''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 5

Cập nhật lúc : 16:30 15/09/2023  

KE HOACH BAI DAY AN TOÀN GIAO THÔNG

TUẦN 1

Thứ  sáu ngày 09  Tháng 9 nặm 2023

BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

-Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

-Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông

- Mô hình an toàn giao thông .

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

-Tổ chức trò chơi“kể các bộ phận của xe đạp ”

- Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS ) tuyên dương.

- xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

-Lần lượt kể

-Lần lượt kể

- HS quan sát tranh

- HS trả lời 

- Hs trả ời

 

 

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm

- GV Nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. 

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

-Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm ( 4 học sinh )

- HS nêu phần cần ghi nhớ

-học sinh tự nêu

3. THỰC HÀNH

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV Nhận xét tuyên dương

- Thảo luận nhóm đôi

- HS trả lời

Lần lượt nêu

4. VẬN DỤNG

- kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại

- HS thực hiện

-HS trình bày

…………………………………………………………..                                       

TUẦN 2

Thứ hai ngày 11 Tháng 9 nặm 2023

 

BÀI 2: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG

NƠI  TẦM NHÌN BỊ CHE KHUẤT

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông ở những nơi khuất tầm nhìn.

- Hình thành khả năng dự  đoán và biết  cách phòng tránh một  số tình huống có thể tai nạn giao thông ở nơi che khuất tầm nhìn.

- Chia sẻ với người khác về cách phòng tránh tai nạn giao thông ở những nơi khuất tầm nhìn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông

- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn

- Mô hình an toàn giao thông .

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức trò chơi “ lái xe an toàn ”

- Hướng dẫn một học sinh dùng xe đạp và thực hiện những động tác khi sang đường.

- GV thực hiện và đặt câu hỏi: Xác định đúng sai trong bức ảnh trên có hành động đúng hay sai?

- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh ( HS ) tuyên dương.

- GV trình chiếu đoạn video về một vụ tai nạn giao thông ở nơi tầm nhìn bị che khuất

- GV đặt câu hỏi: nguyên nhân  dẫn đến vụ tai nạn trong đoạn video trên là gì ?

- Học sinh quan sát tranh và trả lời ( những hành động đúng và những hành động sai )

- HS quan sát video

- HS trả lời 

- HS quan sát

- HS trả lời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu những nơi tầm nhìn bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những nơi bị che khuất có thể xảy ra tai nạn giao thông.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày

- GV Nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. 

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nơi tầm nhìn che khuất.

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm ( 4 học sinh )

- HS nêu phần cần ghi nhớ

3. THỰC HÀNH

- Gv Xây dựng tình huống giao thông khi bị che khuất tầm nhìn.

- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những hành động của các nhân vật  trong tình huống khi đến những nơi bị che khuất tầm nhìn.

- GV Nhận xét tuyên dương

- HS đóng vai theo yêu cầu, hướng dẫn của GV

- HS trả lời

4. VẬN DỤNG

- GV tổ chức trò chơi “ Vẽ tranh: Con đường đến trường” 

- GV yêu cầu chỉ ra những nguy hiểm cũng như cách phòng tránh tai nạn cho trường hợp đó.

- HS thực hiện

-HS trình bày

TUẦN 3

Thứ hai ngày 25 Tháng 9 nặm 2023

BÀI 3: THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

- Tìm hiểu một số qui định khi tham gia giao thông đường hàng không.

- Tuân thủ thực hiện các qui định khi tgam gia giao thông đường hàng không an toàn.

- Nhận biết một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không.

-biết cách xử lí sự cố đơn giản khi tham gia giao thông đường hàng không.

-Chia sẻ, nhắc nhở người thực hiện các qui định khi tgham gia giao thông đường hàng không.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục an toàn giao thông

- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Cho học sinh xem phim hướng dẫn đường bay an toàn

- HS quan sát video

 

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông tin để tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày  .

- GV Nhận xét – tuyên dương.

2. Tìm hiểu một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không

Yêu cầu quan sát tranh và tìm hiểu một số hành vi không được làm khi tham gia giao thông đường hàng không

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

Thảo luận và tham gia trả lời

- HS nêu phần cần ghi nhớ

3. THỰC HÀNH

- Yêu cầu quan sát và chỉ ra những hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông đường hàng không.

- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những hành động của các nhân vật  trong tình huống khi Tham gia giao thông đường hàng không

- GV Nhận xét tuyên dương

Thảo luận và nêu

- HS trả lời

4. VẬN DỤNG

- Tự xây dựng những việc cần làm khi mình tham gia giao thông đường hàng không.

- HS thực hiện

-HS trình bày

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TUẦN 4

Thứ sáu ngày … Tháng 9 nặm 2023

BÀI 4: ỨNG XỬ KHI GẶP SỰ CỐ GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

- NhẬn biết một số sự cố giao thông thường gặp.

- Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn.

-Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục an toàn giao thông

- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn

-Tranh các sự cố giao thông

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Cho học sinh xem phim về sự cố giao thông

-Đặt câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân

- HS quan sát video

 -Tham gia trả lời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu một số sự cố giao thông thường xảy ra

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguyên nhân gây ra sự cố giao thông

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày  .

-Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân khác gây ra sự cố

- GV Nhận xét – tuyên dương.

2. Tìm hiểu cách ứng xử khi gặp sự cố

Yêu cầu quan sát tranh và  đọc thông tin về cách ứng xử khi gặp sự cố giao

+ Khi xảy ra tắc đường

+Khi nhìn thấy tai nạn giao thông

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

Thảo luận và tham gia trả lời

- HS nêu phần cần ghi nhớ

3. THỰC HÀNH

a/Sắm vai và xử lí tình huống.

- GV yêu cầu HS sắm vai xử lí tình huống

- GV Nhận xét tuyên dương

b/-Kể lại một số giao thông mà em đã gặp và cách xử lý của những người có mặt tại đó.

   -Yêu cầu cả lớp nhân xét cách xử lí đó và rút ra bài học.

Thảo luận 2 nhóm chung một tình huống và nêu cách xử lí

- HS trả lời

- HS nêu

- HS trả lời

4. VẬN DỤNG

- Tự xây dựng bảng qui tắc ứng xử khi gặp sự cố giao thông

- HS thực hiện

-HS trình bày

……………………………………………………………………………

TUẦN 5

Thứ sáu ngày … Tháng 9 nặm 2023

BÀI 5: EM LÀM TUYÊN TRUYỀN VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

- NhẬn biết một số sự cố giao thông thường gặp.

- Biết cách ứng xử một số tình huống giao thông không an toàn.

-Thực hiện, chia sẻ với người khác những kĩ năng xử lí sự cố giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuân bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục an toàn giao thông

- Thiết bị trình chiếu, nghe nhìn

-Bài hát về an toàn giao thông

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

 

 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :  

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Cho học sinh nghe bài hát về an toàn giao thông

-Đặt câu hỏinêu nội dung bài hát

- HS nghe bài hát

 -Tham gia trả lời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền an toàn giao thông

 GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu :

- Ai làm tuyên truyền viên an toàn giao thông? .

-Có những hình thức tuyên truyền an toàn giao thông nào

- GV Nhận xét – tuyên dương.

2. Thực hiện công tác tuyên truyền an toàn giao thông

-Cho học sinh tìm hiểu các bước làm công công tuyên truyền an toàn giao thông

-Cho học sinh lập kế hoạch thực hiện

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

-HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

Lắng nghe và tìm hiểu

- HS lập kế hoạch thực hiện gồm 4 bước

Trình bày trước lớp

3. THỰC HÀNH

Sắp xếp các tranh theo qui trình thực hiện công tác tuyên truyền

Nhận xét

Thảo luận sắp xếp các tranh

- HS trình bày thứ tự các tranh

4. VẬN DỤNG

- Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông, xây dựn kế hoạch và tuyên truyền vấn đề đó đối với các bạn trong lớp.

- HS thực hiện

-HS trình bày

Các tin khác