Khối 4
Kế hoạch bài dạy tuần 12 - lớp 4/2
TUẦN 12
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
CHÀO CỜ
( GV& HS sinh hoạt chào cờ)
.......................................................
TOÁN
Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện nhân được với số có 3 chữ số và vận dụng giải các bài toán liên quan.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
-HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (5p) - Áp dụng tính chất một số nhân một tổng tính: 164 x 123 =? - GV chữa bài, nhận xét, khen/ động viên. - Dẫn vào bài mới |
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2-Chia sẻ lớp 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3) = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 = 1640 + 3280 + 492 = 20172. |
|
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Biết cách nhân với số có 3 chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
||
- GV viết lại phép tính phần kiểm tra bài cũ: 164 x 23 - GV nêu vấn đề: Để tính 164 x123, theo cách tính trên chúng ta phải thực hiện mấy phép tính? - Để tránh thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tínnh nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123?
+ Hãy nêu cách thực hiện phép tính. - GV giới thiệu: * 492 gọi là tích riêng thứ nhất. * 328 gọi là tích riêng thứ hai. *164 gọi là tích riêng thứ ba + Nêu cách viết các tích riêng
- GV chốt cách đặt tính, thực hiện phép tính và cách viết các tích riêng. |
+ Thực hiện 3 phép nhân là 164 x100, 164 x 20 và 164 x 3, sau đó thực hiện một phép cộng 3 số 16 400 + 3280 + 492 = 20 172 - HS chia sẻ cách đặt tính – HS thực hiện phép tính - Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp 164 x123 492 328 164 20172
+ Lần lượt nhân từng chữ số của 123 x164 theo thứ tự từ phải sang trái
+Tích riêng thứ hai viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 328 chục, nếu viết đầy đủ là 3 280. Tích riêng thứ ba viết lùi sang bên trái hai cột vì nó là 164 trăm, nếu viết đầy đủ là 16 400. |
|
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhân được với số có 3 chữ số và vận dụng giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp |
||
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số. * Chú ý giúp đỡ hs M1+M2 cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài, - GV chữa, nhận xét, đánh giá một số bài trong vở của HS.
- Củng cố cách tính diện tích hình vuông Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV lưu ý HS phép nhân: 262 x 130 (lần nhân thứ nhất là nhân với chữ số 0 nên ta chỉ cần viết 2 tích riêng) 4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo YC của GV. - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp a. 248 b. 1163 c. 3124 x x x 321 125 213 - HS làm cá nhân- Chia sẻ lớp Đáp án: Bài giải Diện tích của mảnh vuờn là 125 x 125 = 15625 (m2) Đáp số: 15625 m2
- HS làm bài vào vở Tự học- Chia sẻ lớp - Ghi nhớ cách nhân với số có 3 chữ số. BT PTNL: (M3+M4) Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 456m, chiều dài hơn chiều rộng là 24m. Tính diện tích của khu đất đó? |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 121SGK (phóng to)
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + 1 em đọc bài:“Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi” + Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? +Nêu ý nghĩa bài học. - GV dẫn vào bài mới |
-1 HS đọc + Ông làm thư kí, sau đó buôn gỗ, buôn ngô, . . . - HS nêu ý nghĩa bài học. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần). * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo nhẹ nhàng. Đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hvận, ca ngợi. - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 2 đoạn + Đoạn 1: Ngay từ nhỏ… đến vẽ được như ý. + Đoạn 2: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Lê-ô-nác-đô đa, Vê-rô-ki-ô, dạy dỗ, nhiều lần, tỏ vẻ chán ngán, vẽ đi vẽ lại,...,...,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm + Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là gì? + Vì sao trong những ngày đầu học vẻ, cậu bé cảm thấy chán ngán? + Thầy Vê- rô- ki- ô cho học trò vẽ trvận để làm gì?
+ Nội dung chính của đoạn 1?
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi thành đạt như thế nào?
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
+ Nêu nội dung chính cảu đoạn 2?
GV: Những nguyên nhân trên đều tạo nên những thành công của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông. Người ta thường nói: Thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do công khổ luyện mà mỗi thiên tài đều bắt đầu từ những đứa trẻ. Ngay từ hôm nay, các em hãy cống gắng học giỏi hơn nữa để ngày mai làm việc thật tốt. - Hãy nêu nội dung của bài. * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. |
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là rất thích vẽ. + Vì suốt mấy ngày cậu chỉ vẽ trvận, vẽ hết quả này đến quả khác. + Thầy cho học trò vẽ trvận để biết cách quan sát mọi sự vật một cách cụ thể tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác. Đoạn 1: Lê- ô- nác- đô khổ công vẽ trvận theo lời khuyên chân thành của thầy. + Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi trở thành danh hoạkiệt xuất, tác phẩm của ông được trưng bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời là còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn. + Do: Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh. + Ông có người thầy tài giỏi và tận tình chỉ bảo. + Ông khổ luyện, miệt mài nhiều năm tập vẽ. Đoạn 2: Sự thành đạt của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi. - 1 HS nhắc lại: Ông thành đạt là nhờ sự khổ công rèn luyện. - Lắng nghe.
Nội dung: Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, nhờ đó ông đã trở thành danh họa nổi tiếng. - HS ghi lại nội dung bài |
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Em học được điều gì qua nhân vật Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi? - Liên hệ, giáo dục ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS liên hệ - Sưu tầm tên các câu chuyện, các bức tranh nổi tiếng của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢOVỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
3. Phẩm chất
- Giáo dục lòng hiếu thảo
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
*KNS: -Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
-Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ
-Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: :+ Máy vi tính, máy chiếu.
+ Thẻ chữ A, B, C, D.
+Thẻ mặt cười, mặt mếu.
- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
1.Khởi động: (5p) |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||
2.Hình thành KT mới (15p) * Mục tiêu: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|||
a. Giới thiệu bài: - Chiếu cho HS xem clip bài hát: Cho con (Phạm Trọng Cầu). + Nội dung của bài hát là gì? - GV: Ông bà, cha mẹ là những người luôn gần gũi và yêu thương chúng ta nhất. Tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho chúng ta không gì có thể sánh nổi + Vậy theo các em, chúng ta cần thể hiện hành động như thế nào với ông bà, cha mẹ? - GV: Những hành động như thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và chúng ta cần làm gì để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Chúng ta cùng học bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Phần thưởng. - Gv chiếu tranh, hỏi: Em nhìn thấy những gì trong tranh? - Nhận xét, nêu: 2 nhân vật trong tranh là Hưng và bà của Hưng. Ông của Hưng mới mất nên bà rất buồn. Hưng đã cố gắng động viên, an ủi, chăm sóc bà để bà đỡ buồn. Câu chuyện như sau… - GV kể chuyện - Tổ chức cho HS hỏi – đáp: VD: + Khi nhập vai bà, bạn cảm thấy thế nào khi nhận được gói bánh? + Khi nhập vai Hưng, tại sao bạn lại biếu bà gói bánh? + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng? + Qua câu chuyện của bạn Hưng, em thấy chúng ta cần phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao? - GV: Ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy, chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Em biết những bài ca dao nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng với ông bà, cha mẹ?
+ Em hiểu nghĩa bài thơ như thế nào? - GV nhận xét, kết luận phần bài học. - Cho HS tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ khuyên răn con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. |
Cá nhân – Lớp - Theo dõi - Trả lời theo ý hiểu. Ví dụ: + Cha mẹ rất yêu thương con. + Cha mẹ là người luôn gần gũi, chăm sóc con. + Cha mẹ luôn che chở cho con. - Lắng nghe + Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - HS đọc tên bài. + Quan sát, trả lời: Một người bà, một người cháu đang trò chuyện rất thân mật. Phía trên tường có treo một bàn thờ,.... - HS lắng nghe, quan sát. - HS lắng nghe, - HS làm việc theo nhóm 4: kể lại câu chuyện (có thể minh hoạ.) - 1 nhóm lên kể chuyện, HS theo dõi, chuẩn bị câu hỏi để hỏi nhóm kể chuyện. - Thực hành hỏi - đáp. VD: +…. cảm thấy rất vui.
+… rất yêu quý bà, muốn cho bà vui, khoẻ… + Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm, chăm sóc bà. + Chúng ta phải yêu quý, kính trọng, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ vì ông bà, cha mẹ là những người đã có công sinh thành ra chúng ta, nuôi dưỡng và chăm sóc cho chúng ta… + Hs nêu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con + HS nêu: Công cha, nghĩa mẹ rất to lớn, chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ. - HS nghe, 3 – 4 em đọc lại phần Ghi nhớ:
- HS tìm và nêu. |
||
3. Hoạt động thực hành: (15p) *Mục tiêu: Hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Nhận biết được hành vi đúng/ sai liên quan đến bài học * Cách tiến hành: |
|||
Bài tập 1: - GV chiếu nội dung bài tập 1, gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
Cách vận xử của các bạn trong những tình huống dưới đây là đúng hay sai? Vì sao? a) Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. b) Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đãĐỒ DÙNG DẠY HỌC sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà. c) Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?” d)Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh. Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng. đ) Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt thấy bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà. - GV trình chiếu từng trường hợp cho HS giơ thẻ - Gọi HS nhắc lại những cách vận xử đúng. *GV hỏi thêm: + Trong những việc làm đó, em có thể làm được những việc làm nào? + Em đã làm được những việc nào? + Theo em, thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Nhận xét, chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Ở nhà, chúng ta có thể giúp ông bà, cha mẹ những việc gì? + Bản thân em đã làm được những việc gì thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Vì sao việc chăm chỉ học tập và rèn luyện là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Chúng ta không nên làm gì với cha mẹ, ông bà?
+ Hãy kể một số việc em làm chưa thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Giải thích vì sao chưa tốt và cách sửa lỗi. - GV : Chúng ta bày tỏ sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng những việc làm, hành động cụ thể vừa sức mình. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- 1 HS đọc - Làm việc cá nhân - Giơ thẻ: + Mặt cười với các trường hợp sau: b; d; đ + Mặt mếu với trường hợp:a; c - HS giải thích. VD: a) Sai vì Sinh không biết chăm sóc mẹ lúc mẹ bị ốm lại còn đòi đi chơi. b) Đúng vì Loan đã biết chăm sóc mẹ khi mẹ đi làm về mệt. c) Sai vì bố đang mệt, Hoàng không nên đòi bố quà. d) Đúng vì Hoà đã biết quan tâm đến sở thích của ông. đ) Đúng vì Nhâm đã biết chăm sóc bà lúc bà bị ốm. - HS nhắc lại (1-2 em) + … là quan tâm tới ông bà, cha mẹ, chăm sóc lúc ông bà, cha mẹ bị mệt, ốm, làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+ …nấu cơm, trông em, quét dọn nhà cửa… - HS nêu.
+ …để ông bà, cha mẹ vui lòng, yên tâm công tác. + Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ bận, mệt, những việc không phù hợp (mua đồ chơi…) + HS kể. - Lắng nghe - Bày tỏ lòng hiếu thảo bằng những việc làm thiết thực - Sưu tầm các câu chuyện về lòng hiếu thảo |
||
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
Nhà TrẦn Thành LẬp
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được hoàn cảnh nhà Trần ra đời : Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
- Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng
- Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự hưng thịnh của đất nước.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu học tập của HS.
+ Tranh minh hoạ
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Khởi động: (4p)
+ Thuật lại cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Cầu. + Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn... + Sau ba tháng đặt chân lên nước ta, số quân Tống chết đến quả nửa,... |
|
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Những việc làm của nhà Trần để củng cố và xây dựng đất nước. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp |
||
HĐ1: Nhà Trần thành lập: - GV cho HS đọc SGK từ: “Đến cuối TK XII …. nhà Trần thành lập”. + Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào? + Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? *GV kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước. HĐ 2: Những chính sách thời nhà Trần: - GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS sau khi đọc SGK. - GV hướng dẫn kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm và tổ chức cho các nhóm trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện. Hoạt động 3: Cả lớp: GV đặt câu hỏi để HS thảo luận: + Những sự việc nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - GV: Vua đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ. 3. Hoạt động ứng dụng (1p). 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - 1 HS đọc + Cuối thế kỉ XII,nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng. + Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập. - Lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp - HS thảo luận. Đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Điền dấu x vào ô trống sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện: £ Đứng đầu nhà nước là vua. £ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. £ Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. £ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. £ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. £ Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. Cá nhân – Lớp + Trong các buổi tiệc yến, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau hát vui vẻ. - Lắng nghe - Ghi nhớ KT của bài - Kể chuyện lịch sử về Trần Thủ Độ, người có công đầu trong việc thành lập nhà Trần |
|
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM- NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
A. NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
2. Kĩ năng
- Làm thí nghiệm để xác định được nước sạch và nước bị ô nhiễm
3. Phẩm chất
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
- Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
* BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Kính hiển vi, kính lúp theo nhóm (nếu có)
+ Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (phô- tô theo nhóm).
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm:
+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.
+ Hai vỏ chai.
+ Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1, Khởi động (4p)
+ Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật? + Nước có vai trò gì trong sản xuất nông - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. . . + Nước được sủ sụng để tưới tiêu trong nông nghiệp. . . |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. khám phá: (20p) * Mục tiêu: Hoàn thành sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả được vòng tuần hoàn. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ1: Tìm hiểu một số đặc điểm của nước trong tự nhiên: - Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát và thực hành. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. + Qua thí nghiệm chvận tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, … nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống? GV: Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta nhìn thấy, còn có những sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy. Với kính lúp chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao. - Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi. - Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó. HĐ2: Tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Phiếu có kết quả đúng là:
3. HĐ vận dụng (1p) + Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Nguồn nước ô nhiễm có ảnh hưởng tới không khí không?
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - Báo cáo kết quả chuẩn bị + HS đọc nội dung SGK. (T52) - HS làm việc theo nhóm – Chia sẻ kết quả trước lớp: + Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch. + Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm. + Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, … - HS lắng nghe. - HS quan sát, đưa ra ý kiến.
Nhóm 4- Lớp - HS nhận phiếu và thảo luận theo nhóm. Phiếu học tập.
- HS sửa chữa phiếu.
+ Không xả rác xuống ao hồ, sông, ngòi. + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng giữ gìn, bảo vệ môi trường.... + Nước bị ô nhiễm làm cho bầu không khí cũng ô nhiễm do bị mùi hôi thối của nước bốc lên. - Vẽ và trưng bày tranh về ô nhiễm nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước. |
B. NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,…
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,…
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,…
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng
- Xác định được các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
- Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
* BVMT: Ô nhiễm nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) + Thế nào là nước sạch?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét + Nước sạch là nước trong suốt, không màu,... + Nước bị ô nhiễm là nước có màu, có chất bẩn,.. |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|
1. Tìm hiểu một số nguyên nhân làm ô nhiễm nước. - Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, 1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì? - GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. HĐ2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. + Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật? GV: Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, TV, ĐV. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm. + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp + Hình 1: Hình vẽ nước chảy từ nhà máy không qua xử lý xuống sông. Nước sông có màu đen, bẩn. Nước thải chảy ra sông làm ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng đến con người và cây trồng. + Hình 2: Hình vẽ một ống nước sạch bị vỡ, các chất bẩn chui vào ống nước, chảy đến các gia đình có lẫn các chất bẩn. Nước đó đã bị bẩn. Điều đó làm nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn. + Hình 3: Hình vẽ một con tàu bị đắm trên biển. Dầu tràn ra mặt biển. Nước biển chỗ đó có màu đen. Điều đó dẫn đến ô nhiễm nước biển. + Hình 4: Hình vẽ hai người lớn đang đổ rác, chất thải xuống sông và một người đang giặt quần áo. Việc làm đó sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối. + Hình 5: Hình vẽ một bác nông dân đang bón phân hoá học cho rau. Việc làm đó sẽ gây ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. + Hình 6: Hình vẽ một người đang phun thuốc trừ sâu cho lúa. Việc làm đó gây ô nhiễm nước. + Hình 7: Hình vẽ khí thải không qua xử lí từ các nhà máy thải ra ngoài. Việc làm đó gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước mưa. + Hình 8: Hình vẽ khí thải từ các nhà máy làm ô nhiễm nước mưa. Chất thải từ nhà máy, bãi rác hay sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ngấm xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Nhóm 2 – Lớp + Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi, … Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, … - HS quan sát, lắng nghe. - HS nêu - Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại gia đình, địa phương - Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
2. Kĩ năng
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác làm việc nhóm
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: :Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng.
- HS: SGK, Sách Truyện đọc 4
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) + Nêu các cách MB trong bài văn kể chuyện? - GV dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + MB trực tiếp và MB gián tiếp |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp |
|
Bài 1, 2: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diều. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết truyện. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3: - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. - Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. Bài 4: So sánh hai cách kết bài trên. - Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh. - Gọi HS phát biểu. *Kết luận: + Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng. + Cách viết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng. +Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng? c. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. |
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện. - HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện. -> Kết bài: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Việt Nam ta. - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu. - HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay- Chia sẻ trước lớp + Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa: “có chí thì nên” + Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho chúng em. - HS đọc thành tiếng, HS trao đổi nhóm 2- chia sẻ lớp + Cách viết bài của truyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá. + Cách kết bài ở bài tập 3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của truyện. - Lắng nghe. - HS nêu - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được các cách kết bài đã học * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp |
|
Bài 1: Sau đây là một số. . . - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. + Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết? - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét chung; kết luận về lời giải đúng. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 nhận diện được kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng. Bài 2: Tìm phần kết của câu chuyện sau. . . - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. * HS M3+M4 nhận diện được các cách kết bài, viết được kết bài theo 2 cách đó.
4. HĐ vận dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - 5 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. - HS trao đổi, trả lời câu hỏi theo nhóm 4. + Cách a: là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa. + Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện. - Lắng nghe. Nhóm 2- Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng truyện. Đáp án: Kết bài của hai bài “Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” là hai kết bài không mở rộng. Cá nhân- Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu. - Tự làm bài vào vở. - Đọc bài, sửa lỗi (nếu có).VD: * Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng. * An – đrây – ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất thương ông. Em đã trung thực, nghiệm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Ghi nhớ 2 cách KB và vận dụng khi làm bài - Tìm một số câu chuyện đã học trong sách giáo khoa có kiểu kết bài không mở rộng và viết lại theo kiểu KBMR |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
THỰC HÀNH THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu
2. Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
*Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương.
+ Mẫu khâu, thêu đã học.
- HS: Bộ ĐD KT lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - GV kiểm tra đồ dùng của HS |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học - GV yêu cầu nhắc lại các mũi khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích. - GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. - GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như: + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên… HĐ3: GV đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Đánh giá kết quả làm việc. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân + Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu.. . . - Trước khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác.. . - HS lắng nghe - Mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. - HS thực hành làm sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - Chọn s/p đẹp trưng bày trước lớp - Vận dụng cắt, khâu, thêu trong các trang phục hàng ngày - Tiếp tục tạo sản phẩm mới, đẹp từ các kiến thức đã học. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép nhân với số có ba chữ số và vận dụng giải được các bài toán liên quan.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu nhóm
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3p) - Đặt tính rồi tính: 258 x 203 - GV nhận xét, đánh giá chung |
- TBHT điều hành lớp làm bài, nhận xét 258 x 203 774 000 1516 152374
|
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 * Cách tiến hành: Cá nhân –Lớp |
|
- GV viết lại phép nhân ở phần bài cũ lên bảng. (giữ kết quả HS thực hiện) 258 x 203 = * Ta có: 258 x 203 774 000 1516 152374 + Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 + Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? - Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 258 x 203 774 1516 152374 + Cần lưu ý gì khi viết tích riêng thứ ba ? - Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. * Chú ý giúp đỡ hs M1+M2 |
+ Tích riêng thứ hai toàn gồm những chữ số 0. + Không, vì bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. - HS quan sát, lắng nghe + Khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. - HS thực hiện cá nhân vào nháp |
3. HĐ thực hành (18 phút) * Mục tiêu: HS thực hiện nhân thành thạo với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Vận dụng giải toán * Cách tiến hành |
|
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. Với phần b có thể y/c HS vận dụng tính chất giao hoán để viết 308 x 563 = 563 x 308 để đặt tính và tính cho ngắn gọn - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính... Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Nhận xét, chốt kết quả. Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Lưu ý HS có thể giải cách ngắn gọn hơn
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp. - Thực hiện theo YC của GV - HS làm cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đ/a: phần a 523 x 305 2615 1569 159515 - HS làm cá nhân – Chia sẻ trước lớp Đ/a: - Hai cách thực hiện đầu là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng. - HS làm vào vở Tự học - Chia sẻ lớp Bài giải Một con gà ăn trong 10 ngày hết số thức ăn là: 104 x 10 = 1040 (g) 375 con gà ăn trong 10 ngày hết số thức ăn là: 375 x 1040 = 390 000 (g) Đổi : 390 000 g = 390 kg Đáp số: 390 kg - Làm các bài tập trong VBT * Bài tập PTNL HS:(M3+M4) 1. Tính giá trị biểu thức sau: a. 458 x 105 + 324 x 105 b. 457 x 207 - 207 x 386 |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1, 2 phần nhận xét.
+ Bảng phụ viết bài tập 1 luyện tập.
+ Bảng nhóm.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) + Tính từ là gì? Lấy VD về tính từ. + Đặt câu có chứa tính từ - Dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...VD: xanh, cao, thấp,... - HS nối tiếp đặt câu |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: |
|
a. Nhận xét Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi. + Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy? - GV: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh, hoặc từ láy: trăng trắng từ tính từ trắng đã cho ban đầu. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời. + Trong các câu dưới đây, ý nghĩa của mức độ được thể hiện bằng những cách nào? + Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất?
b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. |
Nhóm 2- Lớp - HS đọc thành tiếng. - HS thảo luận cặp đôi để tìm câu trả lời a/. Tờ giấy màu trắng: Mức độ trắng bình thường. b/. Tờ giấy màu trăng trắng: mức độ trắng ít. c/. Tờ giấy màu trắng tinh: mức độ trắng phau. + Ở mức độ trắng trung bình thì dùng tính từ trắng. Ở mức độ ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh. - Lắng nghe. - HS đọc thành tiếng. - 2 HS thảo luân nhóm bàn trao đổi và trả lời - Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng= rất trắng. + Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất. - Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. + Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. + Thêm các từ: rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ. + Tạo ra phép so sánh. - 2 HS đọc thành tiếng. - HS M3, M4 lấy VD về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. |
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Tìm những từ biểu thị mức độ. . . - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 - Cho HS hiểu thêm về vẻ đẹp của hoa cà phê để giáo dục tình yêu với các loài cây, tình yêu quê hương, đất nước Bài 2: Hãy tìm những từ. . . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. + Có những cách nào để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? Bài 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ em. . . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự đặt câu sau đó đọc trước lớp. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho hoàn chỉnh. * Hs M3+M4 đặt câu với tính từ vừa tìm được có sử dụng các biệ pháp so sánh, nhân hóa. 4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: Thứ tự từ cần tìm: thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. Nhóm 4- Lớp - HS thảo luận nhóm 4- Chia sẻ lớp Đ/a: VD về từ "đỏ" - Cách1 : (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn… - Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng, - Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, … - HS trả lời để củng cố bài học Cá nhân –Lớp - HS nối tiếp đặt câu, chia sẻ trước lớp VD: + Mẹ về làm em vui quá! + Mũi chú hề đỏ chót. + Bầu trời cao vút. + Em rất vui mừng khi được cô giáo khen.
- Ghi nhớ các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và vận dụng khi viết văn. - Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: trắng, đen. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
2. Kĩ năng
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: chuẩn bị bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện.
- HS: Vở BT, SGK
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành:(30p) *Mục tiêu: - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ * Cách tiến hành: Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. |
|
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. - GV gạch chân dưới các từ quan trọng. - Gọi HS nêu lại cấu tạo 3 phần bài văn kể chuyện, các cách mở bài, các cách kết bài. - GV đưa bảng phụ có dàn ý - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Theo dõi và nhắc nhở. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 - Hs M3+M4 viết bài văn giàu hình ảnh, sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh. - Thu, nhận xét chung về tinh thần làm bài 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
-HS đọc đề. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. - HS nêu: Cấu tạo 3 phần (Mở đầu, diễn biến, kết thúc) + 2 cách MB: Trực tiếp và gián tiếp + 2 cách KB: Mở rộng và không mở rộng - HS đọc lại dàn ý - HS làm bài. - HS nộp bài. - Nêu lại cấu tạo bài văn kể chuyện - Suy nghĩ về các tính tiết sáng tạo trong câu chuyện để ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho tiết trả bài |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…
- Nắm được quy trình sản xuất nước sạch
2. Kĩ năng
- Thực hành lọc nước
3. Phẩm chất
- Biết sử dụng nước sạch, đun sôi nước để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* BVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 56, 57 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+ Nêu những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước? + Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Do xả rác, phân nước thải bừa bãi... + Là nơi vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loaị như dịch tả,... |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Biết một số cách làm sạch nước. Thực hiện lọc nước mức độ đơn giản. Nắm được quy trình sản xuất nước sạch * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước: 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
+ Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào? * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi nước. Tác dụng của việc lọc nước: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. + Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. Tuy nhiên, chất này thường làm cho nước có mùi hắc. + Đun nước cho tới khi sôi, để thêm 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. HĐ2: Thực hành lọc nước: - GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm + Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?
+ Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?
+ Than bột có tác dụng gì?
+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì? ** Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. HĐ3: Tìm hiểu qui trình sản xuất nước sạch: - GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2: Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông, … đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt. * Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. HĐ4: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. + Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa?Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?
3. HĐ ứng dụng (1p) + Nêu cách cách đề bảo vệ nguồn nước? 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Lớp **Những cách làm sạch nước là: + Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. Dùng bình lọc nước. Dùng bông lót ở phễu để lọc. Dùng nước vôi trong. Dùng phèn chua. Dùng than củi. Đun sôi nước. + Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. - HS lắng nghe. Nhóm 4 - Lớp - HS đọc nội dung SGK - HS thực hành theo hướng dẫn SGK. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,.. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. + Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. + Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi. + Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước. + Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước. - HS lắng nghe. Nhóm 2 – Lớp - HS quan sát tranh SGK, nêu quy trình sản xuất nước sạch - HS quan sát, lắng nghe.
Cá nhân – Lớp + Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. + Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. - HS nêu - Tìm hiểu về cách lọc nước giếng khoan ở một số hộ gia đình. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 64: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phép nhân với số có 2, 3 chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 5 (a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||
1.Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||||||
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. * Cách tiến hành: |
||||||||||
Bài 1: Tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai, ba chữ số. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Chốt đáp án.
+ Dựa vào tính chất nào ta tính được thuận tiện?
Bài 5a (HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Chữa một số bài, nhận xét chung.
Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tính giá trị biểu thức, nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 - Củng cố cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đáp án:
345 237 403 200 24 346 69000 948 2418 474 1612 5688 1209
139438 - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm theo cặp đôi – Chia sẻ lớp a. 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12+ 18) = 142 x 30 = 4260 b. 49 x 365- 39 x 365 = (49 – 29) x 365 = 10 x 365 = 3650 c. 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18 = 100 x 18 = 180 + Dựa vào tính chất nhân một số với một tổng (hiệu) - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a)Với a = 12cm, b = 5cm thì: S = 12 x 5 = 60 (cm2) Với a = 12cm, b = 5cm thì: S = 15 x 10 = 150 (cm2) b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là: a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x (a x b)= 2 x S Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần. - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bải 2: Đáp án: a. 95 + 11 x 206 = 95 + 2266 = 2361 b. 95 x 11 + 206 = 1045 + 206 = 1251 c. 95 x 11 x 206 = 1045 x 206 = 215 270 Bài 4: Bài giải Nhà trường phải trả số tiền là: 32 x 8 x 3500 = 896 000 (đồng) Đáp số: 896 000 đồng - Ghi nhớ các KT được luyện tập trong tiết học BT PTNL: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a. 245 x 11 + 11 x 365 b. 78 x 75 + 78 x 89 + 75 x 123 c. 2 x 250 x 50 x 8 |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì, bền bỉ, chăm học.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
+ Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp-xki.
+ Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán? + Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài - Cho HS quan sát tranh nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki. |
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Vì thầy giáo chỉ cho cậu vẽ trvận
+ Ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều tác phẩm hội hoạ xuất sắc. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hvận, ca ngợi, khâm phục. + Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy quan gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục… - GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
- Cho HS quan sát tranh khinh khí cầu |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 4 đoạn + Đoạn 1: Từ nhỏ … đến vẫn bay được. + Đoạn 2: Để tìm điều … đến tiết kiệm thôi. + Đoạn 3: Đúng là … đến các vì sao + Đoạn 4: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt, nảy ra, pháo thăng thiên,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm + Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki? + Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện. + Nêu nội dung chính của bài.
|
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời. + Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-côp-xki tìm cách bay vào không trung. - Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki. + Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần. + Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. + Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. *Ước mơ của Xi-ôn-côp-xki. *Người chinh phục các vì sao. *Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. *Quyết tâm chinh phục bầu trời. Nội dung: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-côp-xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. - HS ghi nội dung bài vào vở |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 1+2 của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1+2, lưu ý phân biệt lời các nhân vật. - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Em học được điều gì Xi-ôn-cốp-xki? - Liên hệ giáo dục: ý chí bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Nêu các tấm gương về những người bền bỉ theo đuổi ước mơ mà em biết trong cuộc sống. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO- CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2a, BT3a phân biệt l/n
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
|
2. Khám phá: chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Đoạn văn viết về ai?
+ Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì theo đuổi ước mơ như thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Đoạn văn viết về nhà bác học người Nga Xi-ôn-côp-xki. + ....đọc không biết bao nhiêu là sách, hì hục làm thí nghiệm hàng trăm lần, tiết kiệm tiền mua sách và dụng cụ thí nghiệm. - HS nêu từ khó viết: Xi-ôn-côp-xki, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm,… - Viết từ khó vào vở nháp |
3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
5. Thực hành(5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: Tìm các từ láy - GV tổ chức trò chơi Tiếp sức giữa các tổ
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS Bài 3a
6. Hoạt động vận dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV Đáp án: Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: Lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu…. -Có hai tiếng bắt đầu bằng n: Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, no nê, non nớt, nõn nà, nông nổi, náo nức, nô nức, - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án: a. nản chí b. lí tưởng c. lạc đường - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Đặt câu với 1 từ láy em tìm được ở bài 2a. |
CHIẾC ÁO BÚP BÊ ( Hướng dẫn HS viết ở nhà)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2a, BT3a phân biệt s/x
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
|
2. Khám phá: Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp, cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm. - HS nêu từ khó viết: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nẹp áo - Viết từ khó vào vở nháp |
Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
3. Luyện tập: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: Điền vào ô trống
Bài 3a - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức giữa 3 tổ
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân – chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lóp Đáp án: xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, sướng, sợ - Tham gia chơi dưới sự điều hành của GV Đáp án: + Các tính từ chứa x: xấu xí, xấu xa, xanh, xa, xúm xít, xinh xinh,.... + Các tính từ chứa s: sắc, san sát, sáng suốt, sáng sủa, .... - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Đặt câu với 1 tinh từ em tìm được ở bài 3a. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
NgưỜi dân Ở đỒng bẰng BẮc BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
2. Kĩ năng
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,...
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
* HS năng khiếu: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc.
* GD SDNLTK &HQ: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ
- HS: SGK, tranh, ảnh
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p) + ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên. + Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ?
- GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điêu hành lớp trả lời, nhận xét + Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. + Đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng uốn lượn quanh co.
|
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
Hoạt động: Chủ nhân của đồng bằng: - GV cho HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? + Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc gì? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo các câu hỏi sau: + Làng của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà). + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?). Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? + Làng Việt cổ có đặc điểm gì? + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? ***GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ, một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó. Ví dụ: Trong một năm, ĐB Bắc Bộ có 2 mùa hạ và đông khác nhau, thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa hạ, đông là mùa xuân và thu. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng ; mùa hạ nóng,có gió mát từ biển thổi vào. Vì vậy, người dân thường làm nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớn) làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão… HĐ 2: Trang phục và lễ hội - GV cho HS dựa vào hình 2, 3, 4 và kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau: + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ.
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? + Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ? - Nêu bài học 3. Hoạt động vận dụng (1p) Liên hệ GD SDTKNL: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vì vậy cần có ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Nhóm 2 - Lớp
+ ĐB Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. + Chủ yếu là người Kinh. - HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp + Làng với nhiều nhà quây quần bên nhau. + Nhà được xây chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao. . . .
+ Làng Việt cổ thường có luỹ tre bao bọc. Mỗi làng thường có. . . + Ngày nay, nhà ở và làng của của người dân Bắc Bộ có nhiều thay đổi. . .
Nhóm 4 – Lớp + Nam mặc quần trắng, áo dài the, khăn xếp màu đen. Nữ mặc váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tượng (khăn lụa dài) chít khăn mỏ quạ. + Vào mùa xuân, để cầu cho một năm mới được mạnh khoẻ, bội thu,. . + Hoạt động tế lễ,vui chơi, giải trí (đấu cờ người, thi nấu cơm,. . .) + Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,. . - HS nối tiếp đọc ghi nhớ - HS nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng, BVMT như: + Tiết kiệm than, điện... + Có hệ thống xử lí khói thải... - Sưu tầm và triển lãm các tranh ảnh về người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
2. Kĩ năng:
- HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện mà mình đã nghe, đã đọc về 1 người có ý chí, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống
- Biết trao đổi với bạn để nắm được ý nghĩa câu chuyện
3. Phẩm chất
- GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Sưu tầm các truyện có nội dung nói về một người có nghị lực.
- HS: SGK, câu chuyện
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Khám phá: Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(8p) * Mục tiêu: Chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|
* Hướng dẫn HS kể chuyện: Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực. - Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét, tránh HS lạc đề về người có ước mơ đẹp. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK
|
- HS đọc đề. - HS phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có ý chí, nghị lực. - Lần lượt HS giới thiệu truyện. + Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay. + Bạch Thái Bưởi trong câu chuyện vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. + Lê Duy Vận trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực. + Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước. + Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi. + Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu. |
3 . Thực hành 15- 20p) * Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp |
|
a/. Kể chuyện theo cặp: * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. Gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí nghị lực của nhân vật. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. + Ý nghĩa câu chuyện: * Giúp đỡ hs M1+M2 4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. - HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 61: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết chia một tổng cho một số.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia một tổng cho một số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|
*. So sánh giá trị của biểu thức - Ghi lên bảng hai biểu thức: (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên + Giá trị của hai biểu thức (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 như thế nào so với nhau? - Vậy ta có thể viết: (35 + 21): 7 = 35: 7 + 21: 7 *Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số + BT (35 + 21): 7 có dạng thế nào? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức. 35 : 7 + 21: 7 ?
+ Nêu từng thương trong biểu thức này.
+ 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7 + Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21): 7 ? + Qua hai biểu thức trên, em hãy rút ra công thức tính và qui tắc?
|
- HS đọc biểu thức - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp (35 + 21): 7 và 35: 7 + 21: 7 = 56: 7 = 8 = 5 + 3 = 8 + Bằng nhau. (đều bằng 8) - HS đọc biểu thức. + Có dạng là một tổng chia cho một số.
+ Biểu thức là tổng của hai thương
+ Thương thứ nhất là 35: 7, thương thứ hai là 21: 7 +Là các số hạng của tổng (35 + 21).
+ 7 là số chia. Công thức: (a + b): c = a: c+ b: c - HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại. - HS lấy VD về cách thực hiện chia 1 tổng cho 1 số. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. * Cách tiến hành |
|
Bài 1a: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. - Củng cố tính chất chia một tổng cho một số. Bài 1b - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. Bài 2: Tính bằng hai cách (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án, củng cố tính chất chia một hiệu cho một số. Bài 3: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 - chia sẻ lớp Đ/a: (15 + 35): 5 (80 + 40): 4 = 50: 5 = 10 = 120: 4 = 30 (15 + 35): 5 (80 + 40): 4 = 15: 5 + 35: 5 = 80: 4 + 40: 4 = 3 + 7 = 10 = 20 + 10 = 30 Đ/a: 18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = 3+ 4 = 7 = 20+ 3 = 23 18: 6 + 24: 6 60: 3 + 9 : 3 = (18 + 24): 6 = (60 + 9): 3 = 42 : 6 = 7 = 69: 3 = 23 - Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a. (27 – 18): 3 b. (64 – 32): 8 = 9 : 3 = 3 = 32: 8 = 4 (27 – 18): 3 (64 – 32): 8 = 27: 3 – 18: 3 = 64: 8 – 32 – 8 = 9 – 6 = 3 = 8 – 4 = 4
- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Lớp 4A chia được số nhóm là: Lớp 4B chia được số nhóm là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Tất cả có số nhóm là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đ/s: 15 nhóm - Ghi nhớ cách chia một tổng cho một số - Giải BT 3 bằng cách khác |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người;
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (3p)
+ Có mấy cách để biểu thị mức độ của đăc điểm, tính chất?
+ Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất sau: trắng, xấu. - GV nhận xet, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp nhận xét, trả lời + Có 3 cách: thêm vào trước tính từ các từ: rất, quá ,lắm; tạo từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho; sử dụng phép so sánh. + rất trắng, quá xấu, trăng trắng, xấu xí, xấu như ma, trắng như vôi,.... |
|
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
Bài 1: Bài 1: Tìm các từ: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV phát phiếu học tập - Kết luận, chốt đáp án, cùng HS giải nghĩa một số từ: quyết chí, kiên nhẫn, gian truân, thách thức (sử dụng từ điển) * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên. * Giúp đõ hs M1+M2 đặt câu hoàn chỉnh. - Chốt lại hình thức và nội dung của câu Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? + Bằng cách nào em biết được người đó? - Gọi HS trình bày đoạn văn. - GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2-Chia sẻ lớp - 1 HS đọc Đ/a: a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,… b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai,… Cá nhân –Chia sẻ lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - Hs tự hoàn thành bài tập sau đó đọc từng câu.- HS khác nhận xét VD: + Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. + Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. Cá nhân-Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu: Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. +một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. * Đó là bác hàng xóm nhà em. *Đó chính là ông nội em. *Em biết khi xem ti vi. *Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. - HS viết bài và đọc trước lớp - Lớp nhận xét, chữa bài. - Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm - Tìm thêm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 129/SGK (phóng to)
+ Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong lớp, trường.
+ Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + Hs đọc bài “ Người tìm đường. . . ” + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ô- cốp- xki thành công là gì?
- GV dẫn vào bài mới |
- 1 HS đọc + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời. + Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cáo Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm rèn chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hvận ca ngợi sảng khoái. - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Thuở đi học…đến xin sẵn lòng. + Đoạn 2: Lá đơn viết…đến sau cho đẹp + Đoạn 3: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (oan uổng, lĩ lẽ, rõ ràng, luyện viết,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng kết hợp đọc câu dài: Thưở còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay / vẫn bị thầy cho điểm kém. - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND bài Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát, trả lời được các câu hỏi trong SGK * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
+ Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát ân hận?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? + Theo em nguyên nhân nào khiến ông Cao Bá Quát nổi danh là văn hay, chữ tốt?
- Nội dung của bài? |
- 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay. + Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan. + Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cvận cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời. + Ông là người rất kiên trì, nhẫn nại khi làm việc. + Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ. - Nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. - HS ghi lại nội dung bài vào vở |
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - Yêu cầu đọc phân vai đoạn 1 - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Em học được điều gì từ Cao Bá Quát? - Liên hệ, giáo dục ý chí rèn chữ viết và ý chí kiên trì. 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS liên hệ - Sưu tầm và kể các câu chuyện về Cao Bá Quát. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện);
2. Kĩ năng
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
- HS: SGK, truyện đọc lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành:(30p) *Mục tiêu: Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện. Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Cho 3 đề bài sau:... - Gọi HS đọc yêu cầu. + Đề nào trong các đề bài trên thuộc loại văn KC? Vì sao? + Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết? * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 - Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm về đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa… của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2, 3: - Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn. a/. Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. - GV treo bảng phụ. Văn kể chuyện
Nhân vật
Cốt truyện
b/.Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3. - Nhận xét. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. + Đề2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó. + Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. + Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. - Lắng nghe. - HS nói đề tài mình chọn. - 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật. + Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá. + Hành động, lời nói, suy nghĩ…của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. + Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. - Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng) - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Hỏi và trả lời về nội dung truyện - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Kể thêm câu chuyện ở đề tài bài tập 2 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
-HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||
1. Khởi động (5p) - Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
|||||
* Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia 128 472: 6 - GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện phép chia. + Vậy chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? + Nêu các bước chia + Phép chia 128 472: 6 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. Phép chia 230 859: 5 + Phép chia 230 859: 5 là phép chia hết hay phép chia có dư? + Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì? - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính |
- HS thực hành chia cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp chia như SGK. 128472 6 08 21412 24 07 12 0 + Chia theo thứ tự từ phải sang trái - HS nêu + Phép chia hết - HS đặt tính và thực hiện phép chia. – Chia sẻ lớp 230859 5 30 46171 08 35 09 4 Vậy 230 859: 5 = 46 171 (dư 4) + Là phép chia có số dư là 4.
+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
|
||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).và vận dụng giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp |
|||||
Bài 1(dòng 1, 2) HSNK có thể hoàn thành cả bài. - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số. Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. - Cho HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, đánh giá một số bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án 278157 3 158735 3 08 92719 08 52911 21 27 05 03 27 05 0 2 304968 4 24 76242 09 16 08 0
- Thực hiện theo YC của GV. Bài giải Số lít xăng có trong mỗi bể là 128610: 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít - HS làm bài vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Ta có: 187 250 : 8 = 23 406 (dư 2) Vậy có thể xếp được nhiều nhất vào 23 406 hộp và còn thừa 2 cái áo Đ/s: 23 406 hộp, thừa 2 cái áo - Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 1 chữ số. - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải. |
||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về bảng đơn vị đo khối lượng, cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích; nhân với số có 2 chữ số, 3 chữ số.
2. Kĩ năng
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích.Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Củng cố cách đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích, mối liên hệ giữa các * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2(dòng 1) (HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS. - Củng cố cách nhân với số có 2, 3 chữ số, thứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức. * Giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Củng cố cách tính thuận tiện, lưu ý áp dụng các tính chất: giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu). * Yêu cầu Hs M3+M4 thực hiện tốt cách nhân thuận tiện Bài 4 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đ/a: a. 10kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ 50 kg = 5 yến 300 kg = 3 tạ 80 kg = 8 yến 1200 kg = 12 tạ b. 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn 15 000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn c. 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2 800 cm2 = 8 dm2 900 dm2 = 9 m2 1700 cm2 = 17m2; 1000 dm2 = 10 m2 - HS làm cá nhân vào vở - Chia sẻ lớp - 3 em lên bảng, lớp làm bảng con. Đ/a: 268 x 235 = 62 980 475 x 205 = 97375 45 x 12 + 8= 540 + 8 = 548 - HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a) 2 x 39 x 5 b) 302 x 16 + 302 x 4 = (2 x 5) x 39 = 302 x (16 + 4) = 10 x 39 = 302 x 20 = 390 = 6 040 c) 769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85 – 75) = 769 x 10 = 7 690
- HS làm vảo vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 4: Bài giải Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút 1phút cả hai vòi nước cùng chảy được: 25 + 15 = 40 (l) Sau 75 phút cả hai vòi nước chảy được: 40 x 75 = 3000 (l) Đ/ s: 3000 lít nước Bài 5: a) S = a x a b) Với a = 25m thì S = 25 x 25 = 625 m2 c. 2 x 250 x 50 x 8 - Ghi nhớ các KT đã ôn tập - Giải bài 4 bằng cách 2 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 12
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 12
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 13
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Lớp trưởng và các tổ Trưởng chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 tổTrưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
- HS tiếp tục tham gia các vòng thi Trạng nguyên TV và IOE đến 16/12 thi cấp trường
- Tiếp tục rèn luyện VSCĐ và viết chữ đẹp thi cấp trường vào tháng 12
- Tiếp tục BDHS NK và phụ đạo HS còn hạn chế trong lớp
- Tiếp tục thực hiện phòng chống dịch, thực hiện tốt 5k
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.