''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 12:51 17/01/2022  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19

                                                              TUẦN 19

                         Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022

Tiết 1 Chào cờ:        Sinh hoạt dưới cờ: Ủng hộ “Tết yêu thương”

Tiết 2,3 Tiếng Việt :

Bài 1: Nụ hôn trên bàn tay

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở( 16-17’)

GV ghi bảng từ:  mỉm cười, lo lắng , thủ thỉ

- Câu : Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất….bị khuyết từ vậy từ đó là gì? .Chọn từ ngữ ở trên để điền vào chỗ bị khuyết

- GV yêu cẩu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng.)

Tại sao ta không dùng từ mỉm cười hay từ thủ thỉ?

 

- Trong câu này từ nào được viết hoa?

- GV hướng dẫn viết hoa chữ M theo 2 cách

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

GV ghi bảng từ: chăm sóc, ốm, ô tô điện, công viên 

 

- Con chọn từ ngữ nào để nói về bức tranh 1, 2?

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

Gợi ý: tranh 1: Mỗi khi em bị ốm, mẹ đều chăm sóc em rất tận tình./ Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em ổm./ Mẹ luôn ở bên em, chấm sóc em, mỗi khỉ em bị ốm

Tranh 2: Trong công viên, hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện.

- HS và GV nhận xét.

- HS đọc CN- ĐT.

HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- HS: Vì những từ đó không phù hợp  với câu  đã cho.

-HS : từ Mỗi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc CN- ĐT.

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

 

Tiết 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết (17-18’)

- GV : viết lên bảng

- GV đọc to cả hai câu. (Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp.)

- GV : viết lên bảng

- Những chữ nào được viết hoa?, tại sao?

- GV HD cách viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: tay.

- GN yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Mẹ nhẹ nhàng/ đặt nụ hôn/ vào bàn tay Nam./ Nam thấy/ thật ấm áp.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cẩn đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ GV đọc lại một lần1 toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+GV đọc lại một lần2

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (9-10’)

- GV tổ chức trò chơi; Vượt chướng ngại vật

a. n hay l: …iềm vui, …o lắng ,  …òng mẹ

b. c hay k: mẹ …on, ….ỉ niệm, …ì diệu

 - GV nêu nhiệm vụ: Những từ ngữ trên bảng bị khuyết âm đầu con hãy chọn âm đã cho phù hợp với chỗ bị khuyết. bằng cách viết lần lượt những âm bị khuyết vào bảng con.

9. Hát một bài hát về mẹ(5 - 6’)

- GV đưa lời bài hát thông qua phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng điện tử,... sau đó cho HS nghe bài hát.

- GV hướng dẫn cả lớp hát một bài hát về mẹ.

10. Củng cố (3-4’)

 - Về luyện đọc thêm bài và trả lời lại các câu hỏi, hát nhiều bài hát về mẹ.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS 1 em đọc bài viết trên bảng hoặc sgk.

- HS: Chữ được viết hoa: Mẹ, Nam

- HS: 1 em phân tích tiếng tay

- HS tự rà soát lỗi bài của mình.

- HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

1HS đọc yêu cầu

a. n hay l: niềm vui, lo lắng, lòng mẹ    

b. c hay k: mẹ con, kỉ niệm, kì diệu

- HS làm việc cá nhân

- HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

 

...................................................................................................................................................................

Tiết 4 Toán:         Bài 22: So sánh số có hai chữ số (tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển các kiến thức.

- Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).

2. Phát triển các năng lực

- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số.

-  Năng lực vận dụng từ “ qui tắc” ( mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

- Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa) để HS thực hiện theo cặp đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài : So sánh số có hai chữ số

 

 

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá:

* Hướng dẫn so sánh: 16 và 19

- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:

 

+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 16

+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 19

- GV hướng dẫn HS so sánh số 16 và 19.

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục

 

 

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng đơn vị?

- Vậy 6 đơn vị so với 9 đơn vị như thế nào?

- Vậy số16 như thế nào so với số 19?

- GV ghi bảng: 16 < 19

- Vậy số 19 như thế nào so với số 16?

- GV ghi bảng: 19 > 16

 

* So sánh: 42 và 25

- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:

 

+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 42 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 42

+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 25

- GV hướng dẫn HS so sánh số 42 và 25.

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục

 

- Vậy 4 chục như thế nào so với 2 chục?

- Vậy sô 42 như thế nào so với số 25?

- GV ghi bảng: 42 > 25

 

- Số 25 như thế nào so với số 42?

GV ghi: 25 < 42

 

@ Gv chốt khi so sánh số có hai chữ số ta so sánh như sau: nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

GIẢI LAO

 

 

- HS quan sát,  đếm số quả cà chua và nêu

+ Có 16 quả cà chua

- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.

 

+ Có 19 quả cà chua

- Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.

 

 

- HS nêu hai số 16 và 19 đều có chữ số ở hàng chục bằng nhau là 1 chục.

- Hs nêu: số 16 có 6 đơn vị, số 19 có 9 đơn vị.

- 6 đơn vị bé hơn 9 đơn vị

- 16 bé hơn 19

 

- 19 lớn hơn 16

- HS đọc: Mười chín lớn hơn mười sáu.

 

- HS quan sát,  đếm sô quả cà chua và nêu

+ Có 42 quả cà chua

- Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.

 

+ Có 25 quả cà chua

- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

 

 

- HS nêu số 42 có 4 chục; số 25 có 2 chục

- 4 chục lớn hơn 2 chục.

- 42 lớn hơn 25

- HS đọc: Bốn mươi hai lớn hơn hai mươi lăm.

- số 25 bé hơn số 42

- HS đọc: Hai mươi lăm bé hơn bốn mươi hai.

 

 

 

 

 

3. Hoạt động:

* Bài 1: So sánh ( theo mẫu)

- Gv hướng dẫn mẫu 13 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 13 < 16

- Cho HS làm bài vào vở

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- Số 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Số 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số 25 và số 15?

- Tiến hành tương tự với những bài còn lại.

         - GV cùng HS nhận xét

* GV chốt khi so sánh số có hai chữ số nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

- Làm vào vở BT.

- HS nêu miệng:

+ 25 quả táo nhiều hơn 15 quả táo nên 25 > 15

- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

- Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.

- HS nêu

+ 14 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 14 < 16

+ 20 quả táo bằng 20 quả táo nên 20 = 20

- HS nhận xét bạn

* Bài 2:

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS quan sát tranh câu a

- Số 35 như thế nào so với số 53?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

 - Cho HS quan sát tranh câu b

- Số 57 như thế nào so với số 50?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

- Cho HS quan sát tranh câu c

- Số 18 như thế nào so với số 68?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

- GV cùng HS nhận xét

- HS nêu: Túi nào có số lớn hơn?

- HS quan sát.

- Số 35 bé hơn số 53.

- Túi 53 có số lớn hơn

- Số 57 lớn hơn số 50.

- Túi 57 có số lớn hơn

- Số 18 bé hơn số 68.

- Túi 68 có số lớn hơn

- HS nhận xét bạn

* Bài 3:

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS nêu kết quả

- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.

- GV cùng HS nhận xét

 

- HS nêu: Điền dấu >, < , =

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày kết quả.

24 > 19             56 < 65

35 < 37             90 > 89

68 = 68             71 < 81

- HS trình bày

- HS nhận xét bạn

* Bài 4:

- GV phát phiếu bài tập 4 và hướng dẫn cách làm khoanh tròn vào:

a. Chiếc lọ nào có số lớn nhất?

b. Chiếc lọ nào có số bé nhất?

- Cho HS trình bày kết quả

- HS nhận phiếu bài tập và làm việc theo nhóm đôi

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

4.Củng cố, dặn dò

- Hôm nay học bài gì?

- Muốn so sánh số có hai chữ số ta làm như thế nào?

-GV chốt lại nội dung kiến thức bài.

 

- HS nêu: So sánh số có hai chữ số

- HS nêu

………………………………………………………………………......

Tiết 5,6 Tiếng Việt :

                                      Bài 2: Làm anh

I. MỤC TIÊU

Hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một sò tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: cảm nhận được giá trị của gia đình, biết yêu thương và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình; khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

1.GV: Nắm được đặc điểm vần, nhịp của bài thơ làm anh

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

2. Học sinh:SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (4-5’)

- Ôn: GV gọi 2 học sinh đọc bài Nụ hôn trên bàn tay và trả lời câu hỏi.

Mẹ dặn Nam àm điều gì?

 

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Người em nói gì với anh?

b. Người anh nói gì với em?

c. Tình cảm của người anh đối với em như thế nào?

+ GVvà HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Làm anh.

2. Đọc (24 - 25’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (dỗ dành, dịu dàng).

+ Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

 

 HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ:

 dỗ dành: tìm cách nói chuyện để em bé không khóc;

(nâng) dịu dàng: đỡ em bé dậy mà không làm em bé bị đau

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

 

 

- Các bạn nhận xét, đánh giá.

- HS đọc cả bài thơ

 

3.Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng bánh, đẹp, vui( 5-6’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: bánh, đẹp, vui.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá.

 

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

 

- Mẹ dặn Nam: “Mỗi khi lo lắng, con hãy áp bàn tay này lên má";

 

 

 

Người em nói: anh cho em mượn chiếc ô tô của anh….

- anh

Quan tâm ,…

HS đọc từ khó CN

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

+ HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt.

 

 

 

 

+ HS đọc khổ thơ trong nhớm, mỗi HS đọc một khổ thơ.

+ Thi đọc khổ thơ trong nhóm.

 

+ 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: bánh, đẹp, vui.

- bánh: chánh – cánh-  lanh lảnh…

- đẹp: chép- lép - khép – mép…

- vui: mùi- đùi – cùi- cúi – lúi húi…

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

 

 

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4.Trả lời câu hỏi(9- 10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi

a. Làm anh thì cần làm những gì cho em?

 

 

b. Theo em, làm anh dễ hay khó? (Câu hỏi mở.)

c. Em thích làm anh hay làm em? Vì sao? (Câu hỏi mở.)

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả

5. Học thuộc lòng(9-10’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối của bài thơ Làm anh.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ.

- GV nhận xét

6. Kể về anh, chị hoặc em của em( 9-10’)

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

+ Em của em là trai hay gái?

+ Em của em mấy tuổi?

+Em của em đã đi học chưa, học trường nào?

+Sở thích của em bé là gì?

 +Có khi nào em bé làm em khó chịu không? Vì sao?

+ Em cảm thấy thế nào khi chơi đùa cùng em bé?

GV lưu ý: anh, chị, em có thể là anh, chị, em “ruột” hoặc anh, chị, em “họ” vì có thể nhiều HS là con một, duy nhất trong gia đình.

- GV yêu cầu HS luyện tập theo nhóm.

GV và HS nhận xét.

7. Củng cố ( 4- 5’)

- 1 HS đọc thuộc lòng 1,2 khổ thơ vừa hoc.

 - Về nhà học bài và tập chép 1 khổ thơ vào vở.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lời các câu hỏi.

a.Dỗ em, khi em khóc; nâng em dậy, khi em ngã; cho em quà bánh phần hơn; nhường em đồ chơi đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ.

 

 

- HS luyện học thuộc longf2 khổ thơ

 

 

 

- Một số em đọc thuộc lòng 1,2 khổ thơ tại lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Từng HS trong nhóm nói về anh/ chị/ em trong gia đình.

+ Đại diện một vài nhóm nói trước lớp

..................................................................................................................

                        Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022

Tiết 1,2 Tiếng Việt:

                             Bài 3: Cả nhà đi chơi núi

I. MỤC TIÊU

Hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại; đọc đúng các vần uya, uyp, uynh, uych, uyu và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại; nội dung của VB Cả nhà đi chơi núi, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

- GV nắm được đặc điêìn phát âm, cấu tạo các vần uya, uyp, uynh, uych, uyư, nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (tuýp thuốc, côn trùng, huỳnh huych, khúc khuỷu) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Phương tiện dạy học

 - GV:Tranh minh hoạ trong SHS (tranh gia đình đi biển, gia đình đi tham quan hang động, gia đình đi thăm bảo tàng, gia đình đi chơi công viên) được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

- HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (4-5’)

- Ôn: Gọi 2 học sinh học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Làm anh.

- GV nhận xét

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

a. Gia đình trong tranh gồm những ai?

 

b. Họ có vui không? Vì sao em biết.

 

 

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời.

+ GV dẫn vào bài đọc Cả nhà đi chơi núi.

2. Đọc (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.

 

 

+ GV ghi từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc.

+ GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó.

 

- HS đọc câu

+ Luyện đọc nối tiếp từng câu lần 1.

+ GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS.

 

+ Luyện đọc nối tiếp từng câu lần 2.

+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Bố mẹ/ cho Nam và Đức/ đi chơi núi; Hôm trước,/ mẹ thức khuya/ để chuẩn bị quần áo,/ thức ấn,/ nưốc uống/ và cả tuýp thuốc chống côn trùng; Càng lên cao,/ đường càng dốc/ và khúc khuỷu,/ bố phải cõng Đức.)

GV đọc mẫu câu dài

Cô ngắt hơi ở những chỗ nào?

 

- HS đọc đoạn

+ GV chia đoạn (đoạn 1: từ đầu đến côn trùng, đoạn 2: từ Hôm sau đến anh em, đoạn 3: phần còn lại).

 GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài:

tuýp thuốc: ống nhỏ, dài trong có chứa thuốc;

côn trùng: chỉ loài động vật chân đốt, có râu, ba đôi chân và phần lớn có cánh;

huỳnh huych: từ mô phỏng tiếng động trầm, liên tiếp do một hoạt động nặng nhọc nào đó gây ra (chạy huỳnh huỵch);

khúc khuỷu: không bằng phẳng, có nhiều đoạn gấp khúc ngắn liên tiếp nhau (kết hợp với trực quan qua tranh).

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

 

 

+ GV nhận xét và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi

 

- 2 HS lần lượt đọc.

 

 

 

 

- Gia đình có 4 người đó là bố, mẹ và 2 con.

- Họ rất vui vẻ, họ đang cùng nhau đi du lịch, đang tắm biển…

+ HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: uya (khuya); uyp (tuýp thuốc); uynh, uy ch (huỳnh huy ch); uyu (khúc khuỷu).

 

+ HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần.

 

 

- HS đọc từ khó CN - ĐT

 

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS trả lời.

- 1HS đọc lại câu dài. Lớp đọc ĐT

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

 

 

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Thi đọc trước lớp.

 

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài .

 

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3.Trả lời câu hỏi (14- 15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu?

 

b. Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi?

 

 

c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì?.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời

4.Viết vàọ vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (18-20’)

GV gọi 1 HS đọc lại câu hỏi c mục 3.

 

Gọi 1 hs nhắc lại câu trả lời

 

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bổ phải cõng Đức.).

- Trong câu này từ nào được viết hoa?

- Tại sao những từ đó lại được viết hoa?

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Nam và Đức được bố mẹ cho đi chơi núi;

b. Mẹ chuẩn bị nhiều thứ cho chuyến đi như: quần áo, thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng;

c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức.

 

 

 

 

 

 

c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì?.

c. Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải cõng Đức.

 

 

 

 

- Từ đến và từ Đức

- Vì chữ đầu câu và tên riêng.

- HS viết bài vào VBT

..................................................................................................................

                           Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022

Tiết 1,2 Tiếng Việt:                  

                             Bài 3: Cả nhà đi chơi núi

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở( 16-17’)

- GV ghi bảng : thấp , khúc khuỷu, hào hứng.

Đường lên núi quanh co,…

- GV hướng dẫn

 

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu.)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17-18’)

- GV ghi bảng: cảnh vật, thú vị , đi chơi

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

 

 

 

- HS đọc từ ngữ trên bảng.

 

- 1 HS đọc.

- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - 1-2 HS đọc từ ngữ trên bảng.

 

 

 

- HS quan sát tranh Làm việc nhóm đôi trao đổi nhóm  theo nội dung tranh có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

 

- Cảnh vật trong hang núi rất thú vị

- Đi chơi núi cảnh vật thật thú vị .

- Bố mẹ cho em đi chơi trong hang núi….

Tiết 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết( 17-18’)

- GV yêu cầu học sinh đọc to 2 câu viết.

- GV đọc to cả hai câu. {Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.)

Trong 2 câu này chữ nào được viết hoa? Tại sao?

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam và Đức, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: sưởng, chơi.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ {Nam và Đức/ được đi chơi núi./ Đến đỉnh núi,/ hai anh em/ vui sướng hét vang.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lẩn. GV cẩn đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ GV đọc lại lần 2.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (9- 10’)

Gv ghi bảng:

 

 

a. uyp hay uyu?  đèn t…, kh … tay

b. uynh hay uych?  h … tay, phụ h..

- GV nêu nhiệm vụ.

- HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

9. Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình(5-6’)

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV gợi ý cho HS nội dung nói thông qua việc trả lời một số câu hỏi.

 

Tranh 1:Bạn nhỏ đang cùng bố mẹ đi chơi ở đâu?

Tranh 2; Bạn nhỏ đang ngồi ở đâu? Bố mẹ bạn đang làm gì?

 

- Em đã bao giờ được bố mẹ cho đi chơi xa chưa?

- Em thấy nơi gia đỉnh đi chơi có đẹp không?

- Em có thích chuyến đi này không?

- Hãy kể cho các bạn nghe về chuyến đi chơi của mình?

   (Có thể là một chuyến về thăm quê, một chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài,... Gợi ý những hoạt động gần gũi với thực tế của HS

- GV cho một vài nhóm trao đổi với nhau trước lớp.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.

10. Củng cố( 3-4’)

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Về nhà đọc bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài

- 2 học sinh đọc

 - HS: Nam, Đức là tên riêng, từ  đến  là chữ đầu câu.

HS phân tích tiếng sưởng: s + ương + thanh hỏi.

+ Lần 1: tự soát lỗi

 

+ Lần 2: HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

 - 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.

a. uyp hay uyu?  đèn tuýp, khuỷu  tay

b.uynh hay uych? huých tay, phụ huynh.

- HS đọc to các từ ngữ. CN- ĐT

- HS hoạt động nhóm, thảo luận về nội dung các bức tranh.

- Bạn nhỏ dang cùng bố mẹ đi chơi ở Bảo tàng.

- Bạn nhỏ đang ngồi trên xích đu, bố mẹ đang giữ và đung đưa cho bạn…

- HS trả lời

- HS trình bầy.

- Đại diện nhóm trình bầy.

..................................................................................................................

 Tiết 3 Toán:    

                     Bài 22: So sánh số có hai chữ số (tiết 2)  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động( 3-5’): Trò chơi :

“ Sai ở đâu? Sửa thế nào?”

Cách chơi:

- Giáo viên đưa các bài toán so sánh các số trong phạm vi 10 lên bảng:

14 > 9156> 65

          35<37 90 >89

68 = 80 + 6 71< 81

- GV chia lớp thành 2 đội. Các đội chơi sẽ thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của bài toán, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.

- Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu chưa đúng thì các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì khi đó trò chơi sẽ dừng lại.

- Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng.

 - GV nhận xét, tuyên dương

- GV giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục So sánh các số có hai chữ số (tiết 2)

2. Luyện tập(25-27’)

Bài 1: ( 3-5’): Số nào lớn hơn trong mỗi cặp?

- Cho HS đọc yêu cầu

- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh.

- GV cho HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài 2: ( 3-5’):  Số nào bé hơn trong mỗi cặp?

- Cho HS đọc yêu cầu

- Muốn tìm được số bé hơn em cần làm gì ?

- Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt .

- GV nhận xét chốt đáp án.

GIẢI LAO

 Bài 3: ( 3-5’): 

- Cho HS đọc yêu cầu bài

- Gv đính các ô tô theo hình trong sách.

Hỏi: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?

- GV nhận xét,kết luận: Chúng ta cần so sánh, các số tìm số bé nhất xếp đầu tiên , số bé nhất xếp sau cùng. Từ đó đổi chỗ hai ô tô để xếp được số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 4: ( 3-5’): 

- Cho HS đọc yêu cầu bài

- Gv đính các ô tô theo hình trong sách.

Hỏi: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta cần làm gì?

- GV nhận xét, kết luận tương tự bài 3.

Chơi trò chơi: ( 5-7’): 

-        GV nêu cách chơi:

*Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận được. Đọc số bé hơn trong ô đó.

        *Khi di chuyển đến chân cầu thang hãy leo lên. Nếu là ô ở đỉnh cầu trượt, hãy trượt xuống.

        * Trò chơi kết thúc khi có người về đích.

     - GV phân chia nhóm 4 HS chơi.

      - GV giám sát các em chơi, nhóm nào thắng sẽ được tuyên dương.

3.  Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp.

- Nhận xét

- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý.

- Cả lớp cùng chơi cùng truy tìm ra chỗ sai của bài toán, đồng thời đưa ra phương án sửa sai.

- HS đọc yêu cầu.

- HS xung phong trả lời.

- HS mở SGK trang 18.

- HS “Đố bạn” theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời, giải thích vì sao?

- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài 2

- Cá nhân HS trả lời : ta cần so sánh hai số.

- Cả lớp làm bài tập phiếu học tập.

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.

- HS trả lời.

- HS xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để  được kết quả đúng.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.

- HS trả lời.

- HS xung phong lên bảng đổi chỗ hai chiếc ô tô để  được kết quả đúng.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

- HS chơi theo nhóm 4.

- HS chọn ra nhóm thắng

- Đếm và so sánh theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

..................................................................................................................

                        Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2022

Tiết 1,2 Tiếng Việt:

                                        Ôn luyện tuần 19

I. MỤC TIÊU

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái ấm gia đình thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về gia đình và vể những người có quan hệ họ hàng nói chung; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một truyện kể hay quan sát một bức tranh vê gia đình, nói cảm nghĩ về bài thơ, truyện kể hoặc bức tranh; thực hành nói và viết sáng tạo vê một chủ điểm cho trước (gia đình).

- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

II. CHUẨN BỊ

GV:- Phương tiện dạy học: Một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh vê chủ điểm gia đình (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc. HS SGK, VBT,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong (9-10’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. Tuy nhiên, do phần lớn vần trên là những vần không thật phổ biến nên HS chủ yếu tìm trong các văn bản đã học.

- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

- Nhóm vần thứ nhất:

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uya, uây, uyp.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV đưa những từ ngữ này lên bảng.

+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

- Nhóm vẩn thứ hai:

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần uynh, uych, uyu, oong.

 + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc

đồng thanh một số lần.

 

2.Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình(10-12’)

-HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ người có quan hệ ruột thịt với em.

- Những từ ngữ dùng để chỉ người thân trong gia đình: ông nội, bà nội, anh trai, em trai, chị gái, em gái, ông ngoại, bà ngoại.

-GV gọi một số HS trình bày. GV và HS nhận xét.

 

- HS làm việc nhóm đôi.

- GV có thể gợi ý:

?Gia đình em có mấy người? ?Gồm những ai?

?Mỗi người làm nghề gì?

?Em thường làm gì cùng gia đình? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?...

*Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý.

-Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

-HS làm việc nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm khác NX-bổ sung.

3. Nói về gia đình em(9-10’)

-HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý:

? Gia đình em có mấy người?

?Gồm những ai?

?Mỗi người làm nghề gì?

?Em thường làm gì cùng gia đình?

?Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?...

*Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý.

- Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

 

- HS làm việc nhóm đôi

- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác NX-bổ sung.

Tiết 2

4.Viết 1-2 câu về gia đình em(14-15’)

-GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và gợi ý những gì có thể nói thêm về gia đình.

-Từng HS tự viết 1-2 câu về gia đình theo suy nghĩ riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp.

- GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo.

 

5.Đọc mở rộng(14-15’)

-Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về gia đình. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.

-HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện vừa đọc cho bạn nghe.

-Một số (3 - 4) HS đọc thơ, kể lại câu chuyện hay chia sẻ ý tưởng về bài thơ, câu chuyện trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

6.Củng cố(5’)

- GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

     

..................................................................................................................

Tiết 3 Đạo đức :

                      Bài 18: Tự giác tham giá các hoạt động ở trường

I.MỤCTIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

-  Nêu được những việc cần tự giác tham gia ở trường.

-  Biết được vì sao phải tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

- Thực hiện được hành động tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

II.CHUẨN BỊ

-  SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-  Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em làm kế
hoạch nhỏ” - sáng tác: Phong Nhã),... gắn với bài học “Tự giác tham gia các hoạt động ở trường”;

-  Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

 

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Em làm kế hoạch nhỏ"

-  GV cho cả lớp hát theo video bài “Em làm kế hoạch nhỏ”.

-  GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trong bài hát, niềm vui của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?

+ Em đã tham gia các hoạt động tập thể nào ở trường?

-  GV mời một đến hai HS phát biểu, HS khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa.

Kết luận: Nếu mỗi em HS đều tự giác tham gia: quét dọn trường lớp; chăm sóc “Công trình măng non” (như: cây, hoa, vườn trường); hoạt động từ thiện (giúp bạn nghèo, người khuyết tật,...); sinh hoạt Sao Nhi đổng;... thì các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân và việc chia sẻ trách nhiệm với cộng đổng.

2.    Khám phá

Tìm hiểu những việc ở trường em cần tự giác tham gia

-  GV gợi ý HS quan sát tranh ở mục Khám phá trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Em cần tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường?

+ Vì sao em cần tự giác tham gia các hoạt động ở trường?

- GV mời một đến hai HS trả lời; HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Kết luận: Ở trường, ngoài các giờ học trên lớp, em cần tự giác tham gia đẩy đủ các hoạt động khác như: quét dọn trường lớp; chăm sóc công trình măng non (cây, hoa,...); hoạt động từ thiện (quyên góp ủng hộ người nghèo, khuyết tật, khó khăn,...); sinh hoạt Sao Nhi đồng; hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn,...

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Xác định bọn tự giác/bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường

-  GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường? Vì sao?

-  GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả; Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.

+ Các bạn trong tranh 1, 3 và 4 đã tự giác tham gia các hoạt động của trường vì ở tranh 1 - các bạn tích cực tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng; tranh 3 - bạn đã
nhanh chóng đưa thông báo của lớp về việc ủng hộ bạn nghèo cho mẹ; tranh 4 -
bạn đã tự giác kiểm tiền tiết kiệm để xin được đóng góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm tích cực, tự giác của các bạn cẩn được phát huy, làm theo.

+ Trong tranh 2 còn có các bạn chưa tự giác tham gia các hoạt động ở trường.
Hai bạn đùa nhau, chưa tự giác chăm sóc cây, hoa,... cùng các bạn khác. Việc làm của các bạn chưa tự giác cẩn được nhắc nhở, điều chỉnh, rèn luyện thêm để biết cách chia sẻ, hợp tác,...

-  GV có thể mở rộng, đặt câu hỏi cho HS liên quan tới nội dung bài học vê ý thức tự giác tham gia các hoạt động ở trường nhằm giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

Kết luận: HS cần tự giác tham gia đẩy đủ các công việc ở trường theo sự phân công của thầy, cô giáo để đạt kết quả học tập tốt và điều chỉnh được hành vi, thói quen của bản thân.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

" GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác tham gia các hoạt động nào ở trường? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

-         GV tủy thuộc vào thời gian của tiết học có thể mởi một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-         HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-         GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

-  GV nêu tình huống: Khi các bạn cùng nhau quét dọn, lau bàn ghế, làm vệ sinh lớp học nhưng bạn gái không tham gia mà ngổi đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-  GV gợi ý để HS trả lời:

1/ Bạn ơi, làm xong rồi bọn mình cùng đọc truyện nhé!

2/ Bạn ơi, tham gia lao động vệ sinh cùng mọi người nhé!

-  GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng, nêu thêm một vài tình huống phù hợp liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS đóng vai xử lí tình huống nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác tham gia các hoạt động ở trường.

Kết luận: Em nên tự giác tham gia dọn dẹp vệ sinh lớp học cùng các bạn, không nên ngồi đọc truyện hay chơi đùa trong khi các bạn lớp mình đang tích cực làm việc.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường

-         GV thông báo cho các em Kế hoạch hoạt động tập thể của lớp, trường hằng tháng. Phân tích các điều kiện , yêu cầu để HS thực hiện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện  của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?

-         GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có); GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần).

Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-        HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS trả lời

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

………………………………………………………………………......

Tiết 4 TN&XH:    Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi (tiết 2)

 

1.    Mở đầu: Khởi động

-GV  cho HS hát bài hát về con vật và dẫn dắt vào bài.

2.    Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát, thảo luận nhóm và cho biết

+ Điều gì  xảy ra với các bạn trong hình?

-GV yêu cầu HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác khi tiếp xúc với động vật nhằm đảm bảo an toàn.

-Gv kết luận: Sau khi tiếp xúc với động vật, lưu ý rửa tay sạch sẽ.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được những việc làm: Không trêu chọc, đánh đập con vật; không làm đau; không phá thùng nuôi ong;…

Hoạt động 2

-GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm về các bước cần thực hiện khi bị chó, mèo cắn: 

1.Rửa vết thương;

2.Băng vết thương;

3.Đi gặp bác sĩ để tiêm phòng.

-GV yêu cầu HS liên hệ:

+Cần làm gì khi bị các con vật cào, cắn?

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các bước cần làm khi bị chó, mèo hoặc bị một con vật khác (rắn,...) cào, cắn.

3. Hoạt động thực hành

-GV cho HS thảo luận, liên hệ thực tế nói về các việc cần làm để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu tự tin và rõ ràng.

4. Hoạt động vận dụng

-GV cho HS đóng vai xử lí tình huống. Từng nhóm phân vai đóng các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, Hoa và em trai.

-Từng thành viên sẽ nói một câu đáp lại gợi ý của bố.

-Sau đó GV gọi vài nhóm lên diễn trước lớp.

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu ý kiến từ chối ăn thịt thú rừng một cách tự nhiên.

5. Đánh giá

-HS yêu quý các con vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cũng như thực hiện được các công việc đơn giản để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất:

-GV tổ chức cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài, nhận xét về thái độ, tình cảm của Hoa đối với vật nuôi.

-Sau đó cho HS liên hệ thực tế với thái độ của bản thân HS với vật nuôi ở gia đình.

Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ con vật thực hiện việc đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với các con vật.

-Chuẩn bị hình về cây và các con vật.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-        HS hát

- HS quan sát, thảo luận nhóm

- HS trả lời

- HS liên hệ thực tế để nêu thêm các lưu ý khác

- HS lắng nghe

- HS quan sát và thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- HS liên hệ bản thân

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày

- Nhận xét, bổ sung.

-

-        HS đóng vai

-        HS đóng vai trước lớp

- HS lắng nghe

-        HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài

-        HS liên hệ thực tế

....................................................................................................................................................................

Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2022

Tiết 1,2 Tiếng Việt:       Bài 4: Quạt cho bà ngủ

 

I. MỤC TIÊU

Hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cò kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, quý trọng ông bà và người thân trong gia đình nói chung; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

        1. Kiến thức ngữ văn

GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Quạt cho bà ngủ; nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (ngấn nắng, thiu thiu, lim dim) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động(4-5’)

- Ôn: GV gọi 2 HS đọc lại bài: Cả nhà đi chơi núi.

- GV nhận xét

- Khởi động:

+ GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Em thấy trong tranh vẽ cảnh gì?

 

b. Khi người thân bị ốm, em thường làm gì?

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Quạt cho bà ngủ.

2. Đọc(24- 25’)

- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Luyện  đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (ngấn nắng, thiu thiu, lim dim).

+ Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

 

- HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ:

ngấn nắng: dấu vết của ánh nắng in trên tường;

thiu thiu:  vừa mới ngủ, chưa say;

lim dim: mắt nhắm chưa khít, còn hơi hé. VD: mắt lim dim.).

- HS đọc cả bài thơ

 

 

 

3.Tìm tiếng cùng vần với mỗi tiếng trắng, vườn, thơm ( 5-6’)

- Đọc lại bài thơ và tìm tiếng trong và ngoài bài cùng vần với một số tiếng trong bài: trắng, vườn, thơm.

Yêu cầu mỗi nhóm tìm 3 tiếng cùng vần với tiếng  trắng, 3 tiếng cùng vần với vườn, 3 tiếng cùng vần với thơm.

 

- GV yêu cẩu một số HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, đánh giá.

 

- HS 2 em đọc bài.

 

 

 

 

 

-Bà đang nằm nghỉ, còn bạn nhỏ đang quạt cho bà.

- Khi người thân bị ốm, em thường quan tâm , chăm sóc cho họ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc từ khó CN – ĐT.

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1.

 

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 2.

 

 

 

+ HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

 

 

 

 

 

 

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ.

+ Các bạn nhận xét, đánh giá.

 

+ 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

 

- HS làm việc nhóm

+ trắng:lặng, nắng , vắng, đắng,…

+ vườn:, trườn, lườn, lượn , lươn, mườn mượt, …

+thơm : rơm, cơm, đơm hoa, chớm, sớm, …

 

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4.Trả lời câu hỏi( 9-10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Vì sao bạn nhỏ không muốn chích choè hót nữa?

b. Bạn nhỏ làm gì trong lúc bà ngủ?

- Cây cối trong vườn thế nào?

 

- Trong lúc ngủ bà mơ thấy điều gì?

 

 

c. Em nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?.

 

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

5. Học thuộc lòng khổ thơ thứ hai và thứ ba.( 10-12’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ hai và thứ ba.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.

- Kiểm tra học thuộc lòng một số em.

- GV nhận xét.

6. Hát một bài hát về tình cảm bà cháu (9-10’)

- GV cho HS nghe bài hát (2-3 lần). GV hướng dẫn HS hát.

- Bài hát:  Bà ơi bà

Bài:Tình thương bà cháu

Bà ơi, bà ơi!

Bà như cơn gió mát giữa trưa hè ru cháu ngủ ngon.

Có tình thương nào bằng bà yêu cháu

Có tình thương nào bằng cháu yêu bà.

7. Củng cố (4 -5’)

- GV qua bài học này cho các em thấy được tình cảm của những người thân trong gia đình, luôn yêu thương , quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, đặc biệt những lúc ốm đau đấy các em ạ

- Về nhà đọc thuộc lòng hai khổ thơ 2,3 và trả lời lại các câu hỏi trong bài.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ  và trả lời các câu hỏi.

a. Vì bà bị ốm cần giữ yên lặng để bà ngủ;

b. Bạn nhỏ quạt cho bà

- Hoa cam, hoa khế, chín lặng trong vườn

- Trong lúc ngủ bà mơ thấy tay cháu quạt cho bà nhưng lại đầy hương thơm.

c. Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà/ Bạn nhỏ biết quan tấm chăm sóc khi bà bị ốm.

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc

 

 

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần.

 

 

 

- HS đọc thuộc lòng 1, 2 khổ thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập hát.

+ HS hát theo từng đoạn của bài hát.

+ HS hát cả bài

 

 

……………………………………………………………………………….......

Tiết 3 Toán:                      

                        Bài 22: So sánh số có hai chữ số (tiết 3)

 

1. Khởi động

2. Luyện tập ( 30-32’)

Bài tập 1:

Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.

Phương pháp: trực quan,  thực hành

-   GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1

-   GV hướng dẫn HS làm bài.

GV đưa mẫu lên màn hình, giải thích mẫu

Mẫu :          18 > 81      S

 

 

 -GV đưa từng phần lên màn hình

-   GV cho cả lớp quan sát đáp án ttrên màn hình.

 

Chốt : GV nhận xét HS làm bài.

Bài tập 2 :

-   GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1

 

- GV đưa bài lên màn hình để chữa bài

 

- Gv yêu cầu một vài HS giải thích cách làm

 

14      ?  29                        36     ?36

 

80      ?     75 78?22

 

Chốt: Muốn điền dấu vào ô trống ta làm thế nào?

b) GV cho HS quan sát bài tập 2 (đã làm phần a)

-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- GV hỏi: Phần b yêu cầu gì

 

-Chữa bài

 

GV chốt : Cần quan sát kĩ  để tìm đường cho ô tô đi đến trạm xăng.

Bài tập 3:

GV gọi HS đọc đề bài

a)-Yêu cầu HS đọc to câu hỏi a

-GV nhắc lại: Lớp 1A và lớp 1 B, lớp nào có nhiều HS hơn?

 

 

 

b)-Yêu cầu HS đọc to câu hỏi b

-GV nhắc lại: Lớp 1B và lớp 1 C, lớp nào có ítHS hơn?

-Yêu cầu HS giải thích

 

 

c) GV gọi HS đọc  yêu cầu:

Lớp nào có nhiều HS nhất?

 

 

Chữa bài : GV yêu cầu HS giải thích

 

 

 

d) GV gọi HS đọc yêu cầu

 Lớp nào có ít HS nhất?

 

Chốt: Để Trả lời đúng các câu hỏi của bài, em cần làm gì?:

 

 

 

 

3. Củng cố - Dặn dò ( 2-3 phút)

-   Bài học hôm nay giúp em củng cố kiến thức gì ?

-   Chốt: Nêu cách so sánh hai số có hai chữ số ?

-GV đưa phần kết luận lên màn hình:

Kết luận:

Khi so sánh hai các số có hai chữ số ta so sánh chữ số hàng chục nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì chúng ta so sánh sang hàng đơn vị, nếu chữ số ở hàng đơn vị nào bé hơn thì nó bé hơn, chữ số hàng đơn vị nào lớn hơn thì nó lớn hơn.

-   GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn HS chăm chú tham gia phát biểu xây dựng bài, nhắc nhỏ HS chưa chú ý.

-   Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.

-   Hát

 

 

 

 

 

-HS đọc yêu cầu của bài tập

-HS lắng nghe, làm theo hướng dẫn của GV.

 

-   HS đọc mẫu- Giải thích mẫu

-   HS làm Vở BT các phần còn lại

-HS nêu kết quả  từng phần- HS lắng nghe, nhận xét

b)  90 < 95    điền Đ  -  HS giải thích

c)  45 > 14    điền Đ  -  HS giải thích

d)  90 < 49    điền Đ  -  HS giải thích

-HS đọc yêu cầu- HS lắng nghe.

-HS làm việc nhóm đôi ( 2 phút)

-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - -   HS tiếp sức chữa bài (mỗi nhóm 1 phép so sánh)

 

 

 

 

-Ta phải so sánh hai số

 

 

 

-HS đọc yêu cầu

-HS nhắc lại yêu cầu

-HS làm bài cá nhân ( Vở BT)

- HS lên bảng chỉ trên màn hình đường đi đến trạm xăng

 HS cả lớp quan sát – nhận xét

 

-HS đọc đề bài

 

-HS làm bảng con- Ghi đáp án ở bảng con - Giơ bảng

- Nêu : Ta so sánh 33 và 30

       33 > 30

Vậy lớp 1A có nhiều HS hơn lớp 1 B,

 

 

HS làm bảng con  - Ghi đáp án ở bảng con ( Lớp 1B)- Giơ bảng

- Nêu : Ta so sánh 30 và 35

       30 < 35

Vậy lớp 1B có ít HS hơn lớp 1 C.

-HS đọc yêu cầu phần c

- HS nhắc lại yêu cầu

-HS ghi đáp án ở bảng con ( Lớp 1C)- Giơ bảng

 

- HS giải thích cách làm : Em so sánh ba số: 33, 30, 35, chữ số hàng chục giống nhau, hàng đơn vị : 5 > 3 , 5 > 0

-HS đọc yêu cầu

-HS trả lời ; Lớp 1B có ít HS nhất

 HS giải thích,,,,

-1 HS trả lời – HS nhận xét: Để trả lời đúng các câu hỏi của bài toán, em cần đọc kĩ đề bài, đọc kĩ câu hỏi của bài rồi so sánh các số có hai chữ số để trả lời câu hỏi.

 

- Bài học củng cố kiến thức so sánh số có hai chữ số.

-HS quan sát.-lắng nghe bạn trả lời:.

Khi so sánh hai các số có hai chữ số ta so sánh chữ số hàng chục nếu chữ số hàng chục bằng nhau thì chúng ta so sánh sang hàng đơn vị, nếu chữ số ở hàng đơn vị nào bé hơn thì nó bé hơn, chữ số hàng đơn vị nào lớn hơn thì nó lớn hơn.

-HS lắng nghe.

...........................................................................................................................

Tiết 4 TN&XH:

                   Bài 19: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật (tiết 1)

I.               MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

-        Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật và động vật.

-        Phân loại được thực vật và động vật theo tiêu chí thời gian.

-        Yêu quý và có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ cây và vật nuôi.

II.            CHUẨN BỊ

-        GV:

+ 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS.

+ Các bộ tranh, ảnh cây và con vật.

+ Giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS)

+ Bút dạ cho các nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).

-        HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.    Mở đầu: Khởi động

Hoạt động 1

-GV yêu cầu một HS lên bảng để đố các bạn bên dưới hoặc bạn trên bảng đeo tên cây, con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gọi ý bằng các câu hỏi chỉ có câu trả lời đúng, sai,…

-GV chốt đáp án đúng

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên các cây, con vật dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại dựa và tên các cây, con vật nêu đặc điểm của chúng. HS được củng cố kiến thức đã học và rèn phản xạ.

Hoạt động 2

-GV cung cấp cho các nhóm 2 sơ đồ tư duy để trống.

- Yêu cầu các em HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý.

Yêu cầu cần đạt: HS hệ thống được những kiến thức về cây, con vật đã học và hoàn thành sơ đồ theo các nhánh: cấu tạo (các bộ phận), lợi ích, cách chăm sóc và bảo vệ, lưu ý khi tiếp xúc.

-GV nhận xét

2. Đánh giá

Thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật. Có ý thức bảo vệ cây và con vật.

3.    Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị sản phẩm dự án cho tiết sau.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe

-        HS lắng nghe

- HS lắng nghe

Các tin khác