Khối 5
KE HOACH BAI DAY TUAN 27
TUẦN 27
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Chao cơ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thời gian.
- Xem đồng hồ.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ,đồng hồ.
- HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" nội dung về bảng đơn vị đo thời gian: + VD: 1năm= ....tháng 48 giờ = ...ngày 1ngày = ...giờ 36 tháng = ...năm 1giờ = ....phút 1phút = ...giây - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài; trả lời miệng. - GV nhận xét, kết luận
|
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm : - HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. a.1 thế kỉ = 100 năm 1 năm = 12 tháng 1 năm (thường) có 365 ngày 1 năm (nhuận) có 366 ngày 1 tháng có 30 (hoặc 31) ngày Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày b. 1 tuần lễ có 7 ngày 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây - Điền số thích hợp vào chỗ chấm : - Cả lớp làm vào vở - 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm - Yêu cầu HS nêu cụ thể cách làm một số câu. a. 2 năm 6 tháng = 30 tháng 3 phút 40 giây = 220 giây b. 28 tháng = 2 năm 4 tháng 150 giây = 2 phút 30 giây c. 60 phút = 1 giờ 45 phút = giờ = 0,75 giờ 15 phút = giờ = 0,25 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 90 phút = 1,5 giờ d. 60 giây = 1 phút 90 giây = 1,5 phút 1 phút 30 giây = 1,5 phút - Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút. - HS nêu kết quả + 10 giờ + 6 giờ 5 phút + 9 giờ 43 phút + 1 giờ 12 phút |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS vận dụng làm bài sau: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4 năm 4 tháng = ... tháng 3 giờ 25 phút = ... phút 2 ngày 15 giờ = ... giờ 84 phút = .... giờ ... phút |
- HS làm bài: 4 năm 4 tháng = 52 tháng 3 giờ 25 phút = 205 phút 2 ngày 15 giờ = 63 giờ 84 phút = 1 giờ 24 phút |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập đọc:
( Giảm tải không dạy bài Thuần phục sư tử)
GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước; Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.
2. Kĩ năng: Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái, yêu nước, trung thực, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV405: Cho HS nhận biết một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ, nghe –ghi cảm nhận của cá nhân qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Thực hành: (17 phút) |
|
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ + Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? - Hãy nêu giọng đọc toàn bài - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3 - GV nhận xét * Bài Cửa sông - Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? + Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? - GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5: -GV nhận xét *Bài Đất nước + Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì? - Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét |
+ 1 HS đọc toàn bài + Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. + HS nêu + HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ). - Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật + 1 HS đọc toàn bài + Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn. - HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng. -HS nêu cảm nhận cá nhân qua bài thơ + 1 HS đọc toàn bài +Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta… - Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài. -HS nêu cảm nhận cá nhân qua bài thơ - HS nghe |
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút) |
|
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác. |
- HS nghe và thực hiện |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức:
BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực đặc thù: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ, HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
3. Phẩm chất: trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1/ GV chuẩn bị: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.
2/ HS chuẩn bị: Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1/ Khởi động: 5’ - GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường. - Nêu câu hỏi: + Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào? + Em có suy nghĩ gì về việc làm đó? - GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt. 2/ Khám phá: 14’ Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện * Mục tiêu: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ. * Cách tiến hành: - GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. - Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi: Các em có biết đây là ai không? - Gv giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng. - Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau: a/ Vì sao bạn Đạt lại làm như vậy? b/ Việc làm của bạn thể hiện điều gì? c/ Em hãy kể những việc làm đúng và tốt mà em biết. - GV nhận xét phần làm nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn. Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng. - Mời HS nhắc lại nội dung. - Gv lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản thân mình khi làm những việc như bạn Đạt. Hoạt động 2: Quan sát tranh (16 phút) * Mục tiêu: HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống trong các tranh dưới đây? Vì sao? + Tranh 1: Một bạn nam đang bắt nạt em nhỏ. + Tranh 2: Một bạn nữ dắt cụ già qua đường. + Tranh 3: Các bạn học sinh quyên góp đồ dung để tặng học sinh vùng khó khăn. + Tranh 4: Một bạn nữ đang giảng bài cho bạn. + Tranh 5: Một bạn nữ đang khuyên bạn nam không nên bẻ cây xanh. + Tranh 6: Bạn nam không tắt quạt khi rời khỏi phòng. - Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nhận biết đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm chưa đúng và giải thích vì sao. - GV nhận xét phần thảo luận nhóm. - GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt kiến thức |
- HS quan sát tranh. - HS trả lời. + Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định. + HS trả lời theo suy nghĩ ... - HS quan sát. - HS trả lời theo hiểu biết của các em. - HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để trả lời các câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) |
|
- GV nhận xét giờ. - Cho HS đọc ghi nhớ. - Dặn HS chuẩn bị bài thực hành |
- HS nghe |
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới. |
- HS nghe và thực hiện |
............................................................................................................
Tiết 4: Chính tả:
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI (Nghe- viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in- tơ- nét, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức)
2. Kĩ năng: Biết viết hoa tên các huân chương,danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS nghe ghi suy nghĩ cá nhân về nội dung bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ viết ghi nhớ cách viết hoa…
+ Ảnh minh hoạ 3 loại huân chương trong SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(3 phút) |
|
- Cho 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ khó (tên một số danh hiệu học ở tiết trước) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thi, dưới lớp cổ vũ cho các bạn - HS nghe - HS mở vở |
2.Hoạt động Khám phá:(7 phút) |
|
- GV gọi HS đọc toàn bài + Em hãy nêu nội dung chính của bài? + Em hãy tìm những từ dễ viết sai ? -GV nhận xét - GV đọc từ khó cho học sinh luyện viết |
- HS theo dõi + Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. + In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,… -HS nêu suy nghĩ cá nhân về cô bé Lan Anh qua bài viết - HS viết bảng con (giấy nháp ) |
3. Hoạt động thực hành. (15 phút) |
|
- GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. |
- HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. |
GV chấm và nhận xét bài (3 phút) |
|
- GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. |
- Thu bài chấm - HS nghe |
HS làm bài tập: (8 phút) |
|
Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc bài 2 - Tổ chức hoạt động nhóm đôi - Gọi đại diện các nhóm chữa bài - GV lưu ý trường hợp Nhất, Nhì, Ba… Bài 3: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm. - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài |
- 1HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài - HS nhắc lại quy tắc viết hoa các danh hiệu. - Các nhóm thảo luận Anh hùng Lao động Anh hùng Lực lượng vũ trang Huân chương Sao vàng Huân chương Độc lập hạng Ba Huân chương Lao động hạng Nhất Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Cả lớp theo dõi - HS thảo luận và làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm nêu kết quả. a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng. b) Huân chương Quân công là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng quân đội. c) Huân chương Lao động là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất. |
4. Hoạt động Vận dụng dụng:(2 phút) |
|
- Nhắc lại quy tắc viết hoa. |
- HS nêu |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học
SỰ NUÔI CON VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết một số loài thú biết cách nuôi và dạy con.
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
3. Phẩm chất: Giáo dục HS biết bảo vệ các loài thú quý hiếm.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, Hình ảnh thông tin minh hoạ
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài thú(Mỗi HS kể tên 1 loài thú) - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) * YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu). * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Nhiệm vụ các nhóm là QS và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trong SGK trang 122, 123. - Tìm hiểu về hổ: + Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt cả tuần đầu trong khi sinh? + Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? + Khi nào hổ con có thể sống độc lập? + Hình 1a chụp cảnh gì? + Hình 2a chụp cảnh gì? - Câu hỏi cho nhóm tìm hiểu về hươu + Hươu ăn gì để sống ? + Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp? + Hươu thường bị những loài thú nào ăn thịt? + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? + Hươu con mới sinh biết làm gì? + Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con chạy? + Hình 2 chụp ảnh gì ? - GV chỉ lại hình và giải thích thêm. - Nhận xét nhóm hoạt động tích cực Hoạt đông 2: Trò chơi: “nào ta cùng đi săn” - HS diễn tả lại các hoạt động dạy và thực hành các kĩ năng đó của thú mẹ với thú con: Một bên là hổ, 1 bên là hươu. - Trong khi HS chơi, GV có thể quan sát và hỗ trợ. |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm - HS các tổ quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK trang 1222, 123 + Thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ + Vì khi đó hổ con rất yếu ớt + Hổ con đựoc 2 tháng tuổi thì hổ mẹ dạy con săn mồi. + Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập + Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi. + Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi. + Hươu ăn cỏ, lá cây để sống. + Hươu sống theo bầy đàn. + Hươu thường bị những loài thú như hổ, báo, sư tử ăn thịt + Mỗi lứa hươu đẻ một con. + Hươu con mới sinh đã biết đi và bú mẹ. + Khi hươu con được 20 ngày tuổi thì bố mẹ dạy hươu con chạy. Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo sư tử… đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tốt nhất của hươu đối với kẻ thù. + Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy.
- Các tổ chia 2 nhóm lớn để cùng chơi trò sắm vai
|
|
3.Hoạt động Vận dụng(2 phút) |
||
- Về nhà tìm hiểu cách nuôi con của các con vật nuôi ở nhà em. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Nếu nhà em có vật nuôi, hãy tham gia chăm sóc chúng. |
||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Lịch sử:
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:
+ Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực chung: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực đặc thù: - Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu…
- HS : SGK, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976. * Cách tiến hành: |
||
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI + Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì? + Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước trong ngày này như thế nào? + Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 - 4 - 1976? - GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. + Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
Hoạt động 2: Nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976 - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận - Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó? - Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì? * GV nhấn mạnh: Việc bầu cử và kì họp Quốc hội đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại . Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất tạo điều kiện cho cả nước ta cùng đi lên CNXH. |
- HS đọc SGK - Ngày 25 - 4 - 1976, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. - Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ. - Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất. - Chiều 25 - 4 - 1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước cos 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử. - Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. - HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định: + Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Quốc kỳ : Cờ nền đỏ có ngôi sao vàng ở giữa + Quốc ca : Bài hát: Tiến quân ca + Quyết định Quốc huy + Thủ đô: Hà Nội + Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định: Thành phố Hồ Chí Minh - Gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ngày 6 - 1 - 1946 toàn dân ta đi bầu Quốc hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình. - Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
|
|
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) |
||
- Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
|
- HS nêu: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Hãy tìm hiểu thêm những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ? |
- HS nghe và thực hiện |
|
. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Tiếng Việt*:
ÔN LUYỆN VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em treo đổi với nhau về việc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một đoạn văn đối thoại. Bài tập 2 : Viết một đoạn văn đối thoại do em tự chọn.
4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: Buổi tối chủ nhật vừa qua, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên nhau. Anh Hùng hỏi ý kiến bố mẹ cho anh đi học thêm thể thao. Bố nói : - Bố: Thể thao là môn học rất có ích đó. Con nên chọn môn nào phù hợp với sức khỏe của con. - Anh Hùng: Con muốn hỏi ý kiến bố mẹ? - Bố: Đấy là bố nói thế, chứ bố có bảo là không cho con đi học đâu. - Anh Hùng : Con muốn học thêm môn cầu lông, bô mẹ thấy có được không ạ? - Bố: Đánh cầu lông được đấy con ạ! - Mẹ: Mẹ cũng thấy đánh cầu lông rất tốt đấy con ạ! - Anh Hùng: Thế là cả bố và mẹ cùng đồng ý cho con đi học rồi đấy nhé! Con cảm ơn bố mẹ! Ví dụ: Cá sấu sợ cá mập Một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn : hình như ở bãi tắm có cá sấu! Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn : - Ông chủ ơi! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không ông? Chủ khách sạn quả quyết : - Không! Ở đây làm gì có cá sấu! - Vì sao vậy? - Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều các mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ các mập. Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn giọt máu. - HS chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán:
PHÉP CỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
|||||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
||||
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
|||||
*Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng + Cho phép cộng : a + b = c a, b, c gọi là gì ? + Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
* Luyện tập Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét, kết luận Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài, sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính - GV nhận xét , kết luận Bài 3: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x - Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét - GV nhận xét , kết luận Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét , kết luận |
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả - HS đọc + a, b : Số hạng c : Tổng - Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi a + b = b + a - Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba. ( a + b ) + c = a + ( b + c ) - Một số cộng với 0 , 0 cộng với một số đều bằng chính nó a + 0 = 0 + a = a - Tính. - HS làm bài vào vở, - 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả a) 889972 + 96308 = 986280 c) 3 x = + = = d) 926,83 + 549,67 = 1476,5 - Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS làm việc cá nhân. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở a. ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689 b. c).5,87 + 28,69 + 4,13 = (5,87 + 4,13) + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69
- Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích - HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả. a. x = 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó. b) + x = x = 0 (vì = ta có + 0 = = ) - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi chảy được ( thể tích bể) Đáp số : 45% thể tích bể |
||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
|||||
- Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau: 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=.... |
- HS làm bài: 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41 =( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41) = 7 + 9 = 16 |
||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|||||
- Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán. |
- HS nghe và thực hiện |
||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ .
2. Kĩ năng: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*ĐiỀU chỉnh theo CV 405: Cho HS phát biểu ý kiến cá nhân của mình về phẩm chất của nam và nữ (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm…
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài tập 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi. Chú ý: + Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. VD: 1 HS có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đàn ông là tốt bụng, hoặc không ích kỷ (Vì em thấy một người đàn ông bên nhà hàng xóm rất ác, làm khổ các con). Trong trường hợp này, GV đồng tình với ý kiến của HS, vẫn nên giải thích thêm: Tốt bụng, không ích kỷ là những từ gần nghĩa với cao thượng, Tuy nhiên, cao thượng có nét nghĩa khác hơn (vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen) + Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. Sau đó giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn , có thể sử dụng từ điển) Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm lại truyện “ Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
|
- Cả lớp theo dõi - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân - tự trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c. Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có). - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm + Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma - ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu - li - ét - ta lo lắng cho Ma - ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt. + Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình; - Ma - ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường sự sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn. - Giu-li- ét-ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nhắc lại quy tắc viết hoa. - GV mời 3, 4 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ; viết lại các câu đó vào vở. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Tập đọc:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
3.Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV405: Cho HS tự nghe- ghi nội dung chính của bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ. - Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? -Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? - Gv nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. - Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài... - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi HS đọc toàn bài. - Cho HS chia đoạn. + Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ? - Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . - GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: + Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út. + Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. |
- 1 HS đọc. - HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì. + Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc bài nối tiếp lần 1. - HS nêu cách phát âm, ngắt giọng.. - HS đọc bài nối tiếp lần 2. - 1 HS đọc phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài. - HS theo dõi SGK |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp + Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? + Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? + Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn + Vì sao Út muốn được thoát ly? - Yêu cầu HS nghe ghi nội dung chính của bài -GV nhận xét, kết luận |
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm - Rải truyền đơn. - Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. - Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. - Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng. -HS nghe ghi nội dung bài và nêu trước lớp |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì " + GV đọc mẫu. +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. +Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, bổ sung HS. |
- 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. - HS theo dõi - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay. |
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút) |
|
- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út). |
- HS đọc |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Địa lí:
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
(Thời gian.....phút)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô -xtrây - li - a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô -xtrây - li - a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lạnh nhất thế giới.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực đặc thù:
Biết sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,…
- HS (M3,4): Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô -xtrây-li -a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- GDBVMT: Xử lí chất thải công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ TN châu Đại Dương và châu Nam Cực.
+ Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- HS : SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nội dung là các câu hỏi: + Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ ? + Nêu đặc điểm cư dân cư châu Mĩ ? + Nêu đặc điểm hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ ? - GV nhận xét - Giưới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
||||||||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của Châu Đại Dương, châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương. * Cách tiến hành: |
|||||||||||
1. Châu Đại Dương Vị trí địa lí, giới hạn.(HĐ cá nhân) - Dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? - Trả lời các câu hỏi trong mục a trong SGK. - Cho HS chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Đại Dương? Đặc điểm tự nhiên(HĐ cá nhân) - HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau
Dân cư và hoạt động kinh tế:(HĐ cá nhân) - Nhận xét dân số của châu Đại Dương? Chủng tộc như thế nào? - Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a? 2. Châu Nam Cực: HĐ cả lớp - Chỉ vị trí châu Nam Cực trên bản đồ, quả địa cầu? Nhận xét vị trí có gì đặc biệt ? - Đặc điểm khí hậu, động vật tiêu biểu của châu Nam Cực? - GV nhận xét, chốt kiến thức |
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô- xtrây- li- a, các đảo và quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. - HS trả lời. - HS làm bài - Đại diện HS trình bày, kết hợp chỉ tranh ảnh. - Nhận xét, bổ sung. - Dân số của châu Đại Dương 33 triệu người, (rất ít.) Đa số là người di cư da trắng và người bản địa da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn. - Nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa… - HS chỉ, nêu. - HS nêu đặc điểm chính về nhiệt độ, ĐV chủ yếu của châu Nam Cực. |
||||||||||
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) |
|||||||||||
- HS nêu lại nội dung của bài. - Em hãy sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về thiên nhiên và con người ở châu Đại Dương. |
- HS nêu - HS nghe và thực hiện |
||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|||||||||||
- Tìm hiểu những thông tin về châu Nam Cực và chia sẻ với mọi người. |
- HS nghe và thực hiện |
||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Toán*:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
||||
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: Có 20 viên bi xanh, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Loại bi nào chiếm tổng số bi? A. Nâu B. Xanh C. Vàng D. Đỏ Bài tập 2: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11. Bài tập3: Tìm x: a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 Bài tập4: (HSKG) Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài
Đáp án: Khoanh vào B Lời giải: Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là: 99.
Ta có sơ đồ:
Tử số Mẫu số
Tử số của phân số phải tìm là: (99 – 11) : 2 = 44 Mẫu số của phân số phải tìm là: 44 + 11 = 55 Phân số phải tìm là: Đáp số: Lời giải: a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7 x = 7 – 3,5 x = 3,5 b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 x – 7,2 = 6,4 x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 Lời giải: Ta thấy: 0 + 4 = 4. Để chia hết cho 3 thì các chữ số cần tìm là: 2; 5; và 8. Nhưng 5 là số lẻ 9 loại). Vậy ta có 8 số sau: 402 240 840 420 204 804 480 408 Đáp số: có 8 số. - HS chuẩn bị bài sau.
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán:
PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau: + Nêu tính chất giao hoán của phép cộng. + Nêu tính chất kết hợp của phép cộng. - GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò choi - HS nghe - HS ghi vở |
|||
2.Hoạt động Thực hành:(25 phút) |
||||
- Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ + Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ? + Nêu cách tìm số bị trừ ? + Nêu cách tìm số trừ ? - GV đưa ra chú ý :a - a = 0;a - 0 = a |
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp: a : Số bị trừ b : Số trừ c : Hiệu + Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. + Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. |
|||
Bài 1: HĐ cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài |
- Tính rồi thử lại theo mẫu - Cả lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả a. 8923 – 4157 = 4766 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923 27069- 9537 = 17559 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069 b. c. 7,284 – 5,596 = 1,688 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284 0,863- 0,298 = 0,565 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863 - Tìm x - Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm a. x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 – 5,84 x = 3,32 b. x – 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ. Bài giải Diện tích đất trồng hoa là : 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là : 540,8 + 155,3 = 696,1(ha) Đáp số : 696,1ha |
|||
3. Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau: - DT trồng cây ăn quả: 2,7 ha - DT hồ cá: 0,95 ha - DT trại nuôi gà: …..? |
- HS giải Bài giải Diện tích hồ cá và diện tích trồng cây ăn quả là: 2,7 + 0,95 = 3,65(ha) Diện tích trại chăn nuôi gà là: 4,3- 3,65 = 0,65 (ha) Đáp số: 0,65 ha |
|||
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||||
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm. |
- HS nghe và thực hiện |
|||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS nghe- ghi trình bày cảm nhận của mình qua hình ảnh tà áo dài của Việt Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đọc từng đoạn trong bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L1 - Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. |
- 1 HS M3,4 đọc mẫu bài văn - HS chia đoạn: 4 đoạn(Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó. - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó. - HS đọc theo cặp - HS đọc - Cả lớp theo dõi |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo + Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống. + Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền? Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam -GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận cá nhân: + Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? + Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? - GVKL: |
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả + Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. + Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. + Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau. + Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/... + HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.) - HS nghe |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? - GV lưu ý thêm. - Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài. - GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”. - Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS. - Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương HS. |
- HS lần lượt phát biểu. + 4 HS đọc nối tiếp cả bài. + HS nhận xét cách đọc cho nhau. - HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này. - 1 vài HS đọc trước lớp, - 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất. |
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút) |
|
- Qua bài học trên, em biết được điều gì ? |
- HS nêu: VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- Sưu tầm một số trang phục về áo dài cách tân - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Đọc trước bài Người gác rừng tí hon. |
-HS lắng nghe thực hiện - HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS viết đoạn văn tả con vật có sử dụng biện pháp nghệ thuật và hình ảnh gợi tả qua bài văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: Những ghi chép HS đã có khi ĐỒ DÙNG DẠY HỌC trước ở nhà nội dung bài tập 1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kì 2, lớp 4).
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - GV kiểm tra vở của một số HS đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌC trước ở nhà BT1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kỳ 2, lớp 4…). - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài tập 1: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại bài văn và các câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi theo cặp. - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. + Bài văn trên gồm mấy đoạn? + Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? + Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào? + Tìm những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích lí do vì sao em thích chi tiết, hình ảnh đó? Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV yêu cầu HS giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe. - Yêu cầu HS viết đoạn văn - GV nhận xét, sửa chữa bài của HS |
- HS đọc yêu cầu của bài - Lớp đọc thầm - Các nhóm làm bài vào giấy nháp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Bài văn trên gồm 4 đoạn. + Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều. + Đoạn 2: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều. + Đoạn 3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm. + Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi. + Bằng mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi. + Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe thấy tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng. + HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh (tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch..). - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích. - HS nối tiếp nhau giới thiệu - 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với mọi người. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao ? - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích. Bài tập 2 : Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. Ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng. Ví dụ: Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2022
Tiết 6:Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm vững cách cộng, trừ phân số và số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
- HS làm bài 1, bài 2.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi: + Nêu cách cộng phân số cùng mẫu số? + Nêu cách trừ phân số cùng mẫu số? + Nêu cách cộng phân số khác mẫu số? + Nêu cách trừ phân số khác mẫu số? - Gv nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu -Yêu cầu HS làm bài - Rèn kĩ năng sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để cộng trừ phân sô và số thập phân - GV nhận xét chữa bài
|
- Tính: - Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm a) b) 578,69 + 181,78 = 860,47 - Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS tự giải, 4 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm c) 69,78 + 35,97 + 30,22 = ( 69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97 d) 83,46 – 30,98 – 72,47 = 83,45 – ( 30,98 + 72,47) = 83,45 – 73,45 = 10 |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất: 17,64 - ( 5 - 4,36) = |
- HS làm bài 17,64 - ( 5 - 4,36) = 17,64 - 5 + 4,36 = 17,64 + 4,36 - 5 = 22 - 5 = 17 |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS ôn lại giải toán về tỉ số phần trăm. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Luyện từ và câu::
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS đoạn văn miêu tả có sử dụng dấu phẩy thay BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm, SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS theo dõi - HS ghi vở |
|||||||||
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||||||||||
Bài tập 1: HĐ cặp đôi - 1HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. |
- Cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở. - Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp |
|||||||||
|
||||||||||
Bài tập 2: HĐ cá nhân -Cho HS đoạn văn miêu tả cây cối có sử dụng dấu phẩy - GV nhận xét chữa bài |
- HS viết đoạn văn và trình bày
|
|||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||||||||
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||||||||||
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu trên. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Kỉ thuật:
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
Lắp từng bộ phận và ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực chung:
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- HS: Bộ mô hình lắp ghép KT.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Lắp từng bộ phận và ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. * Cách tiến hành: |
||
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. - HS trình bày sản phẩm theo nhóm. - GV yêu cầu HS nêu tiêu chuẩn đánh giá theo mục III SGK. - GV cử HS tiêu biểu đi kiểm tra. - GV chấm sản phẩm và đưa ra kết luận của sản phẩm đó và đánh giá theo 3 tiêu chuẩn: hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A), chưa hoàn thành (B). - GV nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành phải thực hành ở tiết sau để đánh giá lại. - Cho HS tháo sản phẩm. |
- HS trình bày theo nhóm. - 2 HS đọc. - 3, 4 HS đi kiểm tra và báo cáo. - HS nhận sản phẩm về và xếp vào hộp. |
|
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút) |
||
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng. - GV nhận xét thái độ làm việc của HS. - Nhắc HS về nhà xem trước bài: “Lắp rô- bốt” |
- 2 HS nêu lại quy trình lắp máy bay trực thăng. - HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2022
Tiết 1:Toán:
PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
|
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
2.Hoạt động Thực hành:(15 phút) |
|
- GV viết lên bảng: a x b = c + Em hãy nêu tên gọi các thành phần của phép nhân? + Nêu các tính chất của phép nhân mà em đã được học? 1. Tính chất giao hoán. 2. Tính chất kết hợp. 3. Nhân 1 tổng với 1 số. 4. Phép nhân có thừa số bằng 1. 5. Phép nhân có thừa số bằng 0. |
- HS nêu miệng: a, b là thừa số, c là tích. - Thảo luận nhóm đôi và ghi tính chất vào giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung. a x b = b x a (a x b) x = a x (b x c) (a + b) x = a x c + b x c 1 x a = a x 1 = a 0 x a = a x 0 = 0 |
Bài 1(cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự giải - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Bạn đã vận dụng những tính chất nào của phép nhân để giải bài toán 3? Bài 4: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Bạn nào có cách giải khác không? |
- Tính - HS làm bài, chia sẻ cách làm a) 4 802 x 324 = 1 555 848 b) c) 35,4 x 6,8 = 240,72 - Tính nhẩm - HS tự giải, trao đổi bài với bạn. a) 3,25 x 10 = 32,5 3,25 x 0,1 = 0,325 b) 417,56 x 100 = 41756 417,56 x 0,01 = 1,1756 c) 28,5 x 100 = 2850 28,5 x 0,01 = 0,285 - Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS tự giải, 2 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả a) 2,5 x 7,8 x 4 = ( 2,5 x 4) x 7,8 = 10 x 7,8 = 78 - Tính chất giao hoán, kết hợp. - HS đọc đề bài, phân tích đề. - Tính quãng đường, biết vận tốc và thời gian. - HS tự giải, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ Bài giải Đổi 1giờ 30 phút = 1,5 giờ Quãng đường ô tô đi được trong 1,5 giờ là: 48,5 x 1,5 = 72,75 ( km) Quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ là : 33,5 x 1,5 = 50,25 ( km) Quãng đường AB dài là: 72,75 + 50,25 = 123( km) Đáp số: 123km - HS nêu : Tính tổng vận tốc rồi lấy tổng vận tốc nhân với thời gian hai xe gặp nhau.( 48,5 + 33,5) x 1,5 = 123km Bài giải Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là: 48,5 + 33,5 = 82 (km/ giờ) Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ Quãng đường AB dài là: 82 x1,5 = 123 (km) Đáp số: 123 km. |
4. Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
|
- Cho HS nhân nhẩm các phép tính sau: 0,23 x 10 =.... 5,6 x 100 =.... 5,67 x 0,1=.... 123 x 0,01 =.... |
- HS nêu kết quả 0,23 x 10 = 2,3 5,6 x 100 =560 5,67 x 0,1=.0,567 123 x 0,01 =1,23 |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Về nhà tự ôn lại kiến thức nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn:
TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả con vật.
2. Kĩ năng: Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ,Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - GV kiểm tra HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật em yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý. - GV giới thiệu bài :Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật. Qua việc phân tích bài văn miêu tả “Chim hoạ mi hót”, các em đã khắc sâu được kiến thức về văn tả con vật: cấu tạo, cách quan sát, cấu tạo và hình ảnh…Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh một bài văn tả một con vật mà em yêu thích. |
- HS hát - HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS nghe và thực hiện |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
- Gọi HS đọc đề. - Nêu đề bài em chọn? - Gọi HS đọc gợi ý. - GV nhắc nhở HS trước khi làm bài. - Yêu cầu HS làm bài - GV theo dõi và nhắc nhở HS - GV thu bài. |
- 1HS đọc đề bài trong SGK - HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn - 1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 - HS nghe - HS làm bài - HS nộp bài |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Chia sẻ với mọi người về bài văn tả con vật. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phut) |
||
- Yêu cầu HS về nhà ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30. (Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học) |
- HS nghe và thực hiện |
|
................................................................................................................................................
Tiết 3:Khoa học:
............................................................................................................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
............................................................................................................
Sinh hoạt
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 27
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 30.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
- HS hát tập thể 1 bài.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………*Nhược điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 30
- Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
- Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………
-
Kế hoạch tuần 28
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.....................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
- Tuyên dương:.......................................................................................................
- Phê bình :.............................................................................................................