Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 22LOWPS 1/1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 22 - Từ ngày 13/2/2023 đến ngày 17/2/2023
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 13/2 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-TĐ |
Quạt cho bà ngủ |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TV-TĐ |
Quạt cho bà ngủ |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Toán |
Bảng các số từ 1 đến 100 |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
TV |
Ôn luyện |
Bộ đồ dùng |
||
7 |
TV |
Ôn luyện |
Bộ đồ dùng |
|||
8 |
Luyện tập TV |
|||||
3 14/2 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Bữa cơm gia đình |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Bữa cơm gia đình |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Tin học |
|||||
4 |
Luyện tập Toán |
|||||
4 15/2 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Bữa cơm gia đình |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Bữa cơm gia đình |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Luyện tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
HĐTN (2) |
Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng đón Tết |
||||
5 |
Tiếng Anh |
|||||
5 16/2 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Ngôi nhà |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Ngôi nhà |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TN&XH |
Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi |
||||
4 |
GDTC |
|||||
6 17/2 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Ôn luyện tuần 22 |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-TĐ |
Cả nhà đi chơi núi |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Luyệm tập chung |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
TN&XH |
Bài 19: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
Đạo đức |
Bài 19: Tự giác làm việc nhà |
Giáo án điện tử |
||
7 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
||||
8 |
HĐTN (3) |
Dạy bài 1: Chăm sóc bảo vệ mắt |
TUẦN 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Quạt cho bà ngủ
I. MỤC TIÊU
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cò kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, quý trọng ông bà và người thân trong gia đình nói chung; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Quạt cho bà ngủ; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ {ngấn nắng, thiu thiu, lim dim) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động(4-5’) - Ôn: GV gọi 2 HS đọc lại bài: Cả nhà đi chơi núi. - GV nhận xét - Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Em thấy trong tranh vẽ cảnh gì?
b. Khi người thân bị ốm, em thường làm gì? + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Quạt cho bà ngủ. 2. Đọc(24- 25’) - GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (ngấn nắng, thiu thiu, lim dim). + Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.
- HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ: ngấn nắng: dấu vết của ánh nắng in trên tường; thiu thiu: vừa mới ngủ, chưa say; lim dim: mắt nhắm chưa khít, còn hơi hé. VD: mắt lim dim.). - HS đọc cả bài thơ
3.Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng trắng, vườn, thơm ( 5-6’) - Đọc lại bài thơ và tìm tiếng trong và ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: trắng, vườn, thơm. Yêu cầu mỗi nhóm tìm 3 tiếng cùng vần với tiếng trắng, 3 tiếng cùng vần với vườn, 3 tiếng cùng vần với thơm.
- GV yêu cẩu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. |
- HS 2 em đọc bài.
-Bà đang nằm nghỉ, còn bạn nhỏ đang quạt cho bà. - Khi người thân bị ốm, em thường quan tâm , chăm sóc cho họ.
- HS luyện đọc từ khó CN – ĐT. - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 2.
+ HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. + Các bạn nhận xét, đánh giá.
+ 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- HS làm việc nhóm + trắng:lặng, nắng , vắng, đắng,… + vườn:, trườn, lườn, lượn , lươn, mườn mượt, … +thơm : rơm, cơm, đơm hoa, chớm, sớm, …
- HS viết những tiếng tìm được vào vở. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi( 9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi a. Vì sao bạn nhỏ không muốn chích choè hót nữa? b. Bạn nhỏ làm gì trong lúc bà ngủ? - Cây cối trong vườn thế nào?
- Trong lúc ngủ bà mơ thấy điều gì?
c. Em nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. 5. Học thuộc lòng khổ thơ thứ hai và thứ ba.( 10-12’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ hai và thứ ba. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. - Kiểm tra học thuộc lòng một số em. - GV nhận xét. 6. Hát một bài hát về tình cảm bà cháu (9-10’) - GV cho HS nghe bài hát (2-3 lần). GV hướng dẫn HS hát. - Bài hát: Bà ơi bà Bài:Tình thương bà cháu Bà ơi, bà ơi! Bà như cơn gió mát giữa trưa hè ru cháu ngủ ngon. Có tình thương nào bằng bà yêu cháu Có tình thương nào bằng cháu yêu bà. 7. Củng cố (4 -5’) - GV qua bài học này cho các em thấy được tình cảm của những người thân trong gia đình, luôn yêu thương , quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, đặc biệt những lúc ốm đau đấy các em ạ - Về nhà đọc thuộc lòng hai khổ thơ 2,3 và trả lời lại các câu hỏi trong bài. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. a. Vì bà bị ốm cần giữ yên lặng để bà ngủ; b. Bạn nhỏ quạt cho bà - Hoa cam, hoa khế, chín lặng trong vườn - Trong lúc ngủ bà mơ thấy tay cháu quạt cho bà nhưng lại đầy hương thơm. c. Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà/ Bạn nhỏ biết quan tấm chăm sóc khi bà bị ốm.
- 2 HS đọc
- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần.
- HS đọc thuộc lòng 1, 2 khổ thơ
- HS tập hát. + HS hát theo từng đoạn của bài hát. + HS hát cả bài
|
...................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán Bảng các số từ 1 đến 100
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được số 100 (99 thêm 1 là 100, 100 = 10 chục). Đọc, viết được số 100. Biết lập bảng các số từ 1 đến 100.
2. Phát triển năng lực:
- Thông qua việc so sánh, phân tích thứ tự số, hình thành bảng các số từ 1 đến 100, đếm các số tự nhiên theo “quy luật”...( cách đều 2). HS được phát triển tư duy logic, phân tích, tổng hợp.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng học toán 1, trong đó có các thẻ 1 chục que tính và que tính lẻ để hình thành số 100 (thay các túi quả như SGK).
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1, Bảng các số từ 1 đến 100.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
10 phút
20 phút
2 phút |
1. Khởi động: - Tổ chức trò chơi “Bắn tên” với sự điều khiển của lớp trưởng: HS đọc số lớn hơn 90 - GV dẫn vào bài mới. 2. Khám phá: Hình thành số 100 - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: + Có mấy túi cà chua? + Có mấy túi đựng 10 quả? + Có mấy túi đựng 9 quả? + Vậy có tất cả bao nhiêu quả cà chua? + Có 99 quả cà chua, cô bỏ thêm 1 quả nữa vào túi thì cô được bao nhiêu quả cà chua? - GV nhắc lại: 99 thêm 1 là 100. - GV viết số 100 lên bảng + 100 đọc là một trăm + 100 gồm 10 chục - Yêu cầu HS đọc và viết số 100
3. Hoạt động * Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Bạn Rô – bốt lỡ tay xóa một số số trong bảng các số từ 1 đến 100. Các em hãy giúp bạn điền các số còn thiếu nhé ! - Gọi HS nối tiếp nêu các số còn thiếu - GV nhận xét. - GV mở rộng : + Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái như thế nào so với số bên phải ? + Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên như thế nào so với số ở dưới ? - Trong bảng các số từ 1 đến 100, các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải. Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới. GIẢI LAO * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS, quan sát bảng số ở bài 1, thảo luận nhóm 2 và đọc: a. Các số có 2 chữ số giống nhau b. Các số tròn chục bé hơn 100 c. Số lớn nhất có 2 chữ số. - GV treo bảng phụ và tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”. Cách chơi : - Lớp chia thành 2 đội A và B. Các đội thi đua nhau lên điền tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Mỗi bạn chỉ được điền 1 số. Đội nào điền nhanh và đúng hơn sẽ giành chiến thắng. - Nội dung bảng phụ như sau: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Trong bảng các số từ 1 đến 100: a. Các số có 2 chữ số giống nhau là… b. Các số tròn chục bé hơn 100 là … c. Số lớn nhất có 2 chữ số là… d. Số bé nhất có 2 chữ số là… - Lưu ý : thứ tự câu ở hai bảng khác nhau. - GV nhận xét, tyên bố đội thắng cuộc. * Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân câu a - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận. +Em hãy so sánh 51 và 53? + 51 thêm vào bao nhiêu đơn vị thì được số 53? + Vậy muốn tìm số tiếp theo trong dãy số ta phải thêm vào mấy đơn vị? - Như vậy các số trong dãy b cách đều 2 đơn vị. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc số còn thiếu ở câu b, c. - GV chữa bài, nhận xét + Em hãy đếm “cách đều 2” những dãy số sau: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, …, 18, 20, …, …, …, 28, 30. 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, …, 17, 21, …, …, …, 29, 31. - Đây cũng là cách người ta đánh số nhà ở hai bên dãy phố đó các em à! * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra hình thích hợp - GV chữa bài, nhận xét và tuyên dương nhóm hoạt động tốt. 4. Củng cố, dặn dò + Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Về nhà em cùng người tập đếm thêm, đếm bớt. |
- HS tham gia chơi - HS lắng nghe - HS quan sát + 10 túi cà chua + Có 9 túi đựng 10 quả + Có 1 túi đựng 9 quả + Có tất cả 99 quả cà chua - 100 quả cà chua - HS đọc và viết số theo yêu cầu của GV - Tìm số còn thiếu trong các số từ 1 đến 100 - HS dựa vào thứ tự các số để tìm các số còn thiếu trong bảng: 16,27,29,34,37,43,48,54,57,63,64, 72,76,77,88,96,98 + Các số trong cùng 1 hàng thì số bên trái bé hơn số bên phải. + Các số trong cùng 1 cột thì số ở trên bé hơn số ở dưới. - HS lắng nghe. - Quan sát bảng các số từ 1 đến 100 và đọc:... - HS quan sát bảng số và tìm ra : a. số có hai chữ số giống nhau: 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99 b. Các số trong chục bé hơn 100: 10. 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 c. Số 99. - HS tham gia chơi. - HS lắng nghe - Số? - HS đếm liên tiếp các số rồi tìm số còn thiếu. - HS trả lời: a. 33, 35, 36, 38 - HS lắng nghe. - 51 < 53 - 51 thêm vào 2 đơn vị thì được 53 + 2 đơn vị - HS lắng nghe - HS nối tiếp đọc b. 55, 59, 61, 67 c. 88, 90, 94, 98 - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc số. - Tìm hình thích hợp đặt vào dấu “?” trong bảng - HS thảo luận tìm hình thích hợp - Đại diện nhóm nêu kết quả: hình B - HS khác nhận xét |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bữa cơm gia đình
I. MỤC TIÊU
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có yếu tố thông tin, có lời thoại; đọc đúng vần oongvà tiếng, từ ngữ có vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, gắn bó với gia đình, người thân; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có yếu tố thông tin, có lời thoại; nội dung của VB Bữa cơm gia đình; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo vần oong; nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (liên hoan, quây quẩn) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2.Kiến thức đời sống
- GV nắm được ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28 tháng 6 hằng năm). Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hoá nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
3.Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Ôn và khởi động(4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói vê một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời và nói về những gì quan sát được trong tranh. + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Bữa cơm gia đình. |
- HĐ nhóm. - TLCH. |
2.Đọc(29- 30’) - GV đọc mẫu toàn VB. - Giáo viên hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ chứa vần mới trong VB (xoong). + GV đưa từ xoong lên bảng và hướng dẫn HS đọc. - GV đọc mẫu vần oong và từ xoong. HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS: liên hoan, quây quần, tuyệt. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. VD: Ông bà trông em bé/ để mẹ nấu ăn; Chi thích/ ngày nào cũng là/ Ngày Gia đình Việt Nam. - HS đọc đoạn + GV chia VB thành các đoạn - Đoạn 1: từ đẩu đến nhà mình liên hoan con ụ. - Đoạn 2: phần còn lại. + Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. - GV giải thích nghĩa từ ngữ khó: - liên hoan: cuộc vui chung có nhiều người tham gia nhấn một dịp gì đó. - quây quần: tụ tập lại trong một không khí thân mật, đầm ấm. + HS đọc đoạn theo nhóm. - HS và GV đọc toàn VB + 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- HS đọc theo đổng thanh - CN. - Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- HS đọc. |
TIẾT 2
3.Trả lời câu hỏi(14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi. |
- HĐ nhóm. - Cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi |
a. Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nào? |
a. Ngày Gia đình Việt Nam là ngày 28 tháng |
b. Vào ngày này, gia đình Chi làm gì? |
b.Vào ngày này, gia đình Chi liên hoan |
c. Theo em, vì sao Chi rất vui?). |
c. Bữa cơm thật tuyệt, cả nhà quấy quần bên nhau |
* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần). |
|
4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3( 18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở * GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và NX bài của một số HS. |
- Viết bài vào vở: Vào ngày này, gia đình Chi liên hoan. |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bữa cơm gia đình
TIẾT 3
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở(17-18’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả, các bạn nhận xét đánh giá. - GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Buổi tối, gia đình em thường quây quấn hên nhau.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HĐ nhóm bàn. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác NX. |
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh(17- 18’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS và GV nhận xét. |
- QS và nói theo tranh. |
TIẾT 4
7. Nghe viết(17-18’)
- GV đọc câu. (Ngày nghỉ lễ, gia đình Chi quây quần hên nhau. Chi thích ngày nào cũng vậy.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Chi, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: quây quấn, ngày. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ: (Ngày nghỉ lễ/ gia đình Chi/ quây quần bên nhau./ Chi thích/ ngày nào củng vậy.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. -GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cẩu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- Nghe.
- Viết b/c
- Nghe, viết.
- Đổi vở soát lỗi. |
8.Chọn chữ phù hợp thay bông hoa(9-10’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điển vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn. |
|
9.Trò chơi Cây gia đình(5-6’) - Chuẩn bị cho trò chơi: Hai bảng phụ, mỗi bảng có vẽ một cây xanh. Treo trên cây là những quả chín. HS có nhiệm vụ gắn thẻ từ chỉ các thành viên trong gia đình vào những quả đó (không yêu cầu sắp xếp theo cấp bậc thân tộc). - Một số thẻ từ: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bổ, mẹ, anh, chị, em trai, em gái, tôi và một số thẻ từ gây nhiễu: bạn, chúng tớ, họ, bác sĩ, hoạ sĩ, ca sĩ, giáo viên, đẩu bếp. - Cách chơi: GV gắn hai bảng phụ lên bảng lớp. Hai đội tham gia chơi. Mỗi đội có 10 người (theo thứ tự 1, 2, 3...). GV phát hộp thẻ từ cho mỗi đội. Khi nghe hiệu lệnh, HS số 1 của mỗi đội lên gắn thẻ từ vào bảng của đội mình. HS số 1 về chỗ. HS số 2 tiếp tục lên bảng gắn thẻ. Cứ thế cho đến hết. Đội chiến thắng là đội gắn thẻ từ nhanh, đúng và đẹp. Số HS còn lại chú ý quan sát kết quả của hai đội để nhận xét. |
|
10.Củng cố(4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS nhắc lại ND bài. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được số có hai chữ số.
- Đọc, viết số, so sánh và sắp xếp được thứ tự các số có hai chữ số.
- 2. Phát triển năng lực:
- Qua một số bài toán vui (ghép hình, dãy số theo “quy luật”, lập số từ các chữ số).
- HS làm quen với phương pháp phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy lôgic, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Bộ đồ dùng học toán 1.
HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
5 phút
25 phút
5 phút
|
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi “Truyền điện”. HS nối tiếp nhau đọc các số từ 1 đến 100. - GV dẫn vào bài mới. 2. Luyện tập * Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh a, + Có mấy túi cà chua? + Mỗi túi đựng mấy quả? + Có mấy quả ở bên ngoài? + Vậy có tất cả bao nhiêu quả cà chua? - Vậy 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị. - Tương tự như vậy, các em hãy quan sát tranh b, c rồi nêu các số thích hợp trong các ô. - GV nhận xét * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - Bạn Mai đã vẽ đường nối giữa cách đọc hoặc cấu tạo số với hình tròn nhưng bạn chưa ghi lại số. Các em hãy giúp bạn Mai hoàn thành bằng cách ghi số tương ứng với đường nối nhé! - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét. GIẢI LAO * Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình thanh tre và các số ở ngôi sao. - GV cho HS đọc các số ở thanh tre và cách đọc các số ở ngôi sao. - Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” Cách chơi: -Lớp chia thành 2 đội A và B. Các thành viên trong đội lần lượt lên nối ngôi sao đúng với số ở thanh tre. - Đội nào nối nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng. - GV nhận xét, tuyên dương, công bố đội thắng cuộc. * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu - Khi tháo rời các mảnh ghép, bạn Việt đã quên ghi số trên các mảnh ghép. Em hãy giúp bạn tìm số thích hợp cho mỗi mảnh ghép nhé! - GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm các số tương ứng với các hình. - GV gọi các nhóm trả lời - GV nhận xét, tuyên dương. * Bài 5: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS quan sát hình sau đó đếm số ô vuông ở mỗi hình a) Hình nào có 19 ô vuông? b) Hình nào có ít ô vuông nhất? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố + Hôm nay, chúng ta đã ôn được nội dung gì? - Nhận xét tiết học. |
- HS tham gia chơi. - Số ? - HS quan sát. - 3 túi. - 10 quả - 2 quả. - 32 quả - HS lắng nghe - HS trả lời: 44 gồm 4 chục và 4 đơn vị 61 gồm 6 chục và 1 đơn vị. - Số? - HS quan sát - HS nêu các số tương ứng (theo đường nối như SGK). a) 62 b) 39 c) 100 d) 51 - Tìm số thích hợp với mỗi ngôi sao. - HS quan sát. - HS quan sát thanh tre đọc các số ở thanh tre, các số ở ngôi sao - HS tham gia chơi - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm để tìm các số ứng với các hình. - Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm còn lại nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS quan sát hình, đếm số ô vuông ở mỗi hình và ghi chú thích bằng bút chì bên cạnh chữ A, B, C, D. a) Hình C b) Hình B - HS lắng nghe. |
………………………………………………………………………….
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm
Sắp xếp nhà cửa gọn gàng đón Tết
I. MỤC TIÊU:HS có khả năng:- Nhận biết đường những việc nên làm và những việc không nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng;
- Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân;
- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng; ngăn nắp;
- Hứng thú tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng; nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh hoặc hình chiếu: Hình ảnh nhà cửa sắp xếp gọn gàng và một hình ảnh nhà cửa bừa bộn (đồ đạc, sách vở, đồ dùng cá nhân đồ chơi để lung tung.Video một số công việc gia đình như sắp xếp chăn màn khi ngủ dậy, gấp quần áo, tất, sắp xếp sách vở đồ chơi gọn gàng ngăn nắp đúng chỗ. Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học về gọn gàng ngăn nắp trong môn đạo đức vad trong tiết 1. Chuẩn bị một đến hai chiếc chăn mỏng, gối, màn đơn dùng cho trẻ em, hai bộ quần áo, tất, khăn của trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
20’ |
THỰC HÀNH Hoạt động 3: Trò chơi: SẮP XẾP QUẦN ÁO GỌN GÀNG *Chuẩn bị trò chơi: - Kê ghép hai bàn vào giữa lớp thành một bàn to.Cả lớp đứng hoặc ngồi thành hình chữ U xung quanh bàn ghép. - Tập hợp tất cả chăn, màn quần áo cho các tổ chuẩn bị để lên mặt bàn giữa lớp.Riêng sách vở đồ dùng học tập thì đội nào bốc thăm được nhiệm vụ sắp xếp sách vở đồ dùng học tập sẽ tự tập hợp sách vở đồ dùng học tập của các bạn trong đội để dự thi. * Cách chơi và luật chơi: - GV chia lớp thành 6 đội mỗi đội cử ra một bạn làm đội trưởng. - Đội trưởng lên bảng bốc thăm để biết đội mình sẽ thực hiện công việc nào.Sau khi bốc thăm cả đội sẽ hội ý bàn cách thực hiện trong 3 phút, sau đó phân công 2 đại diện của đội tham gia dự thi. - Khi có hiệu lệnh đại diện các đội vào khu vực giữa lớp để thi. - Các bạn còn lại đứng xung quanh quan sát và chấm thi chéo cho nhau: đội 1 chấm cho đội 2; đội 2 chấm cho đội 3; đội 3 chấm cho đội 4; đội 4 chấm cho đội 5;đội 6 chấm cho đội 1. - GV lưu ý phổ biến các tiêu chí để cho các đội chấm. +Sắp xếp gọn gàng: 4 điểm +Sắp xếp hợp lý, đẹp: 4 điểm +Nhanh: 2 điểm *Tổ chức cho học sinh thi Khi học sinh thi - GV mở nhạc để tạo không khí sôi nổi cho cuộc thi và yêu cầu học sinh đứng xung quanh cổ vũ. - Dựa vào kết quả chấm thi của các đội,GVcông bố đội thắng cuộc - GV phát phần thưởng cho các đội dự thi để động viên cổ vũ HS. - GV nhận xét chung về kết quả thực hiện hoạt động |
- Hs thực hiện trước lớp -HS lắng nghe - HS lắng nghe - Đội trưởng lên bốc thăm - HS làm việc nhóm - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi - HS thể hiện. Các đội quan sát, nhận xét, chấm điểm. - HS lắng nghe |
13’ |
VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành sắp xếp nhà cửa gọn gàng ở gia đình - GV yêu cầu học sinh về nhà thực hiện những việc sau: - Nhờ bố mẹ người thân hướng dẫn thêm và tự giác thực hiện những công việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, phù hợp với khả năng. - Thường xuyên sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân để rèn luyện tính ngăn nắp gọn gàng. - Cùng gia đình dọn dẹp trang trí nhà cửa để đón Tết - Nhờ bố mẹ người thân nhận xét về việc sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân của em ở gia đình. Tổng kết - GV yêu cầu học sinh chia sẻ những điều thu hoạch hoặc học được rút ra bài học kinh nghiệm và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu học sinh nhắc lại để ghi nhớ “sắp xếp nhà cửa gọn gàng để nơi ở của em luôn thoáng mát, sạch đẹp, an toàn và giúp mọi người trong gia đình nhanh chóng tìm được đồ dùng cần thiết khi muốn sử dụng” |
-HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ - HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu được. - HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ |
2’ |
1. Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị bài sau |
-HS lắng nghe |
………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ngôi nhà
I. MỤC TIÊU
1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với người thân trong gia đình; cảm nhận được giá trị tinh thần của ngôi nhà; khả năng làm việc nhóm; khả năng nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Ngôi nhà-, nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (xao xuyến, đẩu hôi, lảnh lót, mái vàng, rạ, mộc mạc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2.Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Ôn và khởi động( 4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: (giải câu đố). + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để giải câu đố ?Cái gì để tránh nắng mưa? ? Đêm được an giấc, từ xưa vẫn cẩn?). + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Ngôi nhà. |
- HS QS tranh và TLCH. + Cái ô, áo mưa. + Cái võng, ngôi nhà. |
2. Đọc (25- 26’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần. |
|
a. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó phát âm (do có vần khó hoặc do đặc điểm phát âm phương ngữ của HS): xao xuyến, nở, lảnh lót, nước. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần. |
|
b. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ - Xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài (VD: tiếng chim hót làm xao xuyến lòng người. - Đầu hồi: phẩn tường ở hai đầu nhà. - Lảnh lót: âm thanh cao, trong và vang; - Mái vàng: mái nhà được lợp bằng rạ, có màu vàng. - mộc mạc: giản dị, đơn giản; rạ: phẩn của cây lúa còn lại sau khi gặt. + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Một số HS đọc từng khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. |
- Các bạn nhận xét, đánh giá. |
3.Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng: chùm, phơi, nước(4-5’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vẩn với một số tiếng trong bài: chùm, phơi, nước - HS viết những tiếng tìm được vào vở. - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. |
|
TIẾT 2 |
|
4.Trả lời câu hỏi(10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi |
|
a. Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gì? |
a. hàng xoan |
b. Tiếng chim hót ở đầu hổi như thế nào? |
b. tiếng chim hót lảnh lót |
c. Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà? |
c. Mái vàng thơm phức). |
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. |
-Các bạn nhận xét, đánh giá. |
5.Học thuộc lòng(9-10’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu. - Gọi 1 HS đọc. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. |
- Đọc CN. - HS đọc Đt – tổ - nhóm. |
6.Vẽ ngôi nhà mà em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ(9-10’) - GV đưa ra một số bức tranh về ngôi nhà, giới thiệu khái quát về những ngôi nhà có trong tranh. - GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh: + Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày (sáng, chiều, hay tối)? + Ngôi nhà có những bộ phận gì? + Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà? + Em định đặt tên bức tranh là gì? - HS vẽ ngôi nhà yêu thích vào vở và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ. - HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét sản phẩm của nhau. |
- HS trả lời |
7.Củng cố(4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - HS nêu ý kiên về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
|
…………………………………………………………………………
Tiết 3: TN&XH Tự giác làm việc nhà
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà.
- Biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà.
- Tự giác làm những việc nhà vừa sức.
II.CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu),... gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé quét nhà" - GV cho cả lớp hát theo video bài hát “Bé quét nhà”. - GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ? Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Khám pháTìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó - GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi (hoặc hướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó mời đại diện hai đến ba HS kể tên những việc em làm được theo tranh và thực tế ở nhà em, HS khác lắng nghe và bổ sung, đồng thời GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến. - GV đặt câu hỏi cho HS: + Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà? + Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm + Theo em, vì sao phải tự giác làm việc nhà? Kết luận: Ở nhà, dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa; chăm sóc cây, hoa; thu dọn rác; tự gấp, cất quần áo; chăm sóc các con vật nuôi;... Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân. 3. Luyện tập Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác, chưa tự giác làm việc nhà - GV yếu cầu HS quan sát 5 tranh ở phẩn Luyện tập trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao? - Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Các bạn nhỏ ở các tranh từ 1, 2,4 và 5 đã tự giác làm việc nhà rất đáng khen. Bạn nhỏ trong tranh số 3 chưa tự giác làm việc nhà (nhờ bà dọn phòng hộ). Kết luận: Để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng,... các em cần tự giác giúp bố mẹ một số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: nhặt rau, gấp và cất quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quỵ định,... Nếu làm tốt, các em vừa thể hiện được tình yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm, bổn phận của mình với gia đình. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm. Cảm xúc của em khi đó như thế nào? - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác làm việc nhà. 4. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho ban - GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm, mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo. Tuy - GV gợi ý cho HS: 1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé! 2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé! - GV mời HS trả lời và yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng bài học và yêu câu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác làm việc nhà. Kết luận: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không. Hoạt động2 Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà - GV có thể hướng dẫn HS cùng tự giác thực hiện giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày. - GV lưu ý HS: Các em không cần vội phải biết làm ngay tất cả mọi việc mà có thể tập gấp, cất quần áo vào tủ trước rối dần dần tập thêm việc giặt, phơi,... và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giác giặt quần áo. Kết luận: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt, em cần thực hiện Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ôn luyện tuần 22
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái ấm gia đình thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về gia đình và vể những người có quan hệ họ hàng nói chung; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một truyện kể hay quan sát một bức tranh vê gia đình, nói cảm nghĩ về bài thơ, truyện kể hoặc bức tranh; thực hành nói và viết sáng tạo vê một chủ điểm cho trước (gia đình).
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. CHUẨN BỊ
GV:- Phương tiện dạy học: Một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh vê chủ điểm gia đình (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc. HS SGK, VBT,III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. Tuy nhiên, do phần lớn vần trên là những vần không thật phổ biến nên HS chủ yếu tìm trong các văn bản đã học. - GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. - Nhóm vần thứ nhất: + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uya, uây, uyp. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV đưa những từ ngữ này lên bảng. + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - Nhóm vẩn thứ hai: + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần uynh, uych, uyu, oong. + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần. |
|
|
2.Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình(10-12’) -HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ người có quan hệ ruột thịt với em. - Những từ ngữ dùng để chỉ người thân trong gia đình: ông nội, bà nội, anh trai, em trai, chị gái, em gái, ông ngoại, bà ngoại. -GV gọi một số HS trình bày. GV và HS nhận xét. |
|
|
- HS làm việc nhóm đôi. - GV có thể gợi ý: ?Gia đình em có mấy người? ?Gồm những ai? ?Mỗi người làm nghề gì? ?Em thường làm gì cùng gia đình? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?... *Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý. -Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. -GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. |
-HS làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác NX-bổ sung. |
|
3. Nói về gia đình em(9-10’) -HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: ? Gia đình em có mấy người? ?Gồm những ai? ?Mỗi người làm nghề gì? ?Em thường làm gì cùng gia đình? ?Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?... *Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý. - Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. -GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. |
- HS làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác NX-bổ sung. |
|
TIẾT 2 |
||
4.Viết 1-2 câu về gia đình em(14-15’) -GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và gợi ý những gì có thể nói thêm về gia đình. -Từng HS tự viết 1-2 câu về gia đình theo suy nghĩ riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp. - GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo. |
|
|
5.Đọc mở rộng(14-15’) -Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về gia đình. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. -HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện vừa đọc cho bạn nghe. -Một số (3 - 4) HS đọc thơ, kể lại câu chuyện hay chia sẻ ý tưởng về bài thơ, câu chuyện trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 6.Củng cố(5’) - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
|
|
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Luyện tập chung
TIẾT 2
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
5 phút
25 phút
5 phút |
1. Khởi động - GV tổ chức trò chơi “Hoa nở”. Cách chơi: - GV đọc số, HS thi cài số vào bảng cài. - Hết thời gian quy định, bạn nào cài được nhiều số đúng nhất thì được thưởng ngôi sao. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài. 2. Luyện tập * Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS quan sát hình. - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng. * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu + Muốn tìm được số lớn hơn, bé hơn thì chúng ta phải làm gì? - GV yêu cầu HS làm theo nhóm đôi. - GV cùng lớp chữa bài. GIẢI LAO * Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu - GV gọi HS đọc số. - GV cho HS làm vào vở. - Giáo viên chữa bài: + Số lớn nhất: 40 + Số bé nhất: 31 * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Một chú mèo nghịch ngợm làm rách rèm. Em hãy giúp chú vá lại rèm nhé! - GV hướng dẫn HS quan sát các số ở các miếng ghép trước theo thứ tự A, B, C - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm mảnh ghép + Vì sao em chọn đáp án đó? - GV nhận xét chữa bài, chốt đáp án đúng: C * Bài 5: + Đề bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm đáp an. - GV tổ chức trò chơi “Giúp bạn” Cách chơi: - Lớp chia thành 4 đội tương ứng với 4 tổ. Các thành viên trong tổ lần lượt lên viết các số có 2 chữ số khác nhau. - Đội nào viết được nhiều số nhất thì giành chiến thắng. - GV nhận xét, tuyên dương, tuyên bố đội thắng cuộc. - Các số có hai chữ số khác nhau: 37;38;73;78;83;87 4. Củng cố: - GV cho HS đếm số HS nam và số học sinh nữ của lớp mình, sau đó so sánh số học sinh nam và số học sinh nữ. - GV nhận xét, dặn dò. |
- HS tham gia chơi. - HS lắng nghe.
- Số? - HS quan sát hình tìm ra quy luật rồi điền số thích hợp bằng bút chì vào SGK. - HS đọc nối tiếp số a. 10; 20;30;40;50;60 b. 1;3;5;7;9;11 c. 80 ; 82 ; 84 ; 86 ; 90 d. 5 ; 10 ; 15 ; 20 ; 25; 30. - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu. - Chúng ta phải so sánh hai số. - HS làm bài. - 1 nhóm làm bảng phụ và treo lên bảng. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc và phân tích số - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng làm - HS nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát. - Đại diện nhóm trình bày các nhóm còn lại nhận xét. - HS giải thích. - HS nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm - HS tham gia chơi - HS quan sát và đếm số học sinh nam và nữ của lớp mình. Sau đó so sánh số học sinh nam và số học sinh nữ. |
..................................................................................................................
Tiết 4: TN&XH Ôn tập chủ đề: Thực vật và động vật
I. MỤC TIÊUSau bài học, HS sẽ:
- Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật và động vật.
- Phân loại được thực vật và động vật theo tiêu chí thời gian.
- Yêu quý và có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ cây và vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ- GV:
+ 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS.
+ Các bộ tranh, ảnh cây và con vật.
+ Giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS)
+ Bút dạ cho các nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).
- HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1. Mở đầu: Khởi động
Hoạt động 1 -GV yêu cầu một HS lên bảng để đố các bạn bên dưới hoặc bạn trên bảng đeo tên cây, con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gọi ý bằng các câu hỏi chỉ có câu trả lời đúng, sai,… -GV chốt đáp án đúng Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên các cây, con vật dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại dựa và tên các cây, con vật nêu đặc điểm của chúng. HS được củng cố kiến thức đã học và rèn phản xạ. Hoạt động 2 -GV cung cấp cho các nhóm 2 sơ đồ tư duy để trống. - Yêu cầu các em HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý. Yêu cầu cần đạt: HS hệ thống được những kiến thức về cây, con vật đã học và hoàn thành sơ đồ theo các nhánh: cấu tạo (các bộ phận), lợi ích, cách chăm sóc và bảo vệ, lưu ý khi tiếp xúc. -GV nhận xét 2. Đánh giá Thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật. Có ý thức bảo vệ cây và con vật. 3. Hướng dẫn về nhàChuẩn bị sản phẩm dự án cho tiết sau. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS theo dõi - HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung. - Nghe - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………..
Tiết 5: Đạo đức Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi
Tiết 2 |
|
1. Mở đầu: Khởi động
-GV cho HS hát bài hát về con vật và dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -GV cho HS quan sát, thảo luận nhóm và cho biết + Điều gì xảy ra với các bạn trong hình? -GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác khi tiếp xúc với động vật nhằm đảm bảo an toàn. -Gv kết luận: Sau khi tiếp xúc với động vật, lưu ý rửa tay sạch sẽ. Yêu cầu cần đạt: HS nêu được những việc làm: Không trêu chọc, đánh đập con vật; không làm đau; không phá thùng nuôi ong;… Hoạt động 2 -GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm về các bước cần thực hiện khi bị chó, mèo cắn: 1.Rửa vết thương; 2.Băng vết thương; 3.Đi gặp bác sĩ để tiêm phòng. -GV yêu cầu HS liên hệ: +Cần làm gì khi bị các con vật cào, cắn? Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các bước cần làm khi bị chó, mèo hoặc bị một con vật khác (rắn,...) cào, cắn. 3. Hoạt động thực hành -GV cho HS thảo luận, liên hệ thực tế nói về các việc cần làm để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật. Yêu cầu cần đạt: HS nêu tự tin và rõ ràng. 4. Hoạt động vận dụng -GV cho HS đóng vai xử lí tình huống. Từng nhóm phân vai đóng các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, Hoa và em trai. -Từng thành viên sẽ nói một câu đáp lại gợi ý của bố. -Sau đó GV gọi vài nhóm lên diễn trước lớp. Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu ý kiến từ chối ăn thịt thú rừng một cách tự nhiên. 5. Đánh giá -HS yêu quý các con vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cũng như thực hiện được các công việc đơn giản để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: -GV tổ chức cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài, nhận xét về thái độ, tình cảm của Hoa đối với vật nuôi. -Sau đó cho HS liên hệ thực tế với thái độ của bản thân HS với vật nuôi ở gia đình. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ con vật thực hiện việc đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật. -Chuẩn bị hình về cây và các con vật. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS quan sát, thảo luận nhóm - HS trả lời - HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác - HS lắng nghe - HS quan sát và thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - HS liên hệ bản thân - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày - Nhận xét, bổ sung. - - HS đóng vai - HS đóng vai trước lớp - HS lắng nghe - HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài - HS liên hệ thực tế - HS lắng nghe |
Tiết 6 - Dạy Bài 1: Chăm sóc và bảo vệ mắt