''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 5

Cập nhật lúc : 10:31 04/01/2022  

GIÁO ÁN TUAN 16

TUẦN 16

Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

Tiết 1: Chào cờ:                               HOẠT ĐỘNG  NGOÀI GIỜ

............................................................................................................

Tiết2 : Toán:

DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  - Biết tính diện tích hình tam giác .

  - HS làm bài 1.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.

3.Phẩm chất: Yêu thích môn học, tỉ mỉ, chính xác.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

 - Giáo viên: Sách giáo khoa; bảng phụ; 2 hình tam giác bằng nhau

 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở, 2 hình tam giác bằng nhau.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi nêu nhanh đặc điểm của hình tam giác.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(20phút)

*Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tam giác

*Cách tiến hành:

 - GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Lấy một hình tam giác

+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó

+ Dùng kéo cắt thành 2 phần

+ Ghép 2 mảnh vào tam giác còn lại

+ Vẽ đường cao EH

* So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép

- Yêu cầu HS so sánh

+ Hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đấy DC của hình tam giác?

+ Hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác?

+ Hãy so sánh DT của hình ABCD và EDC

* Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật

- Như chúng ta đã biết AD = EH thay EH cho AD thì có DC x EH

- Diện tích của tam giác EDC  bằng nửa diện tích hình chữ nhật nên ta có (DCxEH): 2 Hay )

+ DC là gì của hình tam giác EDC?

+ EH là gì của hình tam giác EDC?

+ Vậy muốn tính diện tích của hình tam giác chúng ta làm như thế nào?

- GV giới thiệu công thức

                   

                               

- Học sinh lắng nghe và thao tác theo

 
   

- HS so sánh

- Độ dài bằng nhau

+ Bằng nhau

+ Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích tam giác (Vì hình chữ nhật bằng 2 lần tam giác ghép lại)

- HS nêu diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD

+ DC là đáy của tam giác EDC.

+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.

- Chúng ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

S: Là diện tích

a: là độ dài đáy của hình tam giác

h: là độ dài chiều cao của hình tam giác

3. HĐ thực hành: (10 phút)

*Mục tiêu:  HS cả lớp làm bài tập 1.

*Cách tiến hành:

Bài 1: Cá nhân

- HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét cách làm bài của HS.

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác

Bài 2(M3,4): Cá nhân

- Cho HS tự đọc bài rồi làm bài vào vở.

- Gv quan sát, uốn nắn HS

- HS đọc đề, nêu yêu cầu

- HS cả lớp làm vở sau đó chia sẻ kết quả

a) Diện tích của hình tam giác là:

8 x 6 : 2 = 24(cm2)

b) Diện tích của hình tam giác là:

 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)

- HS tự đọc bài và làm bài, báo cáo kết quả cho GV

a) HS phải đổi đơn vị đo để lấy độ dài đáy và chiều cao có cùng đơn vị đo sau đó tính diện tích hình tam giác.

5m = 50 dm hoặc 24dm = 2,4m

        50 x 24: 2 = 600(dm2)

      Hoặc 5 x 2,4 : 2 = 6(m2)

b) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5(m2)

4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Cho HS lấy một tờ giấy, gấp tạo thành một hình tam giác sau đó đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác đó rồi tính diện tích.

- HS nghe và thực hiện

5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút)

- Về nhà tìm cách tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao tương ứng.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2: Tập đọcLlt)

ÔN TẬP VỀ CÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

   - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .

   - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ,  vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học.

3. Phẩm chất: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

   - GV:  Phiếu bài tập 2

   - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

   - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi…

   - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

   - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨCCÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi đặt câu lần lượt với các yêu cầu:

+ Câu có từ đồng nghĩa

+ Câu có từ đồng âm

+ Câu có từ nhiều nghĩa

- Gọi HS nhận xét bài của bạn

- Nhận xét đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 - HS thi đặt câu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: 

   - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .

   - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ,  vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 .

* Cách tiến hành:

 Bài tập 1: Cá nhân

- Gọi HS nêu yêu cầu

 + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?

 + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?

 + Câu cầu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì?

 + Câu cảm dùng để làm gì?

- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc

- Yêu cầu HS tự làm bài bài tập

- GV nhận xét chữa bài

 

- Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:

- Dùng để hỏi về điều chưa biết. Nhận biết bằng dấu chấm hỏi

- Dùng để kể, tả, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Nhận biết bằng dấu chấm 

- Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Nhận biết bằng dấu chấm than, dấu chấm.

- Dùng để bộc lộ cảm xúc. Nhận biết bằng dấu chấm than.

- HS đọc

 

Kiểu câu

Ví dụ

Dấu hiệu

Câu hỏi

+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?

+ Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?

- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.

- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi

Câu kể

+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS:

- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

+ Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau

+ Bà mẹ thắc mắc:

+ Bạn cháu trả lời:

+ Em không biết

+ Còn cháu thì viết:

+ Em cũng không biết

- Câu dùng để kể sự việc

- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm

Câu cảm

+ Thế thì đáng buồn cười quá!

+ Không đâu!

- Câu bộc lộ cảm xúc

- Trong câu có các từ quá, đâu

- Cuối câu có dấu chấm than

Câu khiến

+ Em hãy cho biết đại từ là gì?

- Câu nêu yêu cầu , đề nghị

- Trong câu có từ hãy

Bài 2: Cá nhân

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào?

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu HS đọc

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Gọi HS lên chia sẻ

- GV nhận xét kết luận

- HS nêu

- HS lần lượt trả lời: Ai làm gì? Ai là gì?  Ai thế nào? 

- HS đọc

- HS làm bài

- Vài HS lên chia sẻ

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS đặt câu kể theo các mẫu câu: Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?

- HS đặt câu

4.Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình trong đó có sử dụng các mẫu câu trên.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 Tiết 3: Đạo đức:

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

     - Giáo viên:  Phiếu học tập cho hoạt động 1

     - Học sinh: Sách, vở

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

      - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập, thuyết trình tranh luận,...

     - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 - HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28phút)

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

*Bài tập 1:

Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:

      Nên làm

  Không nên làm

          .........

     ….........

- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.

- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?

- HS làm bài ra nháp.

- Mời một số HS trình bày, chia sẻ

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

Hoạt động 3: Làm việc theo cặp

*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?

- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.

- Mời một số HS chia sẻ

- Cả lớp và GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm bài ra nháp.

- HS chia sẻ

- HS khác nhận xét.

- HS làm rồi trao đổi với bạn.

- HS chia sẻ trước lớp.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Em cần phải làm gì để trở thành người có trách nhiệm ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 4: Chính tả:

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)

2. Kĩ năng: Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.

3. Phẩm chất: Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng    

    - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lõi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt , ngữ pháp...cần chữa chung cho cả lớp

    - HS : SGK, vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

   - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...

   - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

   - Kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS đọc đơn

- Nhận xét Đơn xin học môn tự chọn  của 3 HS

- Nhận xét ý thức học bài của HS

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc đơn

- HS nghe

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu:Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)

* Cách tiến hành:

 - Gọi HS đọc lại đề Tập làm văn

 - GV nhận xét chung

- GV viết bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi

- Trả bài cho HS

-  Cho HS tự chữa bài của mình và trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô

-  Đọc những bài văn hay, bài điểm cao cho HS nghe.

- HD viết lại một đoạn văn

- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi :

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả

+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay

+ Mở bài kết bài còn đơn giản

- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại

- Nhận xét

 - HS đọc

+ Ưu điểm:

- Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề

- Bố cục của bài văn

- Diễn đạt câu,  ý

- Dùng từ nổi bật lên hình dáng, hoạt động tính tình của người được tả

- Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình hoạt động của người được tả

- Chính tả, hình thức trình bày...

- GV nêu tên từng HS viết bài đúng yêu cầu...

+ Nhược điểm

- Lỗi chính tả

- Lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày...

- HS chữa lỗi

- HS xem lại bài của mình.

- 2 HS trao đổi về bài của mình.

- HS lắng nghe

- HS chọn viết lại một đoạn trong bài

- 3 HS đọc lại bài của mình

 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Qua tiết học này, em học được điều gì ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 6:Khoa học:

TƠ SỢI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

    - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi

    - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi

2. Kĩ năng: Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

3. Phẩm chất: Bảo vệ môi trường

* Lồng ghép GDKNS :

-          Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

-          Kĩ năng bình luận về cách làm và kết quả quan sát.

-          Kĩ năng giải quyết vấn đề.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

     - Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang trang 66, tơ sợi thật

     - Học sinh: Sách giáo khoa, vở     

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

      - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

     - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,..

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu tính chất, công dụng, cách bảo quản các loại đồ dùng bằng chất dẻo

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(27phút)

* Mục tiêu:      

    - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi

    - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi

    - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

* Cách tiến hành:

 v Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi.

-     GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau, quan sát áo của nhau và kể tên một số loại vải dùng để may áo, quần, chăn, màn

- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

+ Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK trang 66 và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?

+ Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?

- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Các sợi có nguồn gốc thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Ngoài ra còn có loại tơ được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo

v Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo

- GV làm thực hành yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét:

+ Đốt mẫu sợi tơ tự nhiên

+ Đốt mẫu sợi tơ nhân tạo

-GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro

+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại .

v Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:

Loại tơ sợi

Đặc điểm

1.Tơ sợi tự nhiên

- Sợi bông

- Tơ tằm

2.Tơ sợi nhân tạo

- Sợi ni lông

-     GV nhận xét, thống nhất các kết quả

-     Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

 

- Nhiều HS kể tên

 

 

-     Các nhóm quan sát, thảo luận

-     Đại diện nhóm trình bày

-     Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh

+Hình1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.

+Hình2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.

+Hình3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.    

+ Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai

+ Các sợi có nguồn gốc động vật:  tơ tằm.

   

 

 

        

 

- Quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét:

 

- Các nhóm thực hiện

- Đại diện các nhóm trình bày

- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả:

+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.

+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và  không nhàu.

- 2 HS nhắc lại nội dung bài học

3.Hoạt động ứng dụng( 2phút)

- Em làm gì để bảo quản quần áo của mình được bền đẹp hơn ?

- HS nêu

4.Hoạt động sáng tạo(1phút)

- Xem lại bài và học ghi nhớ.

- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: “Ôn tập kiểm tra HKI”.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 7: Lịch sử:

 

 “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp :

      + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta .

     + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến .

     + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc .

2. Kĩ năng: Nêu được tình hình thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

3.Phẩm chất: GD truyền thống yêu nước cho HS.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. Đồ dùng

        - GV: Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.

       - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

        - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....

        - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

        - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS trả lời

- HS nghe và thực hiện

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)

*Mục tiêu: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

*Cách tiến hành:

*Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi sau đó một số nhóm báo cáo kết quả:

- Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?

- Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?

- Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?

*Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đêm 18 ... không chịu làm nô lệ”

- Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?

- Ngày 20 - 12- 1946 có sự  kiện gì xảy ra?

- Yêu cầu HS đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì ?

- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất?

*Hoạt động 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm

- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi các vấn đề sau:

+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?

+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?

- HS thảo luận nhóm đôi

- Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà nội,....

- Ngày 18-12-1946 Pháp ra tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20 - 12 - 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.

- Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

- Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- HS đọc

- Đêm 18, rạng sáng ngày 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Ngày 20 - 12 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- HS đọc lời kêu gọi của Bác

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy  tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

- Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu  làm nô lệ.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.

+ Hình chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế, nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế... dựng chiến lũy trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.

+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.

3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)

- Ở các địa phương khác nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào?

- Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt, nhân dân ta ĐỒ DÙNG DẠY HỌC kháng chiến lâu dài với niềm tin "kháng chiến nhất định thắng lợi".

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 8: Tiếng Việt*:

ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ.

I. Mục tiêu.

- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được  học.

     - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

     - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

      Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:

a) Có mới nới cũ.

b) Lên thác xuống gềnh.

c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.

d) Miền Nam đi trước về sau.

e) Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

- GV cho HS giải thích ý nghĩa một số câu.

Bài tập 2: Tìm từ gần nghĩa với các từ: rét, nóng và đặt câu với 1 từ tìm được.

a) Rét.

b) Nóng.

Bài tập 3:Gach chân những từ viết sai lỗi chính tả và viết lại cho đúng:

Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó

Chiều in ngiêng chên mảng núi xa

Con trâu trắng giẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

a) Có mới nới .

b) Lên thác xuống gềnh.

c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.

d) Miền Nam đi trước về sau.

e) Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

 

 

 

Lời giải:

a) Buốt, lạnh, cóng, lạnh giá, lạnh buốt, giá, giá buốt , lạnh cóng…

Đặt câu: Trời trở rét làm hai bàn tay em lạnh cóng.

b) Bức, nóng bức, oi ả, hầm hập…

Đặt câu: Buổi trưa , trời nóng hầm hập thật là khó chịu.

Lời giải:

Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó

Chiều in ngiêng chên mảng núi xa

Con trâu trắng giẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về

- xáo: sáo                  - ngiêng: nghiêng         - chên: trên               - giẫn: dẫn                    - chở: trở .

- HS lắng nghe và thực hiện.

................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021

Tiết 1: Toán:

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  - Biết tính diện tích hình tam giác

  - Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài 2 cạnh vuông góc .

  - Học sinh làm bài 1, 2, 3 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác thường và tam giác vuông.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

   - Giáo viên: Sách giáo khoa, Các hình tam giác

            - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi nêu các tính diện tích hình tam giác.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28phút)

* Mục tiêu:  

  - Biết tính diện tích hình tam giác

  - Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài 2 cạnh vuông góc .

  - Học sinh làm bài 1, 2, 3 .

* Cách tiến hành:

 Bài 1: Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác.

- GV chốt lại kiến thức.

Bài 2: Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề

- GV vẽ hình lên bảng

- Yêu cầu HS tìm các đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác ABC và DEG.

- Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì ?

- KL: Trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác

Bài 3: Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS làm bài và chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận

 

Bài 4(M3,4): Cá nhân

- Cho HS tự làm bài vào vở

- GV hướng dẫn nếu cần thiết.

 

- HS đọc đề bài

- HS làm vở sau đó chia sẻ trước lớp

a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2)

b) 16dm = 1,6m

S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24(m2)

- HS đọc đề

- HS quan sát

- HS trao đổi với nhau và nêu

+ Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA

+ Đường cao tương ứng với đáy ED của tam giác DEG là GD.

+ Đường cao tương ứng với đáy GD của tam giác DEG là ED

- Là hình tam giác vuông

- HS đọc đề

- HS tự làm bài vào vở sau đó chia sẻ cách làm.

Bài giải

a) Diện tích của hình tam giác vuông ABC là:

3 x 4 : 2 = 6(cm2)

b) Diện tích của hình tam giác vuông DEG là:

5 x 3 : 2 = 7,5(cm2)

Đáp số: a. 6cm2

                b. 7,5cm2

 

- Cho HS tự đọc bài và làm bài vào vở.

Báo cáo kết quả cho GV

a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:

         AB = DC = 4cm

         AD = BC = 3cm

Diện tích hình tam giác ABC là:

         4 x 3 : 2 = 6(cm2)

b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:

MN = QP = 4cm

MQ = NP = 3cm

ME = 1cm

EN = 3cm

Tính:

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

            4 x 3 = 12(cm2)

Diện tích hình tam giác MQE là:

           3 x 1 : 2 = 1,5(cm2)

Diện tích hình tam giác NPE là:

           3 x 3 : 2 = 4,5(cm2)

Tổng diện tích 2 hình tam giác MQE và NPE là :

          1,5 + 4,5 = 6(cm2)

Diện tích hình tam giác EQP là:

          12 - 6 = 6(cm2)

3.Hoạt động ứng dụng: (2 phút)

- Cho HS tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy là 18dm, chiều cao 3,5m.

- HS tính:

         S = 18 x 35 = 630(dm2)

Hay: S = 1,8 x 3,5 = 6,3(m2)

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tìm cách tính chiều cao khi biết diện tích và độ dài đáy tương ứng.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................

Tiết 2:Luyện từ và câu:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

      - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2 .

      - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3 .

2. Kĩ năng:

      - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

      - HS( M3,4) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .

3. Phẩm chất: Nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

  - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ; phiếu ghi tên các bài tập đọc

            - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

 - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể tên các bài tập đọc đã học trong chương trình.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động kiểm tra đọc: (15 phút)

* Mục tiêu:

    -  Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

     - HS( M3,4) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .

* Cách tiến hành:

 - Yêu cầu HS lên bảng gắp phiếu bài học

- Yêu cầu HS đọc bài

- GV nhận xét 

- Lần lượt HS gắp thăm

- HS đọc và trả lời câu hỏi

2. Hoạt động thực hành: (15 phút)

* Mục tiêu: 

        - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2 .

      - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3 .

* Cách tiến hành:

 Bài 2: Cá nhân

- Học sinh đọc yêu cầu

- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?

+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ đề Giữ lấy màu xanh?

 

+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chia sẻ

- HS đọc yêu cầu của bài

- Cần thống kê theo nội dung

Tên bài - tác giả - thể loại

+ Chuyện một khu vườn nhỏ

+ Tiếng vọng

+ Mùa thảo quả

+ Hành trình của bầy ong

+ Người gác rừng tí hon

+ Trồng rừng ngập mặn

+ 3 cột dọc: tên bài - tên tác giả - thể loại, 7 hàng ngang

- Lớp làm vở, chia sẻ

STT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

1

Chuyện một khu vườn

nhỏ

Vân Long

Văn

2

Tiếng vọng

Nguyễn Quang Thiều

Thơ

3

Mùa thảo quả

Ma Văn Kháng

Văn

4

Hành trình của bầy ong

Nguyễn Đức Mậu

Thơ

5

Người gác rừng tí hon

Nguyễn Thị Cẩm Châu

Văn

6

Trồng rừng ngập mặn

Phan Nguyên Hồng

Văn

Bài 3: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chia sẻ

- Gợi ý: Nên đọc lại chuyện: Người gác rừng tí hon để có nhận xét chính xác về bạn.

- GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.

- Yêu cầu HS đọc bài của mình

- GV nhận xét

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân sau đó chia sẻ

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình

3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Em biết nhân vật nhỏ tuổi dũng cảm nào khác không ? Hãy kể về nhân vật đó.

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về kể lại câu chuyện đó cho người thân nghe.

- HS nghe và thực hiện

 

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

  -  Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu cảu BT2 .

  - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

  - Giáo viên: + Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học

                      + Bảng nhóm kẻ theo mẫu SGK

  - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động kiểm tra tập đọc và HTL:(15 phút)

*Mục tiêu : Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

*Cách tiến hành:

 - Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu  trong phiếu.

- GV đánh giá 

+ HS lên bốc thăm bài đọc.

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:    

 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu cảu BT2 .

  - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.

*Cách tiến hành:

 Bài 2: HĐ Nhóm

 - HS đọc yêu cầu  

- Cho HS lập bảng:

+ Thống kê các bài tập đọc như thế nào?

+ Cần lập bảng gồm mấy cột?

+Cần lập bảng gồm mấy dòng ngang...

- Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm

STT

Tên bài

Tác giả

Thể loại

1

Chuỗi ngọc lam

...

 

2

..

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày và tranh luận với các nhóm khác.

+ GV theo dõi, nhận xét và đánh giá kết luận chung.

Bài 3: HĐ nhóm

- Gọi học sinh nêu tên hai bài thơ đã học thuộc lòng thuộc chủ điểm

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu những câu thơ em thích.

- Cho HS thảo luận nhóm

+ Trình bày cái hay, cái đẹp của những câu thơ đó(Nội dung cần diễn đạt, cách diễn đạt)

- Thuyết trình trước lớp.

- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.

+ HS thảo luận nhóm: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS nêu tên

- Học sinh đọc hai bài thơ đã học thuộc lòng trong chủ điểm:

+ Hạt gạo làng ta

+ Về ngôi nhà đang xây.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu bài tập và trình bày trước lớp.

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn mà em thích nhất.

- HS đọc

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện đọc các bài thơ, đoạn văn cho hay hơn, diễn cảm hơn.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................

.

Tiết 6: Kể chuyện:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường .

  - HS (M3,4) nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ bài văn.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.

*GDBVMT: Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

          - Giáo viên: Sách giáo khoa, Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học, Bảng nhóm kẻ theo mẫu SGK

            - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi kể tên các bài tập đọc thuộc chủ đề: Giữ lấy màu xanh

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động kiểm tra tập đọc hoặc học thuộc lòng:(15 phút)

*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

- HS (M3,4) nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ bài văn.

*Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu  trong phiếu.

- GV đánh giá 

+ HS lên bốc thăm bài đọc.

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu: Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường .

*Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ Nhóm

- Lập bảng tổng kết  vốn từ về môi trường

- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ: Sinh quyển, thủy quyển, khí quyển.

- Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm hoàn thành bảng

- Chia sẻ kết quả

 

+ HS thảo luận nhóm lập bảng

- HS làm bài theo nhóm

-  Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

 

Sinh quyển

(MT động, thực vật)

Thuỷ quyển

(Môi trường nước)

Khí quyển

(MT không khí)

Các sự vật trong môi trường

 

Rừng, con người, thú, chim, cây

Sông, suối, ao, hồ, biển, khe, thác...

Bầu trời, vũ trụ, âm thanh, khí hậu

Những hành động bảo vệ môi trường

+ Trồng cây rừng, chống đốt nương, chống đánh bắt cá, chống bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã...

Giữ sạch nguồn nước sạch, xây dựng nhà máy nước...

 Lọc nước thải công nghiệp

Lọc khói công nghiệp, xử lý rác thải chống ô nhiễm bầu không khí

4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ sau:

Mặt trờ xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

- HS nêu: Biện pháp nghệ thuật so sánh

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tìm các câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa.

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút .

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

        - Giáo viên: Sách giáo khoa,  Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc và học thuộc lòng, Ảnh minh hoạ người Ta-sken trong trang phục dân tộc.

            - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở

2.Hoạt động kiểm tra đọc:(12 phút)

*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

*Cách tiến hành:

 - Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng.

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu  trong phiếu.

- GV đánh giá 

+ HS lên bốc thăm bài đọc.

+ HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp

3. HĐ viết chính tả: (20 phút)

*Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút

*Cách tiến hành:

 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn:

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em  nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken ?                      

  b) Hướng dẫn viết từ khó :

 - Em hãy tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.    

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- GV nhận xét chỉnh sửa.

 c) Viết chính tả:

  - GV đọc cho HS viết bài.                                                           

d) Thu, chấm bài.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc  

- HS nêu

- Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ

- HS luyện viết từ khó

- HS viết bài

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS nêu quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài.

- HS nêu: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tìm thêm một số tên riêng nước ngoài và luyện viết thêm.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 7: Địa lí:

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nắm được các  kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam  ở mức độ đơn giản.

2. Kĩ năng: Nêu tên  và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ .

3. Phẩm chất: Chăm chỉ ôn tập

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

- GV:

  + Bản đồ tự nhiên Việt Nam

  + Bản đồ về phân bố dân cư kinh tế Việt Nam.

 - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp, trò chơi

  - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

  - Kĩ thuật trình bày 1 phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS hát

- Xác định và mô tả vị trí giới hạn của nước ta trên bản đồ.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS hát

- HS mô tả

- HS nghe

- Hs ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28phút)

* Mục tiêu: Nắm được các  kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên sửa chữa những chỗ còn sai.

 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi.

1. Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi đất và rừng của nước ta.

2. Nêu đặc điểm về dân số nước ta.

3. Nêu tên 1 số cây trồng chính ở nước ta? Cây nào được trồng nhiều nhất?

4. Các ngành công nghiệp nước ta phân bố ở đâu?

5. Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?

6. Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta?

- Giáo viên gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét bổ xung.

 

 - Học sinh tô màu vào lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam.

- Điền tên: Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và lược đồ.

- Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết quả.

+ Địa hình: 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi và 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng.

+ Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.

+ Sông ngòi: có nhiều sông nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa.

+ Đất: có hai loại đó là đất phe ra lít và đất phù sa.

+ Rừng: có rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

- Nước ta có số dân đông đứng thứ 3 trong các nước ở Đông Nam Á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới.

- Cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp như cà phê, cao su, … trong đó cây trồng chính là cây lúa.

- Các ngành công nghiệp của nước ta phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

- Đường ô tô, đường biển, đường hàng không, đường sắt, …

- Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất.

 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Địa hình, khí hậu nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển của ngành nông nghiệp ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)

- Tìm hiểu một số cây trồng chính ở địa phương em.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 8: Toán*:

ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu.

- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

a) ( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82  2

b) 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2

Bài tập2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Một người bán hàng bỏ ra 80000 đồng tiền vốn và bị lỗ 6 %.

Để tính số tiền bị lỗ, ta phải tính:

a) 80000 : 6   

b)  80000

c) 80000: 6  100

d) 80000 : 100

Bài tập3: Mua 1 kg đường hết 9000 đồng, bán 1 kg đường được 10800 đồng. Tính tiền lãi so với tiền vốn là bao nhiêu %?

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

 a) ( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82  2

 =         53,9         : 4 +      45,64

 =                 13,475  +      45,64

 =     59,115

b) 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2

 =  21,56 :        9,8           -       0,172

 =          2,2                      -        0,172

 =    2,023.

Lời giải:Khoanh vào D

Lời giải:

Số tiền lãi được là:

  10800 – 9000 = 1800 (đồng)

Số % tiền lãi so với tiền vốn là:

  1800 : 9000 = 0,2 = 20%.

                                Đáp số: 20%

Cách 2: (HSKG)

Coi số tiền vốn là 100%.

Bán 1 kg đường được số % là:

  10800 : 9000 = 1,2 = 120%

Số % tiền lãi so với tiền vốn là:

 120% - 100% = 20%

                                Đáp số: 20%

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………............................................................................................................

 

Thứ tư ngày  29 tháng 12năm 2021

Tiết 1: Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết:

  - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.

  - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

  - Làm các phép tính với số thập phân .

  - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

  - Học sinh làm: Phần 1; Phần 2 : Bài 1, 2.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

   - Giáo viên: Sách giáo khoa,...

            - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: Biết:

  - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.

  - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

  - Làm các phép tính với số thập phân .

  - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

  - Học sinh làm: Phần 1; Phần 2 : Bài 1, 2.

* Cách tiến hành:

 Phần 1: Hãy khoanh vào trư­ớc những câu trả lời đúng.

Bài 1: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

-  Cho học sinh tự làm.

- Giáo viên gọi học sinh trả lời miệng.

- Nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích

Bài 2: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Cho học sinh tự làm

- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS  giải thích tại sao

Bài 3: Cá nhân

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài

- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích

Phần 2:

Bài 1: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ kết quả và nêu cách tính.

- Giáo viên nhận xét kết luận

Bài 2: Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3(M3,4): Cá nhân

- Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở.

- Gv quan sát, uốn nắn HS

 

 

 

 

 - HS đọc

- Học sinh làm bài rồi chữa

+ Chữ số 3 trọng số thập phân 72, 364 có giá trị là: B.

- Cả lớp đọc thầm

- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng.

Tỉ số % của cá chép và cá trong bể là:

       C. 80%

- HS nêu

- Học sinh làm bài rồi trả lời miệng 2800g bằng:                    C. 2,8 kg

- Đặt tính rồi tính.

- Học sinh tự đặt tính rồi tính kết quả.

- HS chia sẻ kết quả

a)                       b)

            

- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

- 1 Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

a) 8 m 5 dm = … m

b) 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2

 

- HS tự làm bài vào vở, báo cáo kết quả

                    Bài giải

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

             15 + 25 = 40(m)

Chiều dài của hình chữ nhật là:

              2400 : 40 = 60(m)

Diện tích hình tam giác MDC là:

           60 x 25 : 2 = 750(m2)

                           Đáp số: 750m2

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Tìm tỉ số phần trăm của 19 và 25

- HS tính:

Tỉ số phần trăm của 19 và 25 là:

19 : 25 = 0,76

    0,76 = 76%

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà tính tỉ lệ phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh nam của lớp em.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2:Tập đọc:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong HKI, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết thư cho người thân.

3. Phẩm chất: Yêu quý, trân trọng tình cảm gia đình.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

­II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng  

         - Giáo viên: Sách giáo khoa, giấy viết th­ư.

         - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Cho HS nêu bố cục của một bức thư

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

* Mục tiêu: Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong HKI, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết .

* Cách tiến hành:  

- Một vài học sinh đọc yêu cầu bài

- Đề bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS đọc gợi ý.

- GV lưu ý HS: viết chân thực, kể đúng những thành tích cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện đ­ược tình cảm với người thân.

- Yêu cầu HS làm bài

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét

- Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS nêu

- 2 HS đọc

- Học sinh viết th­ư.

- Học sinh nối tiếp đọc lại th­ư đã viết.

- HS khác nhận xét

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cấu tạo một bức thư gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?

- HS nêu: Cấu tạo một bức thư gồm có 3 phần: phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư.

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện viết lại bức thư cho hay hơn.

- HS nghe và thực hiện.

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 4: Tập làm văn:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

    -  Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

  - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biết nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ Tiếng Việt.

3. Phẩm chất: Biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

         - Giáo viên: Sách giáo khoa, Phiếu ghi tên các bài tập đọc 

           - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng một bài thơ mà HS thích.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động kiểm tra đọc:(15 phút)

*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .

*Cách tiến hành

 - Yêu cầu HS lên bảng  gắp phiếu bài học

- Yêu cầu HS đọc bài

- GV nhận xét 

- HS gắp thăm và trả lời câu hỏi

- HS đọc bài

- HS nghe

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:  Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2

*Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân

- Yêu cầu HS trình bày bài

a. Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương ?

b. Trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

c. Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?

d. Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.

- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc yêu cầu đề

- HS làm bài cá nhân trên phiếu, chia sẻ kết quả

- Từ biên giới

- Nghĩa chuyển

- Đại từ xưng hô em và ta

- Viết theo cảm nhận

4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Tìm đại từ trong câu thơ sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò

Không, không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái vạc đổ ngờ cho tôi.

- HS nêu: Đại từ là ông, tôi

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về một người bạn thân trong đó có sử dụng đại từ.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 5: Tiếng Việt*:

ÔN LUYỆN

I. Mục tiêu.

- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được  học; củng cố về âm đầu r/d/gi.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

      Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:

    …òng sông qua trước cửa

  Nước …ì …ầm ngày đêm

   …ó từ …òng sông lên

   Qua vườn em ..ào …ạt.

Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.

Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.

b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn.

Bài tập 4:Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải:

Dòng sông qua trước cửa

  Nước rì rầm ngày đêm

   Gió từ dòng sông lên

   Qua vườn em dào dạt.

 

Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm

                     DT               DT            TT      DT        TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như

 ĐT                   DT                   DT                TT            tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những

     DT                TT                               DT

cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm

      DT               TT                 DT       ĐT        DT     TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng

     ĐT                   TT                                DT               TT  lượn giữa trời xanh.

   ĐT                DT      TT

 

Lời giải:

a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.

b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn.

Lời giải:

Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.

- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.

- HS lắng nghe và thực hiện.

……………………………………………………….

Thứ năm ngày 30 tháng 121 năm 2021

Tiết 6:Toán

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

............................................................................................................

Tiết 7: Luyện từ và câu::

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

............................................................................................................

Tiết 8 : Kỉ  thuật:

THỨC ĂN NUÔI GÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nêu được tên và biết  tác dụng cgủ yếu của 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

2. Kĩ năng: Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

3. Phẩm chất: Có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình.

4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

     - GV: SGK, một số mẫu thức ăn nuôi gà.

     - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

     - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

     - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,..

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể tên các loại gà được nuôi ở nước ta.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- Hs viết

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu:

- Nêu được tên và biết  tác dụng cgủ yếu của 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà

- GV hướng dẫn học sinh đọc mục 1 trong SGKvà trả lời câu hỏi

+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại ? sinh trư­ởng và phát triển?

+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy ở đâu ?

* Gv giải thích tác dụng của thức ăn theo nội dung SGK.

* Gv kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lư­ợng , duy trì và phát triển cơ thể của gà . Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà

- GV yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà mà em biết ?

- HS trả lời GV ghi tên các loại thức của gà do HS nêu .

- Cho HS nhắc lại tên các nhóm thức ăn đó .

* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng  loại thức ăn nuôi gà.

- GV cho HS đọc nội dung mục 2 trong SGK , trả lời câu hỏi:

+ Thức ăn của Gà được chia làm mấy loại?

+ Em hãy kể tên các loại thức ăn ?

- GV chỉ định một số HS trả lời .

- GV nhận xét và tóm tắt.

- GV cho HS thảo luận ,

- Yêu cầu các nhóm trình bày .

- GV cho HS khác nhận xét và bổ sung.

* GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác  dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đư­ờng .

- Gv nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm để trình  bày trong tiết 2.

 

- HS nghe

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi .

+ Động vật cần những yếu tố nh­ư Nước,không khí, ánh sáng , và các chất dinh dưỡng.

+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .

- HS nghe GV giải thích.

- HS quan sát hình trong SGk và trả lời câu hỏi .

+ Thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau sanh , cào cào , châu chấu , ốc , tép ,bột đỗ t­ương ,vừng , bột khoáng.

- HS đọc bài trong SGK và trả lời câu hỏi .

* Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm :

+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột

+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm .

+ Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.

+ Nhóm thức ăn cung cấp  vi - ta - min         + Nhóm thức ăn tổng hợp .

* Trong các nhóm thức ăn nêu trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường là cần và phải cho ăn thường xuyên , ăn nhiều.

- HS thảo luận.

- HS trình bày và nhận xét .

- HS nghe .

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Nhà em cho gà ăn bằng những loại thức ăn nào ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Theo em loại thức ăn nào tốt cho sự phát triển của gà ?

- HS nêu

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................

 

Thứ sáu ngày 31  tháng 12 năm 2021

Tiết 1:Toán:

HÌNH THANG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  - Có biểu tượng về hình thang .

  - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học .

  - Nhận biết hình thang vuông .

  - Học sinh làm bài 1, 2, 4 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết các hình thang khác nhau.

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

   - Giáo viên: Sách giáo khoa, giấy, thước, 4 thanh nhựa

            - Học sinh: Sách giáo khoa, vở

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

            - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi đua nêu đặc điểm của hình tam giác, đặc điểm của đường cao trong tam giác, nêu cách tính diện tích tam giác.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 - HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu: 

  - Có biểu tượng về hình thang .

  - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học .

  - Nhận biết hình thang vuông .

*Cách tiến hành

 *Hình thành biểu tượng về hình thang

- GV vẽ lên bảng "cái thang"

- Hãy tìm điểm giống nhau giữa cái thang và hình ABCD

- GV: Vậy hình ABCD giống cái thang được gọi là hình thang.

 * Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.

- Cho HS thảo luận nhóm 4, nhận biết đặc điểm của hình thang, chẳng hạn như:

+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?

+ Các cạnh của hình thang có gì đặc biệt?

+ Vậy hình thang là hình như thế nào?

+ Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD

- GVKL : Cạnh AB gọi là cạnh đáy bé, cạnh CD gọi là đáy lớn

- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD

+ AH gọi là đường cao. Độ dài AH gọi là chiều cao.

+ Đường cao AH vuông góc với 2 đáy AB và CD

- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang

- HS quan sát

- Hình ABCD giống như cái thang nhưng chỉ có 2 bậc

- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp

- Hình thang ABCD có 4 cạnh là AB, BC, CD, DA.

- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau

- Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau

- Hai cạnh đáy AB và DC song song với nhau.

- Hai cạnh bên là là AD và BC

- HS quan sát

- HS nhắc lại

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu Học sinh làm bài 1, 2, 4 .

*Cách tiến hành:

 Bài 1: Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS  làm bài, chia sẻ kết quả

- GV nhận xét, kết luận

- Vì sao H3 không phải là hình thang?

Bài 2: Cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét , kết luận

- Trong 3 hình, hình nào có 4 cạnh, 4 góc ?

- Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện// ?

- Hình nào có 4 góc vuông?

- Trong 3 hình hình nào là hình thang

Bài 4: Cặp đôi

- GV vẽ hình, cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

- Đọc tên hình trên bảng?

- Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?

- Cạnh bên nào vuông góc với 2 đáy?

- GV kết luận : Đó là hình thang vuông.

Bài 3(M3,4): Cá nhân

- Cho HS tự đọc bài và làm bài

- GV quan sát, giúp đỡ khi cần thiết.

- HS đọc đề

- HS  tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

- Các hình thang là H1, H2, H4, H5, H6

- Vì H3 không có cặp cạnh đối diện song song

- HS đọc đề

- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả

- Cả ba hình đều có 4 cạnh, 4 góc

- H1 và H2 có 2 cặp cạnh đối diện//, còn H3 chỉ có một cặp cạnh đối diện //

- Hình 1

-  H3 là hình thang

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

- Hình thang ABCD

- Có góc A và góc B là 2 góc vuông

- Cạnh bên AD vuông góc với đáy AB và DC

- HS nghe

- HS đọc bài và làm bài

- HS thực hiện vẽ thao tác trên giấy kẻ ô vuông.Báo cáo kết quả

4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS luyện tập vẽ hình thang vào vở nháp, nêu đáy lớn, đáy bé của hình thang đó.

- HS nghe và thực hiện

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình thang và hình chữ nhật.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn:

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

................................................................................................................................................

Tiết 3:Khoa học:

ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức về:

     - Đặc điểm giới tính.

     - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

     - Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học.

2. Kĩ năng: Biết vệ sinh cá nhân đúng cách, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.

3.Phẩm chất: Tự phục vụ bản thân.

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

     - Giáo viên: Phiếu học tập cá nhân, hình minh họa, bảng phụ

     - Học sinh: Sách giáo khoa, vở     

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

      - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

     - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III.  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho học sinh thi trả lời câu hỏi.

+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?

+ Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trả lời

- HS nghe

- HS viết vở

2. Hoạt động thực hành:(27phút)

* Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về:

     - Đặc điểm giới tính.

     - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

     - Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, 1 học sinh hỏi, một học sinh trả lời.

+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?

 

 

+ Bệnh viêm màng não lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?

 

Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh

- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm

+ Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?

+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?

- GV nhận xét  

Hoạt động 3: Đặc điểm công dụng của một số vật liệu

- Tổ chức hoạt động nhóm

+ Kể tên các vật liệu đã học

+ Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng loại vật liệu.

+ Hoàn thành phiếu

- GV hỏi :

+ Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông; làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?

+ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?

+ Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần áo, chăn màn?

Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ kỳ diệu

Giải đáp ô chữ

 

 

 

- 2 học sinh cùng bàn trao đổi thảo luận

- Lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi hút máu người bệnh rồi truyền vi rút sang cho người lành.

- Lây truyền qua động vật trung gianlà muỗi A- nô- phen, kí sinh trùng gây bệnh có trong máu. Muỗi hút máu có kí sinh trung sốt rét của người bệnh truyền sang người lành.

+ Lây truyền qua muỗi vi rút có trong mang bệnh não có trong máu gia súc chim, chuột, khỉ... Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền sang người.

+ Lây qua con đường tiêu hóa. Vi rút thải qua phân người bệnh. Phân dính tay người, quần áo, nước, động vật sống dưới nước ăn từ súc vật lây sang người lành.

- Học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm bàn. Quan sát hình minh họa

+ Học sinh trình bày

- Học sinh thảo luận, chia sẻ kết quả

- HS tiếp nối nêu

- HS chơi trò chơi

1) Sự thụ tinh          6) Già                          

2) Bào thai              7) Sốt rét                                        

3) Dậy thì               8) Sốt xuất huyết

4) Vị thành niên     9) Viêm não                                 

5) Trưởng thành     10) Viêm gan A                                                      

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Gia đình em đã làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Tìm hiểu xem địa phương em đã tuyên truyền nhân dân phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt như thế nào.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 4:                                            SINH HOẠT LỚP

 

A.NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 18

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                  

   Giúp HS:

- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .

- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.

- Nắm được nhiệm vụ tuần 19

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Khởi động           

        - HS hát tập thể 1 bài. 

Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp

        - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

       - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

       - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

       - GV nhận xét, đánh giá, hư­ớng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.

*. Ưu điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………*Nh­ược điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 19

   - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ

   - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 

   - Kiểm tra sách vở đồ dùng cho HKII.

   - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

   - Tham gia tích  cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.

Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

 

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần.

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần tới.

- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Biết đư­­ợc truyền thống nhà trư­­ờng.

- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đư­­ờng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Lớp hát đồng ca

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 3 dãy trư­­ởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.

- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.

- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:.....................................................................................................

.........................................................................................................................

..........................................................................................................................

    + Học tập: ....................................................................................................

..........................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

  4. Tuyên dương – Nhắc nhở:

       - Tuyên dương:.......................................................................................................

        - Phê bình :.............................................................................................................

B. KẾ HOẠCH TUẦN 16

- Học chương trình tuần 16. Tinh giản chương trình, tích hợp giáo dục

- Duy trì mọi nề nếp học tâp

- Rút kinh nghiêm sau khi thi

- Sắp xếp lại chỗ ngồi cho HS

- Thu nộp tiền Chữ  thập đỏ: 17000

- Hỗ trợ người  nghèo

- Dạy học trực tiếp kết hợp với dauyj học online

- Thực hiện 5k

C. THẢO LUẬN

 

-

Các tin khác