''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 4

Cập nhật lúc : 19:58 21/11/2021  

kế hoạch bài dạy tuần 11 Lớp 4.2

TUẦN 11

Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021

CHÀO CỜ

GV&HS sinh hoạt dưới cờ tại lớp

...................................................

TOÁN

Tiết 57: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhận biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

2. Kĩ năng

- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, trang 67, SGK.

   -HS: SGK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- GV chuyển ý vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới (15p)

* Mục tiêu:  Nhận biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức

 + GV ghi bảng 2 biểu thức:

   3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5

- Y/c tính giá trị của 2 biểu thức trên.

+ So sánh giá trị của 2 biểu thức trên?

- Vậy 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5

+ Biểu thức: 4 x (3 - 5) có dạng gì?

+ Tích 3 x 7 và 3 x 5 có mối liên hệ gì với biểu thức ban đầu?

GV: Như vậy biểu thức chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với số bị trừ của hiệu trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu.

+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?

+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc nhân một số với một hiệu.

 

Cá nhân – Nhóm 2- Lớp

- HS cả lớp làm bài vào nháp- Chia sẻ nhóm 2

   3 x (7 – 5)          và   3 x 7 – 3 x 5

= 3 x 2                           = 21 – 15

= 6                                 = 6

+ Bằng nhau.

+Là nhân một số với một hiệu

+ Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số bị trừ của hiệu. Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số trừ của hiệu.

+ Có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ 2 kết quả cho nhau.

  a x (b - c) = a x b - a x c

-HS phát biểu qui tắc.

- Lấy VD minh hoạ

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp

   Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV đính bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm.

- GV chốt đáp án.

 

 

 

 

 

+ Muốn nhân một số với 1 hiệu ta làm thế nào?

 Bài 3:

- GV nhận xét, đánh giá  một số bài của HS

Bài 4: Tính và so sánh. . .

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Củng cố quy tắc nhân một hiệu với một số.

 

Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

- Chốt cách nhân một số với 1 hiệu

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

 - Thực hiện theo YC của GV.

-HS thực hiện cặp đôi- Chia sẻ lớp

Đ/a:

a

b

c

a x (b – c)

a x b – a x c

3

7

3

3 x (7 – 3)

= 12

3 x 7 – 3 x 3

= 12

6

9

5

6 x (9 – 5)

= 24

6 x 9 – 6 x 5

= 24

8

5

2

8 x (5 – 2)

 = 24

8 x 5 – 8 x 2

 =  24

- HS phát biểu

- 1 HS đọc đề bài

- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán

- Làm cá nhân vào vở- Chia sẻ lớp

Đ/a:

                            Bài giải

     Số giá để trvận còn lại sau khi bán là

                 40- 10 = 30  (giá)

           Số quả trvận còn lại là:

             175 x 30 = 5250 (quả)

                       Đáp số: 5 250 quả.

- Thực hiện theo YC của GV.

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

  (7 – 5) x 3             và         7 x 3 – 5 x 3

=    2 x 3                                = 21 – 15

=    6                                      = 6

- Phát hiện quy tắc nhân 1 hiệu với 1 số

- HS làm vào vở Tự học

VD: 26 x 9 = 26 x (10 – 1)

                   = 26 x 10 – 26 x 1

                   = 260 - 26 = 234

- Ghi nhớ cách nhân 1 số với 1 hiệu, 1 hiệu với 1 số

- Vận dụng giải bài tập 3 theo cách khác ngắn gọn hơn

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP ĐỌC

CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Phẩm chất

- GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

  * KNS: -Xác định giá trị

              -Tự nhận thức về bản thân

             -Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 108 SGK (phóng to)

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

+ Nêu nội dung bài học

- GV dẫn vào bài mới

+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, có trí nhớ lạ thường. . . .

- HS đọc nội dung bài học.

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Các câu tục ngữ đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rại mang tính chất của một lời khuyên.

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

  

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đã quyết, hãy lo bền chí, câu chạch, câu rùa, sóng cả,...,...,...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp  lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

 + Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào các nhóm?

Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

+ Cách diễn đạt các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng?

+ Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí.

 

 

- Nội dung của các câu tục ngữ?

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài.

 

- GV ghi nội dung lên bảng

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công

Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn

Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

1.Có công mài sắt có ngày nên kim….

 4. Người có chí thì nên…

2. Ai ơi đã quyết  thì hành…

5.Hãy lo bền chí câu cua….

3. Thua keo này, bày keo …

  

 6. Chớ thấy sóng cả mà rã…

7. Thất bại là mẹ…

+ Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)

   - Có công mài sắt có ngày nên kim.

+ Có vần có nhịp cân đối cụ thể:

- Ai ơi đã quyết  thì hành/

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. !

- Thua keo này/ bày keo khác.

+ Có hình ảnh.

*Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim.

*Người đan lát quyết  làm cho sản phẩm tròn vành.

*Người kiên trì câu cua.

*Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn.

+ HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân.

- Những biểu hiện của HS không có ý chí:

*Gặp một bài tập khó là bỏ luôn, không có gắng tìm cách giải.

* Thích xem phim là đi xem không học bài.

* Trời rét không muốn chui ra khỏi chăn để đi học.

* Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay.

* Bị điểm kém là chán học.

* Gia đình có chuyện không may là ngại không muốn đi học.

*Thấy trời nắng, muốn ở nhà, nói dối bị nhức đầu để trốn học.

Nội dung: Các câu tục ngữ khuyên chúng ta: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.

- HS ghi lại nội dung bài

3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động vận dụng (1 phút)

- Em học được điều gì qua các câu tục ngữ?

- Liên hệ, giáo dục ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm

- Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS liên hệ

- Sưu tầm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao cùng chủ đề.

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                     

 1. Kiến thức

-  Ôn lại các kiến thức từ bài 1 đến bài 5

2. Kĩ năng

- Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô các việc xảy ra đối với mình.

3. Phẩm chất

- Có ý thức thực hiện theo bài học

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu học tập.

   - HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi,  đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: (5p)

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2.Hình thành KT mới (15p)

* Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô về các việc xảy ra đối với mình.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Vận dụng kiến thức

+ Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập mà chính bản thân em đã thực hành?

+ Trong học tập và cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì và đã vươn lên như thế nào. Hãy kể cho cả lớp cùng nghe.

+ Để tiết kiệm tiền của em cần làm gì? Vì sao?

+ Tai sao em và mọi người cần phải tiết kiệm thời giờ?

+  Trong cuộc sống khi gặp những việc có liên quan đến mình mà không giải quyết được, em cần làm gì để mọi người giúp đỡ?

HĐ2: Kể chuyện

-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Em hãy kể lại một  mẫu chuyện hoặc tấm gương về trung  thực trong học tập mà em biết?

+ Hãy kể lại một tấm gương vượt khó trong học tập mà em cảm  phục?

+ Em hãy kể về một tấm gương biết vươn lên vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà vẫn học giỏi (trên báo, sách, ti vi) mà em đã được đọc, xem?

+ GV nhận xét và khen.

HĐ3: Thực hành

+ Hãy trình bày thời gian biểu của em trước lớp và trao đổi với các bạn  trong lớp mình về thời gian biểu của em?

+ GV nhận xét và khen.

3. HĐ vận dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

        Cá nhân – Lớp

+ Khi kiểm tra không nhìn bài của bạn, không nhìn SGK,. . .

+ Trong học tập: Gặp một số bài toán khó, hay bài văn khó em không làm được nhưng em đã cố gắng tự nỗ lực mình khắc phục những khó khăn,.

+ Em cần giữ gìn sách vở sạch sẽ, tiết kiệm và giữ gìn dụng cụ học tập, không xé vở, . . . .

+Thời giờ là thứ quý nhất, vì khi nó dã trôi qua thì không bào giờ. . .

+ Em cần biết bày tỏ để mọi người biết và giúp đỡ em.

 

Cá nhân- Nhóm – Lớp

- HS làm theo nhóm.

- HS có thể tự liên hệ trong và ngoài lớp hoặc trong trường mà mình biết).

- Câu chuyện kể về chú bé Nguyễn Hiền “ Ông trạng thả diều”

- Câu chuyện “ Có ngày hôm nay” . kể về bạn Trần Quang Thái ở Phan Thiết. . . .

Cá nhân – Lớp

- HS trình bày.

- Cả lớp cùng thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thực hành theo bài học

- Nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện theo các hành vi đạo đức chuẩn mực

 
       

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

CuỘc Kháng ChiẾn ChỐng Quân TỐng

Xâm LưỢc LẦN THỨ HAi (1075 – 1077)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quý chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

2. Kĩ năng

- Dựa vào lược đồ, kể lại được cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến phía Nam sông Như Nguyệt.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất tôn trọng, tự hào với truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Phiếu học tập của HS.

             + Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai.

   - HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT:  Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

+Vì sao đến thời Lý đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?

+ Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì.

- GV nhận xét, khen/ động viên.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

+  Đạo Phật dạy người ta phải biết thương yêu đồng loại, biết nhường nhịn nhau,. . . Những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của  người Việt,. . .

+ Chùa thời Lý là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ. . .

2.Bài mới: (30p)

* Mục tiêu - Hiểu được vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp

Giới thiệu bài:  Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, nhà Tống coi đó là cơ hội tốt, liền xúc tiến việc ĐỒ DÙNG DẠY HỌC xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh đó ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra thế nào? ...

HĐ1: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

 

- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

- Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?

-GV kết luận.

 

 

 

 

Hoạt động2: Diễn biến của của cuộc kháng chiến.

 - GV yêu cầu đọc thông tin SGK và thảo luận các câu hỏi:

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để ĐỒ DÙNG DẠY HỌC chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?

+ Kể lại trận quyết chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt?

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 3:  Kết quả và ý nghĩa:

- GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng …. được giữ vững.

+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?

- GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?

- GV: Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).

+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến?

 

 

- GV: Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm,  ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.

3. Hoạt động vận dụng (1p).

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

                 Nhóm 2 – Lớp

- HS đọc SGK đoạn: “Năm 1072 … rồi rút về”.

- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp

+ Ý kiến thứ hai đúng: Vì, trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn nhỏ quá, quân Tống đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌC xâm lược: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.

Nhóm 4- Lớp

- Thảo luận- Chia se dưới sự điều hành của TBHT.

+ Ông chủ động cho xây dựng phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt (một khúc sông Cầu)

+ Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn  ngựa, 20 vạn dân phụ, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ. . .

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.

- HS thuật lại. (có thể dùng lược đồ)

 

Cá nhân- Lớp

- HS đọc.

+ Quân tống bị chết quá nửa,. . .  Ta thắng lợi hoàn toàn.

- HS nối tiếp nêu ý kiến

- Nghe

+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững.

- Ghi nhớ nội dung bài học

- Kể chuyện lịch sử vể Lí Thường Kiệt.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

KHOA HỌC

NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

+Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.

+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

2. Kĩ năng

- Xác định được tầm quan trọng của nước và vai trò của nước.

3. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

    TKNL: HS biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Đồ dùng

- GV:   + HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.

             + Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 (phóng to nếu có điều kiện).

             + Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.

- HS: Chuẩn bị giấy A4, bút màu.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Khởi động (5p)

+ Hãy vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước.

- GV nhận xét, khen/ động viên.

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

- 2- 3 HS lên bảng

2.khám phá: (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với đời sống của con người ĐV và TV. 

- GV yêu cầu HS nộp tư liệu và tranh ảnh đã sưu tầm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.

  + Nhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?

+ Nhóm 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?

+ Nhóm 3: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao?

* Kết luận: (mục bạn cần biết)

- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.

Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người. 

+ Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?

- GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng.

+ Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào?

- Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chvận sử dụng nước của con người vào cùng nhóm.

* Kết luận: .......

3. Hoạt động vận dụng (1p)

Liên hệ giáo dục TKNL: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. Cũng cần có các biện pháp tiết kiệm nước

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

              Nhóm 4  - Lớp

- HS nhận nhiệm vụ.

+ HS thảo luận theo nhóm. (nghiên cứu tư liệu và đọc mục Bạn cần biết).

- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.

+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.

+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.

+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng.

- HS đọc.

 Cá nhân – Lớp

+ Uống, nấu cơm, nấu canh.

+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.

+ Đi bơi, tắm biển.

+ Đi vệ sinh.

+ Tắm cho súc vật, rửa xe.

+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non.

+ Quay tơ.

+ Chạy máy bơm, ô tô.

+ Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp, bánh kẹo.

+ Sản xuất xi măng, gạch men.

+ Tạo ra điện.

+ Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ lớp

- Báo cáo kết quả. Nhận xét, bổ sung.

Nhóm 1: Vai trò của nước trong sinh hoạt

Uống, nấu cơm, nấu canh.

Tắm, lau nhà, giặt quần áo.

Đi bơi, đi vệ sinh.

Tắm cho súc vật, rửa xe, …

Nhóm 2: Vai trò của nước trong SX nông nghiệp

Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ, …

Nhóm 3: Vai trò của nước trong SXCN

Quay tơ chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp, cá hộp, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện,

- HS nêu các biện pháp tiết kiệm nước

- Vẽ tranh tuyên truyền về tiết kiệm nước.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).

2. Kĩ năng

- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK.

* HS năng khiếu: Biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

3. Phẩm chất

- HS có ý thức sử dụng đúng các từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho câu

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.

           + Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:           Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những....

a.Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.

b. Rặng đào đã trút hết lá.

+ Gạch chân dưới các động từ trong câu?

+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ?

+ Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì?

*GV: Từ sắp, đã bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ chúng rất quan trọng vì cho biết sựu việc đó sắp diễn ra, đã diến ra hay đang diễn ra...

* Chú ý hs M1+M2

Bài 2: Em chọn từ nào trong ngoặc . . .

- Kết luận, chốt đáp án.

- GV giảng kĩ cho các em hiểu ý nghĩa thời gian của từng từ qua sự việc trong đoạn văn, đoạn thơ.

  Bài 3:

- Chốt lời giải đúng.

- Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành.

+Tại sao lại thay “đã” bằng “đang” (bỏ từ “đã”, bỏ từ “sẽ”)?

+ Truyện đáng cười ở điểm nào?

 

 

 

 

 

 

3. Hoạt động vận dụng (1p)

 

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2-Lớp

- Hs đọc nội dung bài

- HS thảo luận nhóm 2 và báo cáo trước lớp.

+ động từ: đến, trút

+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ. Nó gợi cho em biết đến những sự việc xảy ra ở tương lai gần.

+ Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút? Nó gợi cho em biết đến những sự việc đã hoàn thành rồi.

Nhóm 4 – Lớp

-HS thảo luận nhóm 4 làm bài. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập.

Đ/á:

* Thứ tự từ cần điền:

a. Đã.

b. Đã, đang, sắp.

- HS giải thích tại sao mình lại điền như vậy.

Cá nhân-Nhóm đôi-Lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui.

 - HS làm cá nhân- Trao đổi nhóm 2- Báo cáo trước lớp

Đ/á:

+ Đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.

- 2 HS đọc lại.

Đãng trí

   Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng nhiên người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:

   - Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

   Giáo sư hỏi:

   - Nó đọc gì thế? (nó đang đọc gì thế?)

+ Thay “đã bằng đang” vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.

+ Bỏ từ “đang” vì người phục vụ đi vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.

+ Bỏ từ “sẽ” vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi.

+ Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có  trộm lẽn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó chỉ cần những đồ đạc quý giá của ông.

- Ghi nhớ các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

- Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

KĨ THUẬT

THỰC HÀNH THÊU MÓC XÍCH 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.

2. Kĩ năng

- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị rúm

* Với HS khéo tay:

+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị rúm.

+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.

3. Phẩm chất

- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: +Tranh quy trình thêu móc xích.

          + Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.

    - HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một mảnh vải sợi bông  trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.

 + Len, chỉ thêu khác màu vải.

 + Kim khâu len  và kim thêu.

 + Phấn vạch, thước, kéo.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu: Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 8 vòng móc xích và đường thêu ít bị rúm.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

HĐ1: HS thực hành thêu móc xích:

- Y/c HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.

- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước:

- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1.

- GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành.

- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật.

HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:

  + Thêu đúng kỹ thuật.

  + Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau  như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.

  + Đường thêu phẳng, không bị rúm.

  + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy địnhù.

- GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS. 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân

- HS nêu ghi nhớ:

+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu

+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành  thêu cá nhân.

- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm

- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên – Chọn sản phẩm trưng bày trước lớp

- HS thực hành thêu tại nhà.

- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 58: LUYỆN TẬP (tr. 68)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập về các kiến thức liên quan đến phép nhân

 2. Kĩ năng

- Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1), bài 2: a; b (dòng 1), bài 4

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu nhóm

   - HS:  SGk, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp,  thảo luận nhóm.

- KT:           đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3p)

- GV dẫn vào bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu: - Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.

* Cách tiến hành

*Bài 1: dòng 1 (HSNK hoàn thành cả bài)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.

* Chú ý giúp đỡ hs M1+M2

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách nhân một số với một tổng (hiệu)

Bài 2:(a,b dòng 1) HSNK hoàn thành cả bài

a. Tính bằng cách  thuận tiên nhất

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

+ Áp dụng tính chất gì để chúng ta tính được cách thuận tiện?

- Củng cố cách tính thuận tiện.

b,

- GV hướng dẫn bài tập mẫu.

- GV yêu cầu HS làm theo nhóm,

- GV chốt đáp án.

 

 

 

Bài 4

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

* Lưu ý hs M3+M4 có thể hoàn thành cả bài. (tính diện tích)

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

- Củng cố tính chất nhân 1 số với 1 tổng

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

 Cá nhân – Lớp.

- Thực hiện theo YC của GV.

- Làm cá nhân- Chia sẻ lớp.

Đ/a:

a. 135 x (20 + 3)                

  = 135 x 20 + 135 x 3

  =     2700 +    405                 

  =   3105                                 

b. 642 x (30 – 6)

= 642 x 30 – 642 x 6

=     19260 -  3852

=  15 408

- Cá nhân- Chia sẻ trước lớp

Đ/a:

134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5)   

                      = 135 x 20          

                      =  2700               

 5 x 36 x 2 =(5 x 2)  x 36

                     =  10 x 36

                     =     360            

  42 x 2 x 7 x 5= (42 x 7) x (2 x 5)

                        =   294 x 10

                        =   2940                       

+ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính thuận tiện.

- Cá nhân- Chia sẻ nhóm 2

Đ/a:

   137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97)                     

                                  = 137 x 100                            

                                  =  13700                                  

   428 x 12 – 428 x 2= 428 x (12 – 2)

                                 = 428 x 10

                                 = 4280

- HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán

- HS làm cá nhân vào vở- Chia sẻ lớp

Đ/a:

        Chiều rộng của sân vận động là

                   180: 2 = 90 (m)

           Chu vi của sân vận động là

              (180 + 90) x 2 = 540 (m)

                      Đáp số:  540 m.

   *S = 180 x 90 = 16200 (m2)

- HS làm bài vào vở Tự học- Chia sẻ cách làm dưới lớp

VD: 217 x 11 = 217 x (10 + 1)

                       = 217 x 10 + 217 x 1

                       = 2170 + 217 = 2387

- Ghi nhớ các KT trong tiết học

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

KỂ CHUYỆN

BÀN CHÂN KÌ DIỆU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

2. Kĩ năng:

-  Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).

3. Phẩm chất

- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 (phóng to nếu có điều kiện).

- HS: SGK, câu chuyện

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- Gọi HS kể lại câu chuyện về ước mơ đẹp.

-  GV nhận xét, khen/ động viên.

- HS kể chuyện và nêu ý nghĩa chuyện.

- Nhận xét, bổ sung.

2. Hướng dẫn kể chuyện:(8p)

* Mục tiêu: Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

+ Bạn nào còn nhớ tác giả của bài thơ Em thương đã học ở lớp 3.

- Câu chuyện cảm động về tác giả của bài thơ Em thương đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt Nam. Câu chuyện đó kể về chuyện gì?

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh, hành động của Nguyễn Ngọc Kí: Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp,…

- GV kể  chuyện làn 2: Vừa kể vừ chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh.

+ Tác giả của bài thơ Em thương là nhà thơ Nguyễn Ngọc Kí.

- Lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS theo dõi GV kể và kết hợp quan sát tranh minh hoạ

3 . Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p)

* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a/. Kể chuyện theo cặp:

-  Yêu cầu HS kể theo nhóm, trao đổi, kể chuyện trong nhóm. GV  đi giúp đỡ từng nhóm.

b/. Kể trước lớp:

- Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. (Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh)

** GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện.

+ Hai cánh tay của Kí có gì khác mọi người?

+ Khi cô giáo đến nhà, Kí đang làm gì?

+ Kí đã cố gắng như thế nào?

+ Kí đã đạt được những thành công gì?

+ Nhờ đâu mà Kí đạt được những thành công đó?

c/. Tìm hiểu ý nghĩa truyện:

 + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

GV: Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn, là Nhà giáo ưu tú.

4. Hoạt động vận dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS kể chuyện theo cặp. (mỗi em nối tiếp nhau kể 2 tranh). Sau đó mỗi em kể lại toàn chuyện, trao đổi về ý nghĩa chuyện.

- HS kể chuyện trước lớp.

- Một vài HS kể toàn chuyện.

- Nhận xét, đánh giá cách kể chuyên của  bạn

+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ đạt được mong ước của mình.

+ Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, quyết  tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh khó khăn. . . .

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TÍNH TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2). Hs năng khiếu thực hiện được toàn bộ bài tập

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài..

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở bài tập2.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

-  Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.

- Dẫn vào bài mới

- 2 HS đặt câu

- Lớp nhận xét, đánh giá

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Phần Nhận xét:

Bài 1: Đọc truyện sau:

- Gọi HS đọc truyện Cậu học sinh ở Ac- boa.

- Gọi HS đọc phần chú giải.

+ Câu chuyện kể về ai?

- Bài 2: Tìm những từ trong truyện miêu tả:

a/. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i:

b/. Màu sắc của sự vật:

   - Những chiếc cầu               .

   - Mái tóc của thầy Rơ- nê: 

c/. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật.

- Thị trấn                  

- Vườn nho               

- Những ngôi nhà    

- Dòng sông             

- Da của thầy Rơ- nê

*KL: Những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật được gọi là tính từ.

 Bài 3: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

- GV viết bảng: đi lại vẫn nhanh nhẹn, lên bảng.

+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

+ Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào?

*GV: Những từ ngữ vừa tìm được ở trên là tính từ.

+ Thế nào là tính từ?

b. Ghi nhớ: Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái….

 

Cá nhân – Nhóm 4- Lớp

- 2 HS đọc truyện.

- 1 HS đọc.

+ Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu- i Pa- xtơ.

- 1 HS đọc yêu cầu,

- HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ kết quả trước lớp

+ chăm chỉ, giỏi.

+ trắng phau

+ xám.

+ nhỏ.

+ con con.

+nhỏ bé, cổ kính.

+ hiền hoà

+ nhăn nheo.

- Lắng nghe, nhắc lại

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Từ "nhanh nhẹn" bổ sung ý nghĩa cho từ "đi lại".

+ Từ" nhanh nhẹn" gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.

- HS nêu theo ý hiểu

- HS đọc phần ghi nhớ.

- 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK.

- HS lấy VD về tính từ

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn(BT1a),  đặt được câu có dùng tính từ .

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm tính từ trong đoạn văn sau:

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh......khúc chiết, rõ ràng.

 

 

* Chú ý quan tâm hs M1+M2

+ Tính từ là những từ như thế nào?

Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS:

 a. Em có thể đặt câu với các tính từ: ngoan, hiền, hiền dịu, chăm chỉ, lười biếng,. (tư chất) thông minh, giỏi giang, khôn ngoan,. . . (vẻ mặt) xinh đẹp, ủ rũ, tươi tỉnh,. . . (hình dáng) gầy, béo, lùn,. . .

b: Đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng, kích thước các đặc điểm của sự vật.

- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở.

- HS nối tiếp đọc câu văn mình đặt.

-  Nhận xét, khen/ động viên.

* HS M3+M4 viết câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa hơn.

*HS M1+M2 viết được câu văn đúng, đủ.

- Lưu ý HS về hình thức và nọi dung của câu

4. Hoạt động vận dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

           Nhóm 2- Lớp

- 1 HS đọc đoạn văn

- Thảo luận nhóm 2 tìm tính từ -Chia sẻ trước lớp

Đ/a: gầy gò, (trán)cao, (mắt)sáng, (râu) thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

Cá nhân

VD:

+Mẹ em dịu dàng.

+ Em trai em học hành chăm chỉ và thông minh.

+ Con mèo của bà em rất tinh nghịch.

+ Bồn hoa nhà em vì được chăm sóc nên rất xanh tốt.

+Nhà em vừa xây còn mới tinh.

- HS tự viết câu vào vở.

- Đọc câu văn của mình trước lớp.

- Lấy VD 10 tính từ và ghi vào vở Tự học

- Chọn 1 đoạn văn, đoạn thơ mà em thích trong SGK. Tìm tính từ trong đoạn đó

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KHOA HỌC

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.

+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.

2. Kĩ năng

- Làm thí nghiệm để xác định được nước sạch và nước  bị ô nhiễm

3. Phẩm chất

- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

  * KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm

              - Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm

              - Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường

   * BVMT:   Ô nhiễm không khí, nguồn nước

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Kính hiển vi, kính lúp theo nhóm (nếu có)

          + Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (phô- tô theo nhóm).

- HS:  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm:

+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.

+ Hai vỏ chai.

          + Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1, Khởi động (4p)

 

+ Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?

+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông
nghiệp? Lấy ví dụ.

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT

+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. . .

+ Nước được sủ sụng để tưới tiêu trong nông nghiệp. . .

2. khám phá: (20p)

* Mục tiêu: Hoàn thành sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả được vòng tuần hoàn.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp

HĐ1: Tìm hiểu một số đặc điểm của nước trong tự nhiên:

- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.

- Yêu cầu  HS đọc SGK, quan sát và thực hành.

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

+ Qua thí nghiệm chvận tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, … nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống?

GV: Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta nhìn thấy, còn có những sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy. Với kính lúp chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao.

- Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi.

- Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó.

HĐ2: Tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch:

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

Phiếu có kết quả đúng là:

Tiêu chuẩn

Nước bị ô nhiễm

Nước sạch

1. Màu

Có màu, vẩn đục

Không màu, trong suốt

2. Vị

 

Không vị

3. Mùi

Có mùi hôi

 

4. Vi sinh vật

Nhiều quá mức cho phép

Không có hoặc  ít không đủ gây hại

5. Các chất hoà tan

Chứa các chất hoà tan  có hại cho SK

Không có hoặc co ù. . .

 

3. HĐ vận dụng (1p)

+ Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

+ Nguồn nước ô nhiễm có ảnh hưởng tới không khí không?

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4- Lớp

- Báo cáo kết quả chuẩn bị

+ HS đọc nội dung SGK. (T52)

- HS làm việc theo nhóm – Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch.

+ Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm.

+ Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, …

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, đưa ra ý kiến.

 

Nhóm 4- Lớp

- HS  nhận phiếu và thảo luận theo nhóm.

Phiếu học tập.

 

Tiêu chuẩn

Nước bị ô nhiễm

Nươc sạch

1. Màu

   

2. Vị

   

3. Mùi

   

4. Vi sinh vật

   

5. Các chất hoà tan

   

- HS sửa chữa phiếu.

+ Không xả rác xuống ao hồ, sông, ngòi.

+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng giữ gìn, bảo vệ môi trường....

+ Nước bị ô nhiễm làm cho bầu không khí cũng ô nhiễm do bị mùi hôi thối của nước bốc lên.

- Vẽ và trưng bày tranh về ô nhiễm nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Biết cách nhân với số có hai chữ số.

2. Kĩ năng

- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.

3. Phẩm chất

- Học tập tích cực, tính toán chính xác

4. Góp phần phát triền các NL:

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

* Bài tập cần làm:  Bài 1 (a, b, c), bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu học tập.

   - HS: SGK, vở,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu: : Biết cách nhân với số có hai chữ số

* Cách tiến hành:.Cá nhân- Nhóm – Lớp

1. Phép nhân 36 x 23

- GV viết lên bảng phép tính 36 x 23.

- Yêu cầu vận dụng các KT đã học để tính kết quả

+ Vận dụng tính chất nào?

- Hướng dẫn đặt tính và tính như sau:

  * Hướng dẫn đặt tính và tính:

x

 

                       36

                       23

                     108

                     72      

                     828 

 Vậy 36 x 23 = 828

   § 108 gọi là tích riêng thứ nhất.

   § 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

- HS nhận xét: Phép nhân với số có 2 chữ số

- HS tính:cá nhân-chia sẻ trước lớp

36 x 23 = 36 x (20 + 3)

             = 36 x 20 + 36 x 3

             = 720 + 108

             = 828

+ Nhân 1 số với 1 tổng

- HS nêu cách đặt tính

- HS  nêu cách viết các tích riêng: Tích riêng thứ 2 viết lùi vào 1 cột so với tích riêng thứ nhất vì lần nhân thứ 2 ta lấy 2 chục nhân với 36.

- HS lấy VD về phép nhân với số có 2 chữ số và thực hiện đặt tính rồi tính (HS M3+M4)

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhân được với số có 2 chữ số. Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.

* Cách tiến hành:

Bài 1a, b, c: (HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài)

- Nhận xét, chốt đáp án.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.

* Giúp đỡ hs M1+M2

 

Bài 3:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Thu chữa một số bài, nhận xét, đánh giá vở của HS

- GV chữa bài

 

 

Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

- GV chốt cách tính giá trị BT có chứa 1 chữ. Củng cố nhân với số có 2 chữ số

4. HĐ vận dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

VD:

x

 

                       86

                       53

                     258

                   430      

                   4558 

 Vậy 86 x 53 = 4558

Phần b, c thực hiện tương tự

 Cá nhân-chia sẻ lớp.

Bài giải

Số trang của 25 quyển vở cùng loại đó là:

48 x 25 = 1200 (trang)

Đáp số: 1200 trang

- HS làm bài vào vở Tự học- Chia sẻ lớp

VD: Nếu a= 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585

- Ghi nhớ cách nhân với số có 2 chữ số

BT PTNL: (M3+M4)  Một khu đất hình vuông có cạnh dài 16m. Tính chu vi và diện tích khu đất đó.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP ĐỌC

                              VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI  BƯỞI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- HS hiểu được  ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Phẩm chất

- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

- Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.

- GV  nhận xét, dẫn vào bài

- 2 HS thực hiện

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.

*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, …

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài được chia làm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi  … đến ăn học.

+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi ...không nản chí.

+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi … đến Trưng Nhị.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm

+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

+ Những chi tiết nào chvận tỏ ông là một người có chí?

+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?

+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?

+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?(* HS M3+M4 trả lời)

+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

+ Bài văn ca ngợi ai?

 

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học.

+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,

+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.

+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc.

+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông, rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom.

- VD:Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh.

 + Là những người đã chiến thắng trong thương trường.

 + Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh.

 + Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc…

- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh.

Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

- HS ghi lại ý nghĩa của bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động vận dụng (1 phút)

+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?

- Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.

-  Bình chọn nhóm đọc hay.

- HS nêu

- Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra..

3. Phẩm chất

- HS tích cực, tự giác làm việc nhóm

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

*KNS:Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: :+ Sách truyện đọc lớp 4 (nếu có).

              + Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực , ý chí vươn lên.

              + Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý trao đổi.

   - HS: SGK, Sách Truyện đọc 4

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp.

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

 

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. . Hoạt động thực hành: (27p)

* Mục tiêu: Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.

Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực và ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người đó.

a. Phân tích đề bài:

+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?

+ Trao đổi về nội dung gì?

+ Khi trao đổi cần chú ý điều gì?

*GV:  Đây là cuộc trao đổi giữa em với gia đình: bố mẹ, anh chị, ông bà. Do đó, khi đóng vai thực hiện trao đổi trên lớp học thì một bạn sẽ đóng vai ông, bà, bố, mẹ, hay anh, chị của bạn kia.

  b. Hướng dẫn tiến hành trao đổi:

- Gọi HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị.

-

 Treo bảng phụ tên nhân vật có nghị lực ý chí vươn lên.

+ Nhân vật của các bài trong SGK.

+ Nhân vật trong truyện đọc lớp 4.

- Gọi HS nói tên nhân vật mình chọn.

- Gọi HS đọc gợi ý 2.

- Gọi HS năng khiếu làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi.

*Ví dụ: về Nguyễn Ngọc Kí.

+ Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường).

+ Nghị lực vượt khó.

+ Sự thành đạt.

*Vídụ: Về vua tàu thuỷ Nguyễn Thái Bưởi.

+ Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường).

+ Nghị lực vượt khó.

+ Sự thành đạt.

- Gọi HS đọc gợi ý 3.

+ Người nói chuyện với em là ai?

+ Em xưng hô như thế nào?

+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện.

 

c.Từng cặp HS thực hành trao đổi:

** Trao đổi trong nhóm.

- GV theo dõi giúp một số cặp HS gặp khó khăn.

** Trao đổi trước lớp.

- Gọi HS nhận xét từng cặp trao đổi.

- Nhận xét chung

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

* HS M3+M4 Thực hành chia sẻ lưu loát, câu văn có hình ảnh

3. Hoạt động vận dụng (1p)

 

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS đọc đề bài

- Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ quan rọng: em với người thân cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai,…

+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa em với người thân trong gia đình: bố , mẹ ông bà, anh , chị, em. .

+ Trao đổi về một người có ý chí vươn lên.

+ Khi trao đổi cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện Phẩm chất khâm phục nhân vật trong truyện.

- Nghe

Cá nhân- Lớp

- 1 HS đọc thành tiếng gợi ý SGK

- Kể tên truyện nhân vật mình đã chọn.

- Đọc thầm trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi.  

+ Nguyễn Hiền, Lê- ô- nac- đô- đa Vin- xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy Vận, Nguyễn Ngọc Kí,…

 + Niu- tơn (cậu bé Niu- tơn), Ben (cha đẻ của điện thoại), Kỉ Xương (Kỉ Xương học bắn), Rô- bin- xơn (Rô- bin- xơn ở đảo hoang),Hốc- kinh (Người khuyết  tật vĩ đại), Trần Nguyên Thái (cô gái đoạt 5 huy chương vàng), Va- len- tin Di- cum (Người mạnh nhất hành tinh)…

- Một vài HS phát biểu.

+ Em chọn đề tài trao đổi về nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí.

+ Em chọn đề tài trao đổi về Rô- bin- xơn.

+ Em chọn đề tài về giáo sư Hốc- kinh.

 - 1 HS đọc thành tiếng.

-Ông bị tật, bị liệt hai cách tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận.

- Ông cố gắng tập viết bằng chân. Có khi chân co quắp, cvận đờ, không đvận dậy nổi nhưng vẫn kiên trì, luyện viết không  quản mệt nhọc, khó khăn, ngày mưa, ngày nắng.

- Ông đã đuổi kịp các bạn và trở thành sinh viên của trường đại học Tổng hợp và là Nhà Giáo ưu tú.

- Từ một cậu bé mồ côi cha phải theo mẹ quảy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành vua tàu thuỷ.

- Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề. Có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí.

- Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu  người Hoa, người Pháp, thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là một bậc anh hùng kinh tế.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Là bố em/ là anh em/…

+ Em gọi bố/ xưng con. Anh/ xưng em.

+ Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện. / Em chủ động nói chuyện với anh khi hai anh em đang trò chuyện trong phòng,....

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS chọn bạn cùng nhau trao đổi. Thống nhất ý kiến. Từng HS nhận xét và bổ sung cho nhau.

- HS trao đổi trước lớp.

- Nhận xét bình chọn cặp trao đổi hay.

- Trao đổi các nội dung thực hành với người thân ở nhà.

-Nêu các chủ đề mà em đã trao đổi với người thân và đã thuyết phục được người thân đó.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐỊA LÍ

ĐỒng BẰng BẮc BỘ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

-  Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.

   * HS năng khiếu: Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.

3. Phẩm chất

- HS nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ và có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

   * BVMT:

- Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng

                   +Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

                   +Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB

                   +Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

                   +Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

                   +Trồng phi lao để ngăn gió

                   +Trồng lúa, trồng trái cây

                   +Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và HĐSX)

    *TKNL: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: +  - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

             - Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông (sưu tầm)

- HS: SGK, tranh, ảnh

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (5p)

 

- GV giới thiệu bài mới

- TBVN điêu hành lớp hát, vận động tại chỗ.

 

2. Khám phá: (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

                      - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

Hoạt động1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:

- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.

 + Đồng bằng BB có dạng hình gì?

- GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:

+ Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?

+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?

+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng có địa hình thấp, bằng phảng, sông chảy ở giữa đồng bằng thường uốn lượn quanh co. Những nới có màu sẫm hơn là làng mạc của người dân.

Hoạt động 2: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:

- GV yêu cầu HS (quan sát hình 1…), sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ sông Hồng và sông Thái Bình.

- GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý: Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?

- GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng và sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ ra sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc: vì có nhiều phù sa nên sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.

+ Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào?

 + Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?

 + Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?

- GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ (nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân …)

3. thực hành:

Hoạt động 3: Nhóm:

- Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý:

 + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?

 + Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?

 + Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?

- GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp đồng bằng. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở đồng bằng  Bắc Bộ.

3. Hoạt động vận dụng (2p)

- GV yêu cầu HS lên chỉ đồng bằng  và mô tả về đồng bằng sông Hồng, về sông ngòi và hệ thống đê ven sông hoặc nối các mũi tên vào sơ đồ nói về quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ    

Vídụ: Mùa hạ mưa nhiều à nước sông dâng lên nhanhà gây lũ lụt à đắp đê ngăn lũ.

GD BVMT & TKNL: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng?

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

                  Cá nhân- Nhóm 2-Lớp

- HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển

- Nhóm 2 – Chia sẻ lớp

 + Sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Diện tích lớn thứ hai. (rộng khoảng 15000 km2)

+ Địa hình khá bằng phẳng và mở rộng ra biển.

- HS quan sát hình 2.

 

Cá nhân – Nhóm 2- Lớp

- HS quan sát và lên chỉ vào bản đồ.

+ Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ.

- HS lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe

+ Dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.

+ Mùa hạ.

+ Nước các sông dâng cao gây lũ lụt.

- Lắng nghe, liên hệ

Nhóm 2- Lớp

+ Ngăn lũ lụt.

+ Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng ngày càng được đắp cao hơn,

+ Tưới tiêu cho đồng ruộng.

- HS đọc bài học.

+Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

 +Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB

 +Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

 +Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

 +Trồng phi lao để ngăn gió

 +Trồng lúa, trồng trái cây

 +Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Sưu tầm, trưng bày tranh ảnh về đồng bằng BB

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức đoạn văn

-  Làm đúng BT2a phân biệt ch/tr.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

- Giáo dục đức tính kiên trì qua hình ảnh nhân vật Ngu Công

* GDQPAN: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh  để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ

2. Khám phá:

Chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:

a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.

+ Đoạn văn viết về ai?

+ Câu chuyện có điều gì cảm động?

- Liên hệ giáo dục QPAN: Hoạ sĩ Lê Duy Vận cũng giống như những người chiến sĩ khác không quản, khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành n/v. Chúng ta cần trân trọng và biết ơn những con người như thế.

-  Hướng dẫn viết từ khó:  Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- Lưu ý các từ ngữ: tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng viết bằng số và các từ Sài Gòn, Lê Duy Vận, Bác Hồ là danh từ riêng cần phải viết hoa

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy Vận.

+ Viết về Lê Duy Vận đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh.

- HS lắng nghe

- HS nêu từ khó viết: chiến đấu, quệt máu chảy, chân dung, triển lãm, trân trọng

- Viết từ khó vào vở nháp

 Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

 Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

3. Luyện tập: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: ch/tr?

 

 

 

 

- Giáo dục HS nghị lực và kiên trì như nhân vật Ngu Công trong câu chuyện

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

Lời giải: Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.

- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

-  Viết 5 tiếng, từ chứa ch/tr

- Tìm các từ láy chứa ch/tr

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 60: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để giải các bài toán liên quan

* Cách tiến hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.

  Bài 2 cột 1, 2: (HSNK hoàn thành cả bài)

- Treo bảng phụ

- Gọi HS nêu nội dung từng dòng, từng cột trong bảng.

- Nhận xét, chốt đáp án, nêu cách tính giá trị của BT có chứa chữ.

 Bài 3

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS trong vở

Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

3. HĐ vận dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

x

 

x

 

x

 

      17                  428                     2057                

      53                   39                         23                     

      51                3852                     6171

    85                  1284                     4114

    901               16692                   47311

Nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

m

3

30

m x 78

234

2340

Cá nhân- Lớp

- HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán

- Làm bài cá nhân- Chia sẻ lớp

Bài giải

24 giờ có số phút là:

60 x 24 = 1440 (phút)

Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:

75 x 1440 = 108 000 (lần)

                 Đáp số: 108 000 lần

- HS làm vào vở Tự học- Chia sẻ lớp

Bài 4:               Bài giải

         Cửa hàng thu được số tiền là:

    5200x13 + 5500x18 = 166 600 (đồng)

                       Đáp số: 166 600 đồng

Bài 5:

Bài giải

Số học sinh của 12 lớp là:

30 x 12 = 360 (học sinh)

Số học sinh của 6 lớp là:

35 x 6 = 210 (học sinh)

Tổng số học sinh của trường là:

360 + 210 = 570 (học sinh)

                        Đáp số: 570 học sinh

- Ghi nhớ cách nhân với số có 2 c/s

- Suy nghĩ tìm cách giải ngắn gọn với các bài tập 3,4,5

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).

2. Kĩ năng

- HS biết tìm những từ Hán Việt nói về ý chí nghị lực, hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ.

3. Phẩm chất

- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ viết nội dung bài tập 3, 4.

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:           Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

+ Thế nào là tính từ, cho ví dụ. Đặt câu với VD vừa tìm được?

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- HS lấy VD và đặt câu

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa, hiểu nghĩa từ nghị lực.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Bài 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm. . .

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV phát phiếu học tập

- Kết luận, chốt đáp án.

* Chú ý quan tâm hs M1+M2

- Yêu cầu đặt câu với 1 từ vừa xếp

+ Ngoài ra, em còn biết những từ có chứa tiếng "chí" nào khác?

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

-GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa của câu a, c, d.

+ Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào?

+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào?

+ Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ nào?

 *HS M3+M4: Đặt câu với các từ : nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình

Bài 3:

 Em chọn từ nào trong ngoặc đơn...

- GV treo bảng phụ ghi ND bài 3 lên bảng.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gv giúp HS hiểu nghĩa đen của các câu tục ngữ (theo SGV)

- Giáo dục HS ý chí, nghị lực vươn lên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hoạt động vận dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2-Lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV

- Hs thảo luận nhóm 2- Chia sẻ trước lớp

Đ/á:

Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)

Chí phải, chí lý,

 chí thân, chí tình,

hí công.

Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

ý chí, chí khí,

chí hướng, quyết 

chí.

Cá nhân- Lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV

Đ/á:

+ Dòng b (Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết  trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng nghĩa của từ nghị lực.

+ Là....kiên trì

+Là .... kiên cố.

+ Là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa.

-HS đặt câu.

- Nhận xét, bổ sung.

Cá nhân –Nhóm 2- Lớp

-  Làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2

Đ/á:

+ Thứ tự từ cần điền: Nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

- 1 HS đọc thành tiếng.

Cá nhân- Lớp

Đ/á:

a. Thử lửa vàng, gian nan thử sức. Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người được vững vàng, cvận cỏi hơn.

b. Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Khuyên người đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.

c. Có vất vả  mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho: Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt

- Ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm

BT PTNL: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn (quyết tâm, ý chí, bài học) điền vào chố trống:

   Câu chuyện Ngu Công dời núi cho người đọc một........về .....của con người. Chín mươi tuổi, Ngu Công còn.....đào núi đổ đi để lấy đường vào nhà mình.

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

TẬP LÀM VĂN

MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III)

*ĐCND: Không làm bài tập 3

3. Phẩm chất

- Có Phẩm chất đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ.

   - HS: Vở BT, sgk.

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành KT:(30p)

*Mục tiêu: Nắm được 2 cách MB trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét:

- Cho HS quan sát tranh.

+ Em biết gì qua bức tranh này?

 

Bài 1: Đọc truyện sau:

- Gọi  HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.

Bài 2:

- Nêu phần mở bài của câu chuyện?

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.

+Hãy so sánh hai cách mở bài?

- GV: Đó là hai cách mở bài trong bài văn KC.

+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?

  b. Ghi nhớ:

- YC HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.

Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp

- HS quan sát tranh.

+ Đây là tranh minh hoạ truyện: Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chvận kiến của nhiều  muông thú.

- HS tiếp nối nhau đọc truyện.

- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện –Chia sẻ nhóm đôi

- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy.

- Hs thảo luận nhóm 2

+ Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện.

+ Còn cách mở bài thứ hai là: Không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.

+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.

3. HĐ thực hành  (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được mở bài theo cách đã học

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

Bài 1: Đọc các mở bài sau và . .

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?

- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.

- YC HS thảo luận nhóm đôi làm bài sau đó báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?

- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.

* GV: Cách MB trực tiếp phù hợp với nội dung câu chuyện Hai bàn tay. Tác giả muốn chú ý đến nội dung chuyện:ý chí, nghị lực và lòng yêu nước của Nguyễn Tất Thành

4. Hoạt động vận dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi – Chia sẻ trước lớp

+ Cách a:  Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông.

+ Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện.

- 2 em đọc lại 2 cách mở bài trên.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS thảo luận nhóm đôi làm bài sau đó báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.

- HS liên hệ lòng biết ơn, noi gương theo tấm gương của Bác Hồ.

 

- Nêu lại 2 cách MB trong bài văn kể chuyện

- Viết đoạn MB ở bài tập 2 theo cách MB trực tiếp.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài..

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: +  Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét.

           + Bảng phụ viết bài tập 1 luyện tập.

           +  Bảng nhóm.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Tính từ là gì? Lấy VD về tính từ.

+ Đặt câu có chứa tính từ

- Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...VD: xanh, cao, thấp,...

- HS nối tiếp đặt câu

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.

+ Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy?

- GV: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy: trăng trắng từ tính từ trắng đã cho ban đầu.

  Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời.

+ Trong các câu dưới đây, ý nghĩa của mức độ được thể hiện bằng những cách nào?

+ Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

 

 

 

 

b. Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

Nhóm 2- Lớp

- HS đọc thành tiếng.

- HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời

a/. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường.

b/. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít.

c/. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ trắng phau.

+ Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng.

- 2 HS thảo luân nhóm bàn trao đổi và trả lời

- Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:

+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng= rất trắng.

+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất.

- Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho.

+ Thêm các từ: rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ.

+ Tạo ra phép so sánh.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- HS M3, M4 lấy VD về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm những từ biểu thị mức độ. . .

- Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

- Cho HS hiểu thêm về vẻ đẹp của hoa cà phê để giáo dục tình yêu với các loài cây, tình yêu quê hương, đất nước

  Bài 2: Hãy tìm những từ. . .

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

+ Có những cách nào để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?

Bài 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ em. . .

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự đặt câu sau đó đọc trước lớp.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho hoàn chỉnh.

* Hs M3+M4 đặt câu với tính từ vừa tìm được có sử dụng các biệ pháp so sánh, nhân hóa.

4. Hoạt động vận dụng (1p)

 

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2- Lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

Thứ tự từ cần tìm: thơm đậmngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

Nhóm 4- Lớp

- HS thảo luận nhóm 4- Chia sẻ lớp

Đ/a: VD về từ "đỏ"

- Cách1 : (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn…

- Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng,

- Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, …

- HS trả lời để củng cố bài học

Cá nhân –Lớp

- HS nối tiếp đặt câu, chia sẻ trước lớp

VD:

+ Mẹ về làm em vui quá!

+ Mũi chú hề đỏ chót.

+ Bầu trời cao vút.

+ Em rất vui mừng khi được cô giáo khen.

- Ghi nhớ các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và vận dụng khi viết văn.

- Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: trắng, đen.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ  sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021

TOÁN

Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2. Kĩ năng

- Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, vận dụng vào giải toán có lời văn. 

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm:   Bài 1; bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Phiếu học tập

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

       Trò chơi:  Ai nhanh ai đúng

               2 x 134 x 5

              42 x 5 x 2

              138 x 4 x 25

              5 x 9 x 3 x 2

- GV giới thiệu vào bài

- HS tham gia chơi

- Nêu cách tính thuận tiện, cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...

2. Hình thành kiến thức:(15p)

* Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp

a. GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.

+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của  phép nhân trên?

+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27? Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào?

+ Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như thế nào?

- Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11.

 

- GV: Các số 27, 41 đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10, vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48,57, … thì ta thực hiện thế nào?

b. Viết lên bảng phép tính 48 x 11=?

- Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần a để nhân nhẩm  11.

- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.

+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?

+ Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân

- Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như thế nào?

- BT:  nhân nhẩm 58 x 11.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp

          27

        x11

          27

        27

        297

+ Đều bằng 27.

+ Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm  tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9) vào giữa.

*   2 cộng 7 = 9

*  Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297.

*  Vậy 27 x 11 = 297  

- HS nhẩm vào giấy nháp – Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp- Nêu cách nhẩm

          48

        x11

          48

        48

        528

+ Đều bằng 48.

+ 48 x 11 = 528.

 - 8 là hàng đơn vị của 48.

 - 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 (4 + 8 = 12).

 - 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang

- 4 công 8 bằng  12.

 + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428.

 + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528.

 + Vậy 48 x 11 = 528.

- HS thực hiện nhẩm cá nhân- chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp- Nêu cách nhân nhẩm.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu:  Thực hiện thành thạo nhân nhẩm với 11, vận dụng vào giải toán có lời văn. 

* Cách tiến hành

Bài 1: Tính  nhẩm.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở.

- Củng cố cách nhân nhẩm một số với 11.

Bài 3:

- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

* Giúp đỡ hs M1+M2

 

 

 

Bài 2+ 4: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

4. Hoạt động vận dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2- chia sẻ lớp

Đ/a:

 34  x 11 = 374                 

11 x 95 = 1045

 82  x 11 =  902

- Đọc đề bài – Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán

- Làm cá nhân - Chia sẻ lớp

Bài giải

Số hàng cả hai khối lớp xếp được là

17 + 15 = 32 (hàng)

Số học sinh của cả hai khối lớp

    11 x 32 = 352 (học sinh)

                           Đáp số: 352 học sinh

- HS làm vở Tự học -  Chia sẻ lớp

Bài 2:

a) X : 11 = 25             b) X : 11 = 78

    X        = 25 x 11          X        = 78 x 11

    X        = 275                X        = 858

Bài 4: Ý đúng: b

- Ghi nhớ cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11

BT PTNL: Tính giá trị của các biểu thức sau bằng cách thuận tiện:

a. 12 x 11 + 211 x 11 + 11 x 33

b. 132 x 11 - 11 x 32 - 54 x 11

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TOÁN*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Vận dụng nhân với số có 2 chữ số để giải các bài toán liên quan

* Cách tiến hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.

  Bài 2 cột 1, 2: (HSNK hoàn thành cả bài)

- Treo bảng phụ

- Gọi HS nêu nội dung từng dòng, từng cột trong bảng.

- Nhận xét, chốt đáp án, nêu cách tính giá trị của BT có chứa chữ.

 Bài 3

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS trong vở

Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

3. HĐ vận dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

x

 

x

 

x

 

      17                  428                     2057                

      53                   39                         23                     

      51                3852                     6171

    85                  1284                     4114

    901               16692                   47311

Nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

m

3

30

m x 78

234

2340

Cá nhân- Lớp

- HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán

- Làm bài cá nhân- Chia sẻ lớp

Bài giải

24 giờ có số phút là:

60 x 24 = 1440 (phút)

Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:

75 x 1440 = 108 000 (lần)

                 Đáp số: 108 000 lần

- HS làm vào vở Tự học- Chia sẻ lớp

Bài 4:               Bài giải

         Cửa hàng thu được số tiền là:

    5200x13 + 5500x18 = 166 600 (đồng)

                       Đáp số: 166 600 đồng

Bài 5:

Bài giải

Số học sinh của 12 lớp là:

30 x 12 = 360 (học sinh)

Số học sinh của 6 lớp là:

35 x 6 = 210 (học sinh)

Tổng số học sinh của trường là:

360 + 210 = 570 (học sinh)

                        Đáp số: 570 học sinh

- Ghi nhớ cách nhân với số có 2 c/s

- Suy nghĩ tìm cách giải ngắn gọn với các bài tập 3,4,5

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________

SINH HOẠT

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 11

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 11

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 12

- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Lớp trưởng  và  các tổ Trưởng  ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                     

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

- HS tiếp tục tham gia các vòng làm bài cua Trạng nguyên TV và IOE đến 16/12 thi cấp trường

- Tiếp tục rèn luyện VSCĐ và viết chữ đẹp thi cấp trường vào tháng 12

- Tiếp tục BDHS NK và phụ đạo HS còn hạn chế trong lớp

- Tiếp tục thực hiện phòng chống dịch, thực hiện tốt 5k

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

 
   

 

 

Các tin khác