Khối 5
KE HOACH BAI DAY TUAN 13
TUẦN 13
Thứ hai ngày 06 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
- Vận dụng tìm x và giải các bài toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
* HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn.
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho học sinh thi đua nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân . - Gọi 1 học sinh tính : 36 : 7,2 = ...? - Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài: Luyện tập - Gv ghi tên bài lên bảng. |
- HS nêu - HS tính - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(27 phút) * Mục tiêu:Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân . - Vận dụng tìm x và giải các bài toán có lời văn . - HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp. - GV nhận xét chữa bài. - Các em có biết gì sao các cặp biểu thức trên có giá trị bằng nhau không ? - Dựa vào kết qủa bài tập trên, bạn nào cho biết khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0.25 ta có thể làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc này để vận dụng trong tính toán cho tiện. Bài 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân
Bài 3: Cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì? + Muốn giải được bài toán ta phải làm như thế nào? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS
Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở. |
- Bài yêu cầu chúng ta tính giá trị các biểu thức rồi so sánh. - HS lên chia sẻ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 5 : 0,5 5 2 10 = 10 52 : 0,5 52 2 104 = 104 b) 3 : 0,2 3 5 15 = 15 18 : 0,25 18 4 74 = 74 - HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời : a) vì 1 : 0,5 = 2 nên 5 2 = 5 (1: 0,5) = 1 : 0,5 b) vì 1 : 0,2 = 5 nên 3 5 = 3 (1 : 0,2) = 3 : 0,2 - Khi muốn thực hiện chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2; chia số đó cho 0,2 ta có thể nhân số đó với 5 ; chia số đó cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4. - HS nghe - HS đọc - Cả lớp làm vở, chia sẻ x 8,6 = 387 x = 387 : 8,6 x = 45 9,5 x = 399 x = 399 : 9,5 x = 42 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ Bài giải Số lít dầu có tất cả là: 21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu là: 36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số: 48 chai dầu - Hs đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải Bài giải Diện tích hình vuông(cũng là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật )là: 25 x 25 = 625(m2) Chiều dài thửa ruộng HCN là: 625: 12,5 = 50(m) Chu vi thửa ruộng HCN là: (50 + 12,5) x 2 = 125(m) Đáp số: 125m |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS tìm thương có hai chữ số ở phần thập phân của phép tính: 245: 11,6 |
- HS tính |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||
- Về nhà vận dụng làm bài sau: Tìm x: X x 1,36 = 4,76 x 4,08 |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập đọc:
HẠT GẠO LÀNG TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ) .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Phẩm chất: Yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|||
- Học sinh tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Chuỗi ngọc lam. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Hạt gạo làng ta. |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
||
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|||
- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Đọc nối tiếp từng đoạn thơ trong nhóm - Đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 |
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ. - Nhóm trưởng điều khiển: + Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một em đọc cả bài. - HS nghe |
||
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) *Cách tiến hành: |
|||
- Cho HS thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp 1. Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? 2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? 3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? 4. Vì sao tác giả lại gọi “hạt gạo là hát vàng”? - Giáo viên tóm tắt ND chính. - Nội dung bài thơ: Giáo viên ghi bảng. |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH sau đó chia sẻ trước lớp: - Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ. - Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy. - Thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến. - Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. - Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc. - HS đọc. |
||
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Thuộc lòng 2-3 khổ thơ. - HS M3,4 thuộc cả bài thơ. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp |
|||
- Đọc nối tiếp từng đoạn - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu nhất. - Luyện học thuộc lòng - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 |
- Học sinh đọc lại. - Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ. - Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ. - Cả lớp hát bài “Hạt gạo làng ta” |
||
4. HĐ ứng dụng: (2 phút) |
|||
- Bài thơ cho ta thấy điều gì? |
+ Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. |
||
5. Hoạt động sáng tạo: (4 phút) |
|||
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn? - Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. |
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng câu, từng đoạn. - 3 học sinh thi đọc diễn cảm. - Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất. |
||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
2. Kĩ năng: Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
3. Phẩm chất: Có Phẩm chất và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phiếu học tập.
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS hát + Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn? - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học |
- HS hát - HS nêu - HS nghe |
|
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. * Cách tiến hành: |
||
*HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa. - GV đọc truyện: Sau đêm mưa. - Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau: + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ? + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? + Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn? - GV kết luận: + Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. + Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự. - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. * HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK - GV giao việc cho HS. - Gọi một số HS trình bày ý kiến. - GV kết luận: + Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. + Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ. |
- HS đọc - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi. + Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn. + Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ. + Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. - 2- 3 HS đọc. - HS làm việc cá nhân. - HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình. - HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||
- Em đã làm được những gì thể hiện Phẩm chất kính già, yêu trẻ ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. |
- HS nghe và thực hiện |
|
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả:
CHUỖI NGỌC LAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3. Làm được bài tập 2a.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ , từ điển HS
- Học sinh: Vở viết, SGK
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||
1. HĐ khởi động: (5phút) |
|||||||||
- Cho HS tổ chức thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - Mở vở |
||||||||
2. HĐ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|||||||||
- Gọi HS đọc đoạn viết + Nội dung đoạn văn là gì ? * Hướng dẫn viết từ khó - HS tìm từ khó - HS luyện viết từ khó |
- HS đọc đoạn viết + Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan. - HS nêu: ngạc nhiên, Nô-en; Pi-e; trầm ngâm; Gioan; chuỗi, lúi húi, rạng rỡ... - HS viết từ khó |
||||||||
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . *Cách tiến hành: HĐ cá nhân |
|||||||||
- GV đọc bài viết lần 2 - GV đọc cho HS viết bài - GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp Lưu ý: - Tư thế ngồi: - Cách cầm bút: - Tốc độ viết: |
- HS nghe - HS viết bài |
||||||||
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: |
|||||||||
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. |
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. |
||||||||
5. HĐ làm bài tập: (8 phút) *Mục tiêu: - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3. Làm được bài tập 2a. *Cách tiến hành: |
|||||||||
Bài 2a: HĐ cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV tổ chức cho HS "Thi tiếp sức" |
- Học sinh nêu yêu cầu của bài - 2 học sinh đại diện lên làm thi đua. |
||||||||
|
|||||||||
Bài 3: HĐ cá nhân - cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm bài vào vở bài tập - GV nhận xét kêt luận: |
- HS đọc - HS làm vào vở một HS lên bảng làm Đáp án: + ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào + ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả |
||||||||
6. HĐ ứng dụng: (3 phút) |
|||||||||
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. |
- Lắng nghe - Quan sát, học tập. |
||||||||
7. HĐ sáng tạo: ( 1 phút) |
|||||||||
- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn - Xem trước bài chính tả sau. |
- Lắng nghe và thực hiện. |
||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 6:Khoa học:
ĐÁ VÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi .
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết đá vôi .
3. Phẩm chất: Bảo vệ môi trường sống
* GDBVMT: Biết được cách sản xuất đá vôi thành vôi và việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đó.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, một số hình ảnh về các ứng dụng của đá vôi, vài mẩu đá vôi.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Sử dụng phương pháp : BTNB trong HĐ1: Tìm hiểu các tính chất của đá vôi
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||||||||||
- Cho HS hát - Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm? - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS nêu - HS ghi vở |
|||||||||
2. Hoạt động thực hành:(25 phút) * Mục tiêu: Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi . * Cách tiến hành: |
||||||||||
* Hoạt động 1: Tính chất của đá vôi. *Tiến trình đề xuất a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, kể tên các vùng núi đá vôi đó - Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi? *GV Theo em đá vôi có tính chất gì? b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của đá vôi vào vở Ghi chép khoa học. - Yêu cầu HS nêu kết quả c. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi. - GV hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu - Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của đá vôi. - GV tổng hợp , chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của đá vôi và ghi lên bảng. - Đá vôi cứng hơn hay mềm hơn đá cuội? - Dưới tác dụng của a xít, chất lỏng, đá vôi có phản ứng gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên. d. Thực hiện phương án tìm tòi: - GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu. - GV gợi ý để các em làm thí nghiệm: + Để trả lời câu hỏi 1. HS lấy đá vôi cọ sát lên hòn đá cuội rồi lấy đá cuội cọ sát lên hòn đá vôi. Quan sát chỗ cọ sát và nhận xét, kết luận. + Để trả lời câu hỏi 2 HS làm thí nghiệm. *Thí nghiệm 1: Sử dụng 2 cốc nhựa đựng nước lọc, bỏ vào cốc thứ nhất 1 hòn đá cuội nhỏ, bỏ vào cốc thứ hai 1 hòn đá vôi nhỏ. HS quan sát hiện tượng xảy ra. *Thí nghiệm 2: Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội. Quan sát hiện tượng xảy ra. e. Kết luận kiến thức: - GV yêu cầu HS ghi thông tin vào bảng trong vở sau khi làm thí nghiệm. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức và đói chiếu với mục Bạn cần biết ở SGK *Hoạt động 2: Ích lợi của đá vôi - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi - Đá vôi được dùng để làm gì? - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào? |
- 3 HS nối tiếp nhau nêu - Động Hương Tích ở Hà Nội. Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh… - HS làm việc cá nhân - Ví dụ:+ Đá vôi rất cứng + Đá vôi không cứng lắm + Đá vôi khi bỏ vào nước thì tan ra + Đá vôi được dùng để ăn trầu + Đá vôi được dùng để quét tường + Đá vôi có màu trắng - HS so sánh - HS đề xuất câu hỏi - HS thảo luận - HS viết câu hỏi dự đoán vào vở
- HS thực hành - Khi cọ sát 1 hòn đá cuội vào một hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ sát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ sát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi. *Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội - HS thực hành theo yêu cầu + Hiện tượng: đá cuội không tác dụng ( không có sự biến đổi) khi gặp nước hoặc giấm chua ( có a xít ) nhưng đá vôi khi được bỏ vào thùng nước sẽ sôi lên, nhão ra và bốc khói; khi gặp a xít sẽ sủi bọt và có khói bay lên. - HS ghi thông tin vào bảng trong vở Ghi chép khoa học. - HS các nhóm báo cáo kết quả: + Đá vôi không cứng lắm, dễ bị vỡ vụn, dễ bị mòn, sủi bọt khi gặp giấm, nhão ra và sôi lên khi gặp nước. - HS thảo luận theo cặp - Đá vôi dùng để nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm. - Ta có thể cọ sát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc a xit loãng. |
|||||||||
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút) |
||||||||||
- Đá vôi có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta ? |
- HS nêu |
|||||||||
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||||||||||
- Tìm hiểu thêm các đồ vật được làm từ đá vôi. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Lịch sử:
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến).
+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,…
+ Sau hơn một thánh bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.
3. Phẩm chất: Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- Cho HS thi đua trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? + Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội? - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS thi đua trả lời - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút) * Mục tiêu: Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến). * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì? + Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? + Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 - GV cho HS làm việc theo nhóm + Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường? + Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Việt bắc thu - đông 1947 + Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp? + Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào? + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta? |
- HĐ cả lớp
+ Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc + Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. + Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc. - Học sinh làm việc theo nhóm - 3 đường: Binh đoàn quân nhảy dù; Bộ binh; Thủy binh + Ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công. + Tại thị xã Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích. + Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn. + Trên đường thủy ta chặn đánh ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy ở sông Lô. - HĐ cả lớp + Phá tan âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. + Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc. + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân ta?
|
+ Cuộc chiến thắng này đã cổ vũ rất cao về tinh thần cho nhân dân ta để bước tiếp vào cuộc chiến tranh lâu dài. |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) |
||
- Về nhà tìm hiểu những tấm gương dũng cảm chiến đấu trong chiến dịch này. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 8: Tiếng Việt*:
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
*Năng lực:
- Củng cố về từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho.
* Phẩm chất:
Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Khởi đông: 2. Thực hành: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: H: Chọn câu trả lời đúng nhất: a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ. b) Là các loại từ trong tiếng Việt. c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT). Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau: Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ. Bài tập 3: Đặt câu với các từ đã cho: a) Ngói b) Làng c) Mau. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: Đáp án C
Lời giải: - Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười. - Động từ: Nghiền, nở. - Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ. Ví dụ: a) Trường em mái ngói đỏ tươi. b) Hôm nay, cả làng em ra đồng bẻ ngô. c) Trồng bắp cải không nên trồng mau cây. - HS lắng nghe và thực hiện. |
................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 07 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: Toán:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh thực hiện phép chia nhanh, chính xác.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
* HS cả lớp làm được bài 1(a,b,c) , bài 2 .
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ....
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
|
- Cho HS hát - Cho HS nhắc lại cách chia một số TN cho một STP. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS nêu - HS ghi bảng |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân. *Cách tiến hành:Cá nhân=> Cả lớp |
|
a) Ví dụ1 Hình thành phép tính - GV nêu bài toán ví dụ : Một thanh sắt dài 6,2m cân nặng 23,5kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - GV yêu cầu HS đọc phép tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó. - GV nêu : Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 . Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân. Đi tìm kết quả - Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có thay đổi không? - Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2. - GV yêu cầu HS nêu cách làm và kết quả của mình trước lớp. - Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu ? Giới thiệu cách tính - GV nêu : Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau: 23,56 6,2
496 3,8(kg) 0 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2. - GV yêu cầu HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách làm. - Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tinh 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng không ? b) Ví dụ 2 - GV nêu yêu cầu: Hãy đặt tính và thực hiện tính 82,55 : 1,27 - GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình, nếu HS làm đúng như SGK, GV cho HS trình bày rõ ràng trước lớp và khẳng định cách làm đúng 82,55 1,27
6 35 65 0
- GV hỏi : Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ? - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK. |
- HS nghe và tóm tắt bài toán. - Lấy cân nặng của cả hai thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt. - HS nêu phép tính 23,56 : 6,2. - Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi. - HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia, HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. - Một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp. - 23,56 : 6,2 = 3,8 - HS theo dõi GV - Đếm thấy phần thập phân của số 6,2 có một chữ số. - Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62. - Thực hiện phép chia 235,6 : 62. Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 - HS đặt tính và thực hiện tính. - HS nêu : Các cách làm đều chó thương là 3,8. - Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10. Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10. Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nên thương không thay đổi. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và tính vào giấy nháp. - Một số HS trình bày trước lớp. - Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và phần thập phân của 1,27 cũng có hai chữ số; Bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi được 8255 và 127 - Thực hiện phép chia 8255 : 127 - Vậy 82,55 : 1,27 = 65 - 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - HS cả lớp làm được bài 1(a,b,c) , bài 2 . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1(a,b,c): Cá nhân - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình. - GV nhận xét HS. Bài 2: Cặp đội - GV gọi1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, chia sẻ trước lớp. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét HS, Bài 3(M3,4): - Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và làm bài . |
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS thảo luận cặp đôi, làm bài, chia sẻ trước lớp. Bài giải 1l dầu hoả cân nặng là: 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) 8l dầu hoả cân nặng là: 0,76 8 = 6,08 (kg) Đáp số: 6,08kg - Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1). Vậy 429,5 m vải may được 153 bộ quần áo và còn thừa1,1 m vải. Đáp số: 153 bộ quần áo, thừa1,1 m vải. |
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Cho HS vận dụng làm bài sau: Biết 3,6l mật ong cân nặng 5,04kg. Hỏi 7,5l mật ong cân năng bao nhiêu ki - lô- gam ? |
- HS làm bài 1l mật ong cân nặng là: 5,04 : 3,6 = 1,4(kg) 7,5l mật ong cân nặng là: 1,4 x 7,5 = 10,5(kg) Đáp số: 10,5kg |
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút) |
|
- Về nhà đặt thêm đề toán dạng rút về đơn vị với số thập phân để làm. |
- HS làm bài |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 2:Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI ( tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1.
- Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) .
- Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 .
- Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) .
- HS (M3,4) làm được toàn bộ BT4 .
2. Kĩ năng: Rèn quy tắc viết hoa, tự tìm đại từ xưng hô.
3. Phẩm chất: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ; từ điển HS
- Học sinh: Vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi " Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1. - Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) . - Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 . - Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) . - HS (M3,4) làm được toàn bộ BT4 . * Cách tiến hành: |
||
Bài tập: Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập + Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ? + Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ? - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét - GV treo bảng phụ cho HS đọc ghi nhớ về danh từ Bài tập2: Cả lớp - HS đọc yêu cầu bài - HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng - Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn.... - GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng. Bài tập 3: Cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét bài Bài tập 4a,b,c: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - Gọi HS lên chia sẻ kết quả - Nhận xét bài trên bảng
Bài 4d(M3,4): HĐ cá nhân - Cho Hs tự làm bài vào vở - GV kiểm tra, sửa sai |
- HS đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi + Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo... + Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa. VD: Huyền, Hà,.. - HS đọc - HS đọc - HS nêu - HS đọc lại - HS viết trên bảng, dưới lớp viết vào vở - HS nêu yêu cầu - HS nhắc lại - HS thảo luận cặp đôi là và chia sẻ kết quả trước lớp. - Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi. - HS đọc - HS làm bài - HS lên chia sẻ kết quả a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? - Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn DT ngào. - Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước ĐT mắt. - Nguyên cười rồi đưa tay quyệt nước DT mắt. b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai như thế nào? - Một mùa xuân mới bắt đầu. Cụm DT
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?” + Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé ! + Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi . - HS tự làm bài vào vở, báo cáo GV d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?” + Chị là chị(DT)gái của em nhé ! + Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi . |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam được viết hoa theo quy tắc nào? |
- Khi viết tên riêng người , tên riêng địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Về nhà tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ. |
- HS nghe và thực hiện |
|
Tiết 2
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2) .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt từ loại.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn :
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
+ Tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc câu với nhau....
- Học sinh: Vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||||||||
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Tìm nhanh các động từ chỉ hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|||||||
2. Hoạt động thực hành:(27 phút) * Mục tiêu: - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1. - Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2). * Cách tiến hành: |
||||||||
Bài tập 1: HĐ Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS lần lượt trả lời các câu hỏi +Thế nào là động từ? +Thế nào là tính từ? + Thế nào là quan hệ từ? - GV nhận xét - Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa - Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ - GV nhận xét kết luận |
- HS nêu - HS trả lời câu hỏi + Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. + Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái. + Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy. - HS đọc - HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
|
|||||||
|
||||||||
Bài tập 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS đọc bài - GV nhận xét HS |
- HS đọc yêu cầu - HS đọc khổ thơ 2 - HS tự làm bài - HS đọc bài làm của mình. VD: Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa. Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà mẹ em vẫn đội nón đi cấy. |
|||||||
|
||||||||
3.Hoạt động ứng dụng:(2phút) |
||||||||
- Đặt 1 câu có từ hay là tính từ. - Đặt 1 câu có từ hay là quan hệ từ. |
- HS đặt câu |
|||||||
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||||||||
- Về nhà tự tìm từ và đặt câu tương tự như trên. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 6: Kể chuyện:
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- HS M3,4 kể lại được toàn bộ câu chuyện .
2. Kĩ năng: Kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
3. Phẩm chất: Yêu quý, tôn trọng tính mạng của con người.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
||
- Cho HS thi kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến. - Nhận xét. - Giới thiệu bài – ghi đề. |
- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. HĐ nghe kể (10 phút) *Mục tiêu: - HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1) - Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4) *Cách tiến hành: |
||
- Giáo viên kể lần 1. - GV viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa-xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/7/1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/7/1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người) - GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822 - 1895) - Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ SGK. - Giáo viên kể lần 3(nếu cần) |
- HS nghe - HS theo dõi - HS nghe và quan sát - HS nghe - HS nghe |
|
3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) * Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện. * Cách tiến hành: |
||
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS kể theo cặp - Thi kể trước lớp - GV nhận xét - GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. |
- 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - HS nghe - Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . - Lớp nhận xét - HS nghe - Hs bình chọn |
|
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút) * Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. *Cách tiến hành: |
||
- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: + Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? + Câu chuyện muốn nói điều gì? - GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. - Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện. |
- HS nêu ý kiến. + Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người. + Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. - HS nghe |
|
5. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất ? |
- HS nêu |
|
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Địa lí:
CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu NX phân bố của công nghiệp
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,….
- HS (M3,4):
+ Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ởvùng đồng bằng và ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Phẩm chất: Bảo vệ môi trường
* GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường.
* GD SDTK & HQ NL:
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, …
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Lược đồ ngành công nghiệp nước ta.
+ Quả địa cầu.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi ,1HS nêu tên một ngành công nghiệp của nước ta gọi 1 bạn khác nêu sản phẩm của các ngành đó.Cứ như vậy các đội đổi vị trí hỏi và trả lời cho nhau.Đội nào trả lời đúng nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|||||||||
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút) *Mục tiêu: - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu NX phân bố của công nghiệp *Cách tiến hành: |
||||||||||
*Hoạt động 1: Phân bố các ngành công nghiệp - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ - GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a- pa- tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến *Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập |
- HS làm việc cá nhân - Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của các ngành công nghiệp đó. - 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. + Công nghiệp khai thác than : Quảng Ninh. + Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông. + Công nghiệp khai thác A- pa- tít: Cam Đường (Lào Cai). - HS làm việc theo nhóm |
|||||||||
PHIẾU HỌC TẬP Bài: Công nghiệp (Tiếp theo) Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau: 1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
|
||||||||||
2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. |
||||||||||
- GV gọi 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm - GV sửa chữa câu trả lời cho HS - GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh |
- 1 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. |
|||||||||
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
||||||||||
- Ở địa phương em có những ngành công nghiệp nào ? |
- HS nêu |
|||||||||
5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
||||||||||
- Tìm hiểu sự phát triển các ngành công nghiệp ở địa phương em ? |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 8: Toán*:
ÔN LUYỆN
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
*Năng lực: Nắm vững cách chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
- Rèn kỹ năng chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
* Phẩm chất : giáo dục HS chăm chỉ học tập, cẩn thận
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Khởi động: 2. Thực hành: Giới thiệu - GV cho HS nêu lại cách chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25 c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35 Bài tập 2 : Tìm x : a) x 5 = 24,65 b) 42 x = 15,12 Bài tập 3 : Tính giá trị biểu thức: a) 40,8 : 12 – 2,63 b) 6,72 : 7 + 24,58 Bài tập 4 : (HSNK) Một cửa hàng bán vải trong 6 ngày bán được 342,3 m vải. a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? b) Trong 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? 3.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. |
- HS nêu lại cách chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên - HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án : a) 1,24 b) 1,9 c) 2,38 d) 0,59 Bài giải : a) x 5 = 24,65 x = 24,65 : 5 x = 4,93 b) 42 x = 15,12 x = 15,12 : 42 x = 0,36 Bài giải : a) 40,8 : 12 – 2,63 = 3,4 - 2,63 = 0,77 b) 6,72 : 7 + 24,58 = 0,96 + 24,58 = 25,54 Bài giải : Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 342,3 : 6 = 57,05 (m) Trong 3 ngày ngày cửa hàng bán được số m vải là: 57,05 x 3 = 171,15 (m) Đáp số: 171,15 m
- HS lắng nghe và thực hiện.
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2021
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS biết :
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Tính nhanh nhẹn – trình bày khoa học.
- Bài tập cần làm: Bài1(a,b,c) bài 2(a), bài 3.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|
- Gọi 1 hs nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. - Gọi 1 HS thực hiện tính phép chia: 75,15: 1,5 =...? - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài. |
- HS nêu quy tắc. -1HS lên bảng thưc hiện, cả lớp tính bảng con. - HS lắng nghe. - HS ghi vở |
2.Hoạt động thực hành:(25 phút) *Mục tiêu: HS biết : - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1(a,b,c): Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét HS. Bài 2a: Cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét Bài 3: Cặp đôi - GV gọi HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét
Bài 4(M3,4): Cá nhân - Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4) - GV hỏi: Để tìm số dư của 218: 3,7 chúng ta phải làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào? - GV yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 218: 3,7 là bao nhiêu? - GV nhận xét |
- Cả lớp đọc thầm - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ - Kết quả tính đúng là : a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 6,7 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm . - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ a) 1,8 = 72 = 72 : 18 = 40 - HS nghe
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải 1l dầu hoả nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu hoả có là: 5,32 : 0,76 = 7 (l) Đáp số: 7l - HS làm bài cá nhân. - Chúng ta phải thực hiện phép chia 218: 3,7 - Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân - HS đặt tính và thực hiện phép tính - HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218: 3,7 = 58,91 (dư 0,033) |
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút) |
|
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các phép tính sau: 9,27 : 45 0,3068 : 0,26 |
- HS làm bài 9,27 : 45 = 0,206 0,3068 : 0,26 = 1,18 |
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Về nhà vận dụng kiến thức đã học vào tính toán trong thực tế. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 2:Tập đọc:
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi... *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn - Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 |
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......khách quý ? + Đoạn 2: Tiếp...chém nhát dao. + Đoạn 3: Tiếp..... xem cái chữ nào. + Đoạn 4: Còn lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc - HS theo dõi. |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). *Cách tiến hành: |
|
- Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì? + Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? + Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào? + Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp + Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. + Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy: - Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ. |
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp |
|
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài - Tổ chức HS đọc diễn cảm + Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét |
- HS nghe , tìm cách đọc hay - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc |
5. HĐ ứng dụng: (2 phút) |
|
- Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ? |
- Đức tính ham học, yêu quý con người,... |
6. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) |
|
- Nếu được đến Tây Nguyên, em sẽ đi thăm nơi nào ? |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 4: Tập làm văn:
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND ghi nhớ )
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) .
2. Kĩ năng: Hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi làm biên bản.
* GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề . Tư duy phê phán.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm, một trong các mẫu đơn đã học
- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , nhóm...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
|
- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. - Nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thi đọc. - HS nghe, bình chọn người viết hay - HS ghi vở. |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu:Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ ) *Cách tiến hành: |
|
- Yêu cầu HS đọc biên bản đại hội chi đội. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Tổ chức HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài - Gọi HS trả lời - GV cùng HS nhận xét bổ sung. + Chi đội lớp 5A ghi biên bản làm gì? + Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn? + Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản. + Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào? Ghi nhớ - HS đọc phần ghi nhớ |
- HS đọc - HS đọc - HS thảo luận nhóm - HS trả lời + Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết... + Cách mở đầu: - Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. - Khác: biên bản không có tên nơi nhận , thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung . + Cách kết thúc: - Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. - Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn. + Những điều cần ghi biên bản : thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí. - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III ), biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2) . *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu ND của bài tập - HS làm việc theo cặp - Gọi HS trả lời - GV nhận xét Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - 4 HS lên bảng làm bài - Nhận xét, kết luận bài đúng. - Trường hợp cần ghi biên bản là: + Đại hội Liên đội: Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện. + Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. + Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. + Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. - Trường hợp không cần ghi biên bản là: + Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng. + Đêm liên hoan văn nghệ: Đây là một sinh hoạt vui không có điều gì cần ghi lại để làm bằng chứng. |
- HS đọc - HS thảo luận theo cặp - HS trả lời - HS đọc - HS tự làm bài - 4 HS lên bảng làm bài tập + Biên bản đại hội liên đội + Biên bản bàn giao tài sản + Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông + Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép |
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Khi viết biên bản, em cần lưu ý điều gì ? |
- HS nêu |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà tập viết biên bản họp tổ của em về việc bình bầu thi đua trong tháng |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 5: Tiếng Việt*:
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
*Năng lực:
- Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về từ loại, đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các từ loại.
*Phảm chất :
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Khởi đông: 2.Thực hành: Học sinh nhắc lại những kiến thức về danh tư, tính từ, động từ. - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù. Bài tập 2: H: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn. a) Hoà bảo với Lan : - Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không? Lan trả lời: - Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé! b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te… Bài tập 3: H: Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường. Gợi ý: Vào đầu năm học mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Thắng là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ. 3.Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò học sinh về nhà thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường
|
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài - S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Đáp án : Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.
Đáp án :
a) Hoà bảo với Lan : - Hôm nay cậucó đi học nhóm với mình không? Lan trả lời: - Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé! b) Nhà em có một con gà trống. Chú tacó cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chúcất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te…
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. |
Thứ năm ngày 09 tháng 12 năm 2021
Tiết 6:Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết :
- Thực hiện các phép tính với số thập phân
- So sánh các số thập phân .
- Vận dụng để tìm x .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
- HS làm bài 1(a,b), bài 2(cột1), bài 4(a,c).
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Gọi học sinh nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. - Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài. |
- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Biết : - Thực hiện các phép tính với số thập phân - So sánh các số thập phân . - Vận dụng để tìm x . - HS làm bài 1(a,b), bài 2(cột1), bài 4(a,c). * Cách tiến hành: |
||
Bài 1(a,b): Cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét Bài 2(cột 1): Cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi: Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh. - GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại. - GVnhận xét chữa bài Bài 4(a,c): Cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GVnhận xét chữa bài
Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân - Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4) - GV hỏi: Để tìm số dư của 6,251 : 7 chúng ta phải làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào? - GV yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 6,251 : 7 là bao nhiêu ? - Tương tự với các câu còn lại - GV nhận xét |
- HS đọc thầm đề bài trong SGK. - Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả a) 400 + 50 + 0,07 = 450,07 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 - HS nghe - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số. - Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân. - HS thực hiện chuyển và nêu: 4 = = 23 : 5 = 4,6 4,6 > 4,35 Vậy 4 > 4,35 - HS làm các phần còn lại - Tìm x - HS lên bảng chia sẻ kết quả trước lớp a. 0,8 = 1,2 10 0,8 = 12 = 12: 0,8 = 15 c. 25 : = 16 : 10 25 : = 1,6 = 25 : 1,6 = 15,625 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK - Chúng ta phải thực hiện phép chia 6,251 : 7 - Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân - HS đặt tính và thực hiện phép tính - HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 6,251 : 7 = 0,89(dư 0,021 ) |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Gv hệ thống lại nội dung đã luyện tập. - Gv lưu ý học sinh khi tìm số dư cần chú ý tới cách dóng dấu phẩy và tìm giá trị của số dư. |
- HS nghe |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Về nhà tìm số dư của các phép tính sau, biết rằng phần thập phân của thương lấy đến 2 chữ số: 3,076 : 0,85 và 12 : 3,45 |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 7: Luyện từ và câu:(Chính tả):
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Nghe - ghi)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr.
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Yêu thích môn học.
- Làm đúng bài tập 2a, 3a .
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
- Học sinh: Vở viết.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (5phút) |
|
- Cho HS thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu ch/tr. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - Mở sách giáo khoa. |
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp |
|
-Tìm hiểu nội dung đoạn viết + HS đọc đoạn viết + Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Hướng dẫn viết từ khó + Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả. + HS viết các từ khó vừa tìm được |
- HS đọc bài viết - Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ. - Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực . - HS viết từ khó |
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . *Cách tiến hành: HĐ cá nhân |
|
- GV đọc bài viết lần 2 - GV đọc cho HS viết bài - GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp Lưu ý: - Tư thế ngồi: - Cách cầm bút: - Tốc độ: |
- HS nghe - HS viết bài |
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi |
|
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. |
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. |
5. HĐ làm bài tập: (8 phút) *Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3a . *Cách tiến hành: |
|
Bài 2a: HĐ Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Cho các nhóm lên bảng làm - GV nhận xét bổ sung
Bài 3a: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét từ đúng. |
- HS đọc yêu cầu - HS thảo luận và làm bài tập - Đại diện các nhóm lên làm bài Đáp án: + tra (tra lúa) - cha (mẹ) + trà (uống trà) - chà (chà sát) + tròng (tròng dây) - chòng (chòng ghẹo) + trồi (trồi lên) - chồi (chồi cây) + trõ (trõ xôi) - chõ (nói chõ vào)...
- HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Lớp nhận xét bài của bạn - 1 HS đọc thành tiếng bài đúng Đáp án: a. Thứ tự các từ cần điền vào ô trống là: truyện, chẳng, chê, trả, trở. b. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ. |
6. HĐ ứng dụng: (2 phút) |
|
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau. |
- Lắng nghe - Quan sát, học tập. - Lắng nghe - Lắng nghe và thực hiện. |
7. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà chọn một đoạn văn khác trong bài viết lại cho đẹp hơn. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Kỉ thuật:
Kĩ thuật
CẮT , KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS làm được một sản phẩm khâu thêu .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên:
+ Một số sản phẩm khâu thêu đã học
+ Tranh ảnh của các bài đã học
- HS: SGK, bộ đồ dùng
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (5 phút) |
|
- Hát - Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học. - Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát. - Học sinh báo cáo - Học sinh quan sát |
2. HĐ thực hành: (20 phút) *Mục tiêu: Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích. *Cách tiến hành: |
|
- HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn. - GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. Lưu ý: Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm |
- Học sinh thực hiện. - Lắng nghe,thực hiện. - Lắng nghe, ghi nhớ. |
3. HĐ ứng dụng: (9 phút) |
|
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm. - Cho học sinh đánh giá sản phẩm. - Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo. - Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng. - Nhắc lại nội dung tiết học. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau: “ Tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu tự chọn” |
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp. - Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. |
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Lựa chọn 1 sản phẩm thêu tự chọn mà em thích sau đó sáng tạo các kiểu thêu khác nhau để trang trí cho sinh động. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2021
Tiết 1:Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn .
- HS làm bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên:sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|||
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc cộng, trừ số thập phân. - Thực hành tính: 234,5 + 67,8 =... - Gọi 1 học sinh nêu quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và thực hiện tính: 4,56 ´ 3,06 =... - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài. Để thực hành vận dụng các quy tắc thực hiện các phép tính đối với số thập phân, hôm nay chúng ta học bài: Luyện tập chung. |
- HS nêu quy tắc. - HS tính bảng con. - HS nêu và thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét - HS lắng nghe, ghi vở. |
||
2. HĐ thực hành: (28 phút) *Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn . - HS làm bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3. *Cách tiến hành: |
|||
Bài 1(a,b,c): Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 2a: Cá nhân - Bài yêu cầu làm gì? - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận Bài 3:Cặp đôi - Giáo viên gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi
Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân - HS làm bài cá nhân - Giáo viên cho HS chốt cách tìm SBT, Số hạng, thừa số chưa biết |
- HS đọc - Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- HS nêu - Học sinh nhắc lại. - Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 = 55,2 : 2,4 - 18,32 = 23 - 18,32 = 4,68 - 1 học sinh đọc - Học sinh thảo luận cặp đôi làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo Giải Số giờ mà động cơ đó chạy là: 120 : 0,5 = 240 (giờ) Đáp số: 240 giờ. - HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên a) x - 1,27 = 13,5 : 4,5 x - 1,27 = 3 x = 3 + 1,27 x = 4,27 b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5 x + 18,7 = 20,2 x = 20,2 - 18,7 x = 1,5 c) X x 12,5 = 6 x 2,5 X x 12,5 = 15 X = 15 : 12,5 X = 1,2 |
||
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|||
- Cho HS vận dụng kiến thức thực hiện phép tính sau: Tính bằng hai cách: 4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 |
- HS làm bài: + Cách 1: 4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = 3,2 - 1,2 = 2 + Cách 2: 4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = (4,8 - 1,8) : 1,5 = 3 : 1,5 = 2 |
||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|||
- Cách 2 của phần ứng dụng vận dụng tính chất gì của phép tính để làm ? - Về nhà tìm các phép tính tương tự để luyện tập thêm. |
- Vận dụng tính chất "Một hiệu chia cho một số" - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
2. Kĩ năng: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi ghi chép.
* GDKNS: Có kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý
- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , nhóm, trò chơi...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
||
- HS hát -Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng |
- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu:Biết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK. * Cách tiến hành:Cá nhân=> Nhóm=> Cả lớp |
||
- Gọi HS đọc đề bài - GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình + Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? + Cuộc họp bàn việc gì? + Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? + Cuộc họp có những ai tham dự? + Ai điều hành cuộc họp? + Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì? + Kết luận cuộc họp như thế nào? - Yêu cầu HS làm theo nhóm - Các nhóm làm xong dán lên bảng - Gọi từng nhóm đọc biên bản - Các nhóm theo dõi bổ sung - Nhận xét từng nhóm - GV đọc bài mẫu cho học sinh - Yêu cầu nhắc lại cách làm văn bản |
- HS đọc đề - HS trả lời theo gợi ý của GV + Em chọn viết biên bản cuộc họp tổ (họp lớp, họp chi đội). + Cuộc họp bàn việc ĐỒ DÙNG DẠY HỌC chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11. + Cuộc họp vào lúc 16h30 chiều thứ sáu tại phòng học lớp 5A. + Cuộc họp có 23 thành viên lớp 5A, cô giáo chủ nhiệm. + Bạn Viện lớp trưởng. + Các thành viên trong tổ phải thảo luận việc ĐỒ DÙNG DẠY HỌC chương trình văn nghệ. Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến. + Các thành viên trong tổ thống nhất các ý kiến đề ra. - HS làm việc theo nhóm - Các nhóm lần lượt đọc biên bản - HS bổ sung - HS nghe - HS nghe - HS nhắc lại |
|
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
||
- Em hãy nêu những trường hợp cần phải viết biên bản ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến. - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: “Luyện tập tả người hoạt động”. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:Khoa học:
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số tính chất cơ bản của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
2. Kĩ năng: Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
3.Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: Nêu được gốm được làm từ đất, đất nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: + Hình trang 56; 57 SGK
+ Tranh ảnh về đồ gốm .
+ Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Sử dụng phương pháp : BTNB trong HĐ1: Tìm hiểu các tính chất của đá vôi
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS thi đua trả lời câu hỏi: + Làm thế nào để biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không ? + Đá vôi có tính chất gì ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS trả lời - HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút) *Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất cơ bản của gạch, ngói. - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. *Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1 : Một số đồ gốm - Hãy kể tên đồ gốm mà em biết? - Tất cả các đồ gốm đều được làm từ gì ? - GV kết luận - Khi xây nhà chúng ta cần phải có nguyên vật liệu gì? Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch ngói - Tổ chức hoạt động nhóm - Loại gạch nào để xây tường ? Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân, ốp tường? - Loại ngói nào dùng để lợp mái nhà? - Nhận xét câu trả lời của HS - Giảng cho HS nghe - Liên hệ: Trong khu nhà em có mái nhà nào lợp bằng ngói không? Loại ngói đó là gì? - Trong lớp có bạn nào biết qui trình làm gạch, ngói như thế nào? Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói ? - Nếu buông mảnh ngói từ trên cao xuống thì chuyện gì xảy ra? Tại sao? - Yêu cầu HS hoạt động nhóm - Gọi 1 nhóm lên trình bày. - Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? - Em có nhớ thí nghiệm này làm ở bài học nào? - Em có nhận xét gì về tính chất của gach, ngói -Kết luận: Gạch ngói thường có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên vận chuyển cẩn thận |
- HĐ cặp đôi - Lọ hoa, bát, đĩa, chén, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình... - Tất cả đều làm từ đất sét nung - HS lắng nghe - Cần có xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, sắt, thép. - HS hoạt động nhóm H1: Gạch để xây tường H2a: lát sân, bậc thềm... H2b: Lát sân, nền nhà, ốp tường H3c: Để ốp tường H4a: để lợp mái nhà ở (H6) H4c: (Ngói hài) dùng để lợp mái nhà H5 - Ở gần nhà em có ngôi chùa lợp bằng ngói hài. - Làng em có ngôi đình lợp bằng ngói âm dương - Gần nhà em có ngôi nhà lợp bằng ngói tây. - Đất sét trộn với nước, nhào thật kĩ cho vào máy, ép khuôn, để khô cho vào lò, nung nhiệt độ cao. - Miếng ngói sẽ vỡ. Vì ngói làm từ đất sét nung chín nên khô và giòn. - HS hoạt động làm thí nghiệm + Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch ngói nổi lên trên mặt nước. Có hiện tượng đó là do đất sét không ép chặt có nhiều lỗ nhỏ, đẩy không khi trong đó ra thành các bọt khí. - Gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti - HS nêu - Gạch ngói xốp, giòn, dễ vỡ |
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|
- Đồ gốm gồm những đồ dùng nào? - Gạch ngói có tính chất gì ? |
- HS nêu |
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Tìm hiểu một số tác dụng của đồ gốm trong cuộc sống hàng ngày. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn phòng dịch khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
- Tuyên dương:.......................................................................................................
- Phê bình :.............................................................................................................
............................................................................................................