Khối 5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 28 LỚP 5/2
LỊCH BÁO GIẢNG NĂM HỌC 2022-2023 |
|||||||||
Tên Giáo viên: Trương Thị Thanh Hương Học kỳ II |
|||||||||
Tuần thứ: 28 từ ngày: 27/03/2023 đến ngày: 31/03/2023 |
|||||||||
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
PPCT |
MÔN |
TÊN BÀI |
TIẾT THỰC HÀNH |
ĐIỀU CHỈNH KẾ HOACH TUẦN |
||
Tên thiết bị |
SL |
Địa điểm |
|||||||
2 (27/03) |
Sáng |
1 |
|
SHTT- CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
ND sinh hoạt |
1 |
sân trường |
|
2 |
|
Toán |
Luyện tập chung |
bảng phụ, phiếu bài tập |
1 |
Tại lớp |
|||
3 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 1 |
tranh bài đọc |
1 |
Tại lớp |
|||
4 |
|
Đạo đức |
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc |
hình ảnh, thẻ màu |
1 |
Tại lớp |
|||
5 |
|
Khoa học |
Sự sinh sản của động vật |
hình ảnh, phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
|||
Chiều |
6 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 2 |
hình ảnh, phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
||
7 |
|
Toán |
Ôn luyện |
vở bài tập |
1 |
Tại lớp |
|||
8 |
|
Tiếng việt |
Ôn luyện |
vở bài tập |
1 |
Tại lớp |
|||
3 (28/03) |
Sáng |
1 |
|
Toán |
Luyện tập chung |
bảng phụ, phiếu bài tập |
1 |
Tại lớp |
|
2 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 3 |
phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
|||
3 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 4 |
nội dung, tranh ảnh |
1 |
Tại lớp |
|||
4 |
|
Khoa học |
Sự sinh sản của côn trùng |
hình ảnh, phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
|||
5 |
|
Âm nhạc |
|
|
|||||
Chiều |
6 |
|
Thư viện |
|
|
||||
7 |
|
Thể dục |
|
|
|||||
8 |
|
Thể dục |
|
|
|||||
4 (29/03) |
Sáng |
1 |
|
Tin học |
|
|
|||
2 |
|
Tin học |
|
|
|||||
3 |
|
Mĩ thuật |
|
|
|||||
4 |
|
Tiếng anh |
|
|
|||||
5 |
|
Tiếng anh |
|
|
|||||
Chiều |
6 |
|
SHCM |
|
|
||||
5 (30/03) |
Sáng |
1 |
|
Tiếng anh |
|
|
|||
2 |
|
Tiếng anh |
|
|
|||||
3 |
|
Toán |
Luyện tập chung |
phiếu học tập, bảng phụ |
1 |
Tại lớp |
|||
4 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 5 |
tranh bài đọc |
1 |
Tại lớp |
|||
5 |
|
|
|
||||||
Chiều |
6 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 6 |
phiếu học tập, hình ảnh |
1 |
Tại lớp |
||
7 |
|
Tiếng việt |
Ôn tập tiết 7 |
phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
|||
8 |
|
Kĩ thuật |
Lắp máy bay trực thăng ( tt) |
Hộp lắp ghép kĩ thuật |
1 |
Tại lớp |
|||
6 (31/03) |
Sáng |
1 |
|
Toán |
Ôn tập về số tự nhiên |
phiếu bài tập bảng phụ |
1 |
Tại lớp |
|
2 |
|
Tiếng việt |
Kiểm tra giữa kì 2 |
Đề và giấy kiểm tra |
1 |
Tại lớp |
|||
3 |
|
Địa lý |
Châu Mỹ (tt) |
bản đồ, hình ảnh, phiếu |
1 |
Tại lớp |
|||
4 |
|
SHTT |
Sinh hoạt lớp |
nội dung sinh hoạt |
1 |
Tại lớp |
|||
5 |
|
|
|
||||||
Chiều |
6 |
|
Toán |
Ôn tập về phân số |
phiếu bài tập |
1 |
Tại lớp |
||
7 |
|
Lịch sử |
Tiến vào Dinh Độc Lập |
hình ảnh, phiếu học tập |
1 |
Tại lớp |
|||
8 |
|
Tiếng Việt |
Ôn luyện |
vở bài tập |
1 |
Tại lớp |
TUẦN 28
(Thực hiện từ ngày 27/ 3 đến ngày 31/ 3/2023)
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: CHÀO CỜ
(GV &HS sinh hoạt dưới cờ)
…………………………………………..
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu.
- HS làm bài 1, bài 2.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Biết đổi đơn vị đo thời gian. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng - Cho HS chia sẻ trước lớp: + Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô? + Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ? + Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên một quãng đường?
Bài 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài. - GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết. |
- HS đọc - Biết dược vận tốc của ô tô và xe máy. - HS làm vở, 1 HS lên bảng giải sau đó chia sẻ cách làm: Bài giải 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ ô tô đi được là : 135 : 3= 45 (km) Mỗi giờ xe máy đi được là : 135 : 4,5 = 30 (km) Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là : 45 - 30 = 15( km) Đáp số : 15 km - HS chia sẻ - Thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô. - Vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy - Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy - HS đọc - HS làm vở, 1 HS lên bảng chi sẻ cách làm Giải : 1250 : 2 = 625 (m/phút); 1giờ = 60 phút Một giờ xe máy đi được là : 625 x 60 = 37 500 (m) 37500 m = 37,5 km Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/ giờ Đáp số : 37,5 km/giờ
- HS đọc bài , tóm tắt bài toán rồi làm bài sau đó báo cáo giáo viên Bài giải 72km/giờ = 72 000m/giờ Thời gian để cá heo bơi 2400m là: 2400 : 72000 = 1/30 (giờ) 1/30 giờ = 2 phút Đáp số: 2 phút |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống |
- HS nghe và thực hiện |
|
- Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* HSHTT: đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước" - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Bài tập yêu cầu làm gì ? - Thế nào là câu đơn? Câu ghép ? - Có những loại câu ghép nào ? - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng - Giáo viên nhận xét chữa bài.
|
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị. - HS trả lời - HS nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm + Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) - HS nêu. + Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng từ nối - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp. - HS nhận xét, chia sẻ - Các kiểu cấu tạo câu - Câu đơn Ví dụ: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. - Câu ghép + Câu ghép không dùng từ nối Ví dụ: Lòng sông rộng, nước xanh trong. + Câu ghép dùng từ nối Ví dụ: Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát. Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép: Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương. |
- HS nêu: câu ghép |
|
- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực đặc thù: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ, HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Phẩm chất: trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1/ GV chuẩn bị: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
2/ HS chuẩn bị: Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1/ Hoạt động mở đầu - GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường. - Nêu câu hỏi: + Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào? + Em có suy nghĩ gì về việc làm đó? - GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt. 2/ Khám phá: 14’ Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện * Mục tiêu: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ. * Cách tiến hành: - GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. - Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi: Các em có biết đây là ai không? - Gv giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng. - Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau: a/ Vì sao bạn Đạt lại làm như vậy? b/ Việc làm của bạn thể hiện điều gì? c/ Em hãy kể những việc làm đúng và tốt mà em biết. - GV nhận xét phần làm nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn. Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng. - Mời HS nhắc lại nội dung. - Gv lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản thân mình khi làm những việc như bạn Đạt. Hoạt động 2: Quan sát tranh (16 phút) * Mục tiêu: HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống trong các tranh dưới đây? Vì sao? + Tranh 1: Một bạn nam đang bắt nạt em nhỏ. + Tranh 2: Một bạn nữ dắt cụ già qua đường. + Tranh 3: Các bạn học sinh quyên góp đồ dung để tặng học sinh vùng khó khăn. + Tranh 4: Một bạn nữ đang giảng bài cho bạn. + Tranh 5: Một bạn nữ đang khuyên bạn nam không nên bẻ cây xanh. + Tranh 6: Bạn nam không tắt quạt khi rời khỏi phòng. - Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nhận biết đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm chưa đúng và giải thích vì sao. - GV nhận xét phần thảo luận nhóm. - GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt kiến thức |
- HS quan sát tranh. - HS trả lời. + Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định. + HS trả lời theo suy nghĩ ... - HS quan sát. - HS trả lời theo hiểu biết của các em. - HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để trả lời các câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) |
|
- GV nhận xét giờ. - Cho HS đọc ghi nhớ. - Dặn HS chuẩn bị bài thực hành |
- HS nghe |
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
Tiết 5: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
- HS : SGK, Sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ trứng và đẻ con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|||||
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi: + Chúng ta có thể trồng những cây con từ bộ phận nào của cây mẹ? + Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. * Cách tiến hành: |
||||||
Hoạt động 1: Thảo luận - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK + Đa số động vật được chia thành mấy nhóm? + Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào? + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật + Động vật sinh sản bằng cách nào? - GV chia lớp thành các nhóm - GV yêu cầu các nhóm phân loại các con vật mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình SGK thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con - Trình bày kết quả - GV ghi nhanh lên bảng Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon - GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích - Gợi ý HS có thể vẽ tranh về: + Con vật đẻ trứng + Con vật đẻ con… - Trình bày sản phẩm - GV nhận xét chung |
- HS đọc thầm trong SGK, thảo luận nhóm + Đa số động vật được chia thành 2 giống. + Giống đực và giống cái. + Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ. + Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con. - Các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình * Ví dụ:
- HS thực hành vẽ tranh - HS lên trình bày sản phẩm - Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS vẽ đẹp |
|||||
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||||||
- Nêu vai trò của sự sinh sản của động vật đối với con người? |
- Sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống. Đóng vai trò lớn về mặt sinh thái học, cung cấp thực phẩm cho con người |
|||||
- Hãy tìm hiểu những con vật xung quanh hoặc trong nhà mình xem chúng đẻ trứng hay đẻ con ? |
- HS nghe và thực hiện |
|||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
Tiết 6: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Yêu thích môn học.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS thi đọc bài “Tranh làng Hồ” và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài - ghi bảng |
- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu BT2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, kết luận |
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: - HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm - HS nhận xét * Đáp án: a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy. b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không hoạt động được). c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.” |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp |
- HS nêu, ví dụ: + HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại |
|
- Về nhà tiếp tục tập đặt câu cho thành thạo - GV nhận xét tiết học - Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7 : Toán*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về số đo thời gian; phép tính với số đo thời gian; toán chuyển động.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|
Bài 1. Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m/phút. Giải .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
Bài 2. Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố? Giải .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
|
Bài 3. Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian? Giải .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
|
Bài 4*. Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian? Giải .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. |
|
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Tiếng việt*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về mở rộng vốn từ “Truyền thống”; câu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: |
- Hát - Lắng nghe. |
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|
Bài 1. Gạch dưới các từ ngữ chỉ người và địa danh gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc : “…Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”. |
Đáp án “…Ở huyện Mê Linh, có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách”. |
Bài 2. Đặt 3 câu ghép không có từ nối. |
Đáp án Ví dụ: Câu 1 : Gió thổi, mây bay Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng. Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh . |
Bài 3. Đặt 3 câu ghép có dùng quan hệ từ. |
Đáp án: Ví dụ: Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước. Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi. Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ. |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- HS làm bài 1, bài 2.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1a : HĐ cặp đôi - GV gọi HS đọc bài tập - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán ? + Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? + HS vẽ sơ đồ - GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận Luyện tập Bài 1b: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc bài tập - Yêu cầu HS làm tương tự như phần a - GV nhận xét , kết luận Bài 2: HĐ cặp đôi - HS đọc đề bài, thảo luận: + Muốn tính quãng đường ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét , kết luận Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài. - GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết. |
- HS đọc - HS thảo luận - 2 chuyển động : xe máy và ô tô - Chuyển động ngược chiều - HS quan sát - HS làm vở,1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm: Giải a, Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36= 90 (km) Thời gian đi để ô tô và xe máy gặp nhau là: 180 : 90 = 2 ( giờ) Đáp số : 2 giờ
- HS đọc - HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm Giải Sau mỗi giờ cả hai xe đi được là 42 + 50 = 92 (km) Thời gian để hai ôtô gặp nhau là 276 : 92 = 3 (giờ) Đáp số : 3 giờ
- HS đọc - Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian - HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ Giải Thời gian đi của ca nô là : 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30phút= 3giờ 45phút 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ Quãng đường đi được của ca nô là : 12 x 3,75 =45(km) Đáp số : 45km
- HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài báo cáo giáo viên Bài giải * Cách 1: 15km = 15 000m Vận tốc chạy của ngựa là: 15000 : 20 = 750 (m/phút) * Cách 2: Vận tốc chạy của ngựa là: 15 : 20 = 0,75(km/phút) 0,75km/phút = 750m/phút |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Để giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian ta cần thực hiện mấy bước giải, đó là những bước nào ? |
- HS nêu: Ta cần thực hiện theo hai bước giải, đó là: + B1: Tìm tổng vận tốc của hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian(v1 + v2) + B2: Tìm thời gian hai xe gặp nhau ( s: (v1 + v2) ) |
|
- Về nhà tìm hiểu thêm cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều của hai chuyển động không cùng một thời điểm xuất phát. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc bài văn - GV đọc mẫu bài văn. - Yêu cầu HS đọc chú giải SGK - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả + Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? + Điều gì gắn bó tác giả với quê hương? + Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài? + Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? |
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi - Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - HS nghe - 1 HS đọc phần chú giải sau bài. - HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả + Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt. + Vì quê hương gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ. + Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép. + Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất. Các từ ngữ được thay thế: * Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi. * Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn. * Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương. |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4. |
- HS nghe |
|
- Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2).
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ;
hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Yêu thích môn học.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài. Chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích. - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét , kết luận
|
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS tra mục lục và tìm nhanh các bài đọc là văn miêu tả sau đó chia sẻ : - Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm bài, 3 HS viết dàn ý vào bảng nhóm , mỗi HS 1 bài khác nhau. 1) Phong cảnh đền Hùng: + Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh. - Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền. - Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền. + Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng …… toả hương thơm.” 2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. * Dàn ý: - Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Thân bài: + Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. + Hoạt động nấu cơm. - Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả. * Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa. 3) Tranh làng Hồ. * Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian. - Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ. - Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ. * Chi tiết hoặc câu văn em thích. Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Trong các bài tập đọc là văn miêu tả kể trên, em thích nhất bài nào ? vì sao? |
- HS nêu |
|
- Về nhà luyện tập viết văn miêu tả |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
Tiết 4: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người.
- Giáo dục ý thưc bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Hình vẽ trang 114, 115 SGK
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi: + Mô tả tóm tắt sự thụ tinh của động vật? + Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Làm việc với SGK - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? + Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - GVKL: Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - GV cho HS thảo luận theo cặp + Gián sinh sản như thế nào? + Ruồi sinh sản như thế nào? + Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau? + Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? + Gián thường đẻ trứng ở đâu? + Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng? - GVKL: |
- Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 - Các nhóm bào cáo: + Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. + Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau nhiều nhất. + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm... - Các nhóm quan sát hình 6, 7 SGK và thảo luận, báo cáo kết quả + Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con. + Ruồi đẻ trứng. Trứng ruồi nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Giống nhau: Cùng đẻ trứng + Khác nhau: Trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật… + Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo… + Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
|
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng vào vở. |
- HS nghe và thực hiện |
|
- Vận dụng kiến thức đã học để hạn chế tác hại của côn trùng đối với đời sống hàng ngày. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 30 tháng 3năm 2023
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a).
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều. - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - HS làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a). * Cách tiến hành: |
||
Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi: + Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ - Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 1a: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài, cho HS chia sẻ yêu cầu: + Có mấy chuyển động đồng thời? + Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều? - Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 1b: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm tương tự phần a. - Giáo viên nhận xét chữa bài. Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài. - GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết
|
- Học sinh đọc bài tập, làm bài cặp đôi - Ta lấy vận tốc nhân với thời gian - Học sinh làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp sau đó chia sẻ: Giải Quãng đường báo gấm chạy được là: 120 x = 4,8 (km) Đáp số: 4,8 km - Học sinh đọc đề bài . - Có 2 chuyển động đồng thời. - Đó là 2 chuyển động cùng chiều - Học sinh làm bài, chữa bài rồi chia sẻ cách làm: Giải Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là 48 : 24 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ - Học sinh đọc yêu cầu bài toán. - Cả lớp làm vở sau đó lên bảng làm bài và chia sẻ kết quả: Giải Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km: 36 – 12 = 24 (km) Sau 3 giờ người đi xe đạp đi được số km là: 3 x 12 = 36 (km) Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp: 36 : 24 = 1,5 (giờ) Đáp số: 1,5 giờ - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là: 36 x 2,5 = 90(km) Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy. Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 - 36 =18(km) Thời gian đi để ô tô kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 5 giờ =16 giờ 7 phút Đáp số: 16 giờ 7 phút |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Nêu các bước giải của bài toán chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau? |
- HS nêu: + B1: Tìm hiệu vận tốc (v1 - v2) + B2: Tìm thời gian để đuổi kịp nhau s : (v1 - v2) |
|
- Chia sẻ với mọi người cách giải dạng toán trên và vận dụng vào thực tế cuộc sống. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học. Cẩn thận, tỉ mỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Một số tranh ảnh về các cụ già
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ /15 phút. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Nghe viết - Gọi HS đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”. - Giáo viên đọc lại bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng. - Cho HS nêu tóm tắt nội dung bài. - Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả. - Luyện viết từ khó - Giáo viên đọc cho HS viết bài. - Chấm, chữa bài. + Giáo viên đọc cho HS soát lại bài - GV chấm bài và nhận xét bài viết Hoạt động 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu, chia sẻ theo câu hỏi: + Đoạn văn vừa viết miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè? + Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét |
- HS đọc. - Cả lớp theo dõi. - Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng. + Tuổi già, tuồng chèo … - HS luyện viết từ khó vào bảng con - Học sinh nghe và viết bài. - Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi. - HS đọc yêu cầu + Tả ngoại hình. + Tả tuổi của bà. + Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng. - Học sinh viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả - Học sinh nối tiếp đọc đoạn văn của mình. |
|
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ? |
- HS nêu |
|
- Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1 : Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, dùng bút chì điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết câu. - Trình bày kết quả. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc lại lời giải đúng.
|
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm
- HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn tôi. b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loá cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứ nhìn những làn gió bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chíếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt Sứ, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi vai tròn trịa của chị. |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Vận dụng cách liên kết câu vào nói và viết. |
- HS nghe và thực hiện |
|
- GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại các BT 1,2 ; chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Tiếng Việt
KIỂM TRA (Viết)
-
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Kĩ thuật:
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học |
Hoạt động dạy học |
1/ Giới thiệu bài: 2/ HĐ 1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng. a) Chọn chi tiết - Y/c: - GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. b) Lắp từng bộ phận Trước khi HS thực hành, y/c: - Trong khi HS lắp GV qs, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng. c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1- SGK) - GV y/c: 3/ HĐ 2: Đánh giá sản phẩm - GV y/c: - Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá, y/c: - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Y/c: 4/ Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau thực hành Lắp máy bay trực thăng. - Nhận xét tiết học. |
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp. - 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững qui trình lắp máy bay trực thăng. - QS kĩ hình và đọc nd từng bước lắp SGK - HS thực hành lắp các bộ phận của máy bay trực thăng. - HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. - HS trưng bày sản phẩm. - HS dựa vào tiêu chuẩn. đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc,viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2,3, 5, 9.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi vở |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết đọc,viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3 (cột 1), bài 5. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài theo cặp đọc cho nhau nghe mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Yêu cầu HS nêu cách tìm Bài 3(cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 5: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng |
- HS đọc yêu cầu - HS làm bài a) Đọc các số 70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm. 975806: Chín trăm bảy lăm nghìn tám trăm linh sáu. 5720800: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn tám trăm. b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên - Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có: - Cả lớp làm vào vở, 1 HS chia sẻ kết quả: a, Ba số tự nhiên liên tiếp: 998 ; 999 ; 1000 7999 ; 8000 ; 8001 66665 ; 66666 ; 66667 b, Ba số chẵn liên tiếp: 98 ; 100 ; 102 996 ; 998 ; 1000 2998 ; 3000 ; 3002 c, Ba số lẻ liên tiếp: 77 ; 79 ; 81 299 ; 301 ; 303 1999 ; 2001 ; 2003 - HS đọc - HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm: 1000 > 997 6987 < 10 087 7500 : 10 = 750 - Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được: - HS cả lớp làm vào vở, sau đó chia sẻ kết quả a) 243; b) 207; c) 810; d) 465 |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học |
- HS nêu |
|
- Về nhà tìm hiểu thêm các dấu hiệu chia hết cho một số khác, chẳng hạn như dấu hiệu chia hết cho 4, 8 |
- HS nghe và thực hiện + Những số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4. + Những số có 3 chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................ ...............................................................................................................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
KIỂM TRA (Viết)
-
Tiết 3: Địa lí
CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
- Yêu thích tìm hiểu, khám phá địa lí.
- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng
- GV: Bản đồ thế giới; các hình minh họa trong SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Tìm Châu Mĩ trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ. * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi: + Nêu số dân của châu Mĩ ? + Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các Châu lục? + Ai là chủ nhân xa của Châu Mĩ ? + Dân cư Châu Mĩ tập trung ở đâu ? Hoạt động2: Hoạt động kinh tế của Châu Mĩ - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ? + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ ? + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ ? Hoạt động 3: Hoa Kì (HĐ cặp đôi) - Chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ. + Hoa Kì giáp với những quốc gia nào? Những đại dương nào ? + Nêu đặc điểm dân số, kinh tế của Hoa Kì ? - GV chốt lại ND: |
- Dân số Châu Mĩ năm 2004 là: 876 triệu người. - Đứng thứ ba thế giới ( sau Châu Á và châu Phi) - Chủ nhân xa của Châu Mĩ là người Anh Điêng - Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông. + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất. + Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển + Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,... + Trung Mĩ và Nam Mĩ: chuối cà phê, mía, chăn nuôi bò, cừu,... + Bắc Mĩ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, hàng không, vũ trụ + Trung Mĩ và Nam Mĩ: sản xuất và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - HS chỉ Hoa Kì và thủ đô Oa- sinh- tơn. + Hoa Kì giáp với những quốc gia: Ca- na- đa, Mê- hi- cô + Những đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. + Đặc điểm về dân số: Hoa Kì có diện tích đứng thứ tư trên thế giới nhưng dân số đứng thứ ba trên thế giới + Kinh tế: Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như sản xuất điện, máy móc, thiết bị,... đồng thời còn là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Sau khi học xong bài này, em mong muốn được đén thăm đất nước nào của châu Mĩ ? Vì sao ? |
- HS nêu |
|
- Hãy sưu tầm những tư liệu về đất nước đó và chia sẻ với bạn bè tỏng tiết học sau. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P) - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” |
- Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 , bài 3(a, b), bài 4.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Nêu cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. - HS làm bài 1, bài 2 , bài 3(a, b), bài 4. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần a và viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần b. - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số - Yêu cầu HS làm bài - Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. - GV nhận xét , kết luận
Bài 3(a, b): HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất - GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài, so sánh 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu - GV nhận xét chữa bài |
- HS nêu - HS tự làm rồi chia sẻ kết quả: a. Hình 1: + Hình 2: Hình 3: + Hình 4: b) H1: 1 H2: 2 H3: 3 H4: 4
- Rút gọn các phân số: - HS nêu - Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
- Quy đồng mẫu số các phân số - 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. a, và
b, và ; giữ nguyên phân số - HS nêu - Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm > = < |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- GV nhắc lại cách so sánh và quy đồng các phân số |
- HS nhắc lại |
|
- Về nhà tìm hiểu thêm các cách so sánh phân số khác. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất:
+ Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
- Thuật lại được cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập
- Tự hào về khí thế tiến công quyết thắng của bộ đội tăng thiết giáp, của dân tộc ta nói chung.
- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất:
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; các hình minh họa trong SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải…
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thi thuật lại - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất. * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 - Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi: + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ? Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh độc lập - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: + Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn? + Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ? + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ? + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ? Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - GV cho HS thảo luận nhóm + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ? |
- HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi + Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hổ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh. - HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ: + Chia làm 5 cánh quân. + Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho nữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh độc lập. + Lần lượt từng HS thuật lại + Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. + Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam. + Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập. - Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ... |
|
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- GV chốt lại nội dung bài dạy. - Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
- Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7 : Tiếng việt*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
- Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
Bài 1. Trình bày dàn bài chung của một bài văn miêu tả cây cối. Bài làm |
Tham khảo * Mở bài: Giới thiệu cây (tên gọi, nơi trồng, thời gian trồng,...). * Thân bài: Tả cây (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể): Tầm vóc, hình dáng (lớn hay nhỏ, cao hay thấp, thanh mảnh hay sum sê,...). Rễ, thân, cành, lá,... có đặc điểm gì? Hoa, trái có đặc điểm gì? (về màu sắc, hương thơm, mùi vị,...). Thường ra vào mùa nào trong năm? Cây gắn bó với môi trường sống và con người như thế nào? * Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây đó (yêu thích, nâng niu, chăm sóc,...). |
Bài 2. Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây (cây hoa, cây ăn quả, cây rau, cây bóng mát,...) mà em yêu thích. a) Mở bài gián tiếp: .......................... .............................................................................. b) Kết bài mở rộng: .......................... .............................................................................. Tham khảo a) Mở bài gián tiếp: Nhà có một mảnh vườn nhỏ nên mẹ rất thích trồng cây. Thường thì mẹ trồng rau xanh để lấy rau sạch ăn hàng ngày. |
Còn một chút đất ở góc vườn, mẹ còn trồng thêm vài hàng chuối. Những cây chuối xanh tốt ; chuối mẹ, chuối bố, chuối con đứng quây quần bên nhau. b) Kết bài mở rộng: Mẹ luôn khuyến khích cả nhà ăn hoa quả để tăng cường Vi-ta-min và các chất bổ dưỡng. Mẹ thường nói : Ăn chuối là tốt nhất ! Vì vậy, sau mỗi bữa cơm, mẹ thường mang một đĩa chuối chín vàng trứng cuốc, thơm lừng ra để cả nhà cùng thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. |
Bài 3. Dựa vào bài thơ "Cây dừa", em hãy lập dàn ý tả lại một cây dừa đáng yêu. Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ gạo quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo |
Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra... Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Gợi ý: - Cây dừa được trồng từ lâu. - Thân dừa bạc phếch. - Dáng dừa thẳng. - Rễ dừa bò lan trên mặt đất. - Tàu dừa như chiếc lược. - Hoa dừa màu vàng. - Quả dừa như đàn lợn con. - Nước dừa ngọt. |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. Học sinh phát biểu. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................