Khối 5
GIÁO ÁN TUAN 12
TUẦN 12
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết chia số thập phân cho số tự nhiên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán.
* Cả lớp làm được bài 1,3 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Dự kiến phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện": HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS nghi đầu bài vào vở |
2. HĐ thực hành: (27 phút) *Mục tiêu: - Biết chia số thập phân cho số tự nhiên - Cả lớp làm được bài 1,3 . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ Cá nhân + GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề + Yêu cầu HS làm bài. + GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu rõ cách tính. Bài 3: HĐ Cặp đôi + GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề + HS làm bài theo cặp đôi + GV nhận xét chữa bài + GV lưu ý cách thêm chữ số 0 vào số dư để chia tiếp. (Bản chất là : 26,5 = 26,50)
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài, đọc kết quả để báo cáo Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự đọc đề, tóm tắt bài toán rồi giải sau đó chữa bài. Tóm tắt 8 bao cân nặng: 243,2kg 12 bao cân nặng:....kg ? |
+ HS đọc yêu cầu + 2 HS làm bài bảng lớp, lớp làm bảng con 67,2 7 3,44 4 42 9,6 24 0,86 0 0 42,7 7 46,827 9 0 7 6,1 18 5,203 0 027 0 - HS đọc yêu cầu - HS làm bài cặp đôi, chia sẻ trước lớp 26,5 25 12,24 20 15 1,06 0 24 0,612 150 040 00 0 - HS tự làm bài rồi báo cáo giáo viên b) Thương là 2,05 và số dư là 0.14 - HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên Bài giải Một bao gạo cân nặng là: 243,2 : 8 = 30,4 (kg) 12 bao gạo cân nặng là: 30,4 x 12 = 364,8 (kg) Đáp số: 364,8kg |
3. Hoạt động ứng dụng:(2phút) |
|
- Nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Nhắc HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau. |
- HS nêu - HS nghe và thực hiện |
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà làm bài sau: Tính bằng hai cách: 76,2 : 3 + 8,73 : 3 = |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
3. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.
- Giáo dục QP-AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Người gác rừng tí hon. |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi.. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: rô bốt, còng tay, ngoan cố... *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|
- Cho HS đọc toàn bài, chia đọa - Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm + Đoạn 1: Từ đầu.......ra bìa rừng chưa ? + Đoạn 2: Tiếp......thu lại gỗ. + Đoạn 3: Còn lại - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 |
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó + HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ - HS đọc theo cặp. - 1 HS đọc - HS theo dõi |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b). *Cách tiến hành: |
|
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp. + Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì? + Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh Bạn là người dũng cảm + Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? + Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì? - Nội dung chính của bài là gì ? - GV KL: |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ + Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối. + Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm. + HS nối tiếp nhau phát biểu + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. - Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. - HS theo dõi |
4. HĐ Luyện đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: |
|
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn. - Thi đọc - GV nhận xét Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 |
- 3 HS đọc nối tiếp. - HS nêu giọng đọc - 1 HS đọc toàn bài - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - HS thi đọc diễn cảm |
4. HĐ ứng dụng: (3 phút) |
|
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ? - Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.(TÍCH HỢP AN NINH QUỐC PHÒNG) |
- Học sinh trả lời. - HS nêu theo thực tế |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Về nhà viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng. |
- HS nghe và thực hiện. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức:
QVBPTE: BÀI 5
............................................................................................................
Tiết 4: Chính tả:
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG ( Nhớ - ghi )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt s/x.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
- Làm được BT2a , 3a .
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài viết. Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a; 3a.
- Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|||||||||
- Hát - Nhận xét quá trình rèn chữ của HS, khen những Hs có nhiều tiến bộ. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. |
||||||||
2. HĐ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|||||||||
- Gọi HS đọc trong SGK 2 khổ cuối của bài Hành trình của bầy ong. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ -Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 2 khổ thơ trong SGK - Yêu cầu HS tìm những từ khi viết dễ lẫn - Luyện viết từ khó |
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - 2 HS nối tiếp nhau đọc - Cả lớp đọc thầm - HS nêu: rong ruổi, nối liền, rù rì, lặng thầm,... + HS luyện viết từ dễ viết sai. |
||||||||
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Nhớ- viết đúng 2 khổ thơ bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát . - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân |
|||||||||
+ GV cho HS viết bài (nhớ viết) Lưu ý: - Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ |
- HS gấp SGK, nhớ lại 2 khổ thơ, viết bài. |
||||||||
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi |
|||||||||
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. |
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. |
||||||||
5. HĐ làm bài tập: (8 phút) *Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt s/x. *Cách tiến hành: |
|||||||||
Bài 2: HĐ trò chơi - Gọi HS đọc yêu cầu - GV tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Thi tiếp sức tìm từ” |
- Học sinh nêu yêu cầu của bài - 2 nhóm học sinh đại diện lên làm thi đua. |
||||||||
|
|||||||||
Bài 3 (phần a): HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng |
- Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả - HS nhận xét Đáp án: a. Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. b. Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. |
||||||||
6. HĐ tiếp nối: (3 phút) |
|||||||||
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau. |
- Lắng nghe - Quan sát, học tập. - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện. |
||||||||
7. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|||||||||
- Về nhà tìm hiểu thêm các quy tắc chính tả khác, chẳng hạn như ng/ngh; g/gh;... |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số tính chất của đồng .
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng..
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
2. Kĩ năng: Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
3. Phẩm chất: Thích tìm hiểu khoa học.
* GDBVMT: Nêu được đồng là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
2. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, Ảnh minh hoạ; vài sợi dây đồng ngắn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||||||
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" trả lời câu hỏi: + Nêu nguồn gốc và tính chất của sắt? + Hợp kim của sắt là gì? Có tính chất nào? + Nêu ứng dụng của gang thép trong đời sống - GV nhận xét - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh chơi trò chơi - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài. |
|||||
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của đồng . - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. * Cách tiến hành: |
||||||
* Hoạt động 1: Tính chất của đồng - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm - Yêu cầu HS quan sát sợi dây đồng và cho biết. + Màu sắc của sợi dây đồng? + Độ sáng của sợi dây? + Tính cứng vào dẻo của sợi dây? * Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng - Chia nhóm yêu cầu HS hoạt động nhóm Đồng Tính chất: Có màu nâu đỏ, có ánh kim. Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn hình dạng khác nhau, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt. - Theo em đồng có ở đâu? - GV kết luận: * Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó. - Tổ chức cho HS thảo luận + Tên đồ dùng đó là gì? + Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu? + Em có biết những sản phẩm nào khác làm từ đồng? Hợp kim đồng? + Ở gia đình em có đồ dùng nào làm bằng đồng? Thường thấy bảo quản các đồ dùng như thế nào? - GV nhận xét |
- Nhóm trưởng cho HS thảo luận, trao đổi nhóm - Các nhóm phát biểu ý kiến + Sợi dây màu đỏ + Có ánh kim, không sáng + Rất dẻo, uốn thành hình dạng khác nhau - HS hoạt động nhóm làm phiếu
Hợp kim đồng
- Có trong tự nhiên và có trong quặng đồng. - 2 HS ngồi cùng thảo luận cặp + H1: Lõi dây điện làm bằng đồng. Dẫn điện và nhiệt tốt. + H2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ làm bằng hợp kim của đồng. Có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng. + H3: Kèn, hợp kim của đồng có ở viện bảo tàng, ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng. + H4: Chuông đồng - hợp kim đồng, có ở đình, chùa, miếu... + H5: Cửu đình Huế - từ hợp kim đồng + H6: Mâm đồng - hợp kim đồng có ở gia đình địa chủ, giàu có. - Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động... - HS nối tiếp trả lời - HS nghe |
|||||
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||||||
- Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||||||
- Sưu tầm thêm những tranh ảnh về các sản phẩm làm từ đồng và hợp kim của đồng. |
- HS nghe và thực hiện. |
|||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Lịch sử
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”..
- Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”:
quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...
2. Kĩ năng: Nêu được các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói” “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ...
3. Phẩm chất: Tự hào về lịch sử dân tộc.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh họa trong SGK.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi,....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau: - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? Kết quả của hội nghị ? - Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ? - GV nhận xét , tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- Học sinh trả lời - HS nghe - HS ghi đầu bài vào vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút) * Mục tiêu: - Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.. - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,... * Cách tiến hành: |
||
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám - Học sinh đọc từ "Từ cuối năm- sợi tóc" thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc". + Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì? - Học sinh phát biểu ý kiến. - Đàm thoại: + Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra? + Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc? * Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt (HĐ cả lớp) - Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 2, 3 trang 25, 26 SGK. + Hình chụp cảnh gì? + Em hiểu thế nào là "Bình dân học vụ" - Yêu cầu học sinh bổ sung thêm các ý kiến khác. * Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm" - Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: + Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào? + Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào? * Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm" - 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT - cho ai được". + Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên? |
- HS đọc, thảo luận nhóm TLCH - Tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, đất nước gặp muôn vàn khó khăn. - Hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, 90% người mù chữ v.v... - Đại diện nhóm nêu ý kiến. - Đồng bào ta chết đói, không đủ sức chống giặc ngoại xâm. - Chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm. - HS quan sát - Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo. - Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ. - Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta. - Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng
- Một số học sinh nêu ý kiến. |
|
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||
- Em phải làm gì để đáp lại lòng mong muốn của Bác Hồ ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Sưu tầm các tài liệu nói về phong trào Bình dân học vụ của nước ta trong giai đoạn mới giành được độc lập năm 1945. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 8: Tiếng Việt*:
LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. a)Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài - Giáo viên chép đề bài lên bảng. - Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài - Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước. - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng. * Gợi ý về dàn bài : Mở bài: Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng . Thân bài : * Tả bao quát về vườn cây. - Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn). * Tả chi tiết từng bộ phận : - Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây. Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn. b)HS trình bày bài miệng. - Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp. - Gọi học sinh trình bày trước lớp. - Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét về bổ sung ghi điểm. - Gọi một học sinh trình bày cả bài. - Bình chọn bày văn, đoạn văn hay. 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét, hệ thống bài. - Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
|
- HS nêu.
Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng). - HS nhắc lại yêu cầu của đề bài - Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.
- HS đọc kỹ đề bài. - Học sinh trình bày trước lớp. - Học sinh nhận xét - Một học sinh trình bày cả bài - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau |
................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Toán:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,....
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ….và vận dụng để giải bài toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho10, 100, 1000, ….và vận dụng để giải bài toán có lời văn .
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
* HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ....
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
|
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?Cho VD? - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, … *Cách tiến hành: |
|
* Ví dụ 1: 213,8 : 10 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính - GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 10. * Ví dụ 2: 89,13 : 100 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính - GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 100. - GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... |
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 213,8 10 13 21,38 3 8 80 0
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 89,13 100 9 13 0,8913 130 300 0 - HS nêu |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ….và vận dụng để giải bài toán có lời văn . - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3 . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV chốt lời giải đúng - Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... Bài 2(a,b): HĐ Cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài - Cho HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 3: HĐ Cá nhân - GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của đề và làm bài - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét chữa bài.
Bài 2(c,d)(M3,4): HĐ cá nhân - Cho Hs tự làm bài |
- HS nêu - HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả a. 43,2 : 10 = 4,32 0,65 : 10 = 0,065 432,9 : 100 = 4,329 13,96 : 1000 = 0,01396 b. 23,7 : 10 = 2,37 2,07 : 10 = 0,207 2,23 : 100 = 0,0223 999,8 : 1000 = 0,9998 - Cả lớp theo dõi - HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả Đáp án: a. 12,9 : 10 = 112,9 0,1 1,29 = 1,29 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau b. 123,4 : 100 = 123,4 0,01 1,234 = 1,234 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau - HS đọc đề bài - HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải Số tấn gạo đã lấy đi là: 537,25 : 10 = 53,725 (tấn) Số tấn gạo còn lại trong kho là: 537,25 - 53,5 = 483,525 (tấn) Đáp số: 483,525 tấn - HS làm và báo cáo giáo viên Đáp án: c. 5,7 : 10 = 5,7 0,1 0,57 = 0,57 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau d. 87,6 : 100 = 87,6 0,01 0,876 = 0,876 Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau |
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Cho HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... Cho VD minh họa. |
- HS nêu |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà tự lấy thêm ví dụ chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... để làm thêm. |
- HS nghe và thực hiện. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1 .
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) .
- Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3).
- HS (M3,4) nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng cặp quan hệ từ.
3.Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Các BT đều sử dụng các ngữ liệu có tác dụng nâng cao về nhận thức bảo vệ môi trường cho HS.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
||
- Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”. |
- HS trả lời - HS nghe - HS ghi đầu bài vào vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1 . - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) . - Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3). - HS (M3,4) nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ Cặp đôi + GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề + Yêu cầu HS làm bài + Trình bày kết quả + GV nhận xét chữa bài Bài 2: Cá nhân + HS đọc yêu cầu và nội dung của bài + Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu? + Cho HS làm việc các nhân, một số em báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung: - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng Bài 3: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK - Gọi HS phát biểu ý kiến + Hai đoạn văn sau có gì khác nhau? + Đoạn nào hay hơn? Vì sao? + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì? |
+ HS đọc yêu cầu + HS thảo luận nhóm đôi + Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả: Đáp án: - nhờ ... mà. - không những .... mà còn - HS đọc yêu cầu + Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu. - HS làm bài cá nhân Đáp án: a. Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. b. Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển... - 2 HS nối tiếp nhau đọc - HS trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng,báo cáo kết quả trước lớp + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau: Câu 6: vì vậy... Câu 7: cũng vì vây ... Câu 8: vì (chẳng kịp)... nên (cô bé). + Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà. + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý cho đúng chỗ, đúng mục đích. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút) |
||
- Chuyển câu sau thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: + Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh. |
- HS nêu +Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh. |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) |
||
- Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Kể chuyện(TĐ)
CHUỖI NGỌC LAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn ,biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ,thể hiện được tính cách nhân vật.
3. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam |
- 3 học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Pi-e, con lơn, Gioan,làm lại,... - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Lễ Nô-en, giáo đường *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 |
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......người anh yêu quý ? + Đoạn 2: Còn lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + 2 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + 2 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc - HS theo dõi. |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). *Cách tiến hành: |
|
Phần 1 - HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? + Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không? + Chi tiết nào cho biết điều đó? + Phẩm chất của chú Pi-e lúc đó như thế nào? - GV kết luận nội dung phần 1 - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai. - Tổ chức HS thi đọc - GV nhận xét Phần 2 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2 - Yêu cầu HS đọc thầm trong nhóm và trả lời câu hỏi + Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì? + Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc? + Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e? + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? - GV kết luận nội dung phần + Em hãy nêu nội dung chính của bài? - GV ghi nội dung bài lên bảng - Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2 - HS thi đọc - GV nhận xét Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 |
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc, TLCH và chia sẻ trước lớp: + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất. + Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam. + Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. + Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam. - HS luyện đọc - HS thi đọc - HS nghe - 3 HS đọc nối tiếp - HS thảo luận nhóm TLCH: + Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu? + Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có. + Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông. + Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng cô bé từ khi mẹ mất. - HS nêu nội dung của bài:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác - HS đọc - HS đọc cho nhau nghe - 2 HS thi đọc |
3. HĐ ứng dụng: (2 phút) |
|
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ? |
- Học sinh trả lời. |
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
|
- Về nhà tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. |
- Lắng nghe và thực hiện. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Địa lí:
CÔNG NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
+Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
*HS(M3,4):
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương ( nếu có).
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
3. Phẩm chất: Bảo vệ môi trường
*GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, …
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|
- Cho HS hát - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể nhanh các sản phẩm của ngành Lâm nghiệp và thủy sản. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS chơi - Hs nghe - Hs ghi đầu bài vào vở, mở SGK |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút) *Mục tiêu: - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. *Cách tiến hành: |
|
* Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng - GV tổ chức cho HS cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp. - GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp. *Hoạt động 2: Trò chơi "đối đáp vòng tròn?" - GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo. - GV nêu cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm. Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc. - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3: Một số nghề thủ công ở nước ta - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các trang ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công. - GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm của các nghề thủ công. - Địa phương ta có nghề thủ công nào? * Hoạt động 4: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta? + Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta? |
- HS trong lớp tiếp nối nhau báo cáo kết quả. Cách báo cáo như sau: + Giơ hình cho các bạn xem. + Nêu tên hình (tên sảm phẩm). + Nói tên các sản phẩm của ngành đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó). + Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không. - HS chia nhóm chơi. - HS chơi theo hướng dẫn của GV. Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời: 1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than). 2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép,...) 3. Cá hộp, thịt hộp,... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản). - HS làm việc theo nhóm, dán hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình. - HS cả lớp theo dõi GV nhận xét. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến: + Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,... + Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao độg. + Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian... |
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Địa phương em có ngành nghề thủ công nào ? |
- HS nêu |
4. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút) |
|
- Em sẽ làm gì để gìn giữ những nghề thủ công truyền thống đó ? |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Toán*: ÔN LUYỆN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết trừ thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến trừ số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập1: Đặt tính rồi tính : a)70,75 – 45,68 b) 86 – 54,26 c) 453,8 – 208,47 Bài tập 2 : Tính bằng 2 cách : a) 34,75 – (12,48 + 9,52) b) 45,6 – 24,58 – 8,382 Bài tập 3 : Tìm x : a) 5,78 + x = 8,26 b) 23,75 – x = 16,042 Bài tập 4 : (HSKG) Tổng diện tích của ba vườn cây là 6,3 ha. Diện tích của vườn cây thứ nhất là 2,9 ha, Diện tích của vườn cây thứ hai bé hơn diện tích của vườn cây thứ nhất là 8120m2, Hỏi diện tích của vườn cây thứ ba bằng bao nhiêu m2 ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. |
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án : a) 24,89 b) 31,74 c) 245,33 Bài giải : a) 34,75 – (12,48 + 9,55) = 34,75 - 22,03 = 12,72 Cách 2 : 34,75 – (12,48 + 9,55) = 34,75 – 12,48 – 9,55 = 22,27 - 9,55 = 12,72 b) 45,6 – 24,58 – 8,382 = 21,02 - 8,382 = 12,638 Cách 2 : 45,6 – 24,58 – 8,382 = 45,6 – (24,58 + 8,382) = 45,6 - 32,962 = 12,638
Bài giải : a) 5,78 + x = 8,26 x = 8,26 – 5,78 x = 2,48 b) 23,75 – x = 16,042 x = 23,75 - 16,042 x = 7,708 Bài giải : Đổi : 812om2 = 0,812 ha Diện tích của vườn cây thứ hai là : 2,9 – 0,812 = 2,088 (ha) Diện tích của vườn cây thứ ba là : 6,3 – (2,9 + 2,088) = 1,312 (ha) Đáp số : 1,312 ha - HS lắng nghe và thực hiện. |
……………………............................................................................................................
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: Toán:
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP
3.Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Tính nhanh nhẹn – trình bày khoa học.
- HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền" - Cách chơi: + Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền. + Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai + Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS) + HS hô: Thuyền... chở gì ? + Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: .....:10 hoặc 100; 1000... - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài, ghi bảng |
- HS chơi trò chơi. - HS nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân . *Cách tiến hành: |
|
Ví dụ 1: HĐ cá nhân - GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét? - Thực hiện theo sách giáo khoa
Ví dụ 2: HĐ cá nhân - GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52. + Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? Vì sao? + Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi. + Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi. - GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình. - Quy tắc thực hiện phép chia |
- HS nghe và tóm tắt bài toán. 27 4 30 6,75 (m) 20 0 - HS nghe yêu cầu. - Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4. - HS nêu : 43 = 43,0 - HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52 và 1 HS lên bảng làm bài. - HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính. - 3 đến 4 HS nêu trước lớp. |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn . - HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1a: HĐ Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ Cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, kết luận
Bài 1b(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở và chữa bài. Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở và chia sẻ trước lớp |
- Đặt tính rồi tính - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
Bài giải May 1 bộ quần áo hết số mét vải là: 70 : 25 = 2,8 (m) May 6 bộ quần áo hết số mét vải là: 2,8 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16, 8m - HS làm bài vào vở, báo cáo GV b) Kết quả các phép tính lần lượt là: 1,875; 6,25;20,25 - HS tự làm bài và báo cáo GV - Kết quả là : 0,4; 0,75; 3,6. |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Cho HS vận dụng kiến thức giải bài toán sau: Một xe máy đi 400km tiêu thụ hết 9l xăng. Hỏi xe máy đó đi 300km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng ? |
- HS làm bài Giải Đi 1km tiêu thụ hết số lít xăng là: 9 : 400 = 0,0225(l) Đi 300km tiêu thụ hết số lít xăng là: 0,0225 x 300= 6,75(l) Đáp số: 6,75l xăng |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Về nhà sưu tầm các dạng toán tương tự như trên để làm thêm. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: qua nội dung bài giúp HS hiểu những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- Giáo viên: + Ảnh rừng ngập mặn trong sgk.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não..
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||
1. HĐ khởi động: (5 phút) |
|||
- Tổ chức cho học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Vườn chim. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Trồng rừng ngập măn. |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
||
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *Cách tiến hành: |
|||
- Gọi HS đọc toàn bài - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng ngập mặn - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm bài văn. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 |
- 1 học sinh đọc bài, chia đoạn + Đoạn 1: Trước đây … sóng lớn. + Đoạn 2: Mấy năm … Cồn Mờ. + Đoạn 3: Nhờ phục hồi… đê điều. - Học sinh quan sát ảnh minh hoạ SGK. - Nhóm trưởng điều khiển + Từng tốp 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 + Luyện đọc từ khó, câu khó. + 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Cả lớp theo dõi |
||
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). *Cách tiến hành: |
|||
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH 1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?. 2. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? 3. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục. - Tóm tắt nội dung chính. - GVKL |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp + Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, … làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn. + Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói mòn, bị vỡ khi có gió, bão, … - Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. - Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú. - Học sinh đọc lại - Cả lớp theo dõi |
||
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu:Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: |
|||
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn. - Giáo viên hướng dân học sinh đọc thể hiện đúng nội dung thông báo của từng đoạn văn. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc 1 đoạn văn tiêu biểu (chọn đoạn 3) - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3. - HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 |
- HS đọc - HS nghe - HS nghe - HS nghe - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Học sinh thi đọc đoạn văn. |
||
4. HĐ ứng dụng: (3 phút) |
|||
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một đoạn mình thích nhất? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. |
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn. - 3 học sinh thi đọc diễn cảm. - Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất. |
||
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|||
- Tìm hiểu về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta và cách khắc phục các hậu quả đó. |
- HS nghe và thực hiện |
||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Thu chấm dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình của 3 HS - Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người - Nhận xét HS học ở nhà . - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS nộp bài. - HS nêu - HS nghe - HS viết vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK . * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài - Cho HS hoạt động nhóm - 1 Nhóm làm vào bảng nhóm, gắn bài lên bảng - Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh - Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2: HĐ nhóm - Tổ chức HS làm như bài tập 1 - Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả? - Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn? - KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không tràn lan dài dòng. |
- HS đọc - HS hoạt động nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển - Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà: + Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn. + Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa. + Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ. - Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả - Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập... - Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú. Bài làm - Mái tóc đen dày, cắt ngắn ngang vai… - Đôi mắt đen, long lanh, dịu hiền ấm áp… - Khuôn mặt trái xoan ửng hồng… - Giọng nói nhẹ nhàng, tình cảm… - Dáng người thon thả,… |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút) |
||
- Em học được điều gì từ cách quan sát của tác giả ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:( 2 phút) |
||
- Về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ XƯNG HÔ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1 : H: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn dưới đây: Hoai Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn: - Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé! Bài tập 2: H: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: Mới ngày nào em còn là học sinh lớp 1bỡ ngỡ, rụt rè khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường thân yêu đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ đều gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Bài tập 3: H: Đặt 3 câu trong các danh từ vừa tìm được? 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
|
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài - S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Đáp án : - 3 từ Sài Thung đầu thay bằng từ nó - Từ Sài Thung tiếp theo thay bằng từ mày
- Cụm từ người nước Nam sau thay bằng từ chúng tao. Đáp án : Các danh từ trong đoạn văn là : Ngày, học sinh, lớp, mẹ, trường, mái trường, năm, góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ, em. Lời giải : chẳng hạn : - Hằng ngày, em thường đến lớp rất đúng giờ. - Em rất nhớ mái trường tiểu học thân yêu. - Ở góc sân, mấy bạn nữ đang nhảy dây. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. |
Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2021
Tiết 6:Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
- HS cả lớp làm được bài 1, 3, 4 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||||||
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||||||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi:"Nối nhanh, nối đúng" - Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn, các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS nêu - HS ghi vở |
|||||||||||||
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn . - HS cả lớp làm được bài 1, 3, 4 . * Cách tiến hành: |
||||||||||||||
Bài 1: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét HS Bài 3: Cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán - Yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét
Bài 4: Cặp đôi - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - GV cho HS thảo luận cặp đôi tóm tắt bài toán, giải bài toán - GV yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét
Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự nhẩm kết quả - GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia(do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83) |
- Tính - Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả a) 5,9 : 2 + 13,6 = 2,95 + 13,6 = 16,01 b) 35,04 : 4 - 6,87 = 8,67 - 6,87 = 1,89 c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67 d) 8,76 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Cả lớp làm vở, chia sẻ trước lớp Bài giải Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là: 24 = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (24 + 9,6) 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 24 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2m
230,4m2 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS tóm tắt bài toán, giải bài toán - 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả trước lớp. - Các nhóm nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Bài giải Trong 1 giờ xe máy đi được: 93 : 3 = 31(km) Trong 1 giờ ô tô đi được: 103 : 2 = 51,5(km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 51,5 - 31 = 20,5(km) Đáp số: 20,5km - HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả 8,3 x 0,4= 3,32 8,3 x 10 : 25= 3,32 - HS nhận xét: 8,3 x 0,4= 8,3 x 10 : 25 |
|||||||||||||
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||||||||||||||
- Cho HS tính giá trị của biểu thức: 112,5 : 5 + 4 |
- HS tính: 112,5 : 5 + 4 = 22,5 + 4 = 26,5 |
|||||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút) |
||||||||||||||
- Về nhà làm thêm các phép tính tương tự như bài tập 2 |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Luyện từ và câu:: -TLV
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nêu những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn( BT1)
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp .( BT2)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tả người.
3.Phẩm chất: Tỉ mỉ, cẩn thận khi quan sát.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - GV kiểm tra kết quả quan sát một người của 5 HS. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS nghe và thực hiện |
|
2. Hoạt động thực hành:(25phút) * Mục tiêu: - Nêu những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn( BT1) - Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp( BT2) * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Chia thành nhóm, yêu cầu nhóm trao đổi và cùng làm bài - Gọi nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng và đọc kết quả . - GV kết luận về lời giải đúng + Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? + Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu? + Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? + Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? + Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà? Giáo viên chốt lại: + Mái tóc: đen dày kì lạ, người nâng mớ tóc – ướm trên tay – đưa khó khăn chiếc lược – xỏa xuống ngực, đầu gối. + Giọng nói trầm bổng – ngân nga – tâm hồn khắc sâu vào trí nhớ – rực rỡ, đầy nhựa sống. + Đôi mắt: đen sẫm – nở ra – long lanh – dịu hiền – khó tả – ánh lên tia sáng ấm áp, tươi vui không bao giờ tắt. + Khuôn mặt: hình như vẫn tươi trẻ, dịu hiền – yêu đời, lạc quan. Bài 2: HĐ Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người. + Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai? Em quan sát trong dịp nào? - Yêu cầu HS tự lập dàn ý - GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt. |
- 2 HS đọc - Mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và làm bài - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn - Theo dõi bài chữa của GV và chữa lại bài của nhóm mình a. Bà tôi + Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé. + Câu 1: mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu. Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày). + Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. + Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà. + Các đặc điểm về ngoại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời , lạc quan.
b) Bài “Chú bé vùng biển” - Gồm 7 câu + Câu 1: giới thiệu về Thắng – + Câu 2: tả chiều cao của Thắng + Câu 3: tả nước da + Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng + Câu 6: tả cái miệng tươi cười + Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh. - Học sinh nhận xét quan hệ ý chặt chẽ – bơi lội giỏi – thân hình dẻo dai – thông minh, bướng bỉnh, gan dạ. - HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc cấu tạo của bài văn tả người. - 3 đến 5 HS giới thiệu - HS tự lập dàn ý, chia sẻ trước lớp a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật định tả. b) Thân bài: + Tả khuôn mặt: mái tóc – cặp mắt. + Tả thân hình: vai – ngực – bụng – cánh tay – làn da. + Tả giọng nói, tiếng cười. • Vừa tả ngoại hình, vừa bộc lộ tính cách của nhân vật. c) Kết luận: tình cảm của em đối với nhân vật vừa tả. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả người. - Nhận xét tiết học - Nhắc HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau. |
- HS nghe |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||
- Về nhà hoàn thiện dàn ý bài văn tả người. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Kỉ thuật:
CẮT , KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS làm được một sản phẩm khâu thêu .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên:
+ Một số sản phẩm khâu thêu đã học
+ Tranh ảnh của các bài đã học
- HS: SGK, bộ đồ dùng
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (5 phút) |
|
- Hát - Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học. - Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát. - Học sinh báo cáo - Học sinh quan sát |
2. HĐ thực hành: (20 phút) *Mục tiêu: Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích. *Cách tiến hành: |
|
- HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn. - GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. Lưu ý: Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe,thực hiện. - Lắng nghe, ghi nhớ. |
3. HĐ ứng dụng: (9 phút) |
|
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm. - Cho học sinh đánh giá sản phẩm. - Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo. - Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Nhắc lại nội dung tiết học. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau: “ Tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu tự chọn” |
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp. - Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. |
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Lựa chọn 1 sản phẩm thêu tự chọn mà em thích sau đó sáng tạo các kiểu thêu khác nhau để trang trí cho sinh động. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2021
Tiết 1:Toán:
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết :
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
- HS làm được bài 1, bài 3.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3phút) |
|
- Gọi học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân và thực hành tính 11:4 = ? - Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân |
- HS nêu - HS nghe và ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Nắm được cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân. *Cách tiến hành: |
|
a) Ví dụ 1 Hình thành phép tính - GV đọc yêu cầu ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích là 57m² chiều dài 9,5m. Hỏi chiều rộng của mảnh vườn là bao nhiêu mét ? - Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật. - Vậy để tính chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 57 : 9,5 = ? (m). Đi tìm kết quả - GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5. - GV hỏi : vậy 57 : 9,5 = ? m - GV nêu và hướng dẫn HS: Thông thường để thực hiện phép chia 57 : 95 ta thực hiện như sau: - GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5. - Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?. - Thương của phép tính có thay đổi không? b) Ví dụ 2 - GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính rồi tính 99 : 8,25. - GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình. c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân - Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân ? - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK |
- HS nghe và tóm tắt bài toán. - Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài. - HS nêu phép tính 57 : 9,5 = ? m - HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính : (57 10) : (9,5 10) = 570 : 95 = 6. - HS nêu : 57 : 9,5 = 6 - HS theo dõi GV đặt tính và tính. 570 9,5 0 6 (m) - HS làm bài vào giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia. - HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời. - Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính. - Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến. - 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc lòng quy tắc ngay tại lớp |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Biết : - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn . - HS làm được bài 1, bài 3. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Cá nhân - GV cho HS nêu yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét HS - Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ;... Bài 3: Cặp đôi - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS
Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở. - Gv quan sát, uốn nắn.
|
- HS nêu - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - HS nghe - Muốn chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ...chữ số. - Cả lớp theo dõi - HS thảo luận cặp đôi làm bài và chia sẻ trước lớp Bài giải 1m thanh sắt đó cân nặng là: 16 : 0,8 = 20(kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng: 20 x 0,18 = 3,6(kg) Đáp số: 3,6kg - HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên a) 3,2 : 0,1= 32 b) 168 : 0,1 = 1680 32: 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8 c) 934 : 0,01= 93400 934: 100 = 9,34 |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Cho HS vận dụng tính kết quả của phép tính: 28 : 0,1 = 53 : 0,01 = 7 : 0,001 = |
- HS tính 28 : 0,1 = 280 53 : 0,01 = 5300 7 : 0,001 = 7000 |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà tìm hiểu cách chia nhẩm một số cho 0,2 ; 0,5; 0,25;... |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có .
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Đoạn văn mẫu, bảng nhóm
- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - GV kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS hát - HS chuẩn bị - HS ghi đầu bài vào vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(25phút) * Mục tiêu: Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có . * Cách tiến hành: |
||
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Gọi HS đọc phần Gợi ý - Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn - Gợi ý HS : Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được Phẩm chất của em với người đó ... - Yêu cầu HS tự làm bài - GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. - Nhận xét HS |
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình - HS lắng nghe - 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, bổ sung cho bạn
- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình. Ví dụ: Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút) |
||
- Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) |
||
- Về nhà viết lại đoạn văn tả người cho hay hơn. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:Khoa học:
NHÔM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số tính chất của nhôm .
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống .
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng .
3. Phẩm chất: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Nêu được nhôm là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, một số đồ dùng bằng nhôm; hình minh họa trang 52, 53; thìa, cặp lồng bằng nhôm thật
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau: + Hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ? + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn? - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của nhôm . - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống . * Cách tiến hành: |
||
*Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm + Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm các đồ dùng bằng nhôm mà em biết + Em còn biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm? *Hoạt động 2: So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một số đồ dùng bằng nhôm + Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu thảo luận so sánh về nguồn gốc tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS + Trong tự nhiên nhôm có ở đâu? + Nhôm có những tính chất gì? + Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm? + Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình em?
|
- Các nhóm nêu tên các đồ vật, đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm. - HS cùng trao đổi và thống nhất: + Các đồ dùng làm bằng nhôm: xoong, chảo, ấm đun nước, thìa, muôi, cặp lồng đựng thức ăn, mâm,... + Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, một số bộ phận của xe máy, tàu hỏa, ô tô,... - Các nhóm nhận đồ dùng học tập và hoạt động theo nhóm - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận cả lớp bổ sung + Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm. + Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng; có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số a - xít có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt. + Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. - HS nêu theo hiểu biết về cách sử dụng đồ nhôm trong gia đình + Những đồ dùng bằng nhôm dùng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo, khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và dễ bị cong, vênh, méo. + Lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm vì nhôm dễ bị các a xít ăn mòn. Không nên dùng tay không để bưng, bê, cầm khi dụng cụ đang nấu thức ăn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt, dễ bị bỏng. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||
- Cho HS đọc lại mục Bạn cần biết - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC tiết sau - Nhận xét giờ học,giao bài về nhà. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo:( 2 phút) |
||
- Tìm hiểu thêm vật dụng khác được làm từ nhôm.. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
- Tuyên dương:.......................................................................................................
- Phê bình :.............................................................................................................