Khối 4
Kế hoạch bài dạy tuần 13 lớp 4/2
TUẦN 13
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2021
SINH HOẠT CHÀO CỜ
............................................................
TOÁN
Tiết 68: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố KT về chia cho số có 1 chữ số, bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép chia cho số có 1 chữ số.
- Giải tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố cách chia 1 tổng cho 1 số.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 4a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu nhóm
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3p) - GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
|
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: - HS thực hiện thành thạo phép chia cho số có 1 chữ số. - Giải tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Củng cố cách chia 1 tổng cho 1 số * Cách tiến hành: Cá nhân –Lớp |
|
- Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án, củng cố cách đặt tính và tính + Các phép chia nào là phép chia hết, các phép chia nào là phép chia có dư? Số dư có đặc điểm gì? Bài 2a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
Bài 4a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Củng cố cách chia một tổng cho 1 số Bài 3: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Đáp án: 67497 7 42789 5 44 27 29 9642 28 8557 17 39 3 4 359361 9 238057 8 89 78 83 39929 60 29757 26 45 81 57 0 1 +.............số dư bé hơn số chia - Cá nhân – Chia sẻ lớp + Số bé = (Tổng _ Hiệu): 2 + Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Đáp án: a) Số bé là: (42506- 18472): 2 = 12017 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489 b) SB: 26 304 SL: 111 591 - Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Đáp án: a)C1: (33164 + 28528): 4 = 61692 : 4 = 15423 C2: 33164: 4+ 28528: 4 = 8291 + 7132 = 15423 - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải 3 toa đầu chở số kg hàng là: 14 580 x 3 = 43 740 (kg) 6 toa sau chở số kg hàng là: 13 275 x 6 = 81450 (kg) TB mỗi toa chở số kg hàng là: (43 740 + 81 450) : (3 + 6) = 20 865 (kg) Đ/s: 20 865 kg hàng - Ghi nhớ các KT trong tiết học - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì, bền bỉ.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) - Đọc bài Văn hay chữ tốt + Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Nêu ý nghĩa bài học
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài và chủ điểm Tiếng sáo diều |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù có hay thầy vẫn cho điểm kém. + 1 HS nêu ý nghĩa bài học |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. - GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
- Giải thích về tục nặn tò he bằng bột vào các ngày Tết trung thu xưa. |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Tết Trung thu … đi chăn trâu + Đoạn 2: Cu Chắt … lọ thủy tinh. + Đoạn 3: Còn một mình … đến hết. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kĩ sĩ, mái lầu son, nắp tráp chái bếp đống rấm, ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm + Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau? - Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy. + Đoạn 1 cho em biết điều gì? + Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Ý chính của đoạn 2?
+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Chúng ta thấy sự thay đổi phẩm chất của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. + Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? - Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống. + Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
|
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cu Chắt có các đồ chơi: một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh,một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. + Chàng kị sĩ, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu. - Lắng nghe.
- Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt. + Cu Chắt cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng + Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. - Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột + Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. + Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét, chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm + Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú là nhát / Vì chú muốn đuợc xông pha, làm nhiều việc có ích.
- Lắng nghe + Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho: Gian khổ và thử thách, con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
- Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung. Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. - HS ghi lại nội dung bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và phân vai đoạn số 3 của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc phân vai đoạn 3, lưu ý phân biệt lời các nhân vật. - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) + Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất Nung? - Liên hệ giáo dục: kiên trì, bền bỉ trải qua thử thách để học được những bài học hay 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc theo nhóm - Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Tìm đọc toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung của nhà văn Nguyễn Kiên |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢOVỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
3. Phẩm chất
- Giáo dục lòng hiếu thảo
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
*KNS: - Xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu
- Lắng nghe lời dạy của ông bà cha mẹ
- Thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1.Khởi động: (5p) - Lớp hát bài: Cả nhà thương nhau |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2.Hình thành KT mới (15p) * Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
||
HĐ1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19: - GV chia 2 nhóm lớn và giao nhiệm vụ cho từng nhóm òNhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. òNhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách vận xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. * KL: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. HĐ2: Những việc làm cụ thể thể hiện lòng hiếu thảo (BT4- T/20) - GV nêu yêu cầu bài tập 4. + Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 5 và 6 - T/20) - GV mời HS trình bày trước lớp. - GV kết luận chung: + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. + Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 3. HĐ vận dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 – Lớp - HS nhóm lớn chia thành nhóm nhỏ, hoạt động nhóm, đóng vai. - Các nhóm thảo luận ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận và nhận xét về cách vận xử - HS tham gia đóng vai trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét về cách vận xử. - Lắng nghe. Nhóm 2- Lớp - HS thảo luận theo nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp Cá nhân – Lớp - HS hoạt động cá nhân trình bày. - Lớp nhận xét. - Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - Xây dựng 1 kịch bản thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
Nhà TrẦn và viỆc đẮp đê
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng
- Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự phát triển nông nghiệp.
- Chỉ trên lược đồ một số con sông miền Bắc
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Cảnh đắp đê dưới thời Trần
+ Lược đồ sông chính Bắc Bộ
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (4p) Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời các câu hỏi sau: + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- Cả lớp hát kết hượp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. + Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái.. . + Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, . |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp |
|
HĐ1: Lí do nhà Trần đắp đê - Yc HS đọc thầm “Thời nhà Trần.. . cha ta” + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. - GV: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Đó là lí di nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê. HĐ2: Nhà Trần đắp đê - Yc HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê” + Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. **KL: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. HĐ3: Tác dụng của việc đắp đê + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - GV nhận xét, kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. 3. Hoạt động ứng dụng (1p). - Liên hệ giáo dục BVMT: Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS đọc thầm” Thời nhà Trần.. . cha ta” + Nông nghiệp.
+ Sông ngòi chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả… + Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng. - Vài HS kể. - Lắng nghe Nhóm 2 – Lớp - HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê” - HS trao đổi nhóm đôi và báo cáo kết quả: + Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê + Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. - Lắng nghe Cá nhân – Lớp + Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. - Lắng nghe + Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều … - Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn …Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên. - Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC- TIẾT KIỆM NƯỚC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS:
-Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
-Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
* BVMT:
- Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: + Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện).
+ Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
- HS: SGK, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy, bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) + Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét + Nước từ trạm bơm đợt 1 đi vào dàn khử sắt, bể lắng=>bể lọc=>sát trùng=>bể chứa=>trạm bơm đợt 2 cung cấp nước cho các hộ gia đình. + Vì đun sôi nước giúp diệt sạch những vi khuẩn có hại |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được các biện pháp bảo vệ nguồn nước. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại gia đình, địa phương * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. - Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao? - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Chốt lại các việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết HĐ2: Cuộc thi “Đội tuyên truyền giỏi: - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm - GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. - GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - GV nhận xét 3. Hoạt động ứng dụng (1p) - Liên hệ: Tại địa phương và gia đình em đã có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp - SH quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận và chia sẻ trước lớp: + Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước. + Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó. + Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước. + Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm. + Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. + Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. - 2 HS đọc Nhóm 6 - Lớp - HS thực hành vẽ tranh cổ động: - Thảo luận tìm đề tài. - Vẽ tranh. - HS liên hệ - Hoàn thành tranh vẽ tuyên truyền, cổ động về bảo vệ nguồn nước. |
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Biết được tại sao cần tiết kiệm nước
2. Kĩ năng
- Thực hành tiết kiệm nước tại lớp, gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tiết kiệm nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: + Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)
* GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
* GDTKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 60, 61 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Giấy vẽ, bút màu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT - 1, 2 HS trả lời |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được cách tiết kiệm nước và lí do cần tiết kiệm nước. Thực hành tiết kiệm nước. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
HĐ1: Nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. + Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? + Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp các nhóm gặp khó khăn. * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước (lồng ghép KNS và tiết kiệm NL) HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? - GV Kết luận, chốt bài học HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm - GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. - GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi các em. * Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp + Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. + Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. + Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí. + Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc. - Lắng nghe Cá nhân – Lớp
+ Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. - Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: + Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. + Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. + Nước sạch không phải tự nhiên mà có. + Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. + Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
Nhóm 6 – Lớp - HS hoạt động theo nhóm. - HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - HS thảo luận và tìm đề tài. - HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm. - Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - Ghi nhớ các biện pháp tiết kiệm nước. - Hoàn thành, trang trí tranh vẽ tuyên truyền tiết kiệm nước. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả)
2. Kĩ năng
- HS biết nhận ra lỗi mắc phải khi viết văn và sửa được lỗi
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác chữa lỗi sai
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nột số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp
- HS: SBT, vở viết văn
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động:(5p) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện. HS biết nhận ra lỗi mắc phải khi viết văn và sửa được lỗi * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp |
||
HĐ1: Nhận xét chung bài làm - Gọi HS đọc lại đề bài. - Nhận xét chung: *Ưu điểm - HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. + Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện) - Diễn đạt câu, ý. + Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần. + Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật. + Chính tả, hình thức trình bày bài văn - GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay. *Khuyết điểm - GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả… + Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. - Lưu ý: Không nêu tên những HS bị mắc các lỗi trên trước lớp. - Trả bài cho HS. HĐ2: Hướng dẫn chữa bài: - Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh. - GV đi giúp đỡ những HS M1+M2. HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt: - GV gọi 1 số HS đọc đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay,… * Tuyên dương hs M3+M4 HĐ4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn: - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. + Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay. + Đoạn văn viết đơn giản, câu văn ngắn. + MB trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp. + KB không mở rộng viết thành KB mở rộng. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- 1 HS đọc: Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu - HS lắng nghe - Lắng nghe - HS nhận bài - HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi. - 3 đến 5 HS đọc. - HS tự chọn đoạn văn cần viết. - Ghi nhớ các lỗi sai và có ý thức không lặp lại các lỗi sai đó - Chia sẻ đoạn văn đã viết lại và nêu được những sáng tạo của mình trong đoạn văn. |
|
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu
2. Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
*Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương.
+ Mẫu khâu, thêu đã học.
- HS: Bộ ĐD KT lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - GV kiểm tra đồ dùng của HS |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
* HĐ 1: HS thực hành - HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn . - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đã học . - GV nhận xét Lưu ý: Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm |
Cá nhân - HS bắt đầu thêu tiếp tục . - Học sinh thực hiện cá nhân -> trao đổi nhóm. - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS thêu xong chuẩn bị trình bày sản phẩm |
* HĐ 2: Trưng bày và đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Cho học sinh đánh giá sản phẩm. - Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo. - Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm vật liệu: Chỉ, vải,... 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp. - Đánh giá, nhận xét - HS nhận xét bài làm của bạn, tuyên dương những bài thêu đẹp - Lắng nghe, ghi nhớ.
- Thực hành cắt, khâu, thêu tại nhà. - Tiếp tục tạo sản phẩm từ cắt, khâu, thêu |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 69: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia một số cho một tích
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Biết vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. Hình thành KT:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia một số cho một tích * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp |
||
- Ghi lên bảng ba biểu thức sau 24: (3 x 2) 24: 3: 2 24: 2: 3 - Cho HS tính giá trị của các biểu thức trên. + Vậy các em hãy so sánh giá trị của ba biểu thức trên? - GV: 24: (3 x 2) = 24: 3: 2 =24: 2 : 3 * Tính chất một số chia cho một tích + Biểu thức 24: (3 x 2) có dạng như thế nào? + Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thé nào? + Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24: (3 x 2) = 4? + 3 và 2 là gì trong biểu thức 24:(3 x 2)? + Dựa vào ví dụ trên, em hãy rút ra qui tắc? |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp + 3 BT đều có giá trị bằng nhau.
+ Có dạng là một số chia cho một tích. + Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24: 6 = 4
+ Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2 (Lấy 24 chia cho 2 rồi chia tiếp cho 3). + Là các thừa số của tích (3 x 2).
+ Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia - HS lấy VD và thực hành chia 1 số cho 1 tích. |
|
3. HĐ thực hành (18 p) * Mục tiêu: Thực hiện chia 1 số cho 1 tích và vận dụng giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành |
||
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích Bài 2: Chuyển mỗi phép tính... - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn bài mẫu. Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Nhận xét, chốt đáp án. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: 50: (2 x 5) 72: (9 x 8) 28: (7 x 2) = 50: 2 : 5 = 72: 9: 8 = 28: 7: 2 = 25 : 5 = 8: 8 = 4: 2 = 5 = 1 = 2 - Nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: 80: 40 150: 50 80: 16 = 80: (10 x4) = 150: (10 x 5) = 80: (4 x 4) = 80: 10: 4 = 150: 10: 5 = 80 : 4: 4 = 8: 4 = 2 = 15: 5 = 5 = 20: 4 = 5 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Giá tiền mỗi quyển vở là: 7 200 : (3 x 2) = 1200 (đồng) Đáp số: 1200 đồng - Ghi nhớ cách chia 1 số cho 1 tích - Giải BT 3 bằng cách khác. |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Xác định được CH trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3).
3. Phẩm chất
- Hs có chú ý hơn trong việc viết văn có đặt câu hỏi.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Giấy khổ to, kẻ sẵn cột ở bài tập 1 và bút dạ.
+ Bảng phụ ghi sẵn đáp án và phần nhận xét.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||||||||||
1. Khởi động (5p)
- Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||||||||||||||||||
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||||
a. Nhận xét Bài 1: - Yêu cầu HS mở SGK/125 đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
Bài 2, 3: + Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
+ Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
+ Câu hỏi dùng để làm gì?
+ Câu hỏi dùng để hỏi ai? - Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu.
b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. |
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - Mở SGK đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi. - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án: 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? 2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghịêm như thế? Nhóm 2- Chia sẻ lớp + Câu hỏi 1 của Xi- ô- cốp- xki tự hỏi mình. + Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi- ô- cốp- xki. + Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào? + Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết. + Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình. - Đọc và lắng nghe.
- HS lấy VD câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình |
|||||||||||||||||||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Xác định được CH trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt CH để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3). * Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||||
Bài 1: Tìm câu hỏi trong bài “ Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay”. - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập. - Kết luận về lời giải đúng.
|
- 1 HS đọc - HS làm nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp |
|||||||||||||||||||||
TT |
Câu hỏi |
Câu hỏi của ai |
Để hỏi ai |
Từ nghi vấn |
||||||||||||||||||
1 |
Bài thưa chuyện với mẹ Con vừa bảo gì? Ai xui con thế? |
Câu hỏi của mẹ. Câu hỏi của mẹ. |
HỏiCương Hỏi Cương |
gì thế |
||||||||||||||||||
2 |
Bài hai bàn tay Anh có yêu nước không?
Anh có thể giữ bí mật không? Anh có muốn đi với tôi không? Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền? Anh sẽ đi với tôi chứ? |
Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Hồ. Câu hỏi của Bác Lê. Câu hỏi của Bác Hồ. |
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Lê.
Hỏi bác Hồ.
Hỏi bác Lê. |
có … không có … không có … không đâu
chứ. |
||||||||||||||||||
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. - Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi – đáp mẫu hoặc GV hỏi – 1 HS trả lời. + Về nhà bà cụ làm gì?
+ Bà cụ kể lại chuyện gì?
+ Vì sao Cao Bá Quát ân hận? - Yêu cầu HS thực hành hỏi – đáp theo cặp. - Gọi HS trình bày trước lớp. - Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự đặt câu. - Gọi HS đọc câu mình đặt, HS khác theo dõi, nhận xét. - Nhận xét khen HS đặt câu hay, hỏi đúng ngữ điệu. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt và trình bày câu hỏi đúng đặc điểm. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập. - Đọc thầm câu văn. - 2 HS thực hành hoặc 1 HS thực hành cùng GV. + Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe. + Bà cụ lể lại chuyện bị quan sai lính đuổi ra khỏi huyện đường. + Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu nên bà cụ bị đuổi ra khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức. - 2 HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi. - 3 đến 5 cặp HS trình bày. - Lắng nghe. Cá nhân - Chia sẻ lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu. - HS tự đặt câu, sau đó lần lượt nói câu của mình. + Mình để bút ở đâu nhỉ? + Quyển sách Toán của mình đâu rồi nhỉ? + Cô này trông quen quá, hình như mình đã gặp ở đâu rồi nhỉ? + Tại sao bài này mình lại quên cách làm được nhỉ? - Ghi nhớ hình thức và tác dụng của câu hỏi. - Tìm các đoạn văn, thơ, truyện trong sách có chứa câu hỏi và cho biết câu hỏi đó dùng làm gì. |
|||||||||||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
BÚP BÊ CỦA AI?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi.
2. Kĩ năng:
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê (BT2).
3. Phẩm chất
- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK, trang 138 (phóng to nếu có điều kiện)
- HS: SGK, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ nghe kể: * Mục tiêu: HS nghe kể, nhớ được nội dung câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|
GV kể chuyện: - GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. - Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. - Lời lật đật: oán trách. - Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. - Lời cô bé: dịu dàng, ân cần. - GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. |
- HS lắng nghe, phân biệt, nhận biết lời các nhân vật - GV lắng nghe, quan sát tranh |
3. Thực hành kể chuyện – Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:(15- 20p) * Mục tiêu: Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1). Bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê (BT2). * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp |
|
a. Viết lời thuyết minh - Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. - Nhận xét, sửa lời thuyết minh. b. Kể chuyện bằng lời của búp bê. + Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào? + Khi kể phải xưng hô như thế nào? - Gọi 1 HS kể mẫu trước lớp. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. *Giúp đỡ hs M1+M2 kể được câu truyện. Hs M3+M4 kể được lưu lát lời kể của búp bê. c.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện muốn nói tới các em điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án: - Tranh 1: Búp bê bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Tranh 2: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị cóng lạnh, tủi thân khóc. Tranh 3: Đêm tối, không có váy áo, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố. Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô. Tranh 5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê. Tranh 6: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới. Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp + Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện. + Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em. - Lắng nghe. Tôi là một con búp bê rất đáng yêu. Lúc đầu, tôi ở nhà chị Nga. Chị Nga ham chơi, chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi, đòi bằng được mẹ mua tôi. Nhưng ít lâu sau, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác. Chúng tôi ai cũng bị bụi bám đầy người, rất bẩn. - HS kể cá nhân – Chia sẻ nhóm – Cử đại diện kể trước lớp - HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất. + Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi + Đồ chơi cũng là một bạn tốt của mỗi chúng ta. + Búp bê cũng biết suy nghĩ,hãy biết quý trọng tình bạn của nó. + Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng … - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Kể lại câu chuyện bằng lời của Nga |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Biết được tại sao cần tiết kiệm nước
2. Kĩ năng
- Thực hành tiết kiệm nước tại lớp, gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tiết kiệm nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: + Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)
* GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
* GDTKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 60, 61 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Giấy vẽ, bút màu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT - 1, 2 HS trả lời |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được cách tiết kiệm nước và lí do cần tiết kiệm nước. Thực hành tiết kiệm nước. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
HĐ1: Nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. + Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? + Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp các nhóm gặp khó khăn. * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước (lồng ghép KNS và tiết kiệm NL) HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? - GV Kết luận, chốt bài học HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm - GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. - GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi các em. * Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp + Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. + Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. + Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí. + Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc. - Lắng nghe Cá nhân – Lớp
+ Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. - Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: + Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. + Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. + Nước sạch không phải tự nhiên mà có. + Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. + Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
Nhóm 6 – Lớp - HS hoạt động theo nhóm. - HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - HS thảo luận và tìm đề tài. - HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm. - Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - Ghi nhớ các biện pháp tiết kiệm nước. - Hoàn thành, trang trí tranh vẽ tuyên truyền tiết kiệm nước. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia một tích cho một số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động:(5p) Trò chơi: Ai nhanh ai đúng? 12 : 4 + 20 : 4 = 35 : 7 - 21 : 7 = 60 : 3 + 9 : 3 = 18 : 6 + 24 : 6 = - GV tổng kết trò chơi - GV dẫn vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV |
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia một tích cho một số * Cách tiến hành: |
|
- GV viết lên bảng ba biểu thức sau: * Ví dụ 1: (9 x 15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15 - Tính giá trị của các biểu thức trên. - GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức. - Vậy ta có (9 x 15): 3 = 9 x (15: 3) = (9: 3) x 15 * Ví dụ 2: (7 x 15): 3 ; 7 x (15: 3) - Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trên. + Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên. - Vậy ta có (7 x 15): 3 = 7 x (15: 3) + Biểu thức (9 x 15): 3 có dạng như thế nào? + Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? + Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15): 3? (Gợi ý dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 9 x (15: 3) và biểu thức (9: 3) x 15 + 9 và 5 là gì trong biểu thức (9 x 15): 3? + Qua hai ví dụ em hãy rút ra qui tắc tính? |
- HS đọc các biểu thức. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp (9 x15): 3 9 x (15: 3) (9: 3) x 15 = 135: 3 = 9 x 5 = 3 x 15 = 45 = 45 = 45 - Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. - HS đọc các biểu thức - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp (7 x 15): 3 = 105: 3 = 35 7 x (15: 3) = 7 x 5 = 35 + Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 35. + Có dạng là một tích chia cho một số.
+ Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135: 3 = 45. + Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 (Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15).
+ Là các thừa số của tích (9 x 15).
+ HS nêu qui tắc. (SGK) - HS lấy VD về 1 tích chia cho 1 số và thực hành tính |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện chia một tích cho một số và vận dụng giải các bài tập liên quan * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Tính bằng hai cách: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố tính chất chia một tích cho một số. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - GV ghi biểu thức lên bảng (25 x 36): 9 - Yêu cầu HS tính cách nào thuận tiện nhất. **Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số (25 x 36) rất mất thời gian ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng (36: 9) đơn giản, sau đó lấy 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được. - Lấy thêm một số VD cho HS thực hành: (125 x 48):6 Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a. (8 x 23): 4 (8 x 23): 4 = 184: 4 = 46 = (8: 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b. (15 x 24): 6 (15 x 24): 6 = 360: 6 = 60 = 15 x (24: 6) = 15 x 4 = 60 - HS đọc yêu cầu đề bài – HS nêu cách tính Cách 1: (25 x 36): 9 = 900: 9 = 100 Cách 2: (25 x 36): 9 = 25 x (36: 9) = 25 x 4 = 100 + Cách 2 - Lắng nghe
- HS thực hành tính thuận tiện - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải 5 tấm vải dài tất cả số mét là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán só mét vải là: 150 : 5 = 30 (m) Đ/s: 30 mét vải (có thể viết gộp: (30 x 5) : 5 = 30 m)) - Ghi nhớ cách chia 1 tích cho 1 số - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
3. Phẩm chất
- GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân/ Thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK (phóng to)
+ Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + Hs đọc bài “ Chú Đất Nung . ” + Tại sao chú bé Đất quyết định thành chú Đất Nung? - GV dẫn vào bài mới |
- 1 HS đọc + Vì chú muốn xông pha, làm được nhiều việc có ích. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung). * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: đọc chậm rãi ở câu đầu, giọng hồi hộp, căng thẳng khi tả nỗi nguy hiểm mà nàng công chúa và chàng kị sĩ phải trải qua. Lời chàng kị sĩ và nàng công chúa lo lắng, căng thẳng, khi gặp nạn ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung: Lời Đất Nung, thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch. - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Yêu cầu đặt câu để hiểu rõ thêm nghĩa của từ hoảng hốt
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Hai người bột … tìm công chúa. + Đoạn 2: Gặp công chúa… chạy trốn. + Đoạn 3: Chiếc thuyền …đến se lại bột. + Đoạn 4: Hai người bột đến hết - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (buồn tênh, nắp lọ, con ngòi, nước xoáy, cộc tuếch,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
+ Kể lại tai nạn của hai người bột. + Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?
+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì? - HS đặt tên khác cho truyện. - Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. |
- 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Hai người bột sống trong lọ thủy tinh rất buồn chán. Lão chuột già cạy nắp tha nàng công chúa vào cống, chàng kị sĩ phi ngựa đi tìm nàng và bị chuột lừa vào cống. Hai người cùng gặp lại nhau và cùng chạy trốn. Chẳng may họ bị lật thuyền, cả hai bị ngâm nước nhũn cả chân tay. + Khi thấy hai người bột gặp nạn, chú liền nhảy xuống,vớt họ lên bờ phơi nắng. + Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ bị nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột. + Câu nói của Đất Nung ngắn gọn, thông cảm cho hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tin, không chịu được thử thách /Câu nói đó khuyên mọi người đừng quen cuộc sống sung sướng mà không chịu rèn luyện mình/... - Tiếp nối nhau đặt tên. Ø Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Lửa thử vàng, gian nan thử sức Ø Đất Nung dũng cảm. Ø Hãy rèn luyện để trở thành người có ích.Ý nghĩa: Truyện ca ngợi chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống hai người bột yếu đuối. - HS ghi lại ý nghĩa của bài vào vở. |
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời các nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật - Yêu cầu đọc phân vai cả bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Em học được điều gì từ chú Đất Nung? - Liên hệ, giáo dục ý chí rèn luyện qua gian khó 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. + Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn... - Kể lại toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện);
2. Kĩ năng
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
- HS: SGK, truyện đọc lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành:(30p) *Mục tiêu: Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện. Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Cho 3 đề bài sau:... - Gọi HS đọc yêu cầu. + Đề nào trong các đề bài trên thuộc loại văn KC? Vì sao? + Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết? * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 - Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm về đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa… của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2, 3: - Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn. a/. Kể trong nhóm. - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. - GV treo bảng phụ. Văn kể chuyện
Nhân vật
Cốt truyện
b/.Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3. - Nhận xét. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. + Đề2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó. + Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. + Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. - Lắng nghe. - HS nói đề tài mình chọn. - 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. - Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật. + Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá. + Hành động, lời nói, suy nghĩ…của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. + Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. - Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng) - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Hỏi và trả lời về nội dung truyện - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Kể thêm câu chuyện ở đề tài bài tập 2 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
HoẠt đỘng sẢn xuẤt
cỦa ngưỜi dân Ở đỒng bẰng BẮc BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
2. Kĩ năng
- Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- Dựa vào tranh minh hoạ, nêu được thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo
* HS năng khiếu: Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc.
* BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng
+ Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu
+ Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB
+ Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB
+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch
+ Trồng phi lao để ngăn gió
+ Trồng lúa, trồng trái cây
+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
+ Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ
- HS: SGK, tranh, ảnh
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p) + Hãy kể về nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ. + Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào?
- GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điêu hành lớp trả lời, nhận xét + Nhà được xây dụng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao... + Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới...
|
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Nắm được một số HĐSX của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước: - Yêu cầu HS đọc SGK và vốn hiểu biết để trả lời. + Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? + Quan sát hình dưới đây và nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong viêc sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước; về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho ĐB Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo. Từ đó giáo dục ý thức trân trọng lúa gạo. - GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ. + Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt?
Họat động 2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh: + Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? + Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi: Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200c? Đó là những tháng nào? + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ. - GV nhận xét và giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của ĐB Bắc Bộ. - Chốt nội dung bài 3. Hoạt động ứng dụng (1p) - Giáo dục BVMT: Người dân đồng bằng BB đã có những hoạt động gì thích nghi và BVMT? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - Ngày nay, người dân ĐBBB đã có sáng tạo gì trong việc sản xuất lúa gạo? |
Nhóm 2 - Lớp
+ Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa... + Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc, gặt lúa, tuốt láu, phơi thóc. - Lắng nghe - Liên hệ + Cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ là trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, tôm. + Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo là ngô, khoai. Nhóm 4 – Lớp + Từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về. + Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200c. Đó là những tháng: 1,2,12.
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông; + Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. + Bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, xà lách, khoai tây,... - HS đọc phần ghi nhớ + Tận dụng đất phù sa, nguồn nước trồng lúa. + Đánh bắt và nuôi tôm, cá + Trồng rau xứ lạnh vào vụ đông,... + Thay cho gieo mạ, nhổ mạ và cấy lúa thì người ta gieo vãi (gieo thẳng) và tỉa lúa. + Dùng máy trong khâu gieo mạ và cấy lúa cũng như chăm sóc lúa,.... |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2a, BT3a phân biệt s/x
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
|
2. Khám phá: Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp, cổ cao, tà loe, mép áo viền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm. - HS nêu từ khó viết: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nẹp áo - Viết từ khó vào vở nháp |
Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
3. Luyện tập: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: Điền vào ô trống
Bài 3a - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức giữa 3 tổ
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân – chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lóp Đáp án: xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, sướng, sợ - Tham gia chơi dưới sự điều hành của GV Đáp án: + Các tính từ chứa x: xấu xí, xấu xa, xanh, xa, xúm xít, xinh xinh,.... + Các tính từ chứa s: sắc, san sát, sáng suốt, sáng sủa, .... - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Đặt câu với 1 tinh từ em tìm được ở bài 3a. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Kĩ năng
- Thực hành chia thành thạo. Vận dụng giải các bài toán liên quan.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||
1. Khởi động: (5p) Trò chơi: Tìm lá cho hoa - Nhụy hoa là: 5 và 2 - Lá là: 50 : (2 x 5) 28 : ( 7 x 2) 25 : 5 28 : 7 : 2 (50 : 2) : 5 - GV tổng kết trò chơi - giới thiệu vào bài |
- HS chia làm 3 nhóm tham gia trò chơi, nối lá với nhuỵ hoa phù hợp. - Nhóm nào nối nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc - Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích, tích cho 1 số |
||||||||
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|||||||||
a. Số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. VD1: GV ghi phép chia 320: 40 - Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV nhận xét, HD làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : 4 = 320: (10 x 4). + Vậy 320 chia 40 được mấy? + Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32: 4? + Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4
* KL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32: 4. - Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320: 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng b. Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia. VD2: GV ghi lên bảng phép chia 32000: 400 - GV hướng dẫn: Vậy để thực hiện 32000: 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000: 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. + Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào? - GV cho HS nhắc lại kết luận. |
- HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình – Chia sẻ trước lớp 320: (8 x 5); 320: (10 x 4) ; 320: (2 x 20) - HS thực hiện tính. 320: (10 x 4) = 320: 10: 4 = 32: 4 = 8 +… bằng 8. + Hai phép chia cùng có kết quả là 8.
+ Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32: 4.
- HS nêu kết luận. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 320 40 0 8 - HS đọc ví dụ - Nhận xét về số chữ số 0 của số bị chia và số chia (số bị chia có nhiều chữ số 0 hơn) - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 32000 400 00 8 0 + Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. |
||||||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện thành thạo phép chia và vận dụng giải các bài toán liên quan. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp |
|||||||||
Bài 1: Tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 2a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - GV chốt đáp án. - Củng cố cách thực hiện phép chia, cách tìm thừa số chưa biết. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a. 420 60 4500 500 0 7 0 9 b. 85000 500 92000 400 35 170 12 230 00 00 - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a: a. X x 40 = 25600 X = 25600: 40 X = 640 b. X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420 - Thực hiện làm cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a: Giải: a. Nếu mỗi toa chở được 20 tấn thì cần số toa xe là: 180: 20 = 9 (toa) Đáp số: 9 toa. b. Nếu mỗi toa chở được 30 tấn thì cần số toa xe là: 180: 30 = 6 (toa) Đáp số: 6 toa. - Ghi nhớ cách chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về câu hỏi
2. Kĩ năng
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1);
- Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4);
- Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
*ĐCND: Không làm BT 2.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức sử dụng câu hỏi đúng mục đích.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (3p)
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?
+ Hãy đặt 2 câu hỏi: câu dùng để hỏi người khác, 1 câu tự hỏi mình. - GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp nhận xét, trả lời + Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết. VD.... - HS đặt câu. |
|
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); - Nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); - Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5). * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu... - Sau mỗi HS đặt câu GV hỏi: Ai còn cách đặt câu khác? - Nhận xét chung về các câu hỏi của HS - Chốt cách đặt câu hỏi * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3: Tìm từ nghi vấn trong các câu sau. - Kết luận, chốt đáp án, nhắc lại một số từ nghi vấn hay dùng trong câu hỏi: sao, như thế nào, thế nào, phải chăng,... Bài 4: Với mỗi từ hoặc cặp từ... - Gọi HS đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3. - Nhận xét HS về cách đặt câu. * Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 5 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. + Thế nào là câu hỏi? - Trong 5 câu có dấu chấm hỏi ghi trong SGK, có những câu là câu hỏi nhưng cũng có những câu không phải là câu hỏi. Chúng ta phải tìm xem đó là câu nào, và không được dùng dấu chấm hỏi. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đáp án: a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất? Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì? Chúng em thường làm gì trước giờ học? c) Bến cảng như thế nào? d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở dâu? - Thực hiện theo yêu cầu của GV
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đ/a: a) Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không? b) Chú bé Đất trở thành Đất Nung phải không c) Chú bé Đất trở thành Đầt Nung à? - Lắng nghe
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp - Các từ nghi vấn: có phải – không?/phải không?/à? Đ/a: Có phải cậu học lớp 4 A1 không? Cậu muốn chơi với chúng tớ lắm phải không? Bạn thích chơi đá bóng à? - HS M3, M4 đặt câu có từ nghi vấn khác. Nhóm 2 – Lớp - 1 HS đọc thành tiếng. + Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết. Phần lớn câu là để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi là để tự hỏi mình... + Câu a), d) là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết. + Câu b), c), e) không phải là câu hỏi. Vì câu b) là nêu ý kiến của người nói. Câu c), e) là nêu ý kiến đề nghị. - Ghi nhớ kiến thức về câu hỏi - Xây dựng 1 đoạn hội thoại giữa em và bạn cùng lớp, trong đoạn hội thoại có sử dụng câu hỏi |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác học bài
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn nội dung bài tập 2 (phần nhận xét).
- HS: SBT, vở viết văn
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1. Khởi động:(5p) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Hiểu được thế nào là miêu tả * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp a. Giới thiệu bài: - Khi nhà em bị lạc mất con mèo (con chó). Muốn tìm được đúng con vật nhà mình em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh - Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo (con chó) nhà mình để cho mọi người biết đặc điểm của nó. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được Thế nào là miêu tả. Ghi tên bài. |
|||||||
b. Nhận xét Bài 1: Đoạn văn sau miêu tả những sự vật gì? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - YC HS cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả. - Gọi 1 HS phát biểu ý kiến.
Bài 2: Viết vào vở những điều em hình dung được... - Nhận xét lời kết luận đúng. |
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Một HS đọc thành tiếng đoạn văn. HS cả lớp theo dõi. dùng bút chì gạch chân những vật được miêu tả. - Các sự vật được miêu tả: cây sòi- cây cơm nguội, lạch nước. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp |
||||||
TT |
Tên sự vật |
Hình dáng |
Màu sắc |
Chuyển động Tiếng động |
|||
M: 1 |
Cây sòi |
cao lớn |
Lá đỏ chói lọi |
Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
|
|||
2 |
Cây cơm nguội |
Lá vàng rực rỡ |
Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng. |
||||
3 |
Lạch nước |
trườn trên mấy tảng đá, róc rách luồn dưới mấy gốc cây (chảy) ẩm mục |
|||||
Bài 3: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi,cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? + Để tả được chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? + Còn sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? + Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì? * Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sátkhiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn. c) Ghi nhớ: . - Gọi HS đọc ghi nhớ |
- Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi cá nhân + Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai.
+ Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan. - Lắng nghe. - 2 – 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2). * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Tìm những câu văn miêu tả trong bài “Chú Đất Nung”. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Phải có con mắt tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy. Chúng mình cùng thi xem lớp ta ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất. + Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào? - Yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 viết đoạn văn. - HS M3+M4 viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh,... - Gọi HS đọc bài viết của mình. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: - Câu văn: “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”. - Cá nhân – Chia sẻ lớp - HS đọc - Lắng nghe VD: + Em thích hình ảnh: Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười. Cây dừa sải tay bơi. Ngọn mùng tơi nhảy múa. Khắp nơi toàn màu trắngcủa nước. Bố bạn nhỏ đi cày về… - Tự viết bài. - Đọc bài văn của mình trước lớp. + Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông. + Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách. - Ghi nhớ kiến thức về miêu tả - Miêu tả thêm một vài hình ảnh ở BT 2 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
2. Kĩ năng
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác, có ý thức quan sát
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài học
- HS: SBT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động:(5p)
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? + Đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân bài tả cái trống. - GV nhận xét, đánh giá chung, nêu mục tiêu, yêu cầu bài học |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. . + 2 HS đứng tại chỗ đọc. |
|
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp |
||
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu tranh vẽ, giới thiệu chung nội dung bài a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự nào?
c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào? d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. .Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp?
GV: Khi miêu tả, ngoài việc quan sát tỉ mỉ đồ vật, cần phải bộc lộ được tình cảm của mình với đồ vật đó. Khi tả có thể xen lẫn giọng kể để tình cảm được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành nhất. Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. - Gợi ý: + Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. + Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư …để lập dàn ý . - GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. - Gọi HS đọc dàn ý * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 lập được dàn ý cho bài văn
4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi - HS đọc phần Chú giải một số từ khó - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - Thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ lớp về câu trả lời + Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết …đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư – MB trực tiếp) + Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp …đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe). + Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng) - Tả bao quát chiếc xe. + Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. - Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. + Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. + Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. - Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe + Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. + Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt. - Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng. Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai + Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. + Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu – Gạch chân từ ngữ quan trọng - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu? b) Thân bài:- Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu …) + Áo màu gì? + Chất vải gì? Chất vải ấy thế nào? + Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó …)? - Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo …) + Thân áo liền tay xẻ tà? + Cổ mềm hay cứng, hình gì? + Túi áo có nắp hay không? hình gì? + Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì? c) Kết bài:- Tình cảm của em với chiếc áo: Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình? + Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo? - Hoàn thành dàn ý cho bài văn tả chiếc áo - Lập dàn ý chi tiết hơn. |
|
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
-HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||||||
1. Khởi động (5p) Trò chơi: Tìm lá cho hoa - Hoa là: 6; 8 - Lá là các phép tính: 420 : 7 40 : 5 3200 : 400 300 : 50 - Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV - Nhóm nào nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc. - Củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 |
|||||||||
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
||||||||||
* Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia 672: 21 - GV viết lên bảng phép chia 672: 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. + Vậy 672: 21 bằng bao nhiêu? - GV: Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672: 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672: 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có một chữ số. + GV đặt tính và hướng dẫn HS cách tính. 672 21 63 32 42 42 0 + Phép chia 672: 21 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. Phép chia 779: 18 - GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. - GV theo dõi HS là và giúp đỡ nếu HS lúng túng.
+ Phép chia 779: 18 là phép chia hết hay phép chia có dư? + Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì? ** Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.. . . |
- HS thảo luận cặp đôi, tìm cách thực hiện – Chia sẻ lớp 672: 21 = 672: (7 x 3) = (672: 3): 7 = 224: 7 = 32 + Bằng 32 - HS nghe giảng. - Lắng nghe
+ Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 779 18 72 43 59 54 5 Vậy 779: 18 = 43 (dư 5) + Là phép chia có số dư bằng 5. + … số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Lắng nghe. |
|||||||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).và vận dụng giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp |
||||||||||
Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
Bài 2: - GV nhận xét, đánh giá bài trong vở của HS – Chốt đáp án. Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án - Thực hiện theo YC của GV. 288 24 740 45 24 12 45 16 48 290 48 270 0 20 469 67 397 56 469 7 392 7 0 5 - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Bài giải Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là 240: 15 = 16 (bộ) Đáp số: 16 bộ
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp a) X x 34 = 714 b) 846 : X = 18 X = 714 : 34 X = 846 : 18 X = 21 X = 47 - Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 chữ số. - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải. |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố KT về chia cho số có 1 chữ số, bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép chia cho số có 1 chữ số.
- Giải tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố cách chia 1 tổng cho 1 số.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 4a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu nhóm
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3p) - GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
|
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: - HS thực hiện thành thạo phép chia cho số có 1 chữ số. - Giải tốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Củng cố cách chia 1 tổng cho 1 số * Cách tiến hành: Cá nhân –Lớp |
|
- Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án, củng cố cách đặt tính và tính + Các phép chia nào là phép chia hết, các phép chia nào là phép chia có dư? Số dư có đặc điểm gì? Bài 2a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số bé số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
Bài 4a. HSNK có thể hoàn thành cả bài. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Củng cố cách chia một tổng cho 1 số Bài 3: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Đáp án: 67497 7 42789 5 44 27 29 9642 28 8557 17 39 3 4 359361 9 238057 8 89 78 83 39929 60 29757 26 45 81 57 0 1 +.............số dư bé hơn số chia - Cá nhân – Chia sẻ lớp + Số bé = (Tổng _ Hiệu): 2 + Số lớn = (Tổng + Hiệu): 2 Đáp án: a) Số bé là: (42506- 18472): 2 = 12017 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489 b) SB: 26 304 SL: 111 591 - Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. Đáp án: a)C1: (33164 + 28528): 4 = 61692 : 4 = 15423 C2: 33164: 4+ 28528: 4 = 8291 + 7132 = 15423 - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải 3 toa đầu chở số kg hàng là: 14 580 x 3 = 43 740 (kg) 6 toa sau chở số kg hàng là: 13 275 x 6 = 81450 (kg) TB mỗi toa chở số kg hàng là: (43 740 + 81 450) : (3 + 6) = 20 865 (kg) Đ/s: 20 865 kg hàng - Ghi nhớ các KT trong tiết học - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 13
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 12
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 13
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng có ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, chào mừng ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
- HS tiếp tục tham gia các vòng thi Trạng nguyên TV và IOE đến 16/12 thi cấp trường
- Tiếp tục rèn luyện VSCĐ và viết chữ đẹp thi cấp trường vào tháng 12
- Tiếp tục BDHS NK và phụ đạo HS còn hạn chế trong lớp
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.