhiêu chấm màu em hãy nêu phép tính ?

- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải.

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.

 

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.

- HS nhận xét (Đúng hoặc sai).

- Quan sát tranh, lắng nghe

- HS đọc lời thoại của các nhân vật

- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.

- HS phân tích bài toán.

- Bố nhặt 346 hạt thông, mẹ nhặt 229 hạt thông.

- Bố và mẹ nhặt được tất cả bao nhiêu

hạt thông ?

- Ta thực hiện phép cộng 346 + 229.

- Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 5 hình vuông.

- Có tất cả 579 hình vuông.

- 346 + 229 = 575.

- 2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.

- Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.

  346

          +229

- HS nêu

- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- Quan sát

- HS nêu

 6 cộng 9 bằng 15 viết 5 nhớ 1

 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7

 3 cộng 2 bằng 5, viết 5

Vậy: 346 + 229 = 575.

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

   Tính

 - Yêu cầu HS làm vào bảng con

   247            639              524           845

+ 343         +142           +   18       +  106

   590           781              542           951

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- 1 HS thực hiện

- HS chia sẻ:

   427            607              729           246

+ 246         +143           +   32        +   44

   673            750              761           290

- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

- Kiểm tra chéo trong cặp.

- Rô bốt vẽ 709 chấm xanh và 289 chấm đỏ

- Hỏi rô bốt vẽ tất cả bao nhiêu chấm màu ?

- Học sinh nêu.

- Học sinh làm bài:

Bài giải

               Rô bốt vẽ được số chấm màu là :

                709 + 289 = 998 (chấm màu)

                       Đáp số : 998  chấm màu

- Học sinh nhận xét.

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

 

…………………………………………………………………………………..

                                                                         Thứ ba ngày 4 tháng 4  năm 2023

Tiết 1: Toán

                PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( TIẾT 2)

                                                             

I.MỤC TIÊU

*. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng đặt tính rồi tính phép cộng (thêm trường hợp có nhớ 100) các số có ba chữ số trong phạm vi 1000.

- Học sinh thực hiện được phép cộng nhẩm số tròn trăm ra kết quả là 1000; áp dụng phép cộng có nhớ vào bài toán có lời văn.

*. Phát triền năng lực và phẩm chất     

- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện các tình huống, nêu bài toán và cách giải, học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách giáo khoa. Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.

- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

TIẾT 2:                                          LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

+ND chơi quản trò nêu  ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:

424 + 215                 706 + 72

263 + 620                 124 + 53

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.

2. Dạy bài mới

2.1 Luyện tập

* Bài 1:

- GV nêu yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu các em làm gì ?

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu nêu cách tính phép tính.

   452

+ 273

   725

Nhận xét

- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào bảng con

457 + 452                  326   +  29                     762  +   184                546 +172

- Giáo viên nhận xét.

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính

* Bài 3: Tính nhẩm theo mẫu

- GV nêu yêu cầu của bài.

- YCHS đọc mẫu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Đối với phép cộng “300 + 700” thì nhẩm  là “ ba trăm cộng bảy trăm”, coi “trăm” là đơn vị, sẽ được “10 trăm”.Mà “10 trăm  là 1000”, do đó “300 + 700 = 1000”. Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.

     a. 200 + 600        b. 500 + 400

c.400 + 600        d. 100 + 900

Bài 4:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được thứ hai đàn sếu bay được bao nhiêu km em hãy nêu phép tính ?

- Yêu cầu 1HS làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.

GV: Vào mùa xuân là nếu như có thể bay được đến 650 km trong 8 đến 10 giờ

* Bài 5:

- Gọi 1 HS nêu đề bài

- Để làm được bài này các em nên làm thế nào ?

Yêu cầu học sinh thực hiện từng phép  tính trên các bóng đèn sau đó tìm bóng đèn ra kết quả có cách đọc giống với cách đọc ghi trên nguồn

điện (ở đây là ắc - quy)

- Tổ chức trò chơi Rung chuông vàng

- Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.

- HS nhận xét đúng sai (Đúng hoặc sai).

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Tính ( theo mẫu)

- HS quan sát

- 1 HS thực hiện

2 cộng 3 bằng 5, viết 5

5 cộng 7 bằng 12, viết 2, nhớ 1

4 cộng 2 bằng 6

- Yêu cầu HS làm vào bảng con

- HS chia sẻ:

 a.      381          b.         550                    

     +  342                    +192          

         723                       742

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- Lớp làm bảng con

- HS chia sẻ:

   457            326              762           546

+ 452         +  29          +  184        + 172

   909            355              946           738

- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

-   400 + 200 = ?

4 trăm + 200 trăm = 6 trăm

     400 + 200 = 600

-  300 + 700 = ?

 3 trăm + 7 trăm = 10 trăm

   300 + 700 = 1000

- Ngày thứ nhất đàn sếu bay được 248km. Ngày thứ hai đàn sếu bay được nhiều hơn ngày thứ nhất 70 km                                       

- Ngày thứ hai đàn sếu bay được bao nhiêu km ?                                                   

 

 

 

                        Bài giải

Ngày thứ hai đàn sếu bay được số km là        248 + 70 = 318 (km)

                       Đáp số : 318 km

- 1 HS nêu đề bài

- HS xác định dòng nước chảy

- Ta sẽ thực hiện từng phép  tính trên các bóng đèn sau đó tìm bóng đèn ra kết quả có cách đọc giống với cách đọc ghi trên nguồn điện (ở đây là ắc - quy)

- Tham gia chơi

 

 

Tiết 2: 

Viết (Tiết 3)

CHỮ HOA M (kiểu 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M (kiểu 2).

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2).

+ Chữ hoa M (kiểu 2)  gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M (kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa M (kiểu 2) đầu câu.

+ Cách nối từ M (kiểu 2) sang u.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

 

 

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

CẢM ƠN ANH HÀ MÃ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.

- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và nhận diện các nhân vật, nói về sự việc trong tranh theo nhóm và trả lời theo CH gợi ý dưới mỗi tranh.

+ Trong tranh có những nhân vật nào?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ hs.

- Chốt ND sau mỗi tranh

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã

- YC HS dựa vào 4 tranh kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Gọi HS tập kể trước lớp đoạn mà con thích nhất; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Gọi HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Hoạt động 3: Vận dụng:

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

1-2 HS chia sẻ.

- HS đọc yêu cầu

- HS hđ nhóm 4

- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ

- HS tập kể theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 2-3hs kể trước lớp

- HS suy nghĩ cá nhân và TL

-...muốn được người khác giúp đỡ em phải hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự, được người khác giúp đỡ em phải nói lời cảm ơn.

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TNXH

CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU,

PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN

( tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-        Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

-        Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

2. Năng lực

-        Năng lực chung:

●      Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-        Năng lực riêng:

●      Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.

3. Phẩm chất

-        Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-        Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-        Giáo án.

-        Các hình trong SGK.

-        Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.

b. Đối với học sinh

-        SGK.

-        Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

TIẾT 3

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 3).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Đóng vai

a. Mục tiêu: Biết khuyên các bạn đeo cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình huống trang 108 SGK.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, đọc hai tình huống.

- HS lắng nghe, thực hiện thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai.

 

                                                                                                           Chiều thứ ba

 

Tiết 5: Đạo đức

Chủ đề: Tuân thủ qui định nơi công cộng

Bài 12: Em với nội qui nơi công cộng (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số qui định cần tuân thủ nơi công cộng.

- Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng

- Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ nơi công cộng. Không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng..

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số quy định cần tuân thủ nơi công cộng.

- Thể hiện được sự tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Biết được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc tuân thủ quy định nơi công cộng một cách có hiệu quả.

II. Đồ dùng dạy học:

1.     Giáo viên:Máy chiếu, máy tính, một số phần quà.

-         Nội quy của một số nơi công cộng sử dụng cho HĐ 2

-         Tranh ảnh phóng to cho HĐ1, HĐ3, phần luyện tập.

2.     Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ”

*Cách chơi:GV chiếu ô chữ lên bảng và yêu cầu học sinh chọn ô chữ. Sau khi HS đã chọn ô chữ, GV chiếu phần gợi ý lên bảng. HS giải đúng ô chữ sẽ nhận được một phần quà.Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết.

Cả lớp cùng chơi

Sauk hi HS giải hết ô chữ, GV hỏi:

-         Những nơi này có tên gọi chung là gì?

-         HS bày tỏ ý kiến

-         GV nhận xét và giới thiệu bài mới

HS tham gia chơi:

2-3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe và trả lời

10’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS phân biệt được những hành vi phù hợp, không phù hợp khi đến bệnh viện và nêu được những quy định cần tuân thủ nơi bệnh viện.

GV chia lớp thành nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh  và trả lời câu hỏi:

+ Khi vào bệnh viện thăm bạn, Duy và Kiên đã có những hành động gì?

+ Hành động của hai bạn có phù hợp không,  vì sao ?

+ Theo em khi đến bệnh viện cần tuân thủ những quy định nào?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV dung máy chiếu chiếu tranh lên và mời đại diện nhóm kể lại trước lớp.

- GV kể toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng kể thật truyền cảm, hấp dẫn.

- GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Em sẽ cảm thấy thế nào về việc làm của hai bạn?

Nếu em có mặt lúc đó em khuyên bạn thế nào?

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

GV chốt : Khi đến bệnh viện, em cần tuân thủ nội quy của bệnh viện: đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh

, trật tự để không ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

-HS làm việc nhóm 2

 kể lại câu chuyện: Một lần đến bệnh viện

Dựa vào tranh để kể lại nội dung câu truyện

HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

7’

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy định nơi công cộng.

Mục tiêu:

­Thông qua hoạt động, HS nêu được một số nơi công cộng và một số quy định chung nơi công cộng.

- GV hỏi :

- Em đã từng đến nơi công cộng nào?

- Em hiểu thế nào là nơi công cộng?

Nhiệm vụ : yêu cầu HS quan sát Hình  sgk trang 62 và trả lời câu hỏi:

+ Nơi công cộng trong mỗi bức ảnh là gì?

+ Em còn biết những nơi công cộng nào khác nữa?

+  Em đã từng đến những nơi công cộng nào ?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày :Nói to, rõ ràng

+ Nội dung : đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV quan sát, giúp đỡ những vấp váp mà HS gặp phải.

GV trình chiếu một số hình ảnh nơi công cộng gần gũi với các em như khu vui chơi Nhà văn hóa thôn, sân trường, rạp chiếu phim….

GV kết luận: Công viên, bảo tàng, di tích lịch sử, bến xe, bệnh viện, trường học, nhà văn hóa… là những nơi công cộng. Đó là những nơi mọi người đều có quyền đến học tập, vui chơi, sinh hoạt…

ND 2: Vậy nơi công cộng thường có những quy định gì?

Nhiệm vụ 1: Đọc nội quy một số nơi công cộng, thảo luận câu hỏi:

+ Những nơi công cộng thường có quy định gì?

+Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày :Nói to, rõ ràng

+ Nội dung : đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV treo một số bản nội quy sưu tầm như của nhà trường, của địa phương cho hS quan sát.

HS nhận xét

GV kết luận:

Mỗi nơi công cộng đều có nội quy , quy định mỗi người phải thực hiện. Ngoài những quy định riêng, có những quy định chung mà mọi người phải tuân thủ khi đến nơi công cộng như :

+Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi qui định.

+Giữ trật tự không làm ồn, ảnh hưởng đến người khác.

+Trang phục lịch sự, phù hợp.

+Xếp hàng khi vào cửa…..

GV nhận xét, chuyển ý.

- HS đọc sgk và  làm việc cá nhân

.

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

- HS lắng nghe

- HS trả lời

HS lên trình bày

HS khác nhận xét

HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi

Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả

HS khác nhận xét

 

 

 

 

3’

5. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nếu 2 việc của em thể hiện tuân thủ quy định nơi công cộng.

+ Tuân thủ quy định nơi công cộng  mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Viết được một đoạn văn 3-4 câu về một cây em yêu thích được trồng ở trường em hoặc gần nơi em ở.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

                Hoạt động của thầy

              Hoạt động của trò

1. Giới thiệu  (2phút)

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành (28 phút)

Bài 1: - Treo bảng yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý

- Cây mà em yêu thích là cây gì ?

- Cây trồng ở đâu ?

- Hình dáng cây như thế nào ?

- Cây có ích lợi gì ?

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2: Viết bài vào vở

- Theo dõi hướng dẫn thêm có các em còn lúng túng

3. Thu vở kiểm tra

- Nhận xét

4. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- Đọc yêu cầu

- HS trình bày miệng

- Cây cam, cây quýt, cây phượng vĩ, cây xoài……

- Trong vườn, sân trường, đầu làng….

- Cây to, cây nhìn từ xa như cái dù, cành lá xum xuê ….

- Cho bóng mát, cho quả ……

- HS viết bài

- Học sinh làm bài vào vở.

- Trình bày trước lớp.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 29: BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương, ở gần nơi em ở, nơi em học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

-Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường. Loa phát nhạc. Vài hình ảnh về cảnh quan đẹp như vườn hoa, sân trường, công viên, …

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

− GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể.

− GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.     

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những cảnh quan cần chăm sóc, bảo vệ ở quê em.

GV hỏi: Những gì trong bài hát các em vừa nghe được gọi là “của chung”

 

− GV đề nghị HS làm việc nhóm 4. Mỗi nhóm nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

− GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung” cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

− GV đề nghị HS chia thành hai nhóm chính: một nhóm thể hiện tình huống và một nhóm đưa ra lời khuyên.

− Trong tiểu phẩm HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy…” với các việc cần làm và “Đừng / Xin đừng…” với các việc không nên làm.

− Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất.

Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa – khen hoa thơm… Một bạn nhỏ định ngắt hoa. Bạn khác nói: “Ấy ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung: không giẫm nát cỏ, không ngắt hoa. Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,…

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những việc các em đã làm để bảo vệ cảnh quan quê em

- HS hát.

- 2-3 HS trả lời “của chung” là tất cả mọi người mà em biết (công viên, vườn hoa, bảo tàng và các nơi công cộng khác).

-HS làm việc nhóm 4

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo hai nhóm.

- Hai nhóm thực hiện.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời

- HS thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

                                                                      Thứ tư ngày  5 tháng 4  năm 2023

Tiết 4,5 : Tiếng Việt

Đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, điện thoại...

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

Gọi HS đọc bài Cảm ơn anh hà mã.

- Em thấy bài học đó có gì thú vị?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

Em có những người thân nào ở xa?

- Khi xa những người ấy em cảm thấy như thế nào?

- Làm thế nào để em có thể liên lạc được với người ấy?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng kể, nhấn giọng ngắt nghỉ đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: 3 đoạn

+Đ1: Từ đầu đến khi ở xa

+Đ2: Từ xa xưa đến mới được tìm thấy

+Đ3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét...

- Luyện đọc câu dài:

+  Nhờ có in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau rất xa.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

- 1HS đọc lại toàn bài

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.88.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.47.

+C1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?

+C2:Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?

+C3:Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào?

+C4: Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?

- GV lắng nghe khen ngợi và bổ sung, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài

- HS chon đọc đoạn mình thích nhất

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.47.

a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.

a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88 và TL

- Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể....

- GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

3 HS đọc nối tiếp.

1-2 HS trả lời.

 

 

 

 

- 3-4 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS đọc CN, ĐT

- HS luyện đọc CN, ĐT

- HS luyện đọc theo nhóm ba.

- Lớp đọc thầm theo

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

-C1:...huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh.....

-C2: ...vì bồ câu nhớ đường rất tốt, nó có thể bay qua một chặng đường dài...

-C3: ...viết thư, gọi điện thoại, trò chuyện qua in-tơ-nét...

-C4: HS chọn nhiều cách TL.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

-  HS đọc.

- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm chia sẻ.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe

 

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ  năm ngày 6 tháng 4  năm 2023

 

Tiết 1: Toán

PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( TIẾT 3)

                                                          

I. MỤC TIÊU

*. Kiến thức, kĩ năng

- Củng bố kỹ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 1000;

- Áp dụng tính trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng, trừ;

- Giải và trình bày giải bài toán có lời văn.

*. Phát triển năng lực và phẩm chất

- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện các tình huống, nêu bài toán và cách giải, học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách giáo khoa, máy tính, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

                                        TIẾT 3:  LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

+ND chơi quản trò nêu  ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:

424 + 215                 706 + 72

263 + 620                 124 + 53

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.

2. Dạy bài mới

2.1 Luyện tập

* Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp 

- GV nêu yêu cầu của bài.

 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào bảng con

548 + 312                     592  + 234                    690  +   89                    427 + 125

- Giáo viên nhận xét.

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

* Bài 2:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào bảng con

457 + 452                  326   +  29                     762  +   184                546 +172

- Giáo viên nhận xét.

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính

 Bài 3:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được  Toà nhà B cao bao nhiêu mét em hãy nêu phép tính ?

- Yêu cầu 1HS làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.

*Bài 4: Tính

- Gọi 1 HS nêu đề bài

 GV đưa ra bài toán;

    468 + 22 + 200

- GV hỏi:

+ Đây là bài toán có mấy phép tính ?

+ Bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép tính của bài toán này ? 

- YCHS làm bài theo nhóm 4

Tổ 1 + 2:      75 – 25 + 550

Tổ 3 + 4:      747 + 123 – 100

- YCHS chia sẻ

- Nhận xét

Bài 4:

Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu các dữ kiện ( lượng nước ở mỗi bể).

- Bể 1 đựng được bao nhiêu lít nước ?

- Bể 2 đựng được bao nhiêu lít nước ?

- Để biết được sau khi hai bể đầy nước, tổng lượng nước trong hai bể là bao nhiêu lít ta nên làm thế nào ?

 Yêu cầu học sinh viết phép tính và thực hiện 240 + 320 = 560.Sau đó trả lời câu hỏi của bài toán.

Vậy: “Sau khi các bể đầy nước, tổng lượng nước ở hai bể là bao nhiêu lít ?là 560 lít.”

 Dựa vào tranh và hiểu biết của học sinh giáo viên có thể để sinh dự đoán xem để nào đầy nước trước tính từ lúc bắt cá sấu mở vòi nước.

* Bài 5:

Giáo viên minh họa từng bước đi của robot Tik Tok theo dãy lệnh. Ở câu a làm mẫu “         ”.

 Tùy điều kiện giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi;

Chẳng hạn từ vị trí xuất phát để đến số 46, Tíc – tốc có thể đi leo dãy lệnh nào ?

 Câu hỏi này có nhiều đáp án 

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi.

- HS nhận xét (Đúng hoặc sai).

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- Lớp làm bảng con

- HS chia sẻ:

   548            592              690           427

+ 312         +234          +    89        + 125

   860            826             779            552

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- Lớp làm bảng con

- HS chia sẻ:

   457            326              762           546

+ 452         +  29          +  184        + 172

   909            355              946           738

- Học sinh đọc

- Tòa nhà A cao 336 m, tòa nhà B cao hơn tòa nhà A 126 m.

- Toà nhà B cao bao nhiêu mét ?

- 336 + 129

Bài giải

Tòa nhà B cao là     

  336 + 129 = 465(m)

                       Đáp số : 465 m

- 1 HS nêu đề bài

- Đây là bài toán có 2 phép tính.

- Ta thực hiện phép tính từ phải sang trái.

- Thực hiện theo nhóm 4

- Quan sát tranh

- Bể 1 đựng được 240 lít nước

- Bể 2 đựng được 320 lít nước

- Ta viết phép tính và thực hiện

         240 + 320 = 560

- Sau khi các bể đầy nước, tổng lượng nước ở hai bể là 560 lít.

- Quan sát, trả lời

b.

- Nếu đi theo lệnh        thì Tíc – tốc sẽ đến ô ghi số là: 322

- Nếu đi theo lệnh           thì Tíc – tốc sẽ đến ô ghi số là: 368

c. Tổng của hai số thu được ở câu b bằng:

 322 + 368 = 690

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt (7)

Viết (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu, viết đúng một số từ ngữ khó viết: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

+ in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài 2. trong sgk tr. 88.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr47.

+ eo: chèo thuyền, con mèo, nhăn nheo...

+oe: chim chích chòe, lập lòe, lóe sáng...

Bài3.HS đọc y/c ý a (88)

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

-  HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1 HS đọc.

- HS làm việc theo cặp

- HS chia sẻ.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI;

DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối.

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển được khả năng giao tiếp, kết nối

- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* HĐ 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi tranh:

- GV chữa bài, nhận xét.

* Hoạt động 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật

Bài 2: Dự kiến đáp án:

+Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê.

+Nhờ có máy tính, em có thể biết được nhiều thông tin hữu ích.

+Nhờ có ti vi, em có thể xem được nhiều bộ phim hay.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS điền dấu vào câu đầu tiên, sau câu này có chữ Bố được viết hoa vậy ta điền dấu chấm

- Y/C hs làm VBTTV tr.48

- GV chốt KT và nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Tranh 1: đọc thư

+ Tranh 2: gọi điện thoại

+ Tranh 3: xem ti vi

- HS hđ nói theo nhóm

- 1 số HS chia sẻ

- 1 HS đọc.

- HS hđ làm theo cặp

- HS chia sẻ câu trả lời.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                    Thứ  sáu  ngày 7 tháng 4 năm 2023

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP

*. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.

 - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh, ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

-  Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính ( bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)

*. Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản. Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận giải quyết các bài toán có lời văn nhằm phát triển năng lực giao tiếp. Lựa chọn  được phép tính để giải quyết được các bài tập có một bước tính nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung văn học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách giáo khoa, máy tính, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

- Quản trò điều hành Trò chơi: Đố bạn:

Nội dung chơi: đưa ra bài toán để học sinh nêu đáp số:

   +VD:   Thùng 1 đựng 156 lít dầu. Thùng hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 27 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu? (...)

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

2. Dạy bài mới

2.1 Khám phá

Việc 1: Giới thiệu phép trừ:         

Gọi HS đọc đoạn hội thoại của 3 bạn.

GV hỏi:

 Quê Nam cách đây bao nhiêu km ?

Quê của Tuấn xa hơn ,cách đây bao nhiêu km ?

Mai đã hỏi điều gì ?

Nêu bài toán:

- Giáo viên vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong sách giáo khoa.

- Bài toán: Quê của Nam cách đây 254 km, quê Tuấn xa hơn cách đây 586 km. Hỏi quê Tuấn xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét?

+ Muốn biết xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét ,ta làm thế nào?

+ Vậy 586  trừ 254 bằng bao nhiêu ?

Việc 2: Đặt tính và thực hiện tính

- Viết số bị trừ ở hàng trên (586), sau đó xuống dòng viết số trừ (254) sao cho thẳng cột hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị với nhau. Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.

               6 trừ 4 bằng 2, viết 2.

               8 trừ 5 bằng 3, viết 3.

               5 trừ 2 bằng 3, viết 3.

  Vậy 586 - 254 = 332

2.2.  Hoạt động

Bài 1:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu HS nêu cách tính 1 phép tính.

    467

-   240

    227

Nhận xét

- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả.

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào vở, 1HS làm vào phiếu

543  -  403                  619  -  207                     758  - 727                  347  -  120

- YCHS đổi vở chấm chéo

- Chấm bài

- Giáo viên nhận xét.

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

* Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)

- GV nêu yêu cầu của bài.

- YCHS đọc mẫu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.

      700 - 300        800 - 500

600 - 400        900 – 700

 Bài 4:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô- gam thóc nếp ta làm thế nào?

- Yêu cầu 1HS làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

            

- Học sinh chủ động tham gia chơi.

-Đáp số: 183 lít.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc

- 254 km

- 586 km

- Xa hơn bao nhiêu km ?

- Nêu bài toán

- Ta lấy 586  trừ 254

- Bằng 332

- Quan sát

- 2 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con.

- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Tính

- HS nêu

- Lớp làm bảng con

- HS chia sẻ:

   732            291              991          

-  412         - 250          -   530       

   321             11               461      

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- Lớp làm vào vở

- HS chia sẻ:

   543            619              758           347

-  403         - 207          -   727        -  120

   140            412                31           227

- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

-   600 - 200 = ?

6 trăm - 200 trăm = 4 trăm

     600 - 200 = 400

- Học sinh đọc

- Bác Sơn thu hoạch 580 kg thóc nếp, bác Hùng thu hoạch ít hơn bác Sơn 40 kg thóc nếp.

- Bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô- gam thóc nếp ?

- 580 - 40

Bài giải

Bác Hùng thu hoạch được số ki – lô- gam thóc nếp là     

                       580 – 40 = 540(kg)

                       Đáp số : 540 kg

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

 

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết được 4-5 tả được một đồ dùng trong gia đình em.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn cách sử dụng một đồ dùng trong gia đình em.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hiểu biết công dụng một số đồ dùng trong gia đình

- Biết sử dụng một số đồ dùng của gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Luyện nói

Bài 1:Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Trong tranh có những đồ vật gì?

+ Em hãy nêu công dụng của chúng.

- HDHS nói về công dụng của 1 đồ vật:

VD: -Tủ lạnh có công dụng gì?

      

      -Quạt điện có tác dụng gì?

- GV gọi HS lên thực hiện.

- GV nhấn mạnh các cách nói khác nhau về công dụng của đồ vật.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:Viết 4-5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C HS quan sát sơ đồ và đọc các gợi ý sgk.

- GV y/ hs dựa vào gợi ý và viết câu TL ra nháp.

- GV nhận xét và góp ý.

- GV HDHS cách viết liên kết các câu trả lời thành đoạn văn, chú ý cách dùng dấu câu, cách sử dụng các từ ngữ chính xác.

- Cho HS đọc đoạn văn mẫu tham khảo.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2 sgk trang 90.

Bài1:Tìm đọc sách, báo hoặc bản hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.

Bài 2:Trao đổi với bạn một số điều em đã đọc được:

- Tổ chức cho HS chia sẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình trong y/c của bài 2.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS, khen ngợi tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1HS đọc.

- HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

+ ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy tính...

+ Nhờ có tủ lạnh, thức ăn của nhà em được bảo quản tươi ngon lâu hơn.

+ Quạt điện có tác dụng làm mát không khí.

- HS thực hiện nói theo cặp.

- HS chia sẻ: 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm việc nhóm

- HS chia sẻ kết quả TL

- 1-2 HS đọc.

- HS làm việc CN

- HS thực hiện.

- HS đọc phần tư liệu mình đã sưu tầm

-HS hđ CN

- HS chia sẻ trước lớp.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TNXH

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

(tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

3. Phẩm chất

-         Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.

-         Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tự đánh giá

a. Mục tiêu:  HS tự đánh giá việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS dựa vào mẫu phiếu tự đánh giá ở trang 108 SGK để chia sẻ với các bạn những việc nào em đa làm thường xuyên, thỉnh thoảng (chưa làm thường xuyên) hoặc chưa thực hiện và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được việc phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS xung phong chia sẻ với cả lớp về việc làm của bản thân em trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

…………………………………………………………………………………..

                                                                                                   Chiều thứ sáu

Tiết 5: Toán

            PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

*. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000

- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.

 - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh, ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

-  Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính ( bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)

*. Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản. Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận giải quyết các bài toán có lời văn nhằm phát triển năng lực giao tiếp. Lựa chọn  được phép tính để giải quyết được các bài tập có một bước tính nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung văn học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách giáo khoa, máy tính, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra

- GV kết hợp với quản trò điều hành trò chơi: Đố bạn:

- Quản trò điều hành Trò chơi: Đố bạn:

- Nội dung chơi: đưa ra bài toán để học sinh nêu đáp số:

   +VD:   Thùng 1 đựng 156 lít dầu. Thùng hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 27 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu? (...)

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

2. Dạy bài mới

2.1 Khám phá

Việc 1: Giới thiệu phép trừ:      

Gọi HS đọc đoạn hội thoại của 3 bạn.

GV hỏi:

 Quê Nam cách đây bao nhiêu km ?

Quê của Tuấn xa hơn ,cách đây bao nhiêu km ?

Mai đã hỏi điều gì ?

Nêu bài toán:

- Giáo viên vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong sách giáo khoa.

- Bài toán: Quê của Nam cách đây 254 km, quê Tuấn xa hơn cách đây 586 km. Hỏi quê Tuấn xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét?

+ Muốn biết xa hơn bao nhiêu ki – lô - mét ,ta làm thế nào?

+ Vậy 586  trừ 254 bằng bao nhiêu ?

Việc 2: Đặt tính và thực hiện tính

- Viết số bị trừ ở hàng trên (586), sau đó xuống dòng viết số trừ (254) sao cho thẳng cột hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị với nhau. Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái.

               6 trừ 4 bằng 2, viết 2.

               8 trừ 5 bằng 3, viết 3.

               5 trừ 2 bằng 3, viết 3.

  Vậy 586 - 254 = 332

2.2.  Hoạt động

Bài 1:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu HS nêu cách tính 1 phép tính.

    467

-   240

    227

Nhận xét

- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả.

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét bài làm học sinh.

Bài 2:  Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 1 HS nêu cách đặt tính.

- 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.

- YCHS làm bài vào vở, 1HS làm vào phiếu

543  -  403                  619  -  207                     758  - 727                  347  -  120

- YCHS đổi vở chấm chéo

- Chấm bài

- Giáo viên nhận xét.

- YC 1 HS nêu cách đặt tính và tính.

* Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)

- GV nêu yêu cầu của bài.

- YCHS đọc mẫu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo mẫu. Yêu cầu học sinh tính nhẩm tương đối với các phép tính còn lại.

      700 - 300        800 - 500

600 - 400        900 – 700

*  Bài 4:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để tính được bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô- gam thóc nếp ta làm thế nào?

- Yêu cầu 1HS làm vào bảng phụ cả lớp làm vào vở

- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả.

3.Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

         

- Học sinh chủ động tham gia chơi.

-Đáp số: 183 lít.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc

- 254 km

- 586 km

- Xa hơn bao nhiêu km ?

- Nêu bài toán

- Ta lấy 586  trừ 254

- Bằng 332

- Quan sát

- 2 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con.

- Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Tính

- HS nêu

- Lớp làm bảng con

- HS chia sẻ:

   732            291              991         

-  412         - 250          -   530       

   321             11               461      

- HS nhắc lại yêu cầu của bài.

    Đặt tính rồi tính

- HS nêu

- Lớp làm vào vở

- HS chia sẻ:

   543            619              758           347

-  403         - 207          -   727        -  120

   140            412                31           227

- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.

-   600 - 200 = ?

6 trăm - 200 trăm = 4 trăm

     600 - 200 = 400

- Học sinh đọc

- Bác Sơn thu hoạch 580 kg thóc nếp, bác Hùng thu hoạch ít hơn bác Sơn 40 kg thóc nếp.

- Bác Hùng thu hoạch được bao nhiêu ki – lô- gam thóc nếp ?

- 580 - 40

Bài giải

Bác Hùng thu hoạch được số ki – lô- gam thóc nếp là     

                       580 – 40 = 540(kg)

                       Đáp số : 540 kg

 

 …………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN TẬP THÊM (T1)

I. MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố cách đọc viếtthành thạo các số từ 111 đến 200

- So sánh các số từ 111 đến 200

- Nắm được thứ tự các số.

II. ĐỒ DÙNG

- VBT toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

1. Bài cũ: (5phút)

- Nhận xét

2. Bài mới:

a. Giới thiệu( 2 phút):

 - Nêu mục đích yêu cầu tiết học

b.Thực hành( 13 phút)

Bài 1:

Bài 3: Số ?

Bài 4: Viết theo thứ tự

- Nhận xét, biểu dương

 

 

 

3. Củng cố dặn dò (5phút)

- Chuẩn bị tiết sau:

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS lên bảng

đọc và viết : 111, 134, 254, 167, 133

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu.

 Thảo luận theo cặp

 Trình bày - nhận xét

- Đọc yêu cầu

 2 em lên bảng – lớp vở.

 Nhận xét.

- Đọc yêu cầu

a) Từ bé đến lớn: 699, 780, 896, 939, 1000.

b) Từ lớn đến bé: 100, 939, 896, 780, 699.

- Nhận xét

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)

SƠ KẾT TUẦN 29

Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện giữ gìn cảnh quan chung ngay ở trường học.  

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:  Các công cụ chăm sóc cảnh quan chung: panh gắp rác, chổi quét rác, bình tưới cây,…

 - HS: khẩu trang, găng tay

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 29:

Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 29.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 30:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

GV hướng dẫn HS Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

− HS hoạt động theo tổ.

− Sau HĐ, HS tập trung theo tổ dưới sân trường để tự đánh giá công việc tổ mình và nhận xét công việc tổ khác đã làm.

Kết luận: GV đề nghị HS nêu cảm xúc khi tự tay thực hiện công việc giữ gìn cảnh quan trường học. 

3. Cam kết hành động.

-Em hãy về nhà cùng bố mẹ lên kế hoạch chăm sóc một khu vực chung nơi mình ở và thực hiện kế hoạch ấy vào cuối tuần.

-Em hãy quan sát xung quanh, trên đường đi về nhà và ghi nhớ những khung cảnh đẹp mà mình đi qua.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 30.

-  3 tổ HS thực hiện.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

HẾT TUẦN 29

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

                       Nguyễn Thị Bé

 

 

 

 

 

 

Các tin khác