''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 2

Cập nhật lúc : 20:56 16/05/2023  

kế hoạch bài dạy- lớp 2/1- tuần 35

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tên Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hương     Học kỳ II

Tuần thứ:  35 từ ngày: 15/05 đến ngày: 19/05/2023

Thứ

Buổi

Tiết

MÔN

TÊN BÀI

Thiết bị dạy học

 

2

(15/05)

Sáng

1

HĐTN

Sinh hoạt dưới cờ

 

 

2

Tiếng việt

Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

 Bài giảng điện tử

 

3

Tiếng việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

4

Toán

   Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

3

(16/05)

Sáng

1

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

3

Tiếng việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

 

 

4

TN&XH

 Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời

Bài giảng điện tử

 

Chiều

5

Đạo đức

Ôn tập cuối năm

Bài giảng điện tử

 

6

Luyện TV

Thực hành

Vở thực hành

 

7

HĐTN

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

Bài giảng điện tử

 

4

(17/05)

Sáng

1

Tiếng anh

 

 

 

2

Tiếng anh

 

 

3

Tin học

Bài giảng điện tử

 

4

Tiếng Việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

5

Tiếng Việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

5

(18/05)

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

3

GDTC

Bài giảng điện tử

 

4

Tiếng việt

 Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

6

(19/05)

Sáng

1

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

2

Tiếng việt

Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

 

 

3

Tiếng việt

Ôn tập và đánh giá cuối học kỳ 2

Bài giảng điện tử

 

4

TN&XH

Ôn tập chủ đề Trái đất và bầu trời

Bài giảng điện tử

 

Chiều

5

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

 

6

L/Toán

 Thực hành

Vở thực hành

 

 

 

7

 HĐTN

Sinh hoạt lớp

Bài giảng điện tử

 

Kiểm tra, nhận xét

       

             Tổ chuyên môn                                                                                    Ban giám hiệu                                                                                                                                                            

        ……………………………..... .                                                      ....................................... ….. …. ………………………..                                                      …………………

 

 

TUẦN 35

                                                                Thứ hai ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tiết 1:HĐTN

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

….………………………………………………..

Tiết 2,3:

ÔN TẬP GIỮA HKI  (Tiết 1+2)

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu: hiểu nội dung bài đọc, nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thông qua hành động, lời nói,…

- Củng cố kĩ năng nói: nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn cá nhân.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ .

- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, phiếu thăm viết sẵn tên các bài cần luyện đọc.

- HS: SGK, vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho lớp hát bài hát.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Luyện đọc lại các bài đã học.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:

+ Nêu lại tên các bài tập đọc từ tuần 30 đến tuần 34.

+ Từng học sinh bốc thăm để chọn bài đọc.

 

 - GV yêu cầu luyện đọc nhóm 4.

+ Từng học sinh trong nhóm đọc và trả lời câu hỏi của bạn cùng nhóm về bài đọc của mình.

+ Cả nhóm nhận xét, góp ý, báo cáo kết quả.

 

- GV nhận xét- tuyên dương.

 

 

* Hoạt động 2: Trao đổi về các bài đọc

- Gv hướng dẫn chung cả lớp cách trao đổi bài đọc với bạn.

- Cho HS làm việc nhóm đôi trong thời gian 10 phút, trao đổi về bài đọc mà mình thích với bạn theo câu hỏi gợi ý:

+ Bạn thích bài đọc nào nhất? Vì sao?

+ Bạn nhớ nhất hoặc thích nhất chi tiết hay nhân vật nào trong bài đọc? (Hoặc bạn thích đoạn văn, đoạn thơ nào nhất trong bài đọc?)

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét- tuyên dương các bạn trình bày tốt, có sáng tạo.

 

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay, chúng ta ôn lại được những gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

+ HS thảo luận nhóm 4 kể tên các bài tập đọc đã học.

+ Mỗi HS bốc 1 phiếu thăm để biết bài đọc của mình.

- HS hoạt động nhóm 4 trong thời gian 15 phút để đọc và trả lời câu hỏi. Nhóm trưởng ghi lại kết quả luyện đọc của nhóm.

+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình cho GV.

- HS nghe

- HS nghe

- HS làm việc nhóm đôi trao đổi với bạn trong nhóm.

-HS lắng nghe, trao đổi với bạn trình bày trước lớp

__________________________________________

Tiết 4:Toán

TIẾT 171: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS được củng cố cách đo độ dài đoạn thẳng.

- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc..

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC.

- Gọi HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng.

- GV chốt:

+ Độ dài đoạn thẳng AB bằng 8cm.

+ Độ dài đoạn thẳng BC dài 5cm.

+ Độ dài đoạn thẳng AC là tổng độ dài hai đoạn thẳng AB + BC.

Vậy độ dài đoạn thẳng AC là:

             8cm + 5cm = 13 cm

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài.

 - Gọi hs lên bảng trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

? Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/cầu hs quan sát hai đường gấp khúc mà con sên có thể bò qua.

- Hai đường gấp khúc có điểm gì chung?

Muốn biết con sên bò đường nào gần hơn chúng ta làm ntn?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/cầu hs làm bài

? Muốn biết đường đi nào của con kiến tới đĩa kẹo ngắn nhất con sẽ làm ntn .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- GV chốt:  Đường đi của kiến đỏ ngắn hơn đường đi của kiến vàng. Và ngắn hơn 1cm

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/cầu hs làm bài

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

? Muốn tính đoạn thẳng AB con sẽ làm ntn .

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

? Tiết học này con được học kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

 

 

- HS nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1-2 HS trả lời.

 

 

-1Hs lên bảng làm bài.

Bài Giải

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

18 + 9 = 27(cm)

Độ dài đường gấp khúc BCD là:

9  + 14 = 23(cm)

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

18 + 9+14 = 41(cm).

                                Đ/S…..

- HS chia sẻ bài

- HSTL

 

- HS nghe

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát hai đường gấp khúc.

 

- Hai đường gấp khúc đều có đoạn thẳng dài 27cm.

- Ta so sánh hai đoạn còn lại. Đoạn nào ngắn hơn thì con sên bò sẽ ngắn hơn.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài

- HS thực hiện chia sẻ.

 

 

- HS nghe

 

 

 

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời

- HS làm bài cá nhân.

 

- HSTL.

 

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

….……………………………………………………..

                                                                  Thứ ba ngày 16 tháng 5 năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 172: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố kĩ năng cân đo.

- Biết tính toán về độ dài, khối lượng và dung tích đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực cân đo, tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC.

-Y/C hs làm bài vào vở.

- GV nêu:

+ Khi thực hiện tính trong phép tính có đơn vị đo em làm như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi của bài.

+ Con mèo cân nặng 4kg

+ Quả dưa cân nặng 2kg.

? Vì sao em lại làm được kết quả đó?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt:

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/c hs thảo luận nhóm 2 tìm ra kết quả?

Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/c hs suy nghĩ tìm ra kết quả của bài toán.

 - Gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- GV chốt: 800kg + 200kg = 1000kg

 Vậy con voi cân nặng 1000kg.

- GV giải thích thêm: cách cân này tương tự cách cân đĩa chúng ta đã học. Một bên là đĩa cân, một bên đĩa cân là chú voi. Bên đĩa cân kia là số đá xếp lên thuyền. Khi chúng ta mang số đá đi cân chính là số cân nặng của chú voi.

3. Củng cố, dặn dò:

-Tiết học hôm nay củng cố kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS trao đổi bài

 

 

 

 

 

- 1-2 HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- Lớp lắng nghe

 

+ HS giải thích theo ý hiểu của mình.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS TLN

 

- HS thực hiện chia sẻ.

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS suy nghĩ.

 

- HS thực hiện chia sẻ.

 

 

 

 

-HS nghe

- HSTLxc

- Hs nghe

….…………………………………………………….

Tiết 2,3:

ÔN TẬP GIỮA HKI  (Tiết 3+4)

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

 - Củng cố và phát triển kĩ năng đọc – hiểu bài đọc để trả lời câu hỏi liên quan.

 - Củng cố kĩ năng nói và viết lời an ủi, động viên phù hợp.

 - Tìm các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động và sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động .

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết đọc, nhận biết các sự việc chính trong bài đọc và vận dụng vào trả lời ca]au hỏi.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.dọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu

- GV chiếu tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

 

 

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trong vòng 1 phút.

- Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời 2 câu hỏi a,b:

a, Vì sao Thỏ Nâu nghỉ học?

b, Các bạn bàn nhau chuyện gì?

-GV gọi HS trả lời, nhận xét. GV và HS thống nhất câu trả lời đúng:

a, Thỏ Nâu nghỉ học vì bạn bị ốm.

b, Các bạn bàn nhau đi thăm Thỏ Nâu.

- GV nêu yêu cầu mục c và hướng dẫn HS thực hành theo nhóm 4:

+ Con hãy đóng vai một trong số các bạn đến thăm Thỏ Nâu, nói 2-3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với Thỏ Nâu.

 

 

 

- GV gọi một số đại diện nhóm trình bày trước lớp.

-GV nhận xét và tuyên dương những bạn có cách nói hay.

-GV nêu yêu cầu d: Tưởng tượng em là bạn cùng lớp Thỏ Nâu. Vì có việc bận, em hông thể đến thăm bạn. Hãy viết lời an ủi, động viên Thỏ Nâu và nhờ các bạn chuyển giúp.

-GV gọi một số HS đọc đoạn viết của mình và HS bình chọn các bạn có đoạn viết hay.

-GV tuyên dương các bạn có đoạn viết hay.

* Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm từ

- Gọi HS đọc YC.

- GV chiếu tranh

- Chia lớp làm 3 nhóm.

+ Nhóm 1: Tìm từ chỉ sự vật

+ Nhóm 2: Tìm từ chỉ đặc điểm.

+ Nhóm 3: Tìm từ chỉ hoạt động

 - Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng.

- GV nhận xét – chốt các đáp án đúng và nhóm giành chiến thắng.

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Đặt câu với các từ ngữ đã tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu

 

- GV gọi 3 HS đặt 3 câu theo mẫu trong sách. GV và cả lớp nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đặt câu theo mẫu trong sách.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét – chốt.

- GV lưu ý cho HS một số cách nhận biết câu:

+ Câu giới thiệu thường có từ gì?

VD: Đây  công viên.

    Công viên  nơi vui chơi của mọi người.  

+ Câu nêu đặc điểm có các từ ngữ gì?

VD: Các bạn nhỏ rất vui vẻ.

       Vườn hoa rực rỡ.

+ Câu nêu hoạt động có các từ ngữ gì?

VD: Ông cụ đọc báo.

        Hai mẹ con chạy bộ.

- GV chốt cách nhận biết từng loại câu.

 

3. Củng cố, dặn dò:

- Bạn nào có thể nêu cho cô một số từ chỉ sự vật trong lớp mình?

- Con hãy đặt cho cô một câu nêu đặc điểm.

- Bạn nào giỏi đặt cho cô một câu nêu hoạt động?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

 

 

- HS quan sát trả lời: Các bạn Hươu, Nai, Mèo, Gấu đang nói chuyện. Bạn Gấu đang nói chuyện bạn Thỏ bị ốm.

- HS đọc thầm.

 

-HS đọc lại bài và tự trả lời câu hỏi .

 

 

 

-2-3 HS trả lời

 

 

 

-Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn:

+ Từng bạn đóng vai một trong số các bạn đến thăm Thỏ Nâu và nói 2-3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn trong lớp đối với Thỏ Nâu.

+ Mỗi bạn nên có cách nói khác nhau.

+ Nhóm bình chọn ra bạn có cách nói hay nhất.

-HS nghe và nhận xét.

 

 

 

-HS làm việc cá nhân viết bài vào vở.

-HS hoạt động nhóm 2 đóng vai nói lời đề nghị các bạn chuyển tấm thiệp đến Thỏ Nâu.

 

-HS lắng nghe và nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện

- Các nhóm làm nhanh đính bảng.

- HS nhận xét.

-Đáp án:

+ Từ chỉ sự vật: trẻ em, ông cụ, người mẹ, ong, bướm, chim, cây,…

+ Từ chỉ đặc điểm: tươi vui, vui vẻ, rực rỡ, đỏ thắm, xanh rờn, đông vui,…

+ Từ chỉ hoạt động: chạy nhảy, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, đọc báo, trò chuyện,…

 

 

-3 HS đọc yêu cầu và mẫu (HS đọc nối tiếp)

-  HS lắng nghe và nhận xét.

 

- Hs làm việc cá nhân và viết bài vào vở.

- HS nghe và nhận xét.

 

 

- HS nhận xét

+ Câu giới thiệu thường có từ “là”.

+ Câu nêu đặc điểm có các từ chỉ đặc điểm.

+ Câu nêu hoạt động có các từ chỉ hoạt động.

- HS lắng nghe.

-HS nêu: bàn ghế, bảng đen, cửa sổ,…

-HS nêu: Lớp học rất sạch sẽ.

-HS nêu: Cô giáo giảng bài.

__________________________________________

Tiết 4: TNXH

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Hệ thống được những kiến thức đã học về Chủ đề Trái đất và bầu trời.

2. Năng lực

Năng lực chung:

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

● Trình bày được tên các mùa, đặc điểm của từng mùa và trang phục phù hợp.

● Hiểu được tại sao phải lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

3. Phẩm chất

- Hình thành thói quen nghe thời tiết để sử dụng trang phục phù hợp.

- Có ý thức quan tâm, tìm hiều hiện tượng thiên tai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Trái đất và bầu trời (Tiết 1).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động1: Giới thiệu về các mùa và một số hiện tượng thiên tai

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các mùa và cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV chia HS thành 6 nhóm: Nhóm chẵn làm tổng kết phần các mùa trong năm, nhóm lẻ làm phần các hiện tượng thiên tai.

-  GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện theo mẫu bảng và sơ đồ gợi ý ở trang 125 SGK. 

 

 

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

-  GV mời HS mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, HS nhóm khác nhận xét.

-  GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết về các mùa và những hiện tượng thiên tai.

Hoạt động 2: Đóng vai xử li tình huống

a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm nhằm ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào xử lí tình huống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+ Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

-  HS khác/GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo nhóm chẵn, lẻ.

 

- HS thảo luận nhóm và điền câu trả lời theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Nhóm chẵn:

Tên mùa

Đặc điểm

Trang phục

Xuân

Se lạnh, mưa phùn

Áo len, áo khoác, áp gió

Nóng, nắng, có mưa rào

Áo cộc, quần cộc, áo chống nắng, ô, mũ, kính râm

Thu

Mát mẻ, se lạnh

Áo khoác mỏng, áo dài tay

Đông

Giá lạnh

Áo dày, áo khoác to, áo len, khăn len, tất

+ Nhóm lẻ: Lũ lụt

▪ Biểu hiện: nước nhiều, gây ngập lụt

▪ Rủi ro thiên tai: sập nhà, đuối nước nguy hiểm đến tính mạng

▪ Cách ứng phó: Đắp đê phòng lũ.

- HS lắng nghe, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Nhóm lẻ: Em sẽ nói mẹ chuẩn bị lương thực và cùng bố kiểm tra lại nhà của xem chắc chắn chưa và cắt tỉa các cành cây lớn gần nhà.

+ Nhóm chẵn: Em sẽ khuyên bạn không nên lại đó xem vì như vậy có thể sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm đến tính mạng.

 

….…………………………………………

Tiết 5:Đạo đức

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, thái độ về các chuẩn mực hành vi: bảo quản đồ dùng cá nhân, bảo quản đồ dùng gia đình, thể hiện cảm xúc bản thân, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tuân thủ quy định nơi công cộng, yêu quê hương.

- Thực hiện được các hành vi theo chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc thực hiện các hành vi theo các chuẩn mực đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, các hình vẽ (cho trò chơi đuổi hình bắt chữ),thiết kế trò chơi: Mảnh ghép bí mật, bông hoa

2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, áo/chăn (mỗi đội đưa mỗi cái), bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động 

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

*Cách chơi: - GV đưa ra các hình vẽ gắn với nội dung từng bài học (có thể lấy các hình vẽ trong SGK). Dựa vào hình vẽ, HS đoán tên bài học được nói đến.

- GV chia lớp làm hai đội, cử thi kí dán bông hoa (mỗi câu trả lời đúng tặng 1 bông hoa)

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương sự tham gia của HS trong trò chơi.

- HS tham gia chơi

- HS nêu tên bài học.

- HS lắng nghe.

9’

2. Luyện tập 

*HĐ 1: Trò chơi “Thi thể hiện kĩ năng bảo quản đồ dùng, thể hiện cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm xúc tiêu cực”

*Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi bảo quản đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình và kiểm soát cảm xúc.

Cách chơi:

- GV chia lớp làm các đội (tương ứng các tổ).

- Mỗi đội thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Gấp gọn áo/ chăn.

+ Xếp gọn đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập tại khu vực của đội mình.

+ Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của mình khi chơi (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt).

+ Vẽ khuôn mặt chỉ cảm xúc của bạn khi chơi xong (mỗi HS chỉ vẽ 1 khuôn mặt).

- Thời gian: 5 phút

- Sau thời gian quy định, các đội trưng bày sản phẩm, các bạn đi quan sát.

- Cách đánh giá: Gv có thể cho HS đánh giá bằng cách thả tim. Đội nào có nhiều bạn thả tim thì đội đó chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương các bạn tham gia trò chơi.

- GV khen những bạn thực hiện tốt các hành vi giữ gìn và bảo quản đồ dùng.

- HS tham gia trò chơi

- Thả tim

- Lắng nghe

10’

* HĐ 2: Vẽ tranh thể hiện quy định nơi công cộng

*Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, kỹ năng, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng.

Cách tiến hành:

- Gv chia lớp thành 6 nhóm.

- Yêu cầu HS nêu một số quy định nơi công cộng.

- Mỗi nhóm lựa chọn 2 trong các quy định đã nêu rồi vẽ tranh minh họa quy định đó.

- Các nhóm cử một bạn lên, trình bày chia sẻ.

- Gv nhận xét thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm tích cực.

- Gv chốt: Tuân thủ quy định nơi công cộng ở quê hương cũng là một việc làm thể hiện tình yêu quê hương.

-HS nêu một số quy định

- Vẽ theo nhóm

- Nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe

8’

* HĐ 3: Trò chơi “Mảnh ghép bí mật”

*Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, hành vi thể hiện tình yêu nơi mình đang sống, học tập.

*Chuẩn bị:

- Gv thiết kế 8 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng chứa các câu hỏi và bức tranh( vẽ hoặc chụp ) về quê hương; nơi bạn đang sống.

*Cách chơi:

- Chia lớp làm hai đội

- Mỗi đội sẽ lựa chọn một ô bất kỳ, mở ô đó ra chứa đựng một câu hỏi (nội dung câu hỏi có liên qua đến bức tranh, đến quê hương), mỗi bức tranh chứa đựng một chữ cái. Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một bông hoa.

- Sau khi mở các mảnh ghép trả lời đúng từ khóa: Quê hương; hát được bài hát về quê hương sẽ được nhận 5 bông hoa.

- Đội nào nhận được nhiều hoa là đội chiến thắng.

- Câu hỏi có thể là;

+ Tên con đường là gì?

+ Người này có công lao gì đối với quê hương?

+ Tên người này là gì?

+ Nghề nghiệp chính của người dân ở quê hương là gì?

+ Nêu việc làm (thể hiện tình yêu quê hương) trong bức tranh?

+……….

- Nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng.

- Gv chốt kiến thức về thể hiện tình yêu quê hương.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, hát,…

- Lắng nghe.

3’

3. Củng cố - dặn dò

 

- Nêu tên các bài đạo đức đã học?

H: Em học được gì trong tiết học hôm nay?

H: Em thích điều gì nhất trong tiết học nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học

- Tặng hoa, phần thưởng cho HS học tốt.

2-3 HS nêu

- HS trả lời

- Lắng nghe.

 

Tiết 6: Luyện T/V

….…………………………………………….

Tiết 7: HĐTN

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 35: ĐÓN MÙA HÈ TRẢI NGHIỆM

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

– Sau khi tham gia chủ đề hoạt động này, HS: Nhắc lại những hoạt động trải nghiệm quan trọng trong năm.

– Tham gia trò chơi lớn để tạo động lực tiếp tục trải nghiệm.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.

- HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

–  GV: Những tấm bìa ghi tên các hòn đảo: Đảo Trí nhớ vô địch; Đảo Gặp gỡ: Đảo Khéo tay.

– Những tấm bìa thu hoạch nhỏ − tấm hộ chiếu trải nghiệm − có ghi tên người trải nghiệm; dấu khắc để đóng dấu vào tờ bìa.

– Giấy bìa để làm mũ.

–  Một tờ giấy A0 vẽ sơ đồ 3 hòn đảo của “Quần đảo Trải nghiệm”.

– Những món quà nhỏ cuối năm đủ cho tất cả HS.

– HS: Sách giáo khoa, nguyên liệu từ rác tái chế và các dụng cụ thể hiện sự khéo tay,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

- GV mời các tổ tạo thành những con tàu lớn bằng cách HS cùng bám vào một chiếc dây hoặc ruy-băng dài. Tổ trưởng vào vai thuyền trưởng. Mỗi tổ, nhóm tự làm cho mình một chiếc mũ (có thể là mũ cướp biển, mũ ca-lô,… để nhận diện đồng đội), đặt tên và khẩu hiệu cho tàu. GV phát những tờ bìa màu cho từng HS.

- GV cho HS xem tờ bản đồ “Quần đảo Trải nghiệm”, giải thích nhiệm vụ của mỗi con tàu là phải đi qua 3 hòn đảo và thực hiện nhiệm vụ mà các thổ dân ở đó đưa ra. Ai thực hiện được sẽ nhận được một con dấu trong tấm hộ chiếu trải nghiệm của mình.

Kết luận: Mỗi con tàu hô vang tên và khẩu hiệu của tàu mình, quyết tâm vượt qua thử thách.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Chơi trò Chinh phục Quần đảo trải nghiệm.

- Luật chơi, cách chơi: GV mời từng con tàu vừa hát vừa bơi đi trên sân trường. Thỉnh thoảng có thể dừng lại để hô vang khẩu hiệu. GV mặc trang phục thổ dân của hòn đảo thứ nhất, cầm tờ bìa đứng đợi ở một gốc cây. Khi đoàn tàu tới nơi, GV trong vai thổ dân dẫn dắt để mỗi HS đưa ra thông tin thật nhanh. GV có thể lựa chọn một hoặc hai trong những thông tin sau: Tên một bạn hàng xóm, một bác hàng xóm; số điện thoại của bố hoặc mẹ; địa chỉ nhà của HS; HS có thể nói hoặc viết vào tấm bìa. Ai làm được sẽ nhận được dấu đóng trên hộ chiếu trải nghiệm.

- Đến hòn đảo thứ hai, GV thay trang phục khác (mũ hoặc tràng hoa), thay tên đảo, đứng ở gốc cây khác. GV đề nghị cả tàu cùng suy nghĩ và lựa chọn một nhân vật từng giao lưu trong năm để kể lại. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi thủy thủ được nhận một dấu trong hộ chiếu.

- Hòn đảo thứ ba được bày dưới bóng cây. Các thủy thủ sẽ cùng nhau làm vài món đồ thể hiện sự khéo tay của mình: mỗi người làm một món. Sau khi đã có sản phẩm, mỗi thành viên trong tổ được nhận dấu.

- Khi về đích, cô sẽ Yc mỗi thủy thủ đếm trong sổ trải nghiệm xem mình có bao nhiêu vật báu.

- Tổ chức cho học sinh chơi.

 

- Gv tổng kết trò chơi, phát quà cho hs. Mỗi em đều được nhận một món quà nhỏ kèm lời chúc mừng của GV vì dã chinh phục thành công “Quần đảo trải nghiệm”.

Kết luận: Một năm HĐTN đã qua, HS và GV đều thể nghiệm những cảm xúc tích cực.

3. Cam kết, hành động

- GV nhắc HS về nhà xin ý kiến nhận xét của bố mẹ, người thân về những hoạt động trải nghiệm ở nhà của mình theo cây trải nghiệm trang 89, SHS. Dựa trên ý kiến của bố mẹ, HS sẽ nhận được những chiếc lá, bông hoa tương ứng. HS có thể tự cắt hoặc tự vẽ lá, hoa vào vở thu hoạch trải nghiệm.

 

- Lắng nghe thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs chia nhóm nhận nhiệm vụ và thực hiện yc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs tham gia chơi. Cuối cùng Hs đếm trong sổ trải nghiệm xem mình có bao nhiêu vật báu.

- hs nhận quà

 

 

- Lắng nghe

 

- Lắng nghe

                                

                                                                               Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2023

Tiết 4,5

ÔN TẬP GIỮA HKI  (Tiết 5+6)

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố về từ chỉ đặc điểm.

- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy (tách các bộ phận cùng loại) trong các câu có nội dung đơn giản.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Lớp hát

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Tìm lời giải các câu đố về loài chim.

- HS đọc yêu cầu.

- GV đưa ra 3 bức ảnh minh họa chim cuốc, chim gõ kiến, chim bói cá.

- GV cho HS nêu đặc điểm của 3 loài chim trên.

-GV chốt các đặc điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv yêu câu HS làm việc cặp đôi đọc các câu đố và trả lời:

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

Đáp án:

+ Câu đố 1: Chim gõ kiến

+ Câu đố 2: Chim cuốc

+ Câu đố 3: Chim bói cá

* Hoạt động 2: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm của một loài vật em yêu thích

- Goi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn mẫu: chim chích bông.

+ Yêu cầu HS quan sát bức ảnh chim chích bông và tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm bên ngoài của chim: màu lông, hính dáng, kích thước,….

+ Gọi HS trình bày ý kiến cá nhân

 

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: chọn loài vật mình thích và nêu từ chỉ đặc điểm của loài vật đó.

 

 

 

 

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét – Chốt- Tuyên dương các bạn có cố gắng.

* Hoạt động 3: Hỏi đáp về một số loài vật.

-GV tổ chức dưới dạng trò chơi: Bé làm phóng viên.

-GV phổ biến cách chơi: 2 bạn tạo thành 1 nhóm, một bạn đóng vai phóng viên, một bạn đóng vai người được phỏng vấn

thực hành hỏi đáp về mọt loài vật, sau đó đổi vai hỏi – đáp về loài vật khác.

- GV và 1HS thực hành làm mẫu:

GV: Bạn có thể cho mình hỏi một chút về loài gấu không?

HS: Ồ, tất nhiên là được rồi.

GV: Gấu có thân hình thế nào?

HS: Thân hình gấu to lớn.

GV: Gấu đi như thế nào?

HS: Gấu đi lặc lè.

GV: Bạn có biết gấu thích ăn gì không?

HS: Món ăn ưa thích của gấu là mật ong.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 trong thời gian 3 phút.

-GV mời một số nhóm lên bảng thực hành.

-GV nhận xét- Chốt- tuyên dương các nhóm hoạt động tốt.

* Hoạt động 4: Chọn dấu chấm, dấu phẩy thay cho ô vuông.

- Gọi HS đọc yêu cầu

-GV yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

 

 

 

-GV gọi HS chữa bài.

-Gọi HS nhận xét.

 

-GV nhận xét, chốt đáp án đúng và tuyên dương các bạn làm tốt.

Đáp án:

    Vào ngày hội, đồng bào các buôn xa, bản gần nườm nượp kéo về buôn Đôn. Tất cả đều đổ về trường đua voi.

    Khi lệnh xuất phát vang lên, voi cuốn vòi chạy trong tiếng reo hò của người xem cùng tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng khèn vang vọng.

-GV hỏi:

+ Vì sao ở ô vuông thứ nhất, thứ ba và thứ tư lại đặt dấu phẩy?

+ Vì sao ở ô vuông thứ hai lại đặt dấu chấm?

3. Củng cố, dặn dò:

- Con hãy nêu lại một số từ chỉ đặc điểm trong tiết học hôm nay.

- Trong câu, dấu phẩy dùng để làm gì?

- Dấu chấm có tác dụng gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

-  HS quan sát và nêu đặc điểm của 3 loài chim:

+ Chim cuốc: mỏ dài và nhọn, lông màu đen xám, đuôi màu nâu. Chúng thường sống ở các bụi tre ven song.

+ Chim gõ kiến: người nhỏ, mỏ rất dài, long màu trắng đen, long phần đuôi và đỉnh đầu có màu đỏ. Chúng thường đứng trên thân cây và dùng mỏ gõ vào thân để bắt côn trùng.

+ Chim bói cá: thân nhỏ, mỏ dài, lông trên lưng màu xanh biếc, dưới bụng màu vàng cam. Chúng thường sống ở ven các hồ nước để bắt cá ăn.

-HS làm việc nhóm đôi

- 3 HS trả lời.

- HS đọc

+ HS thực hiện.

+ 3-4 HS trình bày: nhỏ nhắn, xinh xắn, hót hay, nhanh nhẹn,…

-Nhóm trưởng yêu cầu mỗi bạn trong nhóm chọn một con vật mình thích và nêu từ chỉ đặc điểm của loài vật đó sau đó ghi vào vở. Khuyến khích các bạn chọn loài vật khác nhau. Nhóm nhận xét và tuyên dương bạn có nhiều cố gắng.

-5-6 HS trình bày. Cả lớp nhận xét.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

-HS theo dõi.

-HS hoạt động nhóm thực hành hỏi – đáp.

- 2-3 nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét.

-HS đọc yêu cầu

-HS đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy ở mỗi ô vuông và giải thích tại sao lựa chọn dấu câu đó.

- 1 HS làm bài trên bảng.

- HS nhận xét, hỏi bạn vì sao sử dụng dấu câu đó.

-HS lắng nghe.

+Vì vị trí đó có các từ cùng loại đứng cạnh nhau.

+ Vì đằng sau vị trí đó có tiếng được viết hoa chữ cái đầu tiên.

-HS nêu: nhỏ nhắn, xanh biếc, nhanh nhẹn,…

- Ngăn cách các từ cùng loại.

- Kết thúc một câu.

 

                                                                     Thứ năm ngày 18 tháng 5 năm 2023   

 

Tiết 1:  Toán

TIẾT 173: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố kiến thức về độ dài(dm,m,km), thời gian(giờ, phút, ngày, tháng, năm).

- Biết vận dụng kiến thức vào ước lượng độ dài, tính toán khi có đơn vị đo.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, ước lượng.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-Y/c HS làm bài vào SGK.

- Gọi HS chữa bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

=> GV chốt đáp án HS đổi chéo vở KT bài làm của bạn:

+ Tranh 1: 5m

+ Tranh 2: 5cm.

+ Tranh 3: 5km

+ Tranh 4: 5dm

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vào vở

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

=> Chốt: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép nhân và phép chia.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS cách làm từng ý

a) Y/C HS quan sát thật kĩ các kim giờ, khi kim phút chỉ vào các số 3,6,12 để đọc đúng các giờ ở mỗi đồng hồ.

b) Hướng dẫn HS cách tính ngày tuần liền sau.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài vào SGK.

- HS chia sẻ bài làm của mình.

 

-GV chốt Đ/A

A, Thỏ

B. Sóc.

C. Rùa

3. Củng cố, dặn dò:

? Tiết học hôm nay củng cố kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- Lớp lắng nghe, nhận xét.

 

- HS đổi vở KT bài của bạn.

 

 

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào vở

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS nghe.

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện chia sẻ.

 

 

 

- 1-2 HS trả lời.

 

-HS nghe

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

 

- HS làm bài vào SGK

-Lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn.

 

 

 

 

 

- HS TL.

-HS lắng nghe.

 

          ……………………………………………………………                                       

Tiết 2,4:

 

ÔN TẬP GIỮA HKI  (Tiết 7+8)

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng viết chính tả theo hình thức nghe – viết.

- Viết đúng các từ ngữ có chứa âm, vần dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Viết được đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc khi sắp kết thúc năm học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ

- Biết yêu quý thời gian, yêu quý bạn bè, thầy cô.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

-  HS: Sách giáo khoa;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Chơi trò chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nghe – viết : Tiếng gà mở cửa.

- GV đọc đoạn thơ cần nghe – viết.

- GV hỏi lại HS:

+Cách ghi tên bài, cách trình bày đoạn thơ.

 

+Các chữ cần viết hoa.

 

+ Các từ ngữ HS cảm thấy khó nghe – viết.

+ Các câu có dấu chấm than trong câu.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ.

- GV yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.

- GV đọc bài cho HS viết bài vào vở.

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- Yêu cầu 2 bạn cùng bàn đổi vở iểm tra chéo.

- GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, góp ý.

* Hoạt động 2: Viết đúng từ ngữ có âm, vần dễ lẫn

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV thống nhất cả lớp làm phần a.

- HS làm nhóm đôi điền l/n thay cho ô vuông.

 

 

- Đại diện một số nhóm trình bày. HS nhận xét.

- GV nhận xét- chốt đáp án.

Đáp án: Hoa cúc lại nở vàng

              Nắng tươi trải trên đường

              Đẹp thay lúc sang thu.

* Hoạt động 3: Nói, viết cảm xúc của bản thân.

a, Nói

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 nói cảm xúc của bản thân hi sắp ết thúc năm học.

 

 

 

 

 

 

- GV gọi đại diện nhóm nói trước lớp.

 

- GV nhận xét, tuyên dương các bạn nói tốt, hay.

b, Viết

- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân viết bài vào vở theo gợi ý sau đó hoạt động nhóm để hoàn thiện bài.

 

- GV đọc một số bài trước lớp, nhận xét chung về bài làm của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay, con củng cố được những iến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS chơi

 

 

 

 

- HS nghe

+ Tên bài lùi vào 4 ô, mỗi dòng thơ lùi vào 2 ô.

+ Viết hoa các chữ cái đầu tiên mỗi dòng thơ.

+ Các từ ngữ: thổi bừng bếp lửa, lảnh lói,…

+ Mở cửa! Mở cửa!

- 1 HS đọc

- 1 HS nhắc lại

- HS viết bài

- HS nghe và soát lỗi trong bài

- 2 bạn đổi vở iểm tra chéo cho nhau và nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS hoạt động điền l/n thay cho ô vuông sau đó viết các tiếng đã hoàn thành vào vở.

- 2 – 3 nhóm trình bày

- HS lắng nghe

-HS lắng nghe

- Nhóm trưởng hướng dẫn nhóm:

+ Từng bạn nói lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về trường lớp, thầy cô hi năm học sắp ết thúc.

+ Cả nhóm tìm ra điểm giống và hác nhau trong cảm xúc, suy nghĩ của các bạn.

-3 – 4 HS nói. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi.

-1 HS đọc

- HS viết bài vào vở, hoạt động nhóm 2 đọc bài trong nhóm để bạn góp ý và hoàn thiện bài.

-HS lắng nghe

-Nghe – viết chính tả, phân biệt l/n, viết, nói cảm xúc của bản thân

….………………………………………………

                                                                        Thứ sáu ngày 19 tháng 5 năm 2023

Tiết 1:Toán

TIẾT 174: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS ôn tập củng cố về kiểm đếm số liệu, biểu đồ tranh và lựa chọn khả năng(chắc chắn, có thể, không thể)

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực kiểm đếm số liệu,

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:

a) Hình vuông: 8  . Hình tròn: 11    . Hình tam giác: 6

b) Hình màu đỏ: 9 . Hình màu vàng: 6   

Hình màu xanh:10

c) Hình vuông màu đỏ:  3   , Hình tròn màu vàng:   3    , Hình tam giác màu xanh:0

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

? Mỗi túi có bao nhiêu quả?

- Mỗi chấm tròn là bao nhiêu quả?

 

- Y/C hs tự làm bài vào SGK

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS phân tích bài toán

- Y/C hs TL nhóm + chia sẻ bài làm

 

- GV chốt Đ/A và giải thích:

            a) có thể

            b) không thể

           c) Chắc chắn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Tiết học hôm nay ôn tập kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS lắng nghe, Trao đổi chéo SGK kiểm tra bài làm của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HSTL

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS tự làm bài.

- Lớp lắng nghe.

 

- HS nghe

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HSTL + chia sẻ bài làm của nhóm mình.

- HS nghe.

 

 

 

 

 

- HS trả lời

- HS lắng nghe.

 

Tiết 2,3:

KIỂM TRA CUỐI KỲ II

….………………………………………………..

Tiết 4: TNXH

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

 I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Hệ thống được những kiến thức đã học về Chủ đề Trái đất và bầu trời.

2. Năng lực

Năng lực chung:

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: 

● Trình bày được tên các mùa, đặc điểm của từng mùa và trang phục phù hợp.

● Hiểu được tại sao phải lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

3. Phẩm chất

- Hình thành thói quen nghe thời tiết để sử dụng trang phục phù hợp.

- Có ý thức quan tâm, tìm hiều hiện tượng thiên tai.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Trái đất và bầu trời (Tiết 1).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động1: Giới thiệu về các mùa và một số hiện tượng thiên tai

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các mùa và cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV chia HS thành 6 nhóm: Nhóm chẵn làm tổng kết phần các mùa trong năm, nhóm lẻ làm phần các hiện tượng thiên tai.

-  GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện theo mẫu bảng và sơ đồ gợi ý ở trang 125 SGK. 

 

 

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

-  GV mời HS mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, HS nhóm khác nhận xét.

-  GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết về các mùa và những hiện tượng thiên tai.

Hoạt động 2: Đóng vai xử li tình huống

a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm nhằm ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào xử lí tình huống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+ Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

-  HS khác/GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo nhóm chẵn, lẻ.

 

- HS thảo luận nhóm và điền câu trả lời theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Nhóm chẵn:

Tên mùa

Đặc điểm

Trang phục

Xuân

Se lạnh, mưa phùn

Áo len, áo khoác, áp gió

Nóng, nắng, có mưa rào

Áo cộc, quần cộc, áo chống nắng, ô, mũ, kính râm

Thu

Mát mẻ, se lạnh

Áo khoác mỏng, áo dài tay

Đông

Giá lạnh

Áo dày, áo khoác to, áo len, khăn len, tất

+ Nhóm lẻ: Lũ lụt

▪ Biểu hiện: nước nhiều, gây ngập lụt

▪ Rủi ro thiên tai: sập nhà, đuối nước nguy hiểm đến tính mạng

▪ Cách ứng phó: Đắp đê phòng lũ.

- HS lắng nghe, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Nhóm lẻ: Em sẽ nói mẹ chuẩn bị lương thực và cùng bố kiểm tra lại nhà của xem chắc chắn chưa và cắt tỉa các cành cây lớn gần nhà.

+ Nhóm chẵn: Em sẽ khuyên bạn không nên lại đó xem vì như vậy có thể sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm đến tính mạng.

….…………………………………………………………

Tiết 5: Toán

TIẾT 175: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS củng cố kiền thức về các số trong phạm vi 1000 và so sánh các số.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài

- Gọi HS chia sẻ bài làm của mình.

- GV  chốt cách viết các số.  

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài

- Gọi HS chia sẻ bài làm của mình.

- GV  chốt cách viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.  

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài

- Gọi HS chia sẻ bài làm của mình.

- GV  chốt cách sắp xếp các số, so sánh các số.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Y/C hs làm bài

- Gọi HS chia sẻ bài làm của mình.

- GV  chốt cách giải toán có lời văn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

? Tiết học hôm nay ôn tập kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài làm.

- HS lắng nghe

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài làm.

- HS lắng nghe

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài làm.

- HS lắng nghe

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài làm.

- HS lắng nghe

 

 

- HS nghe

 

Tiết 6: LuyệnToán

  LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000). Phép nhân , phép chia trong bảng 2 và 5.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài vào vở , 4 HS lên bảng chữa bài.

- GV nêu:

+ Khi đặt tính ta làm thế nào?

+Khi thực hiện tính ta làm thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt cách tính cân nặng của hai con vật.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HDHS thực hiện các yêu cầu:

a) Có 3 hình tứ giác.

b) đáp án; B.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt cách tính độ dài đường gấp khúc.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Y/C hs làm bài vào vở. Gọi hs trao đổi bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt cách giải toán có lời văn.

3. Củng cố, dặn dò:

? Tiết học hôm nay ôn tập kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà ôn tập lại các kiến thức chuẩn bị cho tiết kiển tra cuối năm.

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào vở, lên bảng chữa bài.

 

- HS nghe

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào vở, lên bảng chữa bài.

 

-HS nghe

 

 

 

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

 

- HS nghe

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

- HS thực hiện chia sẻ.

 

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

- HS thực hiện chia sẻ.

 

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS lắng nghe.

 

- HS TL

- HS nghe

 

….………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN

Sinh hoạt lớp

TỔNG KẾT NĂM HỌC

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM MÙA HÈ CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

 * Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần.

- Rèn kĩ năng tự quản

- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học.

- HS có thêm động lực để tiếp tục hành động trong kỳ nghỉ hè.

- HS lập kế hoạch trải nghiệm cho kì nghỉ hè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần. 

a. Sơ kết tuần 35:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 34.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

* Tồn tại

……………………………………………

……………………………………………

………………………………………………

b. Tổng kết năm học

- GV giao nhiệm vụ chuẩn bị tổng kết năm học cho mỗi tổ.  

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Lập kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em

- GV HS chọn và lập kế hoạch trải nghiệm theo  1 trong những gợi ý trong SGK: em sẽ đến…; Việc nhà em sẽ làm hằng ngày … ; Những cuốn sách em sẽ đọc … các em có thể vẽ, tô màu, trang trí cho kế hoạch đó và về nhà nhờ bố mẹ hỗ trợ để điền tiếp vào những chỗ chưa tự làm được.

Kết luận: GV đề nghị HS về nhà cùng lập kế hoạch trải nghiệm mùa hè với bố mẹ, người thân.    

3. Cam kết hành động.

- GV nhắc HS đưa cho bố mẹ xem “Kế hoạch trải nghiệm mùa hè của em” để bố mẹ cùng điền thêm thông tin, cùng đưa thêm kế hoạch của gia đình vào.

- GV chúc các HS hoàn thành được kế hoạch trải nghiệm mùa hè của mình.

 

 

 

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các tổ họp báo cáo kết quả tổng kết của tổ trong năm học qua rút ra những tồn tại hạn chế

 

- HS chép và vẽ trang trí một trong những mục gợi ý trong SGK

 

 

 

 

 

- Hs thực hiện yc về nhà nhờ bố mẹ hỗ trợ để điền tiếp vào những chỗ chưa tự làm được (nơi sẽ đến, số đo chiều cao, cân nặng,…)

 

 

 

 

 

- HS chia tổ

- Nhận dụng cụ lao động và về khu vực nhóm được phân công thực hiện

-HS báo cáo kết quả sau thực hiện.

HẾT TUẦN 35

                                                                  

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

Nguyễn Thị Bé

 

 

 

 

Các tin khác