''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 5

Cập nhật lúc : 21:47 27/03/2023  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 27 LỚP 5/2

LCH BÁO GING NĂM HC 2022-2023

Tên Giáo viên: Trương Thị Thanh Hương     Học kỳ II

Tuần thứ: 27 từ ngày: 20/03/2023 đến ngày: 24/03/2023

                   

Thứ

Buổi

TIẾT

PPCT

MÔN

TÊN BÀI

TIẾT THỰC HÀNH

ĐIỀU CHỈNH KẾ HOACH TUẦN

Tên thiết bị

SL

Địa điểm

2 (20/03)

Sáng

1

 

 SHTT- CC

Sinh hoạt dưới cờ

ND sinh hoạt

1

sân trường

2

 

Toán

Luyện tập

bảng phụ, phiếu bài tập

1

Tại lớp

3

 

Tiếng việt

Tranh làng Hồ

tranh bài đọc

1

Tại lớp

4

 

Đạo đức

Em yêu hòa bình ( tt)

hình ảnh, thẻ màu

1

Tại lớp

5

 

Khoa học

Cây con mọc lên từ hạt

 hình ảnh, phiếu học tập

1

Tại lớp

Chiều

6

 

Tiếng việt

Nhớ - viết : Cửa sông

hình ảnh, phiếu học tập

1

Tại lớp

7

 

Toán

Ôn luyện

vở bài tập

1

Tại lớp

8

 

Tiếng việt

Ôn luyện

vở bài tập

1

Tại lớp

3 (21/03)

Sáng

1

 

Toán

Quãng đường

bảng phụ, phiếu bài tập

1

Tại lớp

2

 

Tiếng việt

 MRVT: Truyền thống

phiếu học tập

1

Tại lớp

3

 

Tiếng việt

Kể chuyện được chứng kiến , tham gia

nội dung, tranh ảnh

1

Tại lớp

4

 

Khoa học

Cây con có thể mọc lên từ các bộ phận của cây mẹ

hình ảnh, phiếu học tập

1

Tại lớp

5

 

Âm nhạc

 

 

Chiều

6

 

Thư viện

 

 

7

 

Thể dục

 

 

8

 

Thể dục

 

 

4 (22/03)

Sáng

1

 

Tin học

 

 

2

 

Tin học

 

 

3

 

Mĩ thuật

 

 

4

 

Tiếng anh

 

 

5

 

Tiếng anh

 

 

Chiều

6

 

SHCM

 

 

5 (23/03)

Sáng

1

 

Tiếng anh

 

 

2

 

Tiếng anh

 

 

3

 

Toán

Luyện tập

phiếu học tập, bảng phụ

1

Tại lớp

4

 

Tiếng việt

Đất nước

tranh bài đọc

1

Tại lớp

5

 

 

 

Chiều

6

 

Tiếng việt

 Ôn tập tả cây cối

phiếu học tập, hình ảnh

1

Tại lớp

7

 

Tiếng việt

Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

phiếu học tập

1

Tại lớp

8

 

Kĩ thuật

Lắp máy bay trực thăng

Hộp lắp ghép kĩ thuật

1

Tại lớp

6 (24/03)

Sáng

1

 

Toán

Thời gian

phiếu bài tập bảng phụ

1

Tại lớp

2

 

Tiếng việt

  Tả cây cối ( bài làm viết)

vở TLV

1

Tại lớp

3

 

Địa lý

Châu Mỹ

bản đồ, hình ảnh, phiếu

1

Tại lớp

4

 

SHTT

Sinh hoạt lớp

 nội dung sinh hoạt

1

Tại lớp

5

 

 

 

Chiều

6

 

Toán

 Luyện tập

 phiếu bài tập

1

Tại lớp

7

 

Lịch sử

Lễ kí Hiệp Định Pa Ri

 hình ảnh, phiếu học tập

1

Tại lớp

8

 

Tiếng Việt

Ôn luyện

vở bài tập

1

Tại lớp

 

TUẦN 27

(Thực hiện từ ngày 20/ 3 đến ngày 24/ 3/2023)

Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023

   Tiết 1:                                                CHÀO CỜ

                                                     (GV &HS sinh hoạt dưới cờ)

                                          …………………………………………..

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

          - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

          - HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

        - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm

        - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

        - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

        - Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

       - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

       - HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi:

+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét HS

Bài 2: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cho 1 HS làm vở

- GV nhận xét HS

 

 

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- Yêu HS đọc đề bài toán

- Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả

- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Chốt lời giải đúng.

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và tự làm bài

- GV giúp đỡ HS khi cần thiết

 

- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe

- HS thảo luận cặp đôi

+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.

- HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa  bài, chia sẻ kết quả

- Lớp theo dõi, nhận xét.

Bài giải

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút)

                         Đáp số: 1050 m/phút

 

- 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán

+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.

- HS làm vở, chia sẻ kết quả

S

130km

147km

210m

t

4 giờ

3 giờ

6 giây

V

32,5km/ giờ

49km/giờ

35m/giây

- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS chữa bài, chia sẻ kết quả

Bài giải

Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km)

Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ

Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/giờ)

Đáp số: 40km/giờ

- HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút

1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của ca nô là:

30 : 1,25 = 24(km/giờ)

                              Đáp số: 24 km/giờ

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS giải bài toán sau:

Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ?

- HS giải

                          Giải

Đổi 1 giờ 40 phút = 1 giờ =  giờ

Vận tốc của người đó là:

                25 : =  15 ( km/giờ)

                                        ĐS : 15  km/giờ

- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập đọc

TRANH LÀNG HỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

         - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

         - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc

          - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng  

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó.GV tổ chức cho HS đọc câu khó.

- GV cho HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:

+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tư­ơi vui.

+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.

+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.

- 3 HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- 3 HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- HS theo dõi

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

* Cách tiến hành:

-HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?

+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?

+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?

- Nêu nội dung bài

* KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui t­ươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những ng­ười tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những ng­ười nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH

+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

 

+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

- Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của DT và nhắn nhủ mọi ng­ời hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

* Cách tiến hành:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài

- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài

-Vì sao cần đọc như vậy?

- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:

+ GV đưa ra đoạn văn 3.

+ Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho HS thi đọc

- GV nhận xét

- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng

- HS nêu

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp

- 3 HS thi đọc diễn cảm

- HS theo dõi

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.

- Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì?

- HS nhắc lại

- HS trả lời

- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Đạo đức

EM YÊU HÒA BÌNH (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.

-  Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.

- Yêu HB, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: SGK, Tranh ảnh, bài báo về chủ đề hoà bình, giấy khổ to , bút màu.

          - HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, thảo luận, quan sát, đàm thoại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28phút)

* Mục tiêu:  Nêu được những điều tốt đẹp do HB đem lại cho trẻ em; Nêu được các biểu hiện của HB trong cuộc sống hàng ngày; Yêu HB, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ HB phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

* Cách tiến hành:

 * Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT4 SGK)

- Cho HS hoạt động nhóm

- Cho HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh đã sưu tầm về hoạt động bảo vệ hoà bình.

- GV nhận xét và KL: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

* Hoạt động 2:Vẽ cây hoà bình

 - GV cho HS  làm việc theo 4 nhóm.

- GV hướng dẫn HS vẽ, và phát cho HS những phiếu nhỏ để HS ghi ý kiến.

- GV cho HS  trình bày

* Hoạt động3: Triển lãm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”

- GV cho HS trưng bày sản phẩm

- GV cho HS giới thiệu

- GV kết luận:

- Gọi HS hát bài hát về hòa bình, đọc thơ về hòa bình.

- HS giới thiệu những bức tranh đã được sưu tầm trong nhóm, trước lớp

- HS vẽ tranh theo nhóm.

- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.

- HS nhận xét đánh giá

- HS trưng bày sản phẩm

- HS thảo luận những việc làm và hoạt động cần làm để giữ gìn hoà bình.

- HS nêu ý nghĩa của những ý kiến của nhóm đưa ra.

 - HS hát, đọc thơ

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV nhận xét giờ.

- Cho HS đọc ghi nhớ.

- Dặn HS chuẩn bị bài thực hành

- HS nghe

- Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Khoa học

CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Biết cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

          - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

          - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.

- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng 

          - GV: Hình vẽ trang 108, 109 SGK

- HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.

- GV nhận xét.

- Giưới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt

- GV chia lớp thành 6 nhóm

- Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua một đêm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm.

- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy từng bộ phận của hạt

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập

- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung

- GV nhận xét chữa bài

Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm

- HS quan sát hình minh họa 7, trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm

- Gọi HS trình bày kết quả

- GV nhận xét khen ngợi các nhóm tích cực làm việc

Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt

- GV yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình

- Nêu đ­ược điều kiện nảy mầm của hạt - Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà

- GV tuyên d­ương nhóm có nhiều HS thành công

- GVKL: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)

- HS làm việc theo nhóm

- Nhóm tr­ưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen,…) đã ư­ơm làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình

- HS quan sát tranh và làm bài tập

- HS nêu kết quả

Đáp án: 2- b, 3- a, 4- e, 5- c, 6- d

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS quan sát hình và làm bài theo cặp

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày

Đáp án:

+ Hình a: Hạt mướp khi bắt đầu gieo hạt

+ Hình b: Sau vài ngày, rễ mầm đã mọc nhiều, thân mầm chui lên khỏi mặt đất với 2 lá mầm.

+ Hình c: 2 lá mầm chưa rụng, cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc thêm nhiều lá mới….

- Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau

- Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.

- Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.

 

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Về nhà quan sát các cây xung quanh và  hỏi người thân những cây này được trồng từ hạt hay bằng những cách nào khác nữa ?

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà lựa chọn một loại hạt sau đó gieo trồng rồi báo cáo kết quả trước lớp.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6: Chính tả

 CỬA SÔNG (Nhớ- viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ  cuối của  bài Cửa sông.

- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên ng­ười, tên địa lí nước ngoài (BT2).

- Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.

- Học sinh trao đổi về một số nét cơ bản về nội dung chính và nghệ thuật của bài thơ, HS nghe GV giảng rồi ghi lại nội dung chính của bài.

-Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Ảnh minh hoạ trong SGK, bảng nhóm.

          - Học sinh: Vở viết.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

 - Cho HS chia thành 2 đội chơi thi viết tên ngư­ời, tên địa lí n­ước ngoài.

 VD : Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi– e Đơ-gây–tơ, Chi–ca–gô.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS theo dõi

- HS mở vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Mục tiêu:

- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.

- HS có tâm thế tốt để viết bài.

*Cách tiến hành:

*Trao đổi về nội dung đoạn thơ:

- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ?

- Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

*Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên.

- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ

- 1HS nhìn SGK đọc lại bài thơ.

- 1 HS đọc.

- 1 HS trả lời.

- HS nêu các từ ngữ khó:

 VD: nư­ớc lợ, nông sâu, uốn cong l­ưỡi, sóng, lấp loá...

- HS viết bảng con, 2 HS viết trên bảng lớp.

- HS theo dõi, nêu cách viết bài thơ.

2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ  cuối của  bài Cửa sông.

*Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm)

- GV đọc lần 3.

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm

- HS nghe

3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)

* Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên ng­ười, tên địa lí nước ngoài (BT2).

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

-Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu HS  nêu tên riêng có trong bài và giải thích cách viết, viết đúng; sau đó nói lại quy tắc.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết  luận ng­ười thắng cuộc.

 

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc độc lập: Đọc lại đoạn trích vừa đọc vừa gạch mờ d­ưới các tên riêng tìm đ­ược, suy nghĩ, giải thích cách viết các tên riêng đó.

- HS nối tiếp nêu kết quả

Lời giải:

 - Các tên riêng chỉ ng­ười:

+ Cri- xtô- phô - rô Cô - lôm - bô

 + A - mê - ri- gô Ve- xpu -xi

 + Ét - mân Hin - la - ri

 + Ten - sing No- rơ - gay

 - Các tên địa lí:

+ I- ta- li - a; Lo- ren; A - mê - ri - ca;

 Ê - vơ - rét; Hi- ma- lay- a; Niu Di - lân.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tên riêng. Các tiếng trong bộ phận tên riêng đ­ược ngăn cách nhau bởi dấu gạch nối.

- Các tên riêng còn lại: Mĩ, Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Bình Dương đ­ược viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ, vì đây là tên riêng n­ước ngoài nh­ưng đọc theo phiên âm Hán Việt.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV nhận xét giờ học, biểu d­ương những HS học tốt trong tiết học.

- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại.

- HS nghe và thực hiện

- Tìm hiểu thêm về cách viết hoa tên tên ng­ười, tên địa lí nước ngoài.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7 : Toán*

ÔN LUYỆN

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về số đo thời gian; phép tính với số đo thời gian; toán chuyển động.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

 

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

1. Tính vận tốc rồi viết vào ô trống cho thích hợp :

s

140km

126m

3310m

120km

t

4 giờ

12 giây

50 phút

1,5 giờ

v

 

 

 

 

Bài 2.          Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

          Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài  150km.

          a) Vận tốc ô tô là 60km/giờ     £

          b) Vận tốc ô tô là 75 km/giờ    £

Bài 3. Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu??

Giải

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Bài 4. Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?

Giải

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

 

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 8 : Tiếng việt*

ÔN LUYỆN

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về mở rộng vốn từ “Truyền thống”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình làm bài 1; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập (trong đó có bài 1); học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.

a) …. kiến thức cho học sinh.

b) Nhân dân …. công đức của các bậc anh hùng.

c) Vua ….. cho con.

d) Kế tục và phát huy những …. tốt đẹp.

e) Bài vè đưược phổ biến trong quần chúng bằng ….

g) Bài thơ có sức …. mạnh mẽ.

Đáp án

Thứ tự các từ cần điền: truyền thụ, truyền tụng, truyền ngôi, truyền thống, truyền khẩu, truyền cảm.

 

Bài 2. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A

 

B

Truyền thống

a) Phổ biến rộng rãi.

Truyền tụng

b) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền bá

c) Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi.

 

Đáp án

A

 

B

Truyền thống

a) Phổ biến rộng rãi.

Truyền tụng

b) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền bá

c) Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi.

 

Bài 3. Ghép các từ ngữ sau với từ truyền thống để tạo thành những cụm từ có nghĩa: đoàn kết, chống ngoại xâm, yêu nước, nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, của nhà trường, hiếu học, phát huy, nghề sơn mài.

 

Đáp án

+ Những từ đứng trước từ truyền thống: nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, phát huy, nghề sơn mài.

+ Những từ đứng sau từ truyền thống: Các từ còn lại.

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán

QUÃNG Đ­ƯỜNG

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

       - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.      

       - HS làm bài 1, bài 2.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

        - Giáo viên: Bảng phụ

   - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

        - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian(Trường hợp đơn giản)

- Ví dụ: s = 70km; t = 2 giờ

             s = 40km, t = 4 giờ

             s = 30km; t = 6 giờ

             s = 100km; t= 5 giờ

- GV nhận xét trò chơi

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu:  Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

*Cách tiến hành:

 Hình thành cách tính quãng đường

*  Bài toán 1:

- Gọi HS đọc đề toán

- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô

- Hướng dẫn HS giải bài toán.

- GV nhận xét và hỏi HS:

+ Tại sao lại lấy 42,5 x 4= 170 (km) ?

- Từ cách làm trên để tính quãng           đư­ờng ô tô đi đ­ược ta làm thế nào?

- Muốn tính quãng đ­ường ta làm như­ thế nào?

Quy tắc

- GV ghi bảng: S = V x t

*  Bài toán 2:

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS chia sẻ theo câu hỏi:

+ Muốn tính quãng đ­ường ng­ười đi xe đạp ta làm ntn?

+ Tính theo đơn vị nào?

+ Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?

- Lưu ý hs: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ

   Quãng đường người đi xe đạp đi được là:   12   = 30 (km)

- HS đọc đề toán.

- HS nêu

- HS thảo luận theo cặp, giải bài toán.

Bài giải

Quãng đ­ường đi được của ô tô là:

42,5 x 4 = 170 (km)

Đáp số: 170 km

 

+ Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1giờ  ô tô đi đ­ược 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ.

- Lấy quãng đư­ờng ô tô đi đ­ược trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi.

- Lấy vận tốc nhân với thời gian.

- 2 HS nêu.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài vào nháp 1 HS lên bảng giải

- HS(M3,4)có thể làm 2 cách:

+ VËn tèc nh©n víi thêi gian

+ Vận tốc của xe dạp tính theo km/giờ.

+ Thời gian phải tính theo đơn vị giờ.

                           Giải

Đổi: 2giờ 30 phút = 2,5 giờ

     Quãng đ­ường ng­ười đó đi đ­ược là:

12 x 2,5 = 30 (km)

      Đ/S: 30 km

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:  

   - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

   - HS làm bài 1, bài 2.

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài

- HS tự làm vào vở

- GV kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề.

- Yêu cầu HS làm bài

- HS nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài

- GV giúp đỡ HS nếu cần

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm.

Bài giải

Quãng đường đi được của ca nô là:

15,2 x 3 = 45,6 (km)

Đáp số: 45,6 km

 

- HS đọc.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải

15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường đi được của người đó là:

12,6 x 0,25 = 3,15 (km)

                     Đáp số: 3,15 km

- HS làm bài cá nhân

Bài giải

Thời gian đi của xe máy là

11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút

2 giờ 40 phút = 8/3 giờ

Quãng đường AB dài là:

42 : 3 x 8 = 112( km)

                   Đáp số: 112km

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:

Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút.

- HS giải:

Giải

6 phút = 0,1 giờ

Quãng đường người đó đi trong 6 phút là:

5 x 0,1 = 0,5(km)

                             Đáp số: 0,5km

- Chia sẻ với mọi người cách tính quãng đường của chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.

- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).

- HS HTT thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Ca dao, dân ca Việt Nam

          - Học sinh: Vở viết, SGK        , bút dạ, bảng nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung: Mỗi HS đọc đoạn văn ngắn kể về 1 tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép lược để liên kết câu.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.

- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).

- HS (M3,4) thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1, BT2.

* Cách tiến hành:

Bài 1:HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài làm mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

  a. Yêu n­ước:

        Con ơi, con ngủ cho lành.

  Mẹ đi gánh n­ước rửa bành con voi

        Muốn coi lên núi mà coi

  Coi bà Triệu Ẩu c­ỡi voi đánh cồng.

b. Lao động cần cù:

 Có công mài sắt có ngày nên kim.

c. Đoàn kết:

        Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.

d. Nhân ái:

 Th­ương ng­ười nh­ư thể th­ương thân.

Bài 2: HĐ trò chơi

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi “Hái hoa dân chủ”.

- Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ

+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ

+ Trả lời đúng một từ hàng ngang được nhận một phần thưởng

+Trả lời đúng ô hình chữ S  là người đạt giải cao nhất.

- GV nhận xét đánh giá

 

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại

- HS  nghe GV hướng dẫn

- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

- HS chơi trò chơi

c

u

k

i

u

k

h

á

c

g

i

g

n

ú

n

i

x

e

n

g

h

i

ê

n

g

t

h

ư

ơ

n

g

n

h

u

c

á

ư

ơ

n

n

h

k

c

h

o

ư

c

c

ò

n

l

c

h

n

à

o

v

n

g

n

h

ư

c

â

y

n

h

t

h

ư

ơ

n

g

t

ì

n

ê

n

ă

n

g

o

u

n

c

â

y

c

ơ

đ

n

h

à

c

ó

n

ó

c

                             

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu d­ương những HS học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ và chuẩn bị bài sau.

- HS nghe

- Sưu tầm thêm các câu ca dạo, tục ngữ thuộc chủ đề trên.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.

          - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng                                                                             

         - Giáo viên: Sách, báo, Một số tranh ảnh về tình thầy trò.

         - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu: (3’)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" Kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’)

* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.

* Cách tiến hành:

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

- Giáo viên chép đề lên bảng.

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.

- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng.

- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề  bài.

Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.

- 5 học sinh nối tiếp nhau đọc

- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn.

3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)

* Mục tiêu:

   - Kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.

   - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Kể chuyện theo nhóm.

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi gợi ý.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện

- GV nhận xét đánh giá

- Học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.

- Các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Tìm đọc thêm các câu chuyện khác có nội dung nêu trên

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Khoa học

 CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Hình vẽ trang 110, 111 SGK

          - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:

+ Kể tên một số loại quả ?

+ Quả thường có những bộ phận nào ?

+ Nêu cấu tạo của hạt ?

+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ?

- GV nhận xét trò chơi

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

* Cách tiến hành:

Hoạt động1 :  Quan sát

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn

- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.

- Trình bày kết quả

- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

- GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu

Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây

- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.

- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm

- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.

- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp

- GV nhận xét

- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV

- Nhóm trư­ởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :

* Ví dụ:

+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Ngư­ời ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.

+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.

+ Đối với lá bỏng : chồi đ­ược mọc ra từ mép lá.

- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.

- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày

- HS trồng cây theo nhóm

- HS quan sát

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.

- HS báo cáo

- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa tốt.

- HS nghe và thực hiện

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2023

Tiết 3: Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

- HS làm bài 1, bài 2.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

        - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi về tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. Ví dụ:

+ v = 5km; t = 2 giờ

+ v = 45km; t= 4 giờ

+ v= 50km; t = 2,5 giờ

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

  - HS làm bài 1, bài 2.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu, cặp đôi thảo luận theo câu hỏi, làm bài và chia sẻ

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên lưu ý học sinh đổi đơn vị đo ở cột 3 trước khi tính:

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán chia sẻ cách làm

+ Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài

- GV giúp đỡ HS nếu cần

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Tính quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.

- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả

- Với v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì

S = 32,5 x 4 = 130 (km)

- Đổi: 36 km/giờ = 0,6 km

Hoặc 40 phút =  giờ

- Học sinh đọc

- HS tóm tắt bài toán, chia sẻ cách làm

- Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết thời gian ô tô đi từ A đến B và vận tốc của ô tô.

- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả.

 

Bài giải

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút

Đổi 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ

Quãng đường AB dài là:

4,75 x 46 = 218,5 km

                             Đáp số: 218,5 km

- HS làm bài, báo cáo giáo viên

Bài giải

Đổi 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường ong mật bay được là:

8 x 0,25 = 2(km)

Đáp số: 2km

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

-  Cho HS vận dụng làm bài sau:

Một con ngựa phi với vận tốc 35km/giờ trong 12 phút. Tính độ dài con ngựa đã đi.

- HS giải:

                     Giải

Đổi 12 phút = 0,2 giờ

Độ dài quãng đường con ngựa đi là:

                     35 x 0,2 = 7(km)

                              Đáp số: 7km

- Về nhà tính quãng đường đi được của một một chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Tập đọc

ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-  Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.

          - Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý nào đó)

- Chú ý hình ảnh trong thơ

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC     

1. Đồ dùng

          - Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK

          - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc 1 đoạn  trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng  

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi  HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ.

- Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ. GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- GV cho HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- HS đọc chú giải

- HS đọc theo cặp

- HS theo dõi

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).

* Cách tiến hành:

- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

- Những từ ngữ nói lên điều đó?

2.Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.

3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

 

 

 

5. Nêu nội dung chính của bài thơ ?

- GVKL nội dung bài thơ.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ kết quả

- Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.

- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.

- buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, ..

-  Gió thổi rừng tre phấp phới

- Trời thu thay áo mới

-  Trong biếc nói cười thiết tha.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người.

- Lòng tự hào về đất nước.

+ Trời xanh đây là của chúng ta

+ Núi rừng đây là của chúng ta

- Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc:

+Nước những người chưa bao giờ khuất 

- Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- Học sinh đọc lại.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.

- Giáo viên chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ.

- Thi đọc diễn cảm

- Luyện học thuộc lòng

- Thi học thuộc lòng.

- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc.

- HS  luyện đọc theo cặp

- HS thi đọc diễn cảm

- Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ.

- Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung   bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh tiếp tục học bài thơ.

- HS nhắc lại

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Tập làm văn

         ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

          - Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Bảng phụ, Tranh, ảnh hoặc vật thật

          - HS : Sách + vở  

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS mở vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

  - Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

* Cách tiến hành:

 Bài tập 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài

- Tổ chức cho HS thảo luận

- Trình bày kết quả

+ Cây chuối trong bài được miêu tả theo trình tự nào?

+  Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?

+  Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+  Còn có thể quan sát cây bằng những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh?

+ Hình ảnh nhân hoá.

- Giáo viên nhấn mạnh Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ:

+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng.

+ Chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.

+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- GV lưu ý cho HS: chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả một bộ phận của cây: lá hoặc hoa, quả, rễ, thân.

- Yêu cầu HS giới thiệu về bộ phận của cây mình định tả.

- Muốn viết được đoạn văn hay cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật.

- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS khi tả, có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn

- GV cùng HS nhận xét, bổ sung

 

- 2 học sinh đọc nối tiếp nội dung bài 1.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện lên trình bày.

+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con Ž chuối to Ž cây chuối mẹ.

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự tả từ bao quát đến chi tiết  từng bộ phận.

+ Cây chuối trong bài đ­ược tả theo ấn

t­ượng của thị giác (thấy hình dáng của cây, lá, hoa... ).

+ Để tả cây chuối ngoài việc quan sát bằng mắt, còn có thể quan sát cây chuối bằng xúc giác, thính giác (để tả tiếng khua của tàu chuối mỗi khi gió thổi ), vị giác (để tả vị chát của quả chuối xanh, vị ngọt của trái chuối chín), khứu giác (để tả mùi thơm của chuối chín....)

 + Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài nh­ư l­ưỡi mác đâm thẳng lên trời;

  Các tàu lá ngả ra mọi phía như­ những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như­ một mầm lửa non...

+ Nó là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ; cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết…

- Đọc yêu cầu bài.

-  HS nối tiếp nhau giới thiệu

- Phải có câu mở đoạn, kết đoạn, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để miêu tả.

- HS quan sát

- HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng nhóm

- HS làm bảng nhóm đọc bài làm

- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- HS nghe và thực hiện

- Yêu cầu HS về nhà  hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở; chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết học tới.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6: Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.

          - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.

- GV nêu nghĩa của một câu tục ngữ và yêu cầu HS ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ , bảng nhóm

          - Học sinh: Vở viết, SGK       

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

 - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2.

- GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.  

*Cách tiến hành:

 *Nhận xét:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi:

+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?

- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.

Bài 2: HĐ cá nhân

+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?

- GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài đ­ược gọi là từ nối.

Ghi nhớ

- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài.

- Gọi HS đọc Ghi nhớ.

- Nêu ví dụ minh họa

 

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả

+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.

+ Cụm từ vì vậy  có tác dụng nối câu 1 với câu 2

- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp

+ Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,…

- 3 HS đọc ghi nhớ

- HS đọc thuộc lòng

- Cho HS tự nêu VD để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:  : Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.

*Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn; dãy ngoài tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu, dãy trong  tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện MQH giữa các đoạn.

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.

- GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được

- GV nhận xét chữa bài

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào bảng nhóm

- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày.

Lời giải:

+ Đoạn 1 : từ nh­ưng nối câu 3 với câu 2

+ Đoạn 2 : từ vì thế ( ở câu 4 ) nối đoạn 2 với đoạn 1; từ rồi nối câu 5 với câu 4.

+  Đoạn 3: từ nh­ưng (ở câu 6) nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6.

 + Đoạn 4 : từ đến ( ở câu 8 ) nối đoạn 4 với  đoạn 3.

 + Đoạn 5 : từ đến nối câu 11 vớicâu 9,10;

từ sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.

+ Đoạn 6: từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.

 + Đoạn 7 : từ đến khi (ở câu 15) nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6. Từ rồi nối câu 16 với câu 15.

                                                  

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân

- Nối tiếp nhau phát biểu.

- Lời giải:

+ Dùng từ nh­ưng để nối là không đúng.  + Phải thay từ nh­ưng bằng vậy, vậy  thì, thế thì, nếu thế thì.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt

- Chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Kĩ thuật:                  

LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS cần phải:

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học

1/ Giới thiệu bài:

2/ HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV cho HS qs mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

. Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Kể tên các bộ phận đó ?

3/ HĐ 2:  H/dẫn thao tác kĩ thuật.

a) H/dẫn chọn các chi tiết

- Y/c:

b) Lắp từng bộ phận

+Lắp thân và đuôi máy bay (H 2- SGK)

- Y/c:

+Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SGK)

- Y/c:

+Lắp ca bin (H.4- SGK)

- Y/c:

+ Lắp cánh quạt (H.5- SGK)

- GV y/c:

+Lắp càng máy bay (H.6- SGK)

c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1- SGK)

- GV tiến hành lắp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.

- Y/c:

d) H/dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

- GV h/dẫn cách tháo và xếp các chi tiết vào hộp.

- Y/c:

4/ Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị tiết sau thực hành Lắp máy bay trực thăng.

- Nhận xét tiết học.

- HS qs kĩ từng bộ phận và trả lời.

- Cần lắp 5 bộ phận:  thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- HS qs H.2 (SGK) và chọn các chi tiết để lắp.

- 1 HS lên lắp.

- 1HS lên chọn chi tiết và lắp ca bin.

- HS qs hình , 2 HS lên lắp

- 1 HS lên bảng lắp, lớp nhận xét, bổ sung.

-  HS lên bảng lắp 1- 2 bước.

- HS thực hành tháo rời các chi tiết và bỏ vào hộp.

- Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán

THỜI GIAN

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

       - Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

       - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.

       - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2. Đồ dùng

   - Giáo viên: Bảng phụ

       - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

        - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đ­ường.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

*Cách tiến hành:

Bài toán 1: HĐ nhóm

- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?

+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?

+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?

+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?

+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?

- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian. 

 - GV ghi bảng:   t = s : v

 Bài toán 2: HĐ nhóm

- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.

- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.

- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian,  viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại

lư­ợng : s, v, t

-  HS đọc ví dụ

+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.

+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.

+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :

          170    :  42,5    =  4 ( giờ )

          km      km/giờ         giờ

+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.

+ Là quãng đường ô tô đã đi được.

- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

- HS nêu công thức

- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả

                        Giải

            Thời gian đi của ca nô

       42 : 36 =  (giờ)

 giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.

                              Đáp số: 1 giờ 10 phút                            

- HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:  

      - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.

     - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.

*Cách tiến hành:

Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:

+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS

- HS đọc

- Yêu cầu tính thời gian 

- HS nêu

- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:

s (km)

35

10,35

v (km/h)

14

4,6

t (giờ)

2,5

2,25

- 1 HS đọc đề bài

- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm

- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:

Bài giải

Thời gian đi của người đó là :

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)

Đáp số : 1,75 giờ

- HS đọc bài và làm bài sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian bay của máy bay là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ)

2,5 giờ = 2 giờ 30 phút

Máy bay bay đến nơi lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút

                          Đáp số: 11 giờ 15 phút

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV chốt: s =v x t; 

                  v= s :t

                  t = s :v

- Nêu cách tính thời gian?

- HS nghe

- HS nêu

- Chia sẻ với mọi người cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn

                                                            TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Nắm được cấu tạo bài văn tả cây cối.

          - Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.

             - Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số cây cối

          - HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân).

- GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe

- HS nghe

- HS mở vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.

* Cách tiến hành:

* Hư­ớng dẫn HS làm bài

- GV nêu đề bài.

- Yêu cầu HS chọn một trong các đề bài đã cho.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý

- GV lưu ý HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.

* HS làm bài

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát uốn nắn t­ư thế ngồi của HS

- GV giúp đỡ HS yếu

* Thu bài

 

- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. Cả lớp đọc thầm.

- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.

- 1 HS đọc gợi ý (Tìm ý cho bài văn). Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp làm bài vào vở

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV nhận xét tiết làm bài của HS.

- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung  tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 28

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà chọn một loài cây khác để tả cho hay hơn.

 - HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Địa lý

CHÂU MĨ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

          - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

          + Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

          + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.

- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

     *HS HTT:

          - Giải thích nguyên nhân châu Mỹ có nhiều đới khí hậu: Lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.

          -  Quan sát bản đồ( lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.

          - Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.

- Yêu thích môn học

*GDBVMT:

    Liên hệ về: -  Sự thích nghi của con người đối với môi trường.    

                      - Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ

                      - Ở Hoa Kì sản xuất điện là một trong nhiều ngành đứng  đầu thế giới.                                                    

            - Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Quả địa cầu; tranh, ảnh về rừng A- ma- dôn

          - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp

          - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": nêu đặc điểm dân c­ư và kinh tế châu Phi(Mỗi HS chỉ nêu 1 ý)

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: 

      - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

     - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Mĩ.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

1. Vị trí địa lý và giới hạn

- GV chỉ trên quả địa cầu  đư­ờng phân chia hai bán cầu Đông - Tây

- Quan sát quả địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?

+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?

+ Quan sát H1 và cho biết châu Mĩ giáp với những đại d­ương nào?

- Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu và đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?

- GVKL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

2. Đặc điểm tự nhiên

- GV chia lớp thành các  nhóm

+ Quan sát H2 rồi tìm các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ?

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?

+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?

+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn?

- GVKL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới, đến hàn đới. Rừng rậm A- ma- dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới

 

- HS quan sát tìm nhanh, gianh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây

+ Nằm ở bán cầu Tây

+ Phía đông giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp Bắc băng Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương.

+ Có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới.

- HS lắng nghe

- Các nhóm quan sát H1,2 và làm bài.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trư­ớc lớp

- HS khác bổ sung

Đáp án:

a. Núi An- đét ở phía tây của Nam Mĩ.

b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì) nằm           ở Bắc Mĩ.

c. Thác A- ga- ra nằm ở Bắc Mĩ.

d. Sông A- ma- dôn(Bra- xin)ở Nam   Mĩ.

+ Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.

+ Vì châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam.

+ Làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước sông…

 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chia sẻ những điều em biết về châu Mĩ với mọi người trong gia đình.

- HS nghe và thực hiện

- Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về chủ đề thiên nhiên hoặc người dân châu Mĩ rồi chia sẻ với bạn bè trong tiết học sau.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

SINH HOẠT LỚP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

        -  HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.

        -  HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.

        - Sinh hoạt theo chủ điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-  Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

- Gọi lớp trưởng lên điều hành:

2. Nội dung sinh hoạt:

a. Giới thiệu:

- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.

1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.

2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau.

3. Sinh hoạt theo chủ điểm

b. Tiến hành sinh hoạt:

*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần

Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.

- Nề nếp:

- Học tập:

- Vệ sinh:

- Hoạt động khác

GV:  nhấn mạnh và bổ sung:

- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.

- Sách vở, đồ dùng học tập

- Kĩ năng chào hỏi

? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?

? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?

*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần

- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)

- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ

- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp

- Học tập:  - Lập thành tích trong học tập

                  - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.

- Hoạt động khác

+ Chấp hành luật ATGT

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.

- Tiếp tục trang trí lớp học

- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời

*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm

- GV mời LT lên điều hành:

 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.

3.  Tổng kết:

 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”

 

- Lớp trưởng lên điều hành:

- Cả lớp cùng thực hiện.

- HS lắng nghe và trả lời.

- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:

+ Tổ 1

+ Tổ 2

+ Tổ 3

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6

+ Tổ 1

+ Tổ 2

+ Tổ 3

- HS nhắc lại kế hoạch tuần

- LT điều hành

+ Tổ 1 Kể chuyện

+ Tổ 2 Hát

+ Tổ 3 Đọc thơ

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Toán

LUYỆN TẬP

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

          - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.

          - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

          - Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan

          - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.    

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

   - Giáo viên: Bảng phụ, bảng lớp

   - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

        - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính v,s,t.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.

  - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

  - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.  

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:

- Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.

- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thư­ờng.

- GV nhận xét chữa bài  

Bài 2 : HĐ cặp đôi

- Gọi  HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?

+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được  tính theo đơn vị nào ?

- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm

- GV nhận xét chữa bài  

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ HS

- Viết số thích hợp vào ô trống 

- Tính thời gian chuyển động

- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả

s (km)

261

78

165

96

v(km/giờ)

60

39

27,5

40

t (giờ)

4,35

2

6

2,4

- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi

- Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.

- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.

 - Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:

Giải :

Đổi 1,08m = 108 cm

Thời gian con ốc bò đoạn đ­ường đó là :

108 : 12= 9 (phút)

Đáp số : 9 phút

- 1 HS đọc đề.

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải

Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :

72 : 96 = 3/4 (giờ)

3/4  giờ = 45 phút

                           Đáp số : 45 phút

- HS làm bài sau đó báo cáo kết quả

Bài giải

Đổi 10,5km = 10 500m

Thời gian để rái cá bơi là:

10 500 : 420 =  25 phút

                        Đáp số : 25 phút

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Nêu công thức tính s, v, t ?

- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6 : Lịch sử

LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

     + Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

     + ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

- HS năng khiếu: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa - ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.

- Thuật lại được diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri.

- GD tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

            - Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+  Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

- Phm cht:

+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động

+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước

+ HS yêu thích môn học lịch sử

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

          - GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK.

          - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng" : Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội?(Mỗi HS chỉ nêu một nguyên nhân)

 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu:  Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

* Cách tiến hành:

Hoạt động1: Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri

- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của hội nghị Pa-ri?

- Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri?

- Lễ kí hiệp định Pa-ri đ­ược diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

- Tr­ước kí hiệp định Pa- ri, ta đã có hiệp định nào, ở đâu, bao giờ?

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri

- Hãy thuật lại diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri

- Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng?

Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam

- Nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp dịnh Pa-ri  về Việt Nam.

 

- HS thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp

 

- Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải th­ương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Như­ng với dã tâm tiếp tục xâm chiếm n­ước ta, Mĩ tìm cách trì hoãn, không chịu kí hiệp định. Cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều năm.

- Chỉ sau những thất bại nặng nề ở hai miền Bắc, Nam trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.

- Đư­ợc diễn ra tại thủ đô Pa- ri, thủ đô nư­ớc Pháp vào ngày 27-1-1973.

- Tr­ước kí hiệp định Pa- ri ta đã có hiệp định Giơ - ne-vơ (Thuỵ Sĩ) Vào ngày 21-7-1974

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Đại diện HS trong nhóm thuật lại trước lớp

- Cờ đỏ sao vàng : cờ Tổ quốc

- Cờ nửa đỏ, nửa xanh: cờ của Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

 

+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Miền Nam.

+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến l­ược: Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV chốt lại ND bài

- Nhận xét giờ học,giao bài về nhà.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- Tìm hiểu thêm nội dung của hiệp định Pa-ri về Việt Nam.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7 : Tiếng việt*

ÔN LUYỆN

       I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn miêu tả cây cối.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 2 bài tập; học sinh khá, học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Bài 1. Sắp xếp các bước thực hiện bài văn miêu tả cây cối cho hợp lí:

* Bước 1: Quan sát: Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét.

* Bước 2: Xác định đối tượng miêu tả:

* Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định thành dàn ý.

* Bước 4: Làm bài: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.

Xếp theo thứ tự: ..........................

Tham khảo

* Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả:

* Bước 2: Quan sát: Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét.

* Bước 3: Lập dàn ý: Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định thành dàn ý.

* Bước 4: Làm bài: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.

 

Bài 2. Viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây (một cây hoa hoặc cây ăn quả, một loại rau, một cây có bóng mát,...) mà em yêu thích theo gợi ý:

- Chọn loài cây mà em thích : Cây đó là cây gì ? Được trồng ở đâu ?

- Tả nét nổi bật của các bộ phận của cây theo trình tự từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại), hoặc từ bộ phận nổi bật đến bộ phận ít nổi bật ; chú ý đến màu sắc, hương thơm (nếu tả cây hoa hoặc cây ăn quả), tán lá (cây có bóng mát), sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để miêu tả cho sinh động.

a) Mở bài: .........................

b) Thân bài : ........................

c) Kết bài: ...........................

 

Tham khảo

a) Mở bài: Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát. Trong đó em thích nhất cây đa trồng ở góc sân.

b) Thân bài

- Từ xa nhìn lại, cây như một chiếc ô xanh mát rượi.

- Đến gần mới thấy thân cây to, rắn chắc, mọc ra thành 2 nhánh như hai con rồng uốn vào nhau.

- Rễ nhô lên gồ ghề tạo ra những hình thù kì lạ. Đặc biệt, rễ còn mọc ra cả ở thân và cành, buông xuống như tấm rèm.

- Cành đan xen vào nhau, xoắn xuýt, nâng những tán lá xoè rộng, reo vui cùng chim chóc, chao lượn trong không gian.

- Lá to, hình bầu dục, xanh mướt, ánh sáng xuyên qua chỉ còn lại màu ngọc bích.

- Hoa màu vàng nhạt, nhỏ li ti như những ngôi sao.

- Quả đa nhỏ, màu vàng cam, tròn như hòn bi ve.

c) Kết bài: Xuân sang, chim chóc đậu đầy cành, hót ríu rít nghe rất vui tai. Khi ra chơi, em thường đọc truyện cùng mấy bạn dưới gốc cây hoặc bóng mát. Em rất yêu cây đa này và sẽ nhắc nhở cùng các bạn nhỏ rằng : không bẻ cành, ngắt lá để cây luôn xanh tốt.

. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Các tin khác