''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 4

Cập nhật lúc : 15:16 26/12/2021  

Kế hoạch bài dạy tuần 16 lớp 4/2

 

TUẦN 16

Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA  HẾT CHO 9

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9

2. Kĩ năng

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm:   Bài 1, bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Bảng phụ

  - HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2  vừa chia hết cho 5

+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu vào bài

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng

+ VD: 120; 230; 970;.....

 

+ Các số có tận cùng là chữ số 0

2. Hình thành kiến thức:(30p)

* Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp

* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.

- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9

- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.

- GV  gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.

- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.

- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.

 

+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?

Cá nhân - Lớp

- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp

 18: 9 = 2                     20: 9 = 2  (dư 1)

 72: 9 = 8                     74: 9 = 8 (dư 2)

 657: 9 = 73                 451: 9 = 50 (dư 1)

- HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:

      18: 9 = 2 

Ta có: 1 + 8 = 9       và    9: 9 = 1                  

      72: 9 = 8                    

Ta có: 7 + 2 = 9        và   9: 9 = 1

     657: 9 = 73

Ta có: 6 + 5 + 7 = 18   và 18: 9 = 2

- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9                    

         20: 9 = 2  (dư 2)

 Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2)   

         74: 9 = 8 (dư 2)

Ta có: 7 + 4 = 11   và 11 : 9 = 1  (dư 2)

        451: 9 = 50 (dư 1)

Ta có: 4 + 5 + 1= 10   và 10: 9 = 1 (dư 1)

+ Ta tính tổng các chữ số của số đó

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

* Cách tiến hành

 

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 9.

*Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2

Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....

- GV chốt đáp án.

 

 

 

 

Bài 3 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Chia sẻ lớp.

Đáp án:

Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29; 385.

- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9

- HS lấy VD về số chia hết cho 9

Đáp án:

Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.

- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9

- Lấy thêm VD về số không chia hết cho 9

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 3:

VD: Các số: 288, 873, 981, ....

Bài 4:

     315    ;    135    ;    225

- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9

- Tìm các bài toán vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách buổi 2 và giải

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực học bài

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)

            Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 - Hãy đọc bài: Rất nhiều mặt trăng 

+ Suy nghĩ của công chúa về mặt trăng có gì đáng yêu ?

- GV dẫn vào bài mới

- 1 HS đọc

+ Mặt trăng làm bằng vàng, chỉ bé bằng móng tay, treo trên cành cây ngoài cửa sổ

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời chú hề và lời công chúa

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (mừng rỡ, vằng vặc, nâng niu, rón rén...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Nhà vua lo lắng về điều gì?

 

 

 

+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?

+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

  

 

+ Công chúa trả lời thế nào?

+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

   ( ý c là phù hợp nhất.)

+ Nội dung bài là gì?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa nhìn thấy được.

+ Chú hề muốn dò hỏi với công chúa nghĩ thế nào khi trông thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.

 + Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên…

- HS phát biểu theo ý hiểu

*Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn

.- HS ghi nội dung bài vào vở.

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc phân vai toàn bài, phân biệt lời các nhân vật

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật

- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 2 và 3

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Em thích nhất điều gì trong suy nghĩ  của công chúa nhỏ?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Phân vai trong nhóm

+ Đọc phân vai trong nhóm

- Thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu

- Kể lại toàn bộ câu chuyên "Rất nhiều mặt trăng"

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐẠO ĐỨC

YÊU LAO ĐỘNG ( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                     

 1. Kiến thức

-  Nêu được lợi ích  của lao động .

2. Kĩ năng

- Tích cực tham gia các  hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động

3. Phẩm chất

- Kính trọng người lao động; Yêu thích, chăm chỉ lao động.

* ĐCND: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các Anh hùng lao động, có thể HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

  * KNS: - Kỹ năng nhận thức giá trị của lao động.

               - Kỹ năng quản lý thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường  

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu BT 1

- HS: SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi,  đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: (5p)

  Trò chơi "Truyền điện"

- Kể nhanh các hành động thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.  - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- HS tham gia chơi

2. Hình thành KT (18p)

* Mục tiêu:  Nêu được lợi ích  của lao động. Tích cực tham gia lao động trường, lớp.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

* HS tìm hiểu nội dung chuyện.

- GV đọc chuyện .

             

+ So sánh một ngày của Pê chi-a với những người khác trong câu chuyện?

+ Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ?

+ Là Pê-chi a em sẽ làm gì?

+ Lao động đem lại lợi ích gì cho mỗi con người?

- Em phải làm gì để thể hiện yêu lao động (qua việc lớp, trường) ?

- GV chốt nội dung bài học (như Ghi nhớ)

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc lại chuyện

+ HS đọc thầm chuyện trao đổi nhóm đôi -> tìm câu trả lời đúng -> chia sẻ trước lớp.

+ Lớp nhận xét, bổ sung

- HS nêu ý kiến cá nhân

-1 HS đọc ghi nhớ

3. HĐ thực hành

* Mục tiêu:  Kể được các hành động thể hiện yêu lao động và lười lao động

                     Sưu tầm các  bài thơ, bài hát về lao động

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài tập 1/tr25:

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm (Phiếu HT)

Yêu lao động

Lười lao động

- Gv nhận xét, kết luận:..........

Bài tập 2 tr/26

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, chốt cách xử lí

4. HĐ ứng dụng (1p)

 

5. HĐ sáng tạo (1p)

       

- 1 HS đọc đề nêu yêu cầu

- HS hoạt động nhóm 2, trao đổi tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động  qua phiếu bài tập

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS Hoạt động nhóm 4 phân vai xử lí tình huống

-  Các nhóm đóng vai xử lí tình huống trước lớp

- Bình chọn nhóm đóng vai và xử lí tình huống tốt nhất

- Thực hành các việc thể hiện tình yêu lao động

- Sưu tầm bài hát,thơ tranh ảnh…Nói về lao động .

       

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

KIỂM TRA HỌC KÌ I

(Đề của trường)

 

 

KHOA HỌC

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

(Đề của trường)

..............................................................................

TẬP LÀM VĂN

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được cấu tạo của một đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2)

- Rèn kĩ năng miêu tả

3. Phẩm chất

- Giữ gìn, yêu quý đồ dùng học tập.

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ.

   - HS: SBT, bút, ...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 

+ Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?

 

- GV  nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

+ Quan sát theo trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan khác nhau

+ Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt của đồ vật

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu:  Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn ( ND ghi nhớ).

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

a.  Nhận xét

Bài tập 1, 2, 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?

- GV chốt: Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định

b. Ghi nhớ

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

- HS đọc YC và nội dung của bài

- HS đọc bài Cái cối tân trang 143

- Đoạn 1: Mở bài

+ Giới thiệu cái cối được tả trong bài

- Đoạn 2: Thân bài

+ Tả hình dáng bên ngoài của cái cối tân

- Đoạn 3: Thân bài

+ Tả hoạt động của cái cối

- Đoạn 4: Kết bài

+ Nêu cảm nghĩ về cái cối.

- HS trả lời theo ý hiểu

 

- Lắng nghe

- Một số HS nêu phần ghi nhớ

3. Hoạt động thực hành:(17 phút)

* Mục tiêu:  Nhận biết được cấu tạo của một đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2)

* Cách tiến hành:

Bài  1:

- Yêu cầu đọc đề bài

- GV cùng HS nhận xét.

 

 

 

 

 

 

Bài  2:

- HS nêu YC

- Viết đoạn văn.

- Chia sẻ bài viết

 GV lưu ý:

- Tả phần bao quát.

- Cần quan sát kĩ chiếc bút chì: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.

- Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.

- GV nhận xét.

*Chú ý trợ giúp đối tượng HS hạn chế hoàn thiện nội dung học tập

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Hoạt động cá nhân -> cặp đôi

- 1 HS đọc yêu cầu  bài tập 1

- Cả lớp đọc thầm Cây bút máy

- HS thực hiện lần lượt theo yêu cầu của BT

-  Đại diện nhóm  chia sẻ bài trước lớp

Đáp án:

a. Bài văn gồm 4 đoạn

b. Đoạn 2 tả hình dáng bút máy

c. Đoạn 3 tả ngòi bút

d. Câu mở đoạn là câu đầu, câu kết đoạn là câu cuối của đoạn

Hoạt động cá nhân -> cả lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ để viết bài (cá nhân)

- HS nối tiếp nhau chia sẻ bài viết trước lớp.

- Nhận xét bài của bạn

- Chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn

- Viết đoạn văn tả các bộ phận khác của chiếc bút (ngòi, ruột, vỏ bút)

     

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KĨ THUẬT

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- Nắm được một số diều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa ở nước ta

2. Kĩ năng

- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

3. Phẩm chất

- HS yêu thích công việc trồng rau, hoa.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.

- HS: Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa hoặc vật thật

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu:  Nêu được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

                     Nắm được một số diều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa ở nước ta

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

 - GV treo tranh H.1 SGK.

+ Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?

 

+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?

+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình?

+ Rau còn được sử dụng để làm gì?

- GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,…Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.

- GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi:

+ Em hãy nêu tác dụng của việc trồng hoa?

- GV nhận xét trả lời của HS và kết luận về lợi ích của việc trồng rau hoa theo nội dung SGK.

HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.

* GV cho HS thảo luận nhóm:

+ Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?

- GV gợi ý với kiến thức Tự nhiên –Xã hội, Địa lí để HS trả lời:

+ Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm?

- GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm. Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, xà lách, hoa hồng, hoa cúc …Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển.

- GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.

- GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung và cho HS đọc.

Cá nhân - Chia sẻ lớp

- HS quan sát hình.

+ Rau làm thức ăn hằng ngày, rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người, dùng làm thức ăn  cho vật nuôi…

+ Rau muống, rau dền, rau cải, rau mồng tơi, …

+ Được chế biến các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu canh.

+ Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm …

- HS  lắng nghe – Liên hệ việc ăn rau trong bữa ăn hàng ngày

+ Hoa dùng để trang trí, làm đẹp (hoa hồng, hoa cúc, lay ơn,....Hoa dùng pha nước uống (hoa tam thất),....

- HS lắng nghe

 

Nhóm 4 – Chia sẻ lớp

+ Vì vậy muốn trồng rau, hoa đạt kết quả, chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật trồng và chăm sóc.

+ Điều kiện khí hậu, đất đai nước ta rất thuậnlợi cho việc trồng rau, hoa.Yêu cầu về đất trồng, dụng cụ, vật liệu đơn giản.

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK.

- HS cả lớp.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

- Liên hệ việc trồng rau hoa tại gia đình, địa phương.

- Tìm hiểu về thời gian sống và lợi ích của các cây rau hoa đó.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ ba, ngày 28 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ.

   - HS: sách, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9

+ Lấy VD về số chia hết cho 9

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét                            

+ Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 9

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu:  Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

* GV hướng dẫn để HS tìm ra các số chia hết cho 3

- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như các tiết trước.

- GV yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3 trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các số này.

- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.

* Đó chính là các số chia hết cho 3.

+ Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3

- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 3 không ta làm thế nào?

- HS chia vở nháp thành 2 cột, cột chia hết và cột chia không hết.

- Các số chia hết cho 3:  63, 123, 90, 18, ...

Ví dụ: 63: 3 = 21

Ta có  6 + 3 = 9   và 9: 3 = 3

+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

Ví dụ: 91: 3 = 30  (dư 1)

Ta có: 9 + 1 = 10   và 10: 3 =  3   (dư 1)

+ Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số đó không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trong các số sau số nào chia hết cho 3...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Tại sao em biết các số đó chia hết cho 3?

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 3.

* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2

Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3...

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- GV chốt đáp án.

* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2

Bài 3: Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 3...

 

Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách lập số theo yêu cầu.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

 Các số chia hết cho 3 là: 231, 1872, 92313.

+ Vì các số đó có tổng các chữ số là số chia hết cho 3. VD:  Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 9. 9 chia hết cho 3

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

 Các số không chia hết cho 3 là: 502, 55553, 641311.

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV. VD:

+ Các số có ba số có ba chữ số chia hết cho 3 là: 333, 966, 876, ...

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp:

Đáp án: Viết được các số:

561/564; 795/798; 2235/2535

- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 3

- Tìm các bài tập vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong sách buổi 2 và giải

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?(ND ghi nhớ)

2. Kĩ năng

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III)

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ kẻ sẵn

Câu

Từ ngữ chỉ HĐ/ Đặt câu hỏi

Từ ngữ chỉ người HĐ/Đặt câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: VBT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:           Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Thế nào là câu kể?

+ Lấy VD về câu kể.

- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Câu kể là câu dùng để kể, miêu tả sự vật hay đưa ra nhận định. Cuối câu kể thường có dấu chấm.

- HS  nối tiếp lấy VD về câu kể.

2. Hình thành KT :(30p)

* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?(NDghi nhớ)

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

a. Nhận xét

 Bài 1, 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của bài

- Yêu cầu HS tự làm, trao đổi N2

- TBHT điều hành lớp chia sẻ

- GV nhận xét bổ sung thêm

Lưu ý: GV trợ giúp cho HS M1+ M2 Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ? để hoàn thành ND bài học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3 :

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi (Gợi ý).

+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?

+ Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?

 

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

Bài 1, 2 : (Dự kiến KQ)

 Câu 2:

+ Từ ngữ chỉ HĐ: đánh trâu ra cày

+ Từ ngữ chỉ người HĐ: Người lớn

Câu 3:

+ Từ ngữ chỉ HĐ: nhặt cỏ, đốt lá

+ Từ ngữ chỉ người HĐ: Các cụ già

Câu 4:

+ Từ ngữ chỉ HĐ: bắc bếp thổi cơm

+ Từ ngữ chỉ người HĐ: Mấy chú bé

Câu 5:

+ Từ ngữ chỉ HĐ: lom khom tra ngô

+ Từ ngữ chỉ người HĐ: Các bà mẹ.

Câu 6 :

+ Từ ngữ chỉ HĐ: ngủ khì trên lưng mẹ

+ Từ ngữ chỉ người HĐ : Các em bé.

Câu 7 :

+ Từ ngữ chỉ hoạt động : sủa om cả rừng

+ Từ ngữ chỉ đối tượng hoạt động : Lũ chó

 

+ làm gì?

 

+ Ai/ Con gì?

- HS  làm việc nhóm 4, hoàn thành vào bảng và chia sẻ trước lớp

Câu

Từ ngữ chỉ người HĐ/

Đặt câu hỏi

Từ ngữ chỉ HĐ/

Đặt câu hỏi

2

Người lớn

Ai đánh trâu ra cày?

đánh trâu ra cày

Người lớn làm gì?

3

Các cụ già

Ai nhặt cỏ, đốt lá?

nhặt cỏ, đốt lá

Các cụ già làm gì?

4

Mấy chú bé

Ai bắc bếp thổi cơm?

bắc bếp thổi cơm

Mấy chú bé làm gì?

5

Các bà mẹ

Ai lom khom tra ngô?

lom khom tra ngô

Các bà mẹ làm gì?

6

Các em bé

Ai ngủ khì trên lưng mẹ?

ngủ khì trên lưng mẹ

Các em bé làm gì?

7

Lũ chó

Con gì sủa om cả rừng?

sủa om cả rừng

Lũ chó làm gì?

- GV nhấn mạnh:  Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ Cái gì/Con gì? là Chủ ngữ

Bộ phận trả lời cho câu hỏi: làm gì? là Vị ngữ

b. Ghi nhớ

- HS nhắc lại

- 1 HS đọc ghi nhớ

- HS lấy VD về câu kể Ai làm gì? Xác định CN và VN của câu kể đó.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu:

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III)

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài tập 1 + 2

- HS đọc yêu cầu

- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

- Yêu cầu đặt câu hỏi cho CN và VN của các câu vừa tìm ở BT 1

+ CN trả lời cho câu hỏi gì? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

 

*Bài tập 3:

- HS viết đoạn văn và xác định kiểu câu kể Ai – làm gì? .

- GV nhắc HS sau khi viết xong đoạn văn hãy gạch dưới những câu trong đoạn là câu kể Ai làm gì?

- Gọi hs trình bày

- GV nhận xét chữa bài, chốt KT bài học.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp

- Thực hiện theo yêu cầu  - chia sẻ KQ :

Câu 1 : Cha / làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

Câu 2 : Mẹ /đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau.

Câu 3 : Chị tôi /đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

- HS nối tiếp đặt câu

+ CN: Ai/ Cái gì/Con gì?

    VN: làm gì?

Cá nhân - Cả lớp

- 1 HS đọc yêu cầu bài.         

+ Cả lớp đọc thầm

+ Viết bài  cá nhân - gạch dưới bằng bút chì những câu trong đoạn là câu kể Ai làm gì?.

- Chia sẻ, trao đổi KQ học tập trước lớp

- Ghi nhớ cấu tạo của câu kể Ai làm gì?

- Tìm 1 đoạn văn trong chương trình SGK có câu kể Ai làm gì?

           

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

TẬP LÀM VĂN

                                   LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).

2. Kĩ năng

-  Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả cái cặp

3. Phẩm chất

- Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: bảng phụ

   - HS: một số đồ chơi

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức:(15p)

*Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3).

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS trao đổi thực hiện yêu cầu.

-  HS chia sẻ bài trước lớp

- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

 *Lưu ý trợ giúp HS M1 xác định phần thân bài

 

 

Bài  2:

-  HS nêu yêu cầu và gợi ý

- HS quan sát chiếc cặp của mình.

* GV lưu ý HS:

+ Chỉ viết 1 đoạn văn, miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em.

+ Cần chú ý miêu tả đặc điểm riêng của chiếc cặp.

+ Đặt cặp trước mặt để quan sát.

-  HS viết bài, trình bày

- GV cùng HS nhận xét.

* GV trợ giúp cho HS M1 +M2 (chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu đúng cấu trúc ngữ pháp, ...)

Bài 3:

GV lưu ý HS:

- Đề bài chỉ yêu cầu tả bên trong chiếc cặp.

- GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS -> Tuyên dương HS viết bài tốt.

* GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý  về đặc điểm bên trong của cái cặp)

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p

Hoạt động cá nhân-> cả lớp

-Thống nhất ý kiến:

a. Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

b. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp … long lanh (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).

+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt… chiếc ba lô. (Tả quai cặp và dây đeo).

+ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy… thước kẻ (Tả cấu tạo bên trong của cặp ).

c. Nội  dung miêu tả của từ ngữ đoạn được  báo hiệu bằng những từ:

+ Đoạn 1:  màu đỏ tươi…

+ Đoạn 2: Quai cặp…

+ Đoạn 3: Mở cặp ra…

Hoạt động cá nhân-> cả lớp

- Quan sát cặp, đọc  gợi ý

- HS lắng nghe,...

- HS viết bài cá nhân -> chia sẻ bài viết

-  HS nhận xét, góp ý:

+Tả bao quát mặt ngoài chiếc cặp

+Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo

+Tả chi tiết khóa cặp

-  Khen bạn viết hay, sáng tạo

 

- Quan sát cặp, đọc phần gợi ý

- HS viết bài cá nhân.

- HS đổi chéo bài cùng tham khảo bài viết

- Viết lại các câu văn còn mắc lỗi

- Viết hoàn chỉnh phần thân bài miêu tả chiếc cặp (2 đoạn văn)

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................­

 
   

 

KHOA HỌC

KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết không khí cần để duy trì sự cháy.

- Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, ...

2. Kĩ năng

-  Làm thí nghiệm để chứng tỏ:

   + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

   + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

3. Phẩm chất

- Ham thích khoa học, ưa tìm tòi, khám phá.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

  *KNS: - Bình luận về cách làm và kết quả quan sát

              - Phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu

              - Quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Hình 70, 71 (sgk)

- HS:  Các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm.

2.Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1. Khởi động (4p)

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. Thực hành: (30p)

* Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để chứng tỏ: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp

HĐ1: Vai  trò của ô- xi đối với sự cháy:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

+ GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.

+ Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70 SGK để biết cách làm

Bước 2: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm như chỉ dẫn SGK.

 

 

 

Bước 3:

+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả.

* KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô- xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Không khí có ô- xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Khí ni –tơ trong không khí nó không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.

HĐ2: Cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

+ GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm

+ Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70, 71  SGK để biết cách làm

Bước 2: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm như chỉ dẫn SGK.

* GV có thể yêu cầu HS liên hệ:

+ Cách nhóm bếp củi.

+ Làm thế nào để tắt ngọn lửa?

Bước 3:  Yêu cầu HS báo cáo kết quả.

* KL: Để duy trì sự cháy cần liện tục cung cấp khồng  khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.

- Nhận xét, khen/ động viên HS
3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

- HS tiến hành TN

 

+ Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.

+ HS đọc mục thực hành SGK

+ HS làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát sự cháy của các ngọn nến. Nhận xét và giải thích về kết quả của thí nghiệm theo mẫu:

Kích thước lọ

Thời gian cháy

Giải thích

1.Lọ nhỏ

Thời gian cháy ít hơn

Lọ nhỏ thì có ít không khí ...

2.Lọ to

Thời gian cháy lau hơn

Lọ to có nhiều không khí thì sự cháy được duy trì lâu hơn..

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

+ Nhóm trưởng báo cáo việc ĐỒ DÙNG DẠY HỌC của nhóm.

+ HS đọc mục thực hành SGK

+ HS làm thí nghiệm như mục 1, 2 trang 70 SGK và trả lới câu hỏi SGK.

+ Theo thí nghiệm hình 3: ngọn nến chỉ cháy được một thời gian ngắn rồi tắt do hết khí ô- xi trong không khí.

+ Thí nghiệm ở hình 4 ngọn nến không bị tắt mà sự cháy được duy trì liên tục không khí ở ngoài tràn vào, tiếp tục cung cấp khí ô- xi để duy trì sự cháy.

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

- HS liên hệ

- HS báo cáo

- Lắng nghe

- Ghi nhớ vai trò của không khí với sự cháy

- Giải thích tại sao khi củi, rơm ướt thì sẽ không bắt lửa?

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 88: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3. KK HSNK hoàn thành tất cả bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ.

   - HS: sách, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 Trò chơi Bắn tên với các câu hỏi:

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

+ Bnn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3?

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 9?

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét                            

- HS tham gia trò chơi

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu:  Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 1: Trong các số: 3451; 4563; 22050; 2229; 3576; 66816...

- Gọi  HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 3; 9

* Lưu ý đối tượng HS M1+M2

Bài 2:

- Cho HS đọc đề bài.

- GV YC HS tự làm bài,

- Gọi HS đọc các chữ số cần điền và giải thích vì sao điền chữ số đó.

- Nhận xét, chốt đáp án..

Bài 3:

- Cho HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo từng phần và giải thích rõ vì sao đúng, sai.

- Nhận xét, chốt đáp án.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách lập số theo yêu cầu.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân- Chia sẻ lớp

Đ/a:

a. Số chia hết cho 3 là:  4563, 2229, 3576, 66816.

b. Số chia hết cho 9 là:  4563, 66816.

c. Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229, 3576.

- Thực hiện theo YC của GV.

Đ/a:

  a.  945 chia hết cho 9

  b. 225 ; 255 ; 285.chia hết cho 3.

  c. 762 ; 768 chia hết cho 3 và cho 2.

- Thực hiện nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a). Đ    ;   b). S    ;   c). S     ;   d). Đ.

+ HS giải thích

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Có thể viết 3 trong các số:

612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 261 ; 216.

b) Có thể viết 1 trong các số:

120 ; 102 ; 201 ; 210.

- Ghi nhớ các dấu hiệu chia hết

- Tìm các bài tập vận dụng dấu hiệu chia hết trong sách Toán buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)

2. Kĩ năng

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). ( HS M3, M4 nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).

3. Phẩm chất

- Yêu môn học, có thói quen vận dụng bài học vào thực tế.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ viết sẵn :

         + Sơ đồ cấu tạo của hai bộ phận của các câu mẫu

              + Nội dung bài tập 2 ( Phần luyện tập )

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận?

+ Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?

- Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Gồm 2 bộ phận

+ CN trả lời cho câu hỏi: Ai/Cái gì?/Con gì? VN trả lời cho câu hỏi: làm gì?

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét:

 Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- Yêu cầu hs hoạt động trong nhóm

- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

 Bài  2:

 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung

- Yêu cầu HS làm cá nhân

- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

 

 Bài 3 :

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Nêu ý nghĩa của vị ngữ

- GV nhận xét và kết luận câu hỏi đúng.

Bài 4 :

+ Vị ngữ của các câu trên do loại từ nào tạo thành ?

b. Ghi nhớ

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ

- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?

Nhóm 2- Lớp

- HS đọc YC

- Trao đổi nhóm 2 -> chia sẻ kết quả

- Những  câu kể kiểu Ai  làm gì? có trong đoạn văn :

+ Câu 1 : Hàng trăm con voi đang tiến về bãi .

+ Câu 2 : Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

+ Câu 3 : Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.

Cá nhân - cả lớp

- Thực hiện theo YC

- Vị ngữ trong mỗi câu trên.

+ Câu 1 : đang tiến về bãi.

+ Câu 2 : kéo về nườm nượp.

+ Câu 3 : khua chiêng rộn ràng.

Cá nhân - cả lớp

- 1 HS đọc yêu cầu bài.         

+ Nêu lên hoạt động của người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá

- Thực hiện YC của bài -> trao đổi cặp đôi -> chia sẻ

+ Động từ và các từ kèm theo nó là “ cụm động từ”.

- HS đọc ghi nhớ trong SGK

- HS đặt một vài câu kể và xác định vị ngữ của các câu kể đó

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). ( HS M3, M4 nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).

* Cách tiến hành:

Bài tập 1:

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS chia sẻ KQ của bài

- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2:

- Hs đọc yêu cầu và nội dung.

- Hs trình bày.

- GV chốt KT

Bài tập 3

- Hs đọc yêu cầu và nội dung.

- Hs thực hiện YC.

- GV chốt KT

*Lưu ý

+ GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt  cho Hs M1+ M2

+ Tuyên dương HS M3 +M4

+ Khuyến khích HS có sự cố gắng trong văn nói nội dung tranh tốt.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

HĐ cá nhân-> Cả lớp

- Thực hiện YC của bài

- Các câu kể kiểu Ai – làm gì trong đoạn văn trên :

Câu 3, 4, 5, 6, 7.

- Vị ngữ của các câu vừa tìm được :

+ Câu 3: gỡ bẫy gà, bẫy chim.

+ Câu 4: giặt giũ bên những giếng nước.

+ Câu 5: đùa vui trước nhà sàn.

+ Câu 6: chụm đầu bên những ché rượu cần.

+ Câu 7: sửa soạn khung cửi dệt vải .

HĐ cá nhân-> Cặp đôi

+ Đàn cò trắng – bay lượn trên cánh đồng.

+ Bà em – kể chuyện cổ tích.

+ Bộ đội – giúp dân gặt lúa

Cá nhân – Lớp

- 1 HS đọc  thầm yêu cầu bài. 

- Làm bài cá nhân       

- Lớp chia sẻ nội dung đoạn văn nói

+ 5 -7 HS trình bày

+ Đánh giá, bình chọn bài nói của bạn có nội dung tốt nhất

- Ghi nhớ cấu tạo của VN trong câu kẻ Ai làm gì?

- Chọn 1 đoạn mà em thích có chứa câu kể Ai làm gì? và xác định VN của các câu kể đó.

       

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1,2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

  * HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).

3. Phẩm chất

- HS chăm chỉ, tự giác học tập

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11-17

            + Giấy khổ to và bút dạ.

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 

-  GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

 

2. Thực hành (30p)

* Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

                      - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

-  Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

Bài 2. Lập bảng tổng kết

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Hãy nêu các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Cá nhân- Lớp

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

Nhóm 4- Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS nêu: Bài tập đọc: Ông trạng thả diều, “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.

- HS làm bài theo nhóm.

- Báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.                            

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

Ông trạng thả diều

Trinh Đường

Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học

Nguyễn Hiền

“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam

Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.

Bạch Thái Bưởi

Vẽ trứng

Xuân Yến

Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.

Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi

Người tìm đường lên các vì sao

Lê Quang Long

Phạm Ngọc Toàn

Xi- ôn- cốp- xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được được đường lên các vì sao.

Xi- ôn- cốp- xki

Văn hay chữ tốt

Truyện đọc 1 (1995)

Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.

Cao Bá Quát

Chú Đất Nung

 (phần 1- 2)

Nguyễn Kiên

Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.

Chú Đất Nung

Trong quán ăn “Ba cá bống”

A- lếch- xây Tôn- xtôi

Bu- ra- ti- nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.

Bu- ra- ti- nô

Rất nhiều mặt trăng

(phần 1- 2)

Phơ- bơ

Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.

Công chúa nhỏ

3. HĐ ứng dụng (1p)

- Ghi nhớ KT đã ôn tập

4. HĐ sáng tạo (1p)

- Đọc diễn cảm các bài tập đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).

2. Kĩ năng:

Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

3. Phẩm chất:

- HS có ý thức học và ôn bài cũ

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu bắt thăm bài đọc

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ

 

2. HĐ thực hành (30p)

2. 1. Viết chính tả

a. ChuẨn bị viết chính tả:(4p)

* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/5 lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

*Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đọc lưu loát các bài Tập đọc, HTL

Bài 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đọc câu của mình đặt. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho đúng.

+ Em học được điều gì từ các nhân vật trong bài?

 

Bài 3: Em hãy chọn thành ngữ....

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.

- Gọi HS trình bày, HS  khác nhận xét.

- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

-  Thực hiện theo yêu cầu của GV:

- HS trao đổi nhóm 2 nhận xét về tính cách của mỗi nhân vật

- Đặt câu cá nhân – Chia sẻ trước lớp:

VD:

a. Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trờ thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.

b. Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.

c. Xi- ôn- cốp- xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ

d. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ.

e. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.

- HS nối tiếp nêu:

+ Em học được tính kiên trì, ý chí, nghị lực,....

- Thực hiện theo yêu cầu của GV

a) Nếu bạn có quyết tâm học tập, rèn luyện cao

       - Có chí thì nên.

       - Có công mài sắt, có ngày nên kim.

       -  Người có chí thì nên.

            Nhà có nền thì vững.

b) Nếu bạn nản lòng khi gặp khó khăn?

       - Chớ thấy sóng cả mà rã tay cheo.

       - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

       - Thất bại là mẹ thành công.

       - Thua keo này, bày keo khác.

c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?

       - Ai ơi đã quyết thì hành.

    Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

       - Hãy lo bền chí câu cua.

   Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

       -  Đứng núi này trông núi nọ.

- Ghi nhớ và vận dụng tốt các thành ngữ trong các chủ điểm đã học

- Đọc diễn cảm tất cả các bài tập đọc

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐỊA LÍ

 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

(Đề của trường)

.........................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài

- Làm đúng BT2a  phân biệt l/n

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. thực hành:

Chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:

*. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết

+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?

 

+ GDBVMT: Thiên nhiên của vùng núi cao có nét đẹp gì?

* Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần những chiếc lá cuối cùng lìa cành.

+ các đám mưa bụi, hoa cải vàng, những con suối,....

- Lắng nghe

 

 

- HS nêu từ khó viết: trườn xuống, lá chít bạc, khua lao xao, lìa cành, dải sỏi cuội,.....

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n

Bài 3:

 

 

 

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

7. Hoạt động sáng tạo (1p)

Đáp án:

a) loại nhạc ngủ, lễ hội, nổi tiếng

Đáp án:

giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.

-  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt các tiếng âc/ ât

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 89: LUYỆN TẬP VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết.

2. Kĩ năng

-  Vận dụng thành thạo dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

3. Phẩm chất

- Học tập tích cực, tính toán chính xác

4. Góp phần phát triền các NL:

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

* Bài tập cần làm:  Bài 1, bài 2, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: bảng phụ

   - HS: sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

 

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Vận dụng thành thạo dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho 2, 5, 3, 9

Bài 2:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho cả 2 và 5; cả 3 và 2; cả 2,3,5,9

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 về dấu hiệu nhận biết các số chia hết.

Bài 3:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV phát bảng nhóm cho 6 nhóm, sau đó mời 3 nhóm xong trước lên treo, các nhóm còn lại GV thu và mời nhận xét chéo.

- Củng cố lại các dấu hiệu chia hết

Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- GV chữa, chốt cách làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

   Cá nhân – Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.

b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.

c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.

d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- YC HS làm bài theo cặp.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 và 5: 64 620; 5270

b) Các số chia hết cho 3 và 2: 64 620; 57 234.

c) Các số chia hết cho 2; 3; 5; 9 là:

64 620

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a. 528  , 558, 588 chia hết cho 3

b. 603, 693 chia hết cho 9

c. 24chia hết chi 3 và 5.

d. 35chia hết cho 2 và 3.

- HS làm bài vào vở Tự học – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Bài 4:

a) 2253 + 4315 – 173  = 6568 – 173

                                    = 6395

                               (6395 chia hết cho 5)

b) 6438 – 2325 x 2  = 6438 – 4650

                                = 1788

                              (1788 chia hết cho 2.)

c) 480 – 120 : 4 = 480 – 30 = 450

                (450 chia hết cho cả 2 và 5)

d) 63 + 24 x 3 = 63 + 72 = 135

                  (135 chia hết cho 5)

Bài 5:               Giải

số học sinh ít hơn 35 và nhiều hơn 20. Mà xếp 5 hàng đều không thừa không thiếu nên số học sinh có thể là: 25 hoặc 30. Số HS xếp thành 3 hàng cũng vừa đủ nên đó là số chia hết cho 3. Vậy số HS là 30 học sinh

- Ghi nhớ các dấu hiệu chia hết và vận dụng

- Tìm các bài tập về dấu hiệu chia hết trong sách Toán buổi 2 và giải.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 3, 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).

2. Kĩ năng

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

3. Phẩm chất

- HS chăm chỉ, tích cực ôn tập KT cũ

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.

          + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL .

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:           Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

Bài 2: Cho đề tập làm văn sau: “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.” Em hãy viết:

a. Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.

b. Phần kết bài theo kiểu mở rộng.

+ Thế nào là mở bài theo kiểu gián tiếp?

+ Thế nào là kết bài theo kiểu mở rộng?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS .

 

 

 

 

 

* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 viết mở bài và kết bài cho bài văn.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân-Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.

- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền. VD:

a) Mở bài gián tiếp: Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí vươn lên ông đã tự học và đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.

b) Kết bài mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên; Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Ghi nhớ KT ôn tập

- Đọc diễn cảm các  bài tập đọc.

     

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nghe- viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).

   *HS năng khiếu viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng:

-  Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Viết đúng, đẹp bài chính tả

3. Phẩm chất

- Tích cực làm bài, ôn tập KT

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng

- HS: SGK

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. Nghe - viết đúng bài CT HS hiểu được nội dung bài CT,viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng CT, cách viết đoạn văn xuôi

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

Bài 2: Nghe - viết chính tả:

* Tìm hiểu nội dung bài thơ

- Đọc bài thơ Đôi que đan.

+ Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra?

 

+ Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào?

* Hướng dẫn viết từ khó

- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

*  Nghe – viết chính tả

- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải (khoảng 90 chữ / 15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe , đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định .

 *  Soát lỗi và chữa  bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.

- Thu nhận xét, đánh giá bài làm

- Nhận xét bài viết của HS

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân-Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.

+ Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.

+ Các từ ngữ: mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, …

- Nghe GV đọc và viết bài .

- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài .

- Viết lại các lỗi sai trong bài chính tả

- Đọc diễn cảm các bài tập đọc

     

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 5, 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- HS ôn lại kiến thức về từ loại và mẫu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?

2. Kĩ năng

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1

- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).

3. Phẩm chất

- HS tích cực, tự giác ôn tập KT cũ

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng

           + Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2, SGK

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

          Trò chơi Hộp quà bí mật

+ Đặt một câu có sử dụng tính từ?

+ Đặt một câu có sử dụng danh từ?

+ Đặt một câu có sử dụng động từ?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1

- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên.

Bài 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS chữa bài, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

+ Các câu in đậm thuộc kiểu câu kể gì?

- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Chốt lại cách đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu và tìm DT, ĐT, TT

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

 

Cá nhân – Lớp

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Đọc yêu cầu trong SGK.

Nhóm 4 – Lớp

- Hs thảo luận nhóm

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp làm vở.

- 1 HS nhận xét, chia sẻ

DT: buổi chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, Hmông, mắt, một mí, em bé, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng, hổ, quần áo, sân.

ĐT: dừng lại, đeo, chơi đùa.

TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.

 - HS đặt câu hỏi – Chia sẻ trước lớp

+ Câu kể Ai làm gì? , Ai thế nào?

Đáp án:

+ Buổi chiều, xe làm gì?

+ Nắng phố huyện như thế nào?

+ Ai đang chơi đùa trước sân.

- Ghi nhớ kiến thức ôn tập

- Chọn 1 đoạn văn/ bài văn em thích trong chương trình và xác định các kiểu câu kể trong đoạn văn, bài văn đó.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Giúp HS ôn tập về cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật và cách viết mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng

2. Kĩ năng

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).

3. Phẩm chất

- HS tích cực, tự giác ôn bài.

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:  Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng

   - HS: SGK, Bút, vở

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp.

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. . Hoạt động thực hành: (27p)

* Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS.

Bài 2: Cho đề bài tập làm văn: “ Tả một đồ dùng học tập của em”.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.

a) - GV hướng dẫn:

+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.

+ Hãy quan sát thật kĩ  1 đồ dùng học tập của em, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với đồ vật khác của bạn.

+ Không nên tả quá chi tiết rườm rà.

- GV chốt lại dàn ý chuẩn của bài

b. YC HS tự viết bài

+ MB gián tiếp là như thế nào?

 

+ KB mở rộng là như thế nào?

 

- Yêu cầu HS biết bài

- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên  bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Làm cá nhân - Chia sẻ dàn ý trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

+ MB nói 1 ý khác có liên quan để dẫn vào đồ vật định tả

+ Nói được tình cảm, phẩm chất, công dụng của đồ vật

- HS viết cá nhân – Chia sẻ lớp. VD:

Mở bài: Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.

Kết bài: Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.

- Viết hoàn chỉnh phần MB và KB

- Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD& ĐT- Đề KT học kì cấp TH, lớp 4, tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục 2008).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc; trả lời được câu hỏi liên quan nội dung bài đọc.

- Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan nội dung bài đọc.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài..

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS: Vở BT, bút, ..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Gọi HS đọc bài văn Về thăm bà

2. HS làm vào VBT, GV hướng dẫn HS tự chữa và chấm bài, chốt KT cho các em

Bài đọc thầm

                                                       Về thăm bà (SGK Tiếng Việt 4/ 176)

1. Những chi tiết liệt kê dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?

a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

Đáp án: C

2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

a. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

b. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

c. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở.

Đáp án: A

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

a. Có cảm giác thong thả, bình yên.

b. Có cảm giác được bà che chở.

c. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

Đáp án: C

4. Vì sao Thanh cảm thấy như chính bà che chở cho mình?

a. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

b. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

c. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

Đáp án: C

5. Tìm trong truyện Về thăm bà từ cùng nghĩa với từ hiền.

A. Hiền hậu, hiền lành.           B. Hiền từ, hiền lành,        C. Hiền từ, âu yếm.

Đáp án: B

6. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. có mấy động từ, mấy tính từ?

a. Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:                                                         - Tính từ:

b. Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:                                                         - Tính từ:

c. Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:                                                         - Tính từ:

Đáp án: C. Hai động từ: trở về, thấy. 2 tính từ: thong thả, bình yên

=> Chốt cách xác định ĐT, TT trong câu

7. Câu: Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

A. Dùng để hỏi.         B. Dùng để yêu cầu, đề nghị.       C. Dùng thay lời chào.

Đáp án: C

=> Chốt cách dùng câu hỏi với mục đích khác. HS lấy VD thêm

4. Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ?

a. Thanh                        b. Sự yên lặng                         c. Sự yên lặng làm Thanh

Đáp án: B

3. HĐ ứng dụng (1p)

- Hoàn thành đáp án bài đọc hiểu

4. HĐ sáng tạo (1p)

- Tự làm cá nhân một số bài đọc hiểu khác trong sách tham khảo

                                        ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 8)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Kiểm tra (viết) theo múc độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:

             + Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi

            + Viết được bài văn miêu tả một đồ dùng học tập của em.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng viết, kĩ năng làm bài KT

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác và trung thực khi làm bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

   - HS: Vở BT, giấy kiểm tra

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động kiểm tra:(50p)

* Mục tiêu:  Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI

* Cách tiến hành:

A. Kiểm tra chính tả: (Nghe - viết)

 Bài viết: Chiếc xe đạp của chú Tư

      (Sách giáo khoa trang 177)

* Hoạt động  viết chính tả:

- Gv đọc bài chính tả.

- GV đọc soát lỗi.

B. Kiểm tra Tậplàm văn:

- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, ĐDHT (hoặc đồ chơi) của hs.

Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

- Yêu cầu HS tự làm bài, nộp bài.

- GV thu bài, nhận xét đánh giá chung

3. Hoạt động vận dụng(1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS viết vào vở.

- Hs soát lỗi

- Hs đổi vở cùng bạn soát lỗi.

 

 

- HS làm bài

- HS nộp bài

- Tự viết lại các lỗi sai trong bài chính tả

- Viết ghi chú những điều làm được và chưa làm được qua bài KT

         

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ  sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021

TOÁN

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I

(Đề của trường)

................................................................

TOÁN*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về phép nhân, phép chia và biểu đồ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia cho số có 2chữ số, 3 chữ số.

- Kĩ năng đọc bản đồ

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1 bảng 1 (ba cột đầu), bảng 2 (ba cột đầu); bài 4a,b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ

   - HS: SGK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- Giới thiệu bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, nhận xét tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia.

                     - Biết đọc thông tin trên biểu đồ

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

Bài 1. Mỗi bảng 3 cột đầu. HSNK có thể làm hết bài

- GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng.

- Củng cố HS M1+M1 về cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính

+ Tìm thừa số chưa biết ?

+ Tìm số chia ?

+T số bị chia?

Bài 4: a,b. HSNK có thể làm cả bài

- Yêu cầu hs quan sát biểu đồ và làm nhóm 2

- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

* GV trợ giúp HS M1+M2 đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi như SGK.

 

Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Củng cố cách đặt tính và tính, cách ước lượng thương, phép chia mà thương có chữ số 0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS nêu YC

- HS thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp.

Đáp án:

Thừa số

27

23

23

Thừa số

23

27

27

Tích

621

621

621

Số bị chia

66178

66178

6178

Số chia

203

203

326

Thương

326

326

203

- HS  làm N2 – Chia sẻ lớp

Bài giải

a)     Số cuốn sách T1 bán ít  hơn T4 là

       5500 – 4500 = 1000 (cuốn)

b)    Số cuốn sách T2 bán nhiều hơn T3 là

       6250- 5750 = 500  (cuốn)

c) TB mỗi tuần bán số cuốn sách là:

(4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn)

                       Đ/S: a)1000 cuốn sách

                                b) 500 cuốn sách

                                c) 5500 cuốn

- HS  làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 2: Đáp án

  39870         123                

    297         324

       510

         18

 25863        251

     763       103

       10

       

  30395       217

    869       140

      015

Bài 3                   Bài giải

Số bộ ĐDDH- Sở GD nhận về là:

40  468 = 18720 ( bộ )

Số bộ ĐDDH mỗi trường nhận về là:

18720 : 156 = 120 ( bộ )

         Đáp số: 120 bộ đồ dùng học Toán

- Ghi nhớ KT đã ôn tập

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

SINH HOẠT LỚP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 16

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 16

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 17

- GD HS tích cực ôn tập KTĐK cuối học kì I

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị  ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                     

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

- Ôn tập tốt kiến thức để kiểm tra cuối kì I đạt kết quả cao

- tiếp tục tham gia luyện IOE, trạng nguyên Tiếng Việt, giải toán vioedu, tham gia thi viết chữ đep và VSCĐ cấp trường

- Thực hiện tốt nề nếp học tập và thực hiện tốt 5K, vệ sinh môi trường , chăm sóc cây hoa trong và ngoài lớp.

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

 
   

 

 

Các tin khác